https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hoc-duong-va-cuoc-song.html
TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH 59-61 ĐƯỜNG HUỲNH KHƯƠNG NINH PHƯỜNG DAKAO QUẬN 1 SAIGON. KHỞI CÔNG XÂY DỰNG MỚI NGÀY 26/3/2013.
TRƯỜNG HUỲNH KHƯƠNG NINH TRƯỚC KIA.
Muốn tìm địa chỉ ở Saigon hay bất cứ thành phố nào ở Việt Nam, quí vị có thể dùng Google:
1. đánh địa chỉ muốn tìm, thí dụ: 59 61 HUYNH KHUONG NINH
Kính chúc quí vị an vui.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Main Dans La Main (Tay Trong Tay)
Posted by: Andy Van <andy.van79@yahoo.com>
|
1) Ông là người góa vợ. Bà là người góa chồng.
Họ quen nhau trong nhiều năm vì là bạn học cùng lớp và đã tham gia nhiều buổi hội ngộ trước đây.
Trong lần hội ngộ thứ 70 của lớp. Họ vui chơi với vài người bạn độc thân khác rất thoải mái. Tại bàn ăn, họ ngồi đối diện nhau.
Ông nhìn bà một cách say đắm. Bà mỉm cười nhìn lại ông.
Cuối cùng ông lấy hết cam đảm hỏi bà:
- Em bằng lòng làm vợ anh không?
Sau vài giây suy nghĩ, bà trả lời:
- Em… bằng lòng !!
Ông tràn đầy niềm vui cho đến giây phút từ giả.
Sáng sớm hôm sau, thật tội cho ông, ông cố nhớ lại từng lời nói khi ông cầu hôn mà vẫn không nhớ bà có nhận lời hay không !?
Ông cầm điện thoại lên gọi cho bà, vừa run vừa lo.
Ông thuật lại mọi việc ông đã nhớ được vào đêm hôm trước. Cuối cùng ông mạnh dạn hỏi:
- Khi anh hỏi em có muốn làm vợ anh không. Em trả lời ra sao?
- Anh thật là vô tình. Em trả lời muốn với tất cả con tim của em.
Lòng ông rộn rã, tim ông đập mạnh thêm... trong khi bà nói tiếp:
- Em rất vui khi anh gọi. Thực ra em không nhớ ai đã hỏi cưới em !
2) Các ông chồng trong lúc đang nhâm nhi, một ông bỗng nảy ra một ý tưởng là mỗi người sẽ nhắn tin có nội dung là "Anh yêu em" và sẽ gởi cho vợ của mình. Và đây là kết quả của các bà vợ đã trả lời.
Bà vợ 20 tuổi trả lời: "Em cũng yêu anh!"
Bà vợ 30 tuổi trả lời: "Uống nhiều rồi phải hông?"
Bà vợ 40 tuổi trả lời: "Anh hâm à? Có tửng hông?"
Bà vợ 50 tuổi trả lời: "Nhắn nhầm rồi phải hôn? Về đây rồi tui xử ông cho biết tay".
Bà vợ 60 tuổi trả lời: "Ông dìa hưu rồi rảnh quá hen, phát khùng rồi hả? Đi leo núi hay kiếm môn thể thao gì chơi đi".
Bà vợ 70 tuổi không trả lời mà khóc hu hu, nói với mấy đứa con: "Tía bây chắc không qua được bao lâu nữa đâu, mau chuẩn bị hậu sự cho ổng đi".
Bà vợ 80 tuổi lẩm bẩm: "Ông này chắc hôm nay lại quên uống thuốc rồi".
Cùng một câu nói nhưng thời gian qua đi sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Có thể chúng ta không thay đổi nhưng....
CHẠY ĐÂU CHO THOÁT
NGUYỄN
THỊ THANH DƯƠNG
Chạy đâu cho thoát?
.
Có lúc
giận nhau, lúc muộn phiền,
Vợ
chồng là nợ cũng là duyên,
Chạy
đâu cho thoát, tìm đâu nữa?
Đàn bà
nào thì cũng… như em.
*
“Đàn bà nào cũng giống nhau”. Bằng cớ là cô em quán cà phê (“Dĩ dzãng”) đã nói câu y chang vợ anh đã nói. Hiền dịu, tử tế biết bao, rồi bây giờ vợ anh đã thay đổi nhanh như con tắc kè đổi màu. Thì dù anh có còn độc thân, có cưới cô em bán cà phê chăng nữa, chẳng sớm thì muộn, cô lại “quản lý” toàn diện cuộc đời anh như vợ anh bây giờ. Chạy đâu cho thoát?
*
Tình cờ anh Tư Chuột gặp anh Ba, một người bạn cũ ở cây xăng. Anh Ba ngắm nghía anh Tư Chuột rồi thốt lên:
– Chà, lâu mới gặp, từ ngày lấy vợ trông khác hẳn ra.
Tư Chuột giật mình, không biết mặt mũi mình có biểu hiện điều gì khác thường ? Hay anh Ba chỉ nói một cách chân tình?
– Trông mày có da có thịt chẳng bù ngày xưa như thằng ốm đói. Chắc vợ mày mát tay lắm?
Tư Chuột cười, nửa nạc nửa mỡ:
– Đời làm chồng cũng có vui có buồn bạn ơi…
Đổ xăng xong, Tư Chuột chào tạm biệt bạn lái xe về nhà. Hôm qua hai vợ chồng mới cãi nhau một trận, chuyện bé xé ra to. Chỉ toàn là những nguyên nhân vớ vẩn. Con vợ anh thì nói dai, nói dài; anh hiền thì hiền nhưng cục tính chịu không nổi, thế là to chuyện.
Cãi
nhau xong là tới màn hòa bình thân ái và lần sau lại cãi nhau tiếp. Làm như đó
là những gia vị chua cay, mặn ngọt của cuộc sống, không có không được.
Vẫn
biết rằng hết giận lại thương, mà sao mỗi lần cãi nhau anh Tư Chuột thấy ghét
cái bản mặt của vợ quá. Nó giận mặt nó chảy ra như cục bột người ta ủ cho nở để
làm bánh; nước mắt nước mũi sụt sùi; miệng thì không ngớt kể tội anh, nào là
không thương vợ, không lịch sự với vợ, không chiều vợ.
Tư Chuột phải quát lên:
– Cô nói nhiều quá, hơn cả cái đài Radio nữa. Mà đài người ta còn ngừng nghỉ để quảng cáo, còn cô thì không, cứ xa xả bất tận…
Những
lúc như thế anh bực mình tự trách mình sao cách đây ba năm anh lại yêu nó, mê
nó qúa trời? Cái đôi mắt nhạt nhòe tùm lum nước mắt đó mỗi lần nhìn anh là anh
cảm động bối rối. Cái miệng nói dai như đỉa đói đó anh đã từng ao ước được đặt
lên một nụ hôn rồi có chết cũng đành. Còn cái tên Nguyễn Thị Bông của nó, hồi
chưa cưới về, anh thấy đơn giản dễ thương, bây giờ những lúc gận hờn nhau chưa
có cái tên nào quê mùa thô kệch đến thế.
Khi
chưa tỏ tình anh chỉ sợ thất bại chua cay. Cuộc đời không có nó thì sẽ vô
nghĩa, vậy mà anh được nó đáp lại tình yêu; anh cưới nó, sống với nhau mấy năm
nay, cuộc đời anh có ý nghĩa gì đâu?
Nó bước vào đời anh và làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc sống của anh bấy lâu. Hồi chưa cưới nó hiền lành dễ thương, ăn nói nhỏ nhẹ. Những ngày đầu sống chung nó đúng là người tình trong mộng. Anh nói gì nó nghe nấy ngoan ngoãn như một cô em bé bỏng. Mỗi tuần anh mang cái “check” lương về, nó lịch sự chẳng cần nhìn xem là bao nhiêu, và nói:
– Anh cứ để trong tủ cho em.
Nên anh vẫn tiêu xài thoải mái như thuở còn độc thân, cà phê thuốc lá, bia bọt lai rai…
Khi còn là người yêu, nó đã nói bằng tấm lòng thông cảm bao la:
–
Tiền bạc không thành vấn đề, miễn là mình thương nhau, cùng lo xây dựng hạnh
phúc gia đình.
Anh sung sướng đã gặp người vợ lý tưởng. Nhưng cưới nhau xong, chỉ sau một thời gian ngắn thì “người vợ lý tưởng” của anh đã biến mất. Cuối tuần anh chưa kịp đưa cái “check” lương ra thì nó hỏi huỵch toẹt:
– “Check” đâu?
Rồi nó nhìn con số, hỏi tiếp:
– Sao lâu quá chưa được lên lương? Anh sắp được “interview” lên lương nữa chưa?
Hoặc có lần nó hỏi:
– Hãng anh có “bonus” mỗi “quarter” không?
Nó cũng làm hãng xưởng như anh nên rành lắm ba cái vụ này, anh khó mà qua mặt được nó.
Rồi nó bắt anh dẹp bỏ “checking account,” không xài “check book” nữa. Mỗi tuần nó phát cho anh 10 đồng để tiêu xài… tùy ý thích (dĩ nhiên là trong phạm vi 10 đồng). Nó nói mình phải để dành tiền mai mốt “down” nhà, sinh con, mỗi tuần mình chừa ít tiền mặt đủ đi chợ, tiêu dùng, còn bao nhiêu “deposit” vào “bank,” nếu để “check book” anh cao hứng xài bừa, không ai kiểm soát được.
Tư Chuột buồn bã than:
– Em à! Hồi xưa má anh còn sống, anh ở với má, lãnh lương về biếu má ít tiền má còn không lấy, nói thôi con để dành mà xài. Còn em, người dưng nước lã bỗng nhảy vô đời anh với danh xưng “Người vợ” và bóc lột anh tới tận xương tủy.
Nó khẳng định:
– Má khác, em khác. Mỗi người có một lý lẽ riêng.
Chưa
hết, nó còn kiếm đâu ra khu “apartment” rẻ tiền. Hồi độc thân Tư Chuột xài
sang, ở khu “apartment” đẹp, khang trang. Nay lấy vợ, anh phải… “xuống cấp” ở
khu chộn rộn lu bu để tiết kiệm hơn trăm đồng mỗi tháng.
Từ đây Tư Chuột biết là đời mình đã có chủ. Ban đầu anh phản đối chuyện nó đưa anh 10 đồng một tuần, thì nó “lý giải”:
– Mọi thứ khác như ăn ở em… bao hết rồi, còn đòi gì nữa?
– Nhưng 10 đồng không đủ cho anh uống cà phê!
Thì nó nạt:
– Mắc mớ gì anh phải ra tiệm uống ly cà phê cộng tiền “tip” thành 3-4 đồng? Để em ra chợ mua một hộp cà phê thượng hạng pha cho anh được mấy “gallon” tha hồ mà uống cả ngày.
Anh cố trình bày:
– Em ơi, uống cà phê phải nhâm nhi từng giọt và nghe nhạc mới sảng khoái tâm hồn…
Nó cũng trình bày:
– Anh ơi, nhà mình cũng có nhạc nè, và có cả em nữa nè… không đủ sao?
Thế
là anh đành chấp nhận 10 đồng còn hơn là uống cà phê với nhạc và… em ở nhà.
Nó
còn chủ trương hai vợ chồng không nên ăn nhà hàng, dơ thấy mồ. Hồi mới đến Mỹ,
em làm phụ bếp nên rành lắm, mỡ màng, bột ngọt, hàn the… Người ta xài thoải
mái, miễn là ăn ngon và đẹp mắt, khách hàng bịnh ráng chịu. Cái bảng dán trong
nhà bếp “Mỗi lần nhân viên đi ‘restroom’ nhớ rửa tay”. Nhưng dường như để cho
nhân viên vệ sinh của thành phố đến kiểm tra thì đúng hơn, vì chẳng ai có thì
giờ nhớ tới điều nhắc nhở vệ sinh tối thiểu ấy, cứ việc làm đồ ăn, bưng đồ ăn
cho khách mà chưa thấy ai thưa kiện bị đau ốm hay chết chóc gì cả.
Nên
nó ra tay trổ tài làm món nọ, nấu món kia cho Tư Chuột vừa miệng để quên đi cái
thói quen đi ăn nhà hàng từ thuở độc thân. Anh đã vô tròng dần dần cái luật lệ
của nó hồi nào không hay, trước kia anh sống thoải mái, phóng khóang, ở phòng
đẹp, ăn xài sang, lãnh lương “check” nào là bay luôn “check” đó. Cuộc sống
hoang đàng chưa ngừng nghỉ bao giờ cho tới khi anh lấy nó.
Bây
giờ anh đã kinh ngạc khi nhìn thấy món tiền trong “bank” của hai vợ chồng kha
khá, dù nhiều lúc bực mình anh cũng phải công nhận nó tính toán hay thật, chẳng
cần tốt nghiệp trường đại học kinh tế, tài chánh nào mà nó biết tính toán, biết
cách chi tiêu đâu ra đấy, có của ăn của để.
Anh Tư Chuột bước vào nhà, lòng dịu lại muốn làm lành với vợ, nhưng vừa thấy mặt anh nó làm mặt lạnh quay đi, anh đến gần, nó… né ra như sợ đụng phải lửa.
Cái điệu giận hờn này thì tối nay chắc cũng giống tối qua, hai người nằm quay lưng vào nhau, lạnh lùng xa cách như hai quốc gia chung một biên giới nhưng không có hòa bình.
Anh
cụt hứng, cơn giận anh trở về vị trí cũ. Anh vào bếp thấy nồi phở đang hầm trên
bếp chắc là chưa xong. Cuối tuần nào nó cũng nấu món, không phở thì cơm tấm,
bún riêu thay phiên nhau cho đỡ ngán. Nó nói trống không: –
Chưa có phở đâu.
Nghe
câu nói trống không anh Tư Chuột càng sôi gan, không thèm đáp lại, dù chỉ là
một câu nói trống không “khinh người” như nó. Tư Chuột lấy rổ quần áo dơ đem ra
xe để đi giặt, mặc kệ nó mặt sưng mày xỉa ngồi nhà canh nồi phở, mà chưa chắc
lát nữa anh thèm ăn, cho nó ế luôn.
Anh
đi giặt đồ và tận hưởng chút hạnh phúc riêng tư; nghĩa là anh quẳng đồ vào máy
giặt, trả công cho chủ vài đồng để họ sấy giùm. Trong thời gian đó anh sang
quán cà phê bên cạnh. Ở đó có một mối tình cảm ỡm ờ, lơ lửng….
Như
tất cả những người đàn ông trên cõi đời này, anh ngồi mơ màng bên khói thuốc
lá, bên mùi cà phê thơm và ngắm các em nhân viên trong quán xinh tươi để tạm
quên đi con vợ nhà. Đây là cái thú vui cuối tuần của anh, vì đời còn gì vui nữa
đâu từ khi anh lấy vợ?
Trong
quán cà phê có một cô em rất dễ thương, chẳng hiểu sao cô có vẻ cảm tình với
anh. Mỗi lần anh đến đây cô đều tiếp đãi tận tình, ưu tiên. Vì anh đẹp trai hay
vì anh ngồi trầm ngâm bên ly cà phê hàng giờ để đợi quần áo xấy khô, cô em cà
phê tưởng anh ngồi… trồng cây si cô nên cảm động?
Tư
Chuột và cô thường chuyện trò qua lại. Những lúc vắng khách cô còn ngồi cùng
bàn với anh. Chuyện tâm tình ở quán cà phê rồi cũng bay đi theo khói thuốc lá,
theo dòng đời. Anh nghĩ thế nên cứ tặng nhau những nụ cười, những lời nói đẹp,
lãng mạn tuyệt vời cho vừa lòng nhau.
Anh
thấy mình trẻ ra, lòng tự ái anh được vuốt ve. Con vợ ở nhà hành anh bao nhiêu,
ra quán cà phê anh được cô em chiều chuộng bấy nhiêu. Dần dần anh thấy mến cô,
những khi hờn giận vợ, anh tiếc rẻ nếu như còn độc thân thì anh sẽ chọn cô, sẽ
cưới cô làm vợ. Dưới mắt cô em cà phê anh vẫn là một anh chàng độc thân bay
bướm.
Tuần
trước anh bị một phen hú vía. Hôm đó là ngày thứ bảy, hai vợ chồng anh đi chợ
Việt Nam, anh đẩy xe chợ theo chân vợ như một cái đuôi, anh có thích thú gì
chuyện chợ búa đâu, nhưng nó bắt anh đi cho có đôi có cặp, cho mọi người thấy
hai vợ chồng hạnh phúc. Đến dãy bán gia vị, trong lúc vợ anh đang mải tìm mấy
gói nấu bún bò Huế thì anh đứng ngáp ruồi nhìn ông đi qua bà đi lại. Bỗng anh
giật mình khi thấy bóng dáng cô em “cà phê” vừa lướt qua. May qúa, cô không
quẹo vào dãy này, nhưng anh cũng phải chuồn thôi, kẻo đụng độ tay ba thì con vợ
anh sẽ ghen lên làm bể tung cả chợ và người tình cà phê kia sẽ đau khổ chừng
nào!
Thừa
lúc vợ không để ý, anh “bỏ của chạy lấy người,” nghĩa là anh bỏ xe, bỏ vợ đi
như chạy, như bị ma đuổi ra khỏi chợ, mắt anh không dám liếc dọc liếc ngang,
chỉ sợ gặp cô em cà phê, gọi anh lại thì cũng chết. Ra tới bãi “parking”, chui
tọt vào xe anh mới hoàn hồn, ngồi thở phào thoải mái, mặc dù anh biết rằng chốc
nữa vợ ra sẽ giận dữ lắm.
Đúng như anh nghĩ, vợ anh đã sồng sộc đẩy xe chợ ra, chưa kịp bỏ đồ vào xe, nó nhào ra la anh trước:
– Tại sao anh bỏ ra đây làm em kiếm anh khắp chợ mỏi cả chân?
Anh vờ nhăn nhó:
– Nhức đầu quá em ơi. Anh cảm thấy choáng váng nên phải chạy ra đây ngồi nãy giờ mới tỉnh. Ôi, mà em lo gì? Anh có là con nít đi lạc đâu mà em phải kiếm?
Nó tin lời anh, không la lối nữa, sau khi hì hục chất đồ vào xe, nó còn âu yếm bảo anh:
– Anh chắc còn mệt, ngồi qua bên kia để em lái xe cho.
Hôm
ấy anh thầm cám ơn hai người đàn bà, cô em cà phê đã không nhìn thấy anh và vợ
đã tin lời nói dối của anh.
*
Tư Chuột vừa ngồi vô bàn, như thường lệ cô em cà phê bưng ra một tách cà phê đen. Cô thủ thỉ:
– Sao hôm nay anh ra trễ vậy?
“Trời! Cô ta đếm từng giờ để gặp anh sao?” Anh nghĩ thầm. Anh cảm động quá:
– Sáng nay anh đi đổ xăng và rửa xe xong là tới đây gặp em nè.
Giọng cô nũng nịu:
– Anh ơi, nếu anh thật lòng thương em thì…
– Ờ…ờ … anh cũng thật lòng thương em mà.
– Thì mình phải tính tới đi anh, không lẽ mỗi tuần mình chỉ gặp nhau một lần thôi sao?
Tim anh đập loạn xạ. Không phải vì sung sướng khi được người đẹp tha thiết muốn chuyện lâu dài, mà vì anh sợ… Anh đang bị dồn vào ngõ cụt. Mối tình cà phê lơ lửng theo tháng ngày sắp đến hồi hạ màn.
Anh tìm cớ thối lui:
–
Nhưng em ơi. Anh chỉ là một công nhân quèn lương không đủ sống nên chưa dám
nghĩ gì.
–
Anh đừng lo. Tiền bạc không thành vấn đề. Miễn là chúng mình thương nhau lo xây
dựng hạnh phúc gia đình.
Tư Chuột giật bắn người, câu nói này nghe quen quen, anh đã nghe rồi, thì ra từ miệng Nguyễn Thị Bông lúc hai người đang tìm hiểu, chưa cưới nhau. Cách đây ba năm anh đã nói câu này với Nguyễn thị Bông, với tất cả chân tình để mong nó thông cảm, chịu lấy anh. Và hôm nay anh cũng nói ý đó để mong cô em cà phê chê anh, chán anh, cô rút lui cho được việc, để anh có cái thú đau thương của mối tình dang dở, có cớ hờn trách cô… Nhưng ai ngờ cô lại nói y chang câu vợ anh đã nói.
Anh hồi hộp hỏi cô em cà phê:
– Em có họ hàng gần xa gì với Nguyễn Thị Bông không?
Cô cà phê ngạc nhiên hỏi lại:
– Nguyễn thị Bông nào? Tại sao anh lại lôi cô Nguyễn thị Bông vào đây?
Anh thở ra nhẹ nhỏm:
– À! Hồi nào tới giờ anh thấy em giống như chị Nguyễn thị Bông, là vợ của thằng bạn anh ấy mà. Bây giờ anh chợt nhớ ra nên hỏi em vậy thôi.
Cô em cà phê âu yếm mắng yêu anh:
– Vô duyên. Người ta đang bàn chuyện tình cảm mà hỏi câu lãng xẹt. Anh có muốn tính tới chuyện chúng mình không nào?
Anh mắc nghẹn chưa biết trả lời sao thì lúc đó trời cứu anh. Có vài người khách vào cô phải ra bán hàng. Anh nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng qua rồi. Chắc đống quần áo ở tiệm đã xấy xong. Anh liền ra quầy trả tiền cô em cà phê và để lại một câu chẳng liên quan gì đến câu hỏi lúc nãy của cô cà phê:
–
Anh về nghe. Trời coi bộ muốn mưa rồi.
Anh
biết chẳng bao giờ anh tới đây nữa, vì anh không thể trả lời câu hỏi của cô. Và
cũng nhân dịp này anh phát hiện ra một chân lý: “Đàn bà nào cũng giống nhau”.
Bằng cớ là cô em cà phê đã nói câu y chang vợ anh đã nói. Hiền dịu, tử tế biết
bao, rồi bây giờ vợ anh đã thay đổi nhanh như con tắc kè đổi màu. Thì dù anh có
còn độc thân, có cưới cô em cà phê chăng nữa, chẳng sớm thì muộn, cô lại “quản
lý” toàn diện cuộc đời anh như vợ anh bây giờ. Chạy đâu cho thoát?
Vợ anh “quản lý” hiệu quả trông thấy. Tuy đời anh bị mất tự do nhưng tiền bạc có dư, cơm nóng canh ngon đầy đủ. Anh không phải lêu lổng đi ăn hết nhà hàng này đến nhà hàng khác như ngày còn độc thân, và nhất là vợ thương anh thật lòng. Tất cả những vụ cãi nhau, chung quy nó đều hờn trách anh không quan tâm đến nó, không yêu thương nó nhiều như nó đã yêu thương anh. Thôi thì anh cứ an phận trong vòng tay vợ cho chắc ăn. Tiếc rẻ gì mối tình qua đường trong quán cà phê!
Lát nữa về tới nhà anh sẽ làm huề với vợ, sẽ ăn tô phở ngon lành. Nghĩ tới đó, Tư Chuột vừa lái xe vừa reo lên một cách sung sướng:
– Nguyễn Thị Bông, anh đang về với em đây. Em vẫn là người vợ lý tưởng của đời anh.
Nguyễn Thị Thanh Dương
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll