TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday 3 June 2019

SAIGON TODAY


Xe thổ mộ trở thành một thời quá vãng
Saigon cách đây nửa thế kỷ qua các bộ ảnh
Nhiếp ảnh gia Carl Mydans
Nhà báo Pháp François Sully
cuối trang 
 https://phtq-canada.blogspot.com/2019/06/saigon-today.html
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Rạp Hưng Đạo (góc đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Cư Trinh Saigon)

Nhà báo Pháp François Sully đã ghi lại cuộc sống của người dân Saigon cách đây nửa thế kỷ qua một bộ ảnh.


Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
François Sully được biết đến là một nhà báo Pháp nổi tiếng trong chiến tranh tại Việt Nam và đã dành 24 năm làm việc tại Đông Dương.
Vào những năm 1960, ông tới Saigon với mong muốn ghi lại một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây, từ giao thông, cơ sở vật chất cho tới con người, trang phục.


Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Bức ảnh này được ông chụp ở trước nhà hát Rex vào tháng 3/1964.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Cảnh giao thông trên một con đường ở ngoại ô Saigon vào mùa hè năm 1964.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Góc đường Saigon trong mưa vào mùa thu năm 1964.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Người dân xuống đường vào tháng 1/1966, cũng là dịp Tết Nguyên đán. Ảnh được chụp tại đường Nguyễn Huệ bây giờ.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Chợ hoa ở trung tâm thành phố năm 1966.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Người dân xếp hàng trước quầy bán vé của hãng Air Vietnam (là hãng hàng không thương mại duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975), có trụ sở ở quận 1. Năm 1974, hãng này có một chiếc máy bay được thuê từ Air France, số hiệu B747-200.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Trên ảnh là khung cảnh giữa trưa Saigon trên Boulevard Bonard (hay Đại lộ Lê Lợi) năm 1969.
Từ năm 1955 đến nay, đường này vẫn mang tên Lê Lợi và được mệnh danh là con đường thương mại vì có nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Trong hình là chùa Xá Lợi được Sully chụp vào tháng 3/1964. Đây là một trong số những ngôi chùa đầu tiên của Saigon được xây dựng theo lối kiến trúc mới: chính điện của chùa chỉ đặt một tượng Phật chứ không thờ nhiều tượng. Chùa nằm ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, quận 3.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Không chỉ chụp ảnh ở trung tâm, Sully cũng tới các vùng ngoại ô để chụp. Trong hình là một nhóm người đang cùng nhau đi xe tới hội làng vào tháng 6/1968.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Trước khi làm nhà báo, Sully từng có thời gian làm nông dân vả trồng trà. Năm 1947, ông gia nhập Sud-Est Asiatique, một tạp chí Pháp hiện đã đình bản và làm việc đến năm 1953. Sau đó, ông hợp tác với tờ Time và được giao nhiệm vụ đưa tin trong trận Điện Biên Phủ.
Năm 1959, Sully gia nhập United Press International (Hiệp hội Báo chí Quốc tế - UPI). Ông viết các bài báo cho tạp chí Time. Ảnh của ông cũng được đăng trên tờ Black Star cho đến khi ông làm việc cho Newsweek vào đầu năm 1961.

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp

Khi chuyến bay về phía tây Campuchia cất cánh từ đường bay Tây Ninh vào tháng 2/1971 gặp nạn, chỉ một mình Sully nhảy ra khỏi ghế ngồi và rơi xuống đất từ độ cao 23m. Tất cả hành khách có mặt trên chuyến bay đó đều tử nạn, riêng Sully sống sót. Tuy nhiên, ông bị thương nặng và qua đời vào mùa thu tại bệnh viện Long Bình, theo Time.

Sau đó, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở Saigon. Khi qua đời, ông để lại một số tiền cho trẻ mồ côi tại Việt Nam.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Những năm 1950-1960, len lỏi cùng với xe máy, xe hơi trên đường SAIGON là những chiếc thổ mộ hay xe ngựa, hình ảnh quen thuộc đậm chất dân dã của người dân Nam Bộ.

xe ngựa, sài gòn xưa,
Nhiếp ảnh gia Carl Mydans ghi lại hình ảnh xe ngựa trên đường phố Saigon năm 1950. Đây là con đường gần ngân hàng Pháp Hoa, góc đường Hàm Nghi – Phủ Kiệt xưa, nay là ngã tư Hàm Nghi – Hải Triều. Loại xe này có cái mui cong nhìn giống mả (mộ) đất nên được người dân gọi là xe thổ mộ. Còn một giả thiết khác, tên thổ mộ xuất phát từ tiếng Quảng Đông, người Hoa gọi xe độc mã là “ thu ma”, lâu dần người Việt cũng đọc trại theo là “thổ mộ”.

xe ngựa, sài gòn xưa,
Một khách dừng xe ở góc đường Quận 1. Người dân ưa chuộng xe ngựa vì tính tiện dụng và nhanh chóng, có thể xuống xe bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Ảnh chụp bởi Carl Mydans, năm 1950.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Chiếc xe bò chở hàng tại góc đường Khổng Tử – Tổng Đốc Phương, nay là ngã tư Hải Thượng Lãn Ông – Châu Văn Liêm, ảnh chụp năm 1950 đăng trên tạp chí Life.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Ảnh chụp năm 1950 do Carl Mydans chụp, tại đường Phan Bội Châu ngày nay, bên hông chợ Bến Thành. Xe thổ mộ có thùng, khoang để khách ngồi, dài 1,18 m, chiều cao 1 m dùng vật liệu bằng gỗ mít, phía trên chia làm ba ô cửa sổ. Hai bánh xe làm bằng cao su và gỗ giáng hương được tiện khá sắc sảo.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Xe thổ mộ chờ khách ở Chợ Lớn, nay là khu vực quận 5, ảnh chụp bởi Jack Garofalo năm 1961.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Xe thổ mộ năm 1965 đi ngang qua công trường Mê Linh, ảnh do Bruce Baumler chụp. Đây là đường Tôn Đức Thắng ngày nay, đi dọc bờ sông Saigon.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Bùng binh chợ Bến Thành năm 1966 do Darryl Henley chụp. Ở Saigon – Gia Định thời ấy có nhiều bến xe ngựa chạy khắp các tuyến đường. Bến xe ngựa trước chợ Bến Thành luôn đông đúc và nhộn nhịp vì là trung vực trung tâm thành phố, xe vào bến phải xếp hàng, khi nào đủ 7-8 khách là xe lên đường theo tuyến về 
Dakao hay vào Chợ Lớn hoặc xuống Tân Thuận.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Ảnh xe ngựa đi ngang chợ Cũ đường Hàm Nghi khoảng năm 1965-1966, được chụp bởi Thomas W. Johnson. Hình ảnh chiếc xe ngựa với những tiếng kêu lách cách và cặp bánh gỗ to đã trở nên quen thuộc với người dân miền Nam xưa.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Tác giả HG Waite chụp bức ảnh này vào tháng 1/1968, trước cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân vài tuần. Ảnh chụp tại bến xe ngựa, xe lam gần bùng binh chợ Saigon. Tương tự như xe buýt hiện nay, những chiếc xe thổ mộ là phương tiện giao thông công cộng phổ biến thời bấy giờ, chở người và hàng hóa, có những bến đỗ riêng.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Ảnh chụp ở Chợ Cũ năm 1968, góc Hàm Nghi – Võ Duy Nghi, nay là đường Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu. Ngày nay, tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) còn lại một vài nghệ nhân có thể phục chế chiếc xe thổ mộ, mục đích để phục vụ cho các trung tâm lưu giữ, bảo tàng.
xe ngựa, sài gòn xưa,
Những năm 1980-1990, xe ngựa được thay thế bởi ôtô và xe máy. Xe thổ mộ trở thành một thời quá vãng. Hiếm hoi mới có những người cưỡi ngựa trên đường phố Saigon. Ảnh được tác giả Thanh Tùng chụp tại đường Nguyễn Huệ, Quận 1, năm 2004.
Theo Vnexpress
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll