Sự thật về tấm ảnh dòng người nối đuôi trên sân thượng lên trực thăng di tản 29/04/1975.
phụ nữ Saigon xưa (cuối trang)
Tin Saigon, Việt Nam – Một trong những tấm ảnh
nổi tiếng khắp thế giới, tiêu biểu cho cuộc chiến tranh Việt Nam là dòng người
nối đuôi nhau hướng đến chiếc phi cơ trực thăng đậu trên nóc trụ sở mà nhiều
người tưởng là tòa đại sứ Mỹ tại Saigon.
Sự thật không phải thế. Tấm ảnh đó
cho thấy đấy không phải là một chiếc trực thăng quân sự, và nóc tòa nhà không
phải là của tòa đại sứ Mỹ, và chuyến bay đó không phải là chuyến bay cuối cùng
rời Saigon.
Sử gia và văn sĩ Thurston Clarke nói với The
Post về cuốn sách mới của ông mang tựa đề “Honorable Exit: How a Few Brave
Americans Risked All to Save Our Vietnamese Allies at the End of the War” giải
thích ý nghĩa thật của tấm ảnh cùng với câu chuyện về những ngày cuối cùng của
cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ khiến mọi người kinh ngạc.
Đợt di tản được mô tả từng phút một, hình ảnh
người Mỹ rút lui khỏi cuộc chiến và phần lớn câu chuyện được gói gọn trong một
tấm ảnh độc nhất chụp ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Đầu tháng 4/1975, 31 phi công Hoa Kỳ tình
nguyện lái trực thăng đón người di tản rời khỏi Saigon và thả họ xuống
chiến hạm Hoa Kỳ đậu ngoài khơi. Họ chọn 13 địa điểm có thể đáp xuống rải rác
khắp Saigon. Ngoài tòa đại sứ thì khách sạn Lee ở số 6 Công trường Chiến Sĩ là
nơi tập họp một số nhân vật quan trọng.
Chiếc trực thăng của ông O.B. Harnage, một viên
chức CIA chỉ còn một mắt, hạ cánh xuống khách sạn Lee bị một nhóm người Việt
Nam tuyệt vọng bao vây. Khi khách sạn Lee không còn an toàn, người trạm trưởng
CIA giục ông Harnage hạ cánh xuống toà nhà số 22 đường Gia Long, và tầng trên
cùng là tổng hành dinh của nhân viên CIA. Harnage đón 3 chuyến, mỗi chuyến 20
người, chỉ nhận người bước lên trực thăng với một túi xách nhỏ, vàt tất
cả những vali lớn đều bị yêu cầu bỏ lại hết.
Trong chuyến đón người di tản lần thứ 4, ký giả
Van Es của UPI chạy đến chỗ trực thăng đáp, chỉ kịp chụp lấy chiếc
Nikon và bấm máy. Tấm ảnh đầu tiên cho thấy ông Harnage tóm lấy Thiết-Tân
Nguyễn, một bác sĩ trẻ sau này là chuyên viên gây mê ở California. Người kế
tiếp là Tống Huỳnh, cũng là một bác sĩ và sau này định cư tại Atlanta.
Con gái ông là Tuyết-Đông Bùi sau này lấy được bằng về vi trùng học và trở
thành nhà nghiên cứu về kỹ thuật sinh học. Người cuối cùng là bộ trưởng Quốc
phòng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Đôn.
Chiếc trực thăng tiếp tục hạ cánh xuống nhiều
nơi khác cho đến khi đêm xuống. Tổng cộng, số người được trực thăng vận ra khỏi
Saigon là khoảng 1,373 người Mỹ và 5,595 người Việt Nam trong vòng chưa tới 24
tiếng đồng hồ.
Ông Harnage trở về Mỹ, trở thành nhà kinh doanh
địa ốc, qua đời năm 2008. Nhiếp ảnh gia Van Es được thưởng thêm 140 Mỹ kim cho
bức ảnh nổi tiếng trên nóc nhà số 22 đường Gia Long, qua đời năm 2009.
Vào thời điểm đó, tấm ảnh được xem là hình ảnh
thất trận đầu tiên của người Mỹ. Tuy nhiên, theo sử gia Clarke thì
tấm ảnh nổi tiếng của ký giả Van Es nay được nhìn nhận với một nhận thức mới,
biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng đã bất chấp nguy hiểm đưa hàng ngàn người đến
với bến bờ tự do. (BBT)
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Những tấm hình xưa trong bài này ghi lại hình ảnh những cô gái xinh đẹp, phóng khoáng, làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự sành điệu trong gu thời trang đi trước thời đại hồi 50-60 năm trước.
Ca sĩ Thanh Mai. Đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh lanh lợi và đôi má bầu bĩnh là nét đẹp đặc trưng của thiếu nữ Saigon xưa. Đội thêm một chiếc mũ bê rê được ưa chuộng thời điểm này làm tăng nét cá tính.
Phong cách của người phụ nữ Saigon xinh đẹp trong bộ váy xòe chấm bi bồng bềnh, thắt eo gọn cùng kiểu tóc sang trọng vẫn không hề lỗi mốt cho đến bây giờ.
Phụ nữ Saigon những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng.
Trên đường phố Saigon năm 1970. Váy ngắn xếp li và giày búp bê trông không khác mấy so với những cô gái thời hiện tại.
Nữ sinh trường trung học Marie Curie, Saigon thập niên 70.
Quần ống loe là dấu ấn đặc trưng thời trang thập niên 70 cũng được các quý cô Saigon đón nhận nhanh chóng.
Những khuôn mặt thanh tú, mái tóc thả tự nhiên của thiếu nữ Saigon.
Một quý cô ăn vận rất hiện đại đang đi tham quan chợ hoa Nguyễn Huệ
Nhiều người đến Saigon lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của những quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận.
Những cặp kính râm sành điệu.
Chất phóng khoáng, lối ăn mặc sành điệu của những thiếu nữ Saigon trong thập niên 1970.
Vẻ đẹp của phụ nữ Saigon xưa không chỉ thuyết phục mọi người bởi cách ăn mặc hợp thời trang, thần thái tự tin mà còn ở sự cởi mở trong giao tiếp, luôn đón nhận những điều mới mẻ.
Họ phá cách, hiện đại nhưng vẫn toát lên nét thanh lịch và trẻ trung vốn có.
Nụ cười của cô gái tiếp tân ở khách sạn được nhiếp ảnh gia Lloyd chụp năm 1966. Khách sạn này tọa lạc ngay góc đường Trương Công Định và Nguyễn An Ninh, đối diện rạp chiếu bóng Long Thuận xưa. Ông Thụy, một người đương thời, nhớ lại: “Nhìn nụ cười của cô tiếp tân là mấy anh rung động luôn. Con gái Saigon mà”.
Với áo dài, váy ngắn và tóc thời trang, phụ nữ Saigon luôn duyên dáng trong cuộc sống thường nhật. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng. Nhiều người đến Saigon lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của những quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận.
Mái tóc cô gái được uốn bồng, váy ngắn, giày bít tự tin sải bước trên đường phố Saigon. Thời trang của phụ nữ giai đoạn này ảnh hưởng chủ yếu từ Pháp. Chính ở giai đoạn này mà những danh xưng của Saigon như “hòn ngọc Viễn Đông”, “Paris phương Đông” ra đời. Nét đẹp hiện đại và phóng khoáng của phụ nữ Sài Gòn xưa hình thành trên nền tảng cuộc sống nhộn nhịp của Saigon từ cuối thế kỷ 19, cuộc sống tấp nập trên bến dưới thuyền và mở mang với bao cơ hội làm ăn. Kinh tế khấm khá, người đô thị có điều kiện tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới mẻ từ phương Tây du nhập vào. Ngoài ra, phụ nữ Saigon không chịu nhiều lề thói phong kiến khắt khe nên lối sống có phần cởi mở, vui tươi hơn.
Trong ký ức nhiều người, nét đẹp của thiếu nữ Saigon còn là hình ảnh của họ bên những chiếc xe. Họ không ngừng thử cái mới, trải nghiệm mới mẻ đem lại cho họ hạnh phúc. Hai loại tiêu biểu là xe Vespa của Italy và Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. Hình ảnh những cô gái Saigon tự lái xe Vespa hay Lambretta mang nét quyến rũ và cá tính.
Những nữ sinh trường quốc gia nghĩa tử Saigon
Sự hòa trộn tinh tế giữa tân thời Saigon và nét cổ Á Đông.
Váy ngắn trẻ trung Saigon hiện đại
Cách ăn mặc và ngôn ngữ cơ thể cũng đủ để chứng minh đặc tính phóng khoáng của phụ nữ Saigon nửa thế kỷ trước. Áo dài nền nã là vậy, phụ nữ Saigon dường như vẫn chẳng e ấp mà rất cởi mở, tự tin trong phong thái.
Apple Three – ban nhạc 3 cô gái chuyên biểu diễn ở các hộp đêm Saigon với lối ăn mặc vô cùng gợi cảm.
Những quý cô hiện đại ngày đó của Saigon đang có một cuộc tán gẫu nho nhỏ trong quán cafe.
Một cô gái đang chăm chú đọc tạp chí Salut Les Copains magazine – tạp chí Pháp rất nổi tiếng vào những năm 60 tại Saigon
Một “Paris Phương Đông” phồn thịnh với cub, vespa và những quý cô hợp mốt.
Một người phụ nữ Saigon mặc áo dài phi bóng tím, tay cầm dù đang ung dung dạo phố.
Một cô gái mặc áo dài trắng, đeo khăn trắng và tạo điểm nhấn bởi cặp kính đen, trông không khác nào một bức ảnh bìa của tạp chí nước ngoài.
Áo hở cổ táo bạo
Các thiếu nữ Saigon trước tòa đô chính
Phụ nữ Saigon xưa đã mang tới những chuẩn mực về vẻ đẹp khó bị mai một theo thời gian, và vẫn là nguồn cảm hứng cho tới tận bây giờ.
Tổng hợp hình từ VnExpress, Kenh14, Motthegioi
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll