TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 25 September 2022

MICROWAVE

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/09/microwave.html

https://saigonnhonews.com/doi-song/meo-vat/nhung-dieu-can-biet-khi-ham-do-an-bang-microwave/


(Minh họa: Erik Mclean/Pexels)

Những điều cần biết khi hâm đồ ăn bằng microwave

22 tháng 9, 2022

Không ai có thể phủ nhận rằng nhựa gắn bó với đời sống hằng ngày khi mang đến rất nhiều tiện lợi cho con người trong việc chứa đựng các vật dụng, đặc biệt là thức ăn.

Tuy nhiên, mặc dù tiện lợi đến thế nhưng xài đồ nhựa cũng có vài lưu ý mà bạn cần phải quan tâm, đặc biệt là việc không nên hâm đồ ăn trong lò vi sóng với hộp nhựa.

Dưới đây là những tác hại nguy hiểm khi hâm đồ ăn với hộp nhựa, đồng thời những mẹo để thay thế hộp nhựa với các vật dụng khác khi cần hâm nóng, theo trang mạng Livestrong.

TÁC HẠI TIỀM TÀNG KHI HÂM ĐỒ ĂN VỚI HỘP NHỰA 

1. Quá trình biến đổi chất sẽ bị biến đổi

Hầu hết chúng ta đều đã từng bỏ hộp nhựa vào lò vi sóng, nhưng không phải ai cũng có thể biết được những sự biến đổi chất khi bỏ đồ nhựa vào lò vi sóng.

Theo Viện Khoa Học Sức Khỏe và Môi Trường Hoa Kỳ, gọi tắt là NIEHS, nhiệt độ cao của lò vi sóng có thể khiến các hóa chất thoát ra khỏi nhựa.

Một trong những tác nhân gây hại chính là là Bisphenol A, hay còn gọi là BPA, là thành phần của hộp nhựa đựng thực phẩm và chai nhựa hay được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Theo Tiến Sĩ Kelly Johnson-Arbor, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Georgetown University ở Washington DC, cho biết, khi nhựa bị phân hủy trong lò vi sóng, hóa chất có thể ngấm vào thức ăn và đi vào cơ thể của bạn.

Quá trình biến đổi chất xảy ra khi nhựa bị làm nóng dẫn đến bị hư hỏng, ví dụ như bị tan chảy hay bóp méo tạo thành những nếp nhăn. Đó là lý do các chuyên gia không khuyến khích tái sử dụng chai nhựa đã biến dạng.

Đồng thời, phthalates giúp hộp nhựa dẻo và bền hơn cũng có thể ngấm vào thực phẩm, theo đó gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của con người và động vật.

2. Gây rối loạn hormone

Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor cho biết một số hợp chất bisphenol khi đưa vào cơ thể có thể gây rối loạn nội tiết, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và dậy thì sớm.

Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 và đăng trên tạp chí Medicine, BPA có thể kích thích oestrogen thay đổi trong tế bào có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.

3. Rối loạn tâm sinh lý và hành vi, đặc biệt là ở trẻ em

Theo số liệu của Columbia Center for Children’s Environmental Health, BPA có thể gây ra cho trẻ em nhiều nguy cơ phát triển một số bệnh rối loạn tâm sinh lý và hành vi não bộ đang phát triển của trẻ, bao gồm rối loạn hành vi như ADHD và tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Ngoài ra, một số căn bệnh khác như tiểu đường loại hai, béo phì và tim mạch cũng có nguy cơ xuất hiện khi xài đồ nhựa bị hâm nóng vô tội vạ.

Nếu bạn phải sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa hãy bảo đảm rằng nó được dán nhãn “BPA-free” để tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

(Minh họa: cottonbro/Pexels)

THAY THẾ ĐỒ NHỰA BẰNG CÁC SẢN PHẨM KHÁC 

Thông thường với đồ nhựa cần từ bỏ thói quen để vào lò vi sóng bởi vì khả năng gây ra tác nhân nguy hiểm của quá trình biến đổi chất.

Nhưng nếu bạn không thể tránh việc để nhựa vào lò vi sóng, ít nhất hãy bảo đảm rằng những hộp nhựa này an toàn và có đánh dấu dòng chữ “microwave safe,” tức là các sản phẩm này không có BPA, sẽ không bị nóng chảy, cong vênh dưới tác động nhiệt mạnh của lò vi sóng.

Mặc dù về mặt kỹ thuật nhựa có thể cho vào lò vi sóng nhưng tốt nhất là bạn sử dụng một loại đồ dùng đựng thức ăn khác.

1. Đồ đựng bằng sành và thủy tinh

Thủy tinh được làm để chịu được nhiệt độ vi sóng cao mà không dễ vỡ, đồng thời lại chắc chắn nên bề mặt cũng dày hơn, bảo đảm các loại thức ăn chất lỏng sẽ không bị thấm vào vật dụng và giữ nhiệt cho đồ ăn cũng tốt hơn.

2. Đĩa giấy

Không phải tất cả các đĩa không thể tái sử dụng đều có thể được đưa vào lò vi sóng và đó chính là lý do tại sao đĩa giấy thường an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với các loại đĩa giấy có phủ lớp nhựa, vì chúng không an toàn với lò vi sóng.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll