https://phtq-canada.blogspot.com/2020/08/hinh-anh-ngay-xua.html
Những hình ảnh quý giá của tạp chí Life về Chợ Lớn 1950
Posted by 36hn on Tháng Tám 10, 2016
Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện
một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của
mình.
Những hình ảnh quý giá của tạp chí Life về Chợ Lớn 1950
Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ ở Sài Gòn.
Đây
vốn là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn. Từ những đầu thập niên
1930, Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần dần sáp nhập vào nhau do quá trình đô
thị hóa.
Vào thập niên 1940, dân số Chợ Lớn vào khoảng 200.000 người, đông hơn Hà Nội và chỉ sau Sài Gòn
Năm
1950, thời điểm những bức ảnh này được thực hiện, quá trình dung hợp
giữa Sài Gòn và Chợ Lớn gần như đã hoàn tất. Toàn bộ thành phố dùng một
tên gọi kép là Sài Gòn – Chợ Lớn.
Vào
lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung
nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt.
Cuộc sống ở khu vực này mang đậm dấu ấn của văn hóa người Hoa.
Bên cạnh đó là những dấu ấn của Pháp về kiến trúc và các chỉ dẫn đường phố.
An ninh ở Chợ Lớn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp.
Nhiều
ngôi nhà của người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này treo cờ Tưởng Giới
Thạch, một lực lượng ngoại quốc đã đóng quân ở Việt Nam sau năm 1945.
Đến năm 1956, tên gọi kép Sài Gòn – Chợ Lớn bị bãi bỏ. Toàn bộ khu vực Chợ Lớn chính thức thuộc về đô thành Sài Gòn.
40 bức ảnh màu vô giá về miền Bắc Việt Nam thời chiến
Posted by 36hn on Tháng Tám 10, 2016
Những hình ảnh chân thực do Thomas Billhardt – phóng viên chiến
trường nổi tiếng của CHDC Đức thực hiện ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ
chiến tranh chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 sẽ
khiến nhiều người xúc động mạnh…
Hình ảnh được đăng tải trên trang Flickr cá nhân của tác giả.
Theo KIẾN THỨC
Mối tình thời chiến.
Một cầu tạm đang được dựng cạnh một cây cầu bị bom Mỹ đánh sập.
Một thanh niên xung phong châm thuốc cho một người lớn tuổi trên nghĩa địa. Cả hai đều mất một chân.
Tại nhà xác, một người bà đau đớn trước thi thể đứa cháu bị chết vì bom đạn Mỹ.
Cảnh tan hoang sau các trận oanh tạc của máy bay Mỹ.
Người dân tìm kiếm tài sản còn sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà mình.
Các nạn nhân của bom đạn Mỹ trong một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất.
Một số người đã vĩnh viễn mất đi một phần thân thể.
Khuôn mặt thẫn thờ của một người phụ nữ bị thương nhẹ.
Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân dưới ánh sáng của đèn dầu.
Một thi thể không toàn vẹn được đưa ra từ ngôi nhà đổ nát.
Cuộc mít-tinh lớn được tổ chức ở quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội.
Các nữ quân nhân tham gia cuộc mít-tinh.
Tập quân sự ngay trên đường phố.
Người dân di chuyển bằng đò trên suối Yến, khu vực chùa Hương.
Một chuyến đò vội vã.
Hai chị em chăn trâu.
Cậu bé biến mình trâu thành bảng đen để học làm toán.
Một thương binh bên cạnh đồng đội
Hai em bé được mẹ chở bằng xe đạp trên phố.
Giúp bố thồ gỗ.
Bé gái ngồi bên miệng hầm trú ẩn.
Hai chị em.
Hờn dỗi khi bị bạn bè trêu chọc.
Nữ dân quân nựng yêu con nhỏ.
Em bé cưỡi trâu chạy trốn cơn mưa.
Một họa sĩ sáng tác trên công trường xây dựng.
Phút đăm chiêu của em bé dân tộc miền núi.
Các chiến sĩ bên bệ phóng tên lửa phòng không .
Em bé ngồi trong hầm tránh bom.
Một khu phố bị bom Mỹ tàn phá.
Một “giặc lái” Mỹ bị bắt sống sau khi bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
Nữ dân quân áp giải anh chàng “giặc lái”.
Tù nhân chiến tranh.
Tù binh Mỹ lau nước mắt khi đọc thư nhà tại mội trại giam.
.
Tù nhân Trung Quốc năm 1979.
Em bé thổi sáo trên lưng trâu.
Trong vòng tay của bố.
Những quả mìn được đào lên bên một con đường đất, biên giới phía Bắc năm 1979.
Người dân nghỉ ngơi ven đường trên hành trình sơ tán ở biên giới phía Bắc năm 1979.
Canh giữ một gián điệp thâm nhập vào miền Bắc năm 1979.
Trên một xe chở thương binh ở biên giới phía Bắc năm 1979.
Một phần cơ thể đã nằm lại đất Mẹ.
Tình người giữa 2 chiến tuyến.
Trẻ em nấp dưới hầm trú bom.
Trẻ em nấp dưới hầm trú bom.
Những phút nghỉ ngơi khi trời im tiếng máy bay.
Hướng dẫn bắn máy bay
Hướng dẫn bắn máy bay