TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 30 October 2022

TT NGÔ ĐÌNH DIỆM và CUỘC ĐẢO CHÁNH 1.11.1963

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/tt-ngo-dinh-diem.html 

https://www.baocalitoday.com/binh-luan/tt-die%cc%a3m-bi%cc%a3-ha%cc%a3-sat-nam-1963-vi-ds-lodge-khong-cuu-vn63-5-dao-van.html

TT Diệm bị hạ sát năm 1963 vì ĐS Lodge không cứu… « VN63 #5» – Đào Văn

 

 Bộ trưởng Rusk: Muốn cứu ông Diệm, nhưng Đại sứ Lodge cho rằng không có hy vọng tách rời Diệm và Nhu

 TT Kennedy: Đại Sứ Lodge  có toàn quyền hành xử đối với tất cả các hoạt động công khai và bí mật

 Lệnh  của TT Diệm yêu cầu TT Cao và Đại Tá Dinh mang quân về Sài Gòn cứu nguy
  Đại sứ  Lodge: yêu cầu các Tướng ra tuyên bố tránh né vụ  sát  hại Diệm –  Nhu,  và lo ngại về thi thể TT Diệm có dấu vết bị đánh đập
 Các Tướng phe đảo chánh bất hòa, bị phía TQLC đe dọa đảo chánh
 TT Kennedy gửi điện văn khen Đại sứ Lodge hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đào Văn

Cai Today News – Phần trình bày sau tóm lược trích đoạn các văn bản của thư viện Kennedy được giải mật và được  phổ biến trên thư viện Bộ Ngoại Giao online về các diễn biến sau cuộc đảo chánh, bao gồm điện văn của TT Kennedy gửi điện văn chúc mừng Đại sứ Lodge hoàn thành tốt nhiệm vụ về cuộc đảo chánh thành công.

  Diễn tiến trước ngày đảo chánh 01.11.1963

Theo bản văn  lưu trên thư viện online  CIA phổ biến ngày 16.12.2016 – Tướng Taylor đã khơi lại chủ đề về việc loại bỏ chính phủ Diệm. Vào ngày 24 tháng 8, khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, có  thấy bản văn  của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ  gửi  đến đại sứ quán ở Sài Gòn.  Đó là điện tín của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao W. Averell Harriman, Phụ Tá Ngoại trưởng Roger Hilsman và một nhân viên Nhà Trắng, Michael Forrestal… cho thấy chủ yếu về  sự thay đổi lớn và mang tính cưỡng chế trong chính sách của Mỹ. Đáng chú ý  là điện văn  đã không qua tay của  Ngoại trưởng Dean Rusk, người không chống Diệm.

Ý nghĩa của bản văn gửi cho tân đại sứ Henry Cabot Lodge, là Hoa Kỳ sẽ không còn dung thứ cho sự hiện diện của  Nhu trong chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, Diệm phải được tạo cơ hội để tránh xa Nhu. Đồng thời, Lodge phải thông báo cho các tướng chủ chốt  tổ chức cuộc đảo chánh  về sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ. Không chỉ có vậy, nếu tại một thời điểm nào đó các tướng lĩnh quyết định loại bỏ Tổng thống Diệm, họ phải được cho biết là phía Hoa Kỳ sẽ trực tiếp hỗ trợ hành động của họ (if at any point the generals decided to get rid of President Diem, they were told the United States would directly support their action). Vậy thực chất lời chỉ dẫn này đối với đại sứ là gì? Chỉ có một bộ óc méo mó mới coi đó không phải là giấy phép cấp cho quân đội miền Nam Việt Nam thành lập một băng nhóm để bắn hạ Diệm và Nhu với sự chấp thuận của Hoa Kỳ ( but if at any point the generals decided to get rid of President Diem, they were told the United States would directly support their action).[1]

 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp bàn kế hoạch lật đổ chính phủ NĐ Diệm

Ngày 29.8.1963 – Biên bản cuộc họp giữa Tổng Thống Kennedy và HĐANQG
Thành phần tham dự cuộc họp: ” President Kennedy, Secretary Rusk, Secretary McNamara, Secretary Dillon, General Carter, Director Murrow, Under Secretary Harriman, Deputy Secretary Gilpatric, General Krulak, Ambassador Nolting, Assistant Secretary Hilsman, Mr. Helms, Mr. Bundy, General Clifton, Mr. Forrestal, Mr. Bromley Smith “…”

 -Tướng Harkins muốn cố gắng tách người Nhu ra  khỏi ông Diệm. Ông ta tin rằng mục tiêu của chúng ta là Nhu hơn là Diệm- our target is more Nhu than Diem.

– “Đại sứ Nolting hỏi liệu chúng ta có ý định dùng  thiết bị quân sự vào cuộc đảo chính chống Diệm hay không, chẳng hạn như sử dụng trực thăng Mỹ để vận chuyển lực lượng của các Tướng đảo chính đến Sài Gòn. “Tổng thống nói rằng ông ấy muốn quay lại câu hỏi cơ bản. Qua  các bức điện từ Lodge và Harkins, có ai trong Ủy Ban đảo chánh  muốn rút  tên ra khỏi chiến dịch này không? Và, thứ hai, Ủy Ban đảo chánh nghĩ  thế nào về  cách tiếp cận với ông Diệm? – what was the feeling of the EXCOM about the issue of an approach to Diem?”

– Ông Gilpatric nói  rằng chúng ta nên đối đầu với Diệm bằng một tối hậu thư có hiệu lực trong vòng vài giờ để Diệm không thể có hành động phản công nào chống lại các tướng lĩnh trong giai đoạn trước khi họ ra tay  hành động – so that Diem could not take counteraction against the generals in the period before they were ready to act.

– Đại sứ Nolting – Để trả lời câu hỏi của Tổng thống về việc ai đang điều hành chính phủ hiện nay, Đại sứ Nolting trả lời rằng Tổng thống Diệm đang nắm quyền kiểm soát và tiếp tục làm việc mười tám giờ một ngày như thường lệ.   Diệm dựa vào các ý tưởng của Nhu. Nhân viên hành pháp của ông là Thuần, người chống lại Nhu nhưng trung thành với Diệm. Thuần sẽ ở lại với Diệm nếu Nhu bị cách chức.

– Bộ trưởng Rusk nói  rằng chúng tôi đang đối phó với Nhu,  nếu  cuộc đảo chính thành công, Nhu sẽ mất quyền lực và có thể mất cả tính mạng của ông ta (would lose power and possibly his life). Vì vậy, Nhu không còn gì để mất và chúng ta phải nhìn nhận sự thật này khi đối phó với ông ta. Hoa Kỳ không nên đến gặp Diệm  với  yêu cầu sa thải Nhu, mà là để các tướng lĩnh Việt Nam yêu cầu Diệm cách chức Nhu, coi  như một màn dạo đầu cho  cuộc đảo chính (as a prelude to a coup).

– Bộ trưởng McNamara nói ông ta ủng hộ việc cố gắng cứu ông Diệm, nhưng Đại sứ Lodge  không ủng hộ nỗ lực này.-he favors trying to save Diem, but Ambassador Lodge appears not to support such an attempt.

– Bộ trưởng Rusk nói rằng giai đoạn đầu tiên là loại bỏ Nhu và bà Nhu khỏi chính quyền. Đại sứ Lodge cho rằng không có hy vọng tách rời Diệm và Nhu-  there is no hope of separating Diem and Nhu. “…”

– Tổng thống nói rằng chúng ta có thể thông báo sẽ ngừng viện trợ vì điều kiện bất ổn ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là biện pháp tiếp theo sau  khi  quyết định về các  hành động cần thực hiện ngay lập tức-we should decide now on the actions to be taken immediately..

– Bộ trưởng Rusk và Bộ trưởng McNamara đồng ý rằng nên chỉ thị cho Tướng Harkins hỗ trợ CIA và lấy thông tin về kế hoạch đảo chính. Tướng Taylor yêu cầu  tránh đưa ra bất kỳ cam kết nào với các tướng lãnh cho đến khi họ đưa ra một kế hoạch đảo chính được chúng tôi chấp nhận- we avoid making any commitment to the generals until they had produced a coup plan acceptable to us.”…”

-Tổng thống nhận xét rằng các tướng lĩnh Việt Nam rõ ràng đang cố gắng để chúng ta tham gia ngày càng nhiều hơn, nhắc lại nhận xét của Đại sứ Nolting – lập trường của chúng ta là gì nếu chúng ta được hỏi liệu lực lượng Hoa Kỳ có sẵn sàng hỗ trợ các tướng lĩnh Việt Nam hay không?

– Ông Hilsman cho biết mục tiêu của chúng ta cần trấn an các tướng lĩnh ủng hộ chúng ta. Những vị tướng này muốn làm cuộc đảo chính không đổ máu và sẽ không cần sử dụng thiết bị quân sự của Hoa Kỳ, ngoại trừ có thể là dùng trực thăng của Hoa Kỳ.

– Tổng thống tóm tắt các hành động đã thống nhất sẽ được thực hiện-The President summarized the agreed actions to be taken:

1.    Tướng Harkins sẽ được chỉ thị để hỗ trợ các phương pháp tiếp cận của CIA với các tướng lĩnh Việt Nam.
  2. Ambassador Lodge được ủy quyền để thông báo về việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ-  Ambassador Lodge is to be authorized to announce the suspension of U.S. aid.

2.    3. Không có thông báo nào được đưa ra về việc di chuyển của các lực lượng Hoa Kỳ đến khu vực này.  Chúng ta không nên để người Việt Nam kết luận rằng chúng ta đang trong  tư thế can thiệp vào Việt Nam cùng với các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ.
Đại Sứ Lodge  có toàn quyền hành xử đối với tất cả các hoạt động công khai và bí mật-Ambassador Lodge is to have authority over all overt and covert operations..    “…”

– Tổng thống hỏi chúng tôi sẽ phải nói gì với ông Diệm. Chúng ta nói rằng ông ta ( Diệm) phải chọn giữa việc loại bỏ Nhu – hoặc đối mặt với một cuộc đảo chính quân sự-Must we tell him that he must choose among firing Nhu or being faced with a military coup. .”…”

 – Đại sứ Lodge  trả lời vào sáng hôm sau, bày tỏ sự hiểu biết của ông ta về các chỉ thị  của Tổng thống. Các Bộ Trưởng  Rusk và McNamara là những quan chức duy nhất trong chính phủ biết về thông điệp này và thư trả lời ( của ĐS Lodge) Secretaries Rusk and McNamara were the only officials in the government who knew of this message and the reply. [2]

   Diễn biến  trong  ngày 01.11.1963

·       “Mệnh lệnh của Ngô Đình Diệm” kêu gọi đem quân về “giải phóng thủ đô”

Ngày 01.11.1963 –  TT Diệm đánh điện kêu cứu…Bản văn này là bản sao của ” phiếu nghiên cứu”, ghi lại  “mệnh lệnh” của ông Diệm, thuộc KBC 3401. Bản sao này được ghi là lấy từ nguồn của NSA, nội dung ” mệnh lệnh ”  như sau: 
1/-  Sơ lược vấn đề: Mệnh lệnh của Ngô Đình Diệm gửi cán bộ quân dân chính khi cách mạnh bùng nổ. Trong số này cố  gọi Đại Tá Bùi Dinh và Thiếu tướng Cao đem 4 tiểu đoàn về giải phóng thủ đô vào 4 giờ chiều ngày 01.11.1963.
2/- Nhận xét và đề nghị: Kính trình Thiếu Tá
          KBC 3401, ngày 20.11.1963 – Ký tên – BẢN SAO.

(Ghi chú của người viết: Chú thích phía dưới  bản chụp của ” Phiếu Nghiên Cứu'” ghi là “Diem’s handwritten proclamation…” nhưng do viên chức thừa hành ghi chép lại lời của tổng thống  Diệm  kêu gọi Đại Tá Dinh và Thiếu tướng  Cao …)

·       Thiếu Tướng HV Cao và Đại Tá Bùi Dinh đem quân về cứu, nhưng…

Đại Tá Bùi Dinh, Tư lệnh Sư Đoàn 9 BB vào ngày 01/11/1963 đã điều binh từ Bộ Tư lệnh đóng tại Sa Đéc về Sài Gòn cứu TT.Diệm; Nhưng Đại tá Nguyễn hữu Có tân Tư lệnh SĐ 7 BB (nhậm chức vào ngày 31/10/1963) dàn quân ra chặn ở ngã ba Trung Lương – đồng thời ra lệnh  rút hết các phà tại Rạch Miễu và tại  Bắc Mỹ Thuận, để cản trở binh lính SĐ9 BB vượt sông. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, không thể đưa quân về ứng cứu được vì các phà tại bắc Mỹ Thuận đã bị lấy đi, nên không thể đưa quân  qua sông, và sau đó mới đánh điện công nhận HĐQN Cách Mạng. Cũng vì lý do này, vào ngày 3 tháng 11, Thiếu tướng Cao  bị cách chức Tư lệnh Quân đoàn IV và Đại Tá Bùi Dinh mất chức Tư Lệnh SĐ 9 BB. (Theo Wikipedia).

 Diễn tiến sau ngày 01.11.1963 – tái khởi động chính sách CIP

– Ngày 02.11.1963, 8:13 p.m- Điện văn của BNG gửi ĐS Lodge:   “Đại sứ Lodge ,  yêu cầu ông thảo luận các hướng dẫn sau … Tùy theo cách của ông, nhưng không sớm hơn ngày Thứ Hai giờ Hoa Thịnh Đốn, ông thông báo cho chính phủ Việt Nam biết rằng Hoa Kỳ chuẩn bị mở lại chương trình Chống Nổi Dậy Counter-insurgency /CIP /và PL 4802, ngõ hầu tránh sự gián đoạn về nỗ lực chiến tranh, kinh tế và tránh các khó khăn về dân số”- ” Theo gợi ý của ông, chúng tôi không  thông báo công khai về việc nối lại các chính sách  CIP và PL 480 – we plan no public announcement of resumption of CIP … [3]
 
Ghi chú  của người viết:   Về chương trình Counter-insurgency Program / CIP-Chống chiến tranh nổi dậy (chống Mặt trận giải phóng tại MNVN) ghi trên.

a- Năm 1960, tại đại hội đảng lần thứ 81 tại Moscow, theo tổ chức Marxists Org, TBT đảng Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ, đồng thời thông báo ” Một phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào -A national-democratic movement, directed against the U.S. imperialists and their flunkeys, is developing in South Vietnam and Laos” .  Tuyên bố của TBT Khrushchev 1960, phổ biến trên Marxists Org: Statement Of 81 Communist And Workers Parties Meeting In Moscow, Ussr 1960   – Sau đó tại Việt Nam, Mặt Trận DTGPMNVN ra đời vào ngày 20.12.1960..  « Cali Today 8.10.2022»

b-  Năm 1961 về phía Mỹ, nhằm chống lại Liên xô qua chiến tranh giải phóng,  ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.1961, TT Kennedy phát động chiến tranh chống nổi dậy, chống giải phóng qua chính sách  mang tên – Counter Insurgency Progam / CIP , nhưng để thi hành CIP, Mỹ muốn mang quân đội Mỹ đến trực tiếp tham chiến tại Việt Nam – Theo NARA – Chính phủ  Đệ I VNCH từ chối không cho quân đội Mỹ vào tham chiến tại Việt Nam «Calitoday 27.8.2022».

c- Theo tài liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được phổ biến trên NARA online. Từ tháng 5.1961 đến tháng 11.1963, tức khoảng thời gian 30 tháng  TT Diệm không chấp nhận thi hành chương trình CIP do Mỹ đề xướng, vì  trong đó buộc phải chấp thuận cho quân đội Mỹ vào Việt Nam tham gia cuộc chiến –  Vì thế ” Các cuộc đàm phán với Diệm (về CIP) đã kết thúc vào tháng 5 (1961), không phải vì vấn đề đã được giải quyết, mà vì Mỹ quyết định ngừng một thời gian  không  gây áp lực đối với Diệm –  Và vì vậy tổng thống ” Kennedy không còn có cơ hội để xem xét lại quyết định của mình về việc gửi quân đội tham chiến”– và không có lý do để xem xét lời khuyên của Galbraith về việc loại bỏ Diệm cho đến cuối năm 1963 – Theo NARA- Pentagon-Papers-« Cali Today 8.10.2022»

 Hai tướng Đôn và Kim gặp ĐS Lodge về vụ ra tuyên bố  tránh né vụ ám sát Diệm và Nhu

“(Đại sứ Lodge) Tướng Đôn và Tướng Kim hẹn gặp  lúc 3 giờ 03.11.1963. (Họ giải thích rằng Đại tướng Big Minh đang bận rộn họp với phó TT Thơ.) Sau khi tôi (Lodge) gửi lời chúc mừng về công tác tuyệt vời của họ và lời đề nghị sự hỗ trợ của tôi, họ hỏi tôi có câu hỏi nào không …

*1. Tôi (Lodge) hỏi liệu họ có chuẩn bị ra tuyên bố để tránh né vụ ám sát Diệm và Nhu – planning a statement which would absolve themselves from the assassination of Diem and Nhu …-*2. Tôi hỏi liệu họ có ý tưởng nào trong đầu về mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam không… – *3. Sau đó tôi đã hỏi về việc hình thành chính phủ tương lai như thế nào, sẽ là một ủy ban quân sự hoặc chính phủ kế nhiệm, hoặc những gì. Tướng Kim, người đã trả lời hầu hết trong cuộc nói chuyện, trả lời rằng có ba giải pháp đã được bàn thảo…. – *4. Sau đó tôi hỏi họ rằng liệu các Tướng lãnh có đoàn kết để chiến thắng cuộc chiến này không?… – *5. Tôi hỏi về giải pháp an toàn cho con cái của Nhu và cho các thành viên trong gia đình xuất ngoại… – *6. Tôi hỏi họ về những người đã bị bắt và các Bộ trưởng chế độ cũ, liệu họ có được đối xử nhân đạo hay không…. –*7. Sau đó tôi hỏi về Trí Quang… –*8. Tôi hỏi về những cuộc trả thù và thanh trừng để hy vọng rằng sẽ không có những cuộc thanh trừng, những cá nhân đáng trách sẽ đối xử như những trường hợp đặc biệt…. – *9. Tôi hỏi về việc dỡ bỏ lệnh giới nghiêm và phục hồi khiêu vũ… [4]

  BNG chỉ thị  Đại sứ Lodge gặp tướng Minh để hỏi về cái chết của hai ông Diệm-Nhu

– Các báo cáo về cái chết của Diệm và Nhu (bị bắn và đâm với các chi tiết đẫm máu-shot and stabbed with gory details) được báo chí đưa lên hàng đầu đã gây kinh ngạc. Khi hình ảnh xác chết loan truyền đến Hoa Kỳ, phản ứng sẽ còn tồi tệ hơn. Cần nhanh chóng ra tuyên bố  rõ ràng và đầy đủ-Urgent that prompt and complete clarifying statement be made. Làm rõ việc đã mô tả trong công điện số 900 (November 3, 1963, 7pm ghi trên) nên tính toán mọi kế hoạch hành động, và sắp xếp di chuyển quan tài Diệm và Nhu.” [5]

 Báo cáo của ĐS Lodge về Bộ Ngoại Giao liên quan đến các tướng cãi vã lẫn nhau, TQLC đe dọa đảo chánh…

1.    Vào ngày 4 tháng 11, nguồn tin thân cận nói với Tướng Trần Văn Minh rằng cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hà Văn Vượng, và cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Văn Đồng, cho Minh biết rằng các Tướng đang cãi vã với nhau- the Generals are quarreling among themselves. Họ nói rằng nếu các Tướng không thể đi đến một thỏa thuận trong ngày hôm sau thì Thủy Quân Lục Chiến sẽ lãnh đạo cuộc đảo chính chống lại chế độ – if the Generals cannot come to an agreement within next day then the Marines who actually led the coup against the regime would lead a countercoup..
2. Theo Minh (TVM), một số vật phẩm đã góp phần vào sự bất hòa giữa các Tướng lãnh-  these several items are contributing to the discord among the Generals.  Không một vị tướng nào vui mừng trước vụ sát hại Diệm. Điều kiện duy nhất của Tướng Nguyễn Khánh khi tham gia đảo chính là Tổng thống (Diệm) sẽ không bị giết. Các Tướng lãnh đã đồng ý rằng càng ít đổ máu càng tốt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh chỉ chiến đấu với các mục tiêu được đưa ra và tài sản sẽ không bị phá hủy.  
3. Cuộc họp của các Tướng lãnh đã chấm dứt vào lúc 03 giờ 4 phút sáng ngày 4 tháng 11 và sẽ được tiếp tục vào sau 13 giờ chiều ngày 4 tháng 11. Các Tướng lãnh không thể đi đến thỏa thuận về thành viên trong nội các. Điểm bất đồng lớn là về vai trò của Tướng Tôn Thất Đính.  Đính muốn trở thành Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Nguyên Phó Tổng thống Thơ phản đối mạnh mẽ việc chọn Đính đảm nhận vị trí này. Ngoài ra, một số Tướng lãnh ngần ngại về yêu cầu thứ hai của Đính là bổ nhiệm Tướng Đỗ Mậu làm Bộ trưởng Thanh niên. [6]

Ghi chú: Để bổ túc thông tin về  “một số vật phẩm đã góp phần vào sự bất hòa”  nêu trên, bản văn do BNG phổ biến không ghi rõ là “vật phẩm” gì, nhưng theo tác giả  VNMLQHT:” vụ ba triệu bạc mà tướng Trần Văn Đôn nhận của Trung tá Conein trong ngày 1/11/1963. …, trong Hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, tướng Đôn đã trình bày cặn kẽ số tiền kia được chia cho ai (tướng Đôn và cả tôi đều không hề sử dụng gì số tiền ấy cả) “. Theo VNMLQHT Chương 17 <Sách Hiếm net>

 Tướng Harkins  hỏi tướng Đôn về các mâu thuẫn nảy sinh sau cuộc đảo chính …

(Tướng Harkins) Tướng Đôn gọi cho tôi sáng nay. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc  với ông ta kể từ khi tướng Felt rời đi vào thứ Sáu tuần trước. Chúng tôi đã thảo luận về các kế hoạch trong quá khứ và tương lai. Tôi nói rằng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện mâu thuẫn về cuộc đảo chính và về cái chết của Diệm và Nhu, tôi muốn  biết chuyện này ra sao từ nơi ông ta….

Ông ta (Đôn) cho biết sẽ nói những gì có thể, Diệm và Nhu rời Dinh (Độc Lập) tối thứ Sáu khoảng mười giờ tối. Họ đi trong một chiếc xe hơi của một thường dân Trung Quốc đến ngôi nhà ở Chợ Lớn. Mặc dù các Tướng lãnh đã nói chuyện với Diệm và Nhu vào buổi tối, nhưng cả hai anh em họ không còn ở trong Dinh (Độc Lập) nữa. Phía Bộ  Tổng Tham Mưu/TTM  biết  ngôi nhà ở Chợ Lớn và hai người ở đó đã bị bắt vào sáng thứ Bảy. Để đảm bảo an ninh, hai ông được cho lên một chiếc M-113 và chở họ về bộ Tổng Tham Mưu. Khi về đến nơi, phát giác ra hai người đã chết. Các Tướng lãnh thực sự đau buồn vì điều này, bởi họ đã nhận được sự hứa hẹn là sẽ bảo đảm an toàn. Đôn không giải thích chuyện gì đã xảy ra, và có phải là tự sát hay không nhưng không ai lên tiếng…Đôn thừa nhận rằng ông ta và Big Minh có thảo luận về khả năng sẽ có cuộc đảo chính nhưng không quá lo ngại vì họ biết khá rõ ai là người liên quan. [7]

 Điện văn của Tổng thống Kennedy khen ngợi  Đại sứ Lodge đã hoàn thành tốt nhiệm vụ

 “Eyes only for Ambassador Lodge from the President” (6.11.1963) – Chính phủ Hoa Kỳ công nhận tài  lãnh đạo của ông trong việc phối hợp và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Mỹ tại Nam Việt Nam trong những tháng gần đây, đã mang tầm quan trọng lớn mà ông đã hoàn thành – Your own leadership… this achievement is recognized here throughout the Government.
   Bây giờ có một tân Chính phủ  mà chúng ta sắp công nhận, tất cả chúng ta phải tăng cường nỗ lực để giúp họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Như ông đã nói, mặc dù đây là nỗ lực của người Việt Nam, nhưng công việc của chúng ta là muốn cải thiện và những việc này không đến từ Chính phủ Diệm, chúng ta phải đối mặt và chấp nhận về khả năng rằng trong vai trò của chúng ta có thể khuyến khích một sự thay đổi chính phủ. Do đó, chúng ta có trách nhiệm giúp chính phủ mới này hoạt động có hiệu quả theo mọi cách có thể, và trong những tuần đầu tiên này, chúng ta có thể tạo nhiều ảnh hưởng hơn và tạo nhiều cơ hội hữu ích hơn là trong những năm qua.
    Tôi đặc biệt quan tâm đến trọng tâm chính của chúng ta là về hiệu quả hơn là sự xuất hiện trước công chúng. Nếu Chính phủ mới có thể hạn chế sự nghi kỵ giữa các thành viên của mình với nhau và tập trung sức lực vào việc làm sao giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Cộng sản và tạo niềm tin với chính người dân của mình, thời họ sẽ vượt qua mọi khó khăn. Đây là những gì chúng ta phải giúp đỡ, vì một khi không đạt hiệu quả, sẽ làm mất niềm trong dân chúng và viễn cảnh thất bại sẽ như  mối quan hệ của chúng ta với chế độ Diệm trước đây.
    Tôi chắc chắn rằng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến từ việc đánh giá toàn diện về tình hình hiện đang được lên kế hoạch cho cuộc họp tại Honolulu, và tôi mong đợi gặp riêng ông, khi ông về Hoa Thịnh Đốn để ông và tôi có thể đối diện cùng nhau duyệt  xét toàn bộ tình hình.
    Tái xác nhận sự cảm kích về công việc tốt đẹp -…appreciation for a fine job. John F. Kennedy.” [8]

Căn cứ vào các tài liệu trích dẫn trên, từ việc chính phủ Ngô Đình Diệm không chấp thuận thi hành chính sách  ” Chiến tranh chống nổi dậy/CIP ” nên  đã  không  cho Mỹ ” stationing  American  troops in Vietnam  ” để Mỹ “dùng miền Nam Việt Nam làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản“, đối đầu với Liên Xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô đề xướng;- Cũng như “lý do” chính phủ Diệm “ từ chối làm chính phủ  bù nhìn “ « Cali Today 8.10.2022»  đã dẫn đến kết quả là một ” giấy phép cấp cho quân đội miền Nam Việt Nam thành lập một băng nhóm để bắn hạ Diệm và Nhu với sự chấp thuận của Hoa Kỳ” , để rồi sau đó chính phủ  Phan Huy Quát  ” mời “ Mỹ  đổ quân vào  Việt Nam «Cali Today 27.8.2022», để Mỹ thi hành  chính sách CIP, trái ngược với đường lối của chính phủ tiền nhiệm.

Nhưng theo VNMLQHT đưa ra  nhận xét về mục đích cuộc đảo chánh: “Cho nên khi làm tròn nhiệm vụ vì dân vì nước đó trong những ngày đầu của tháng 11 năm 1963, quân đội đã được quần chúng tin tưởng và thương yêu đến độ “Hồ Chí Minh cũng phải công nhận cái uy tín lớn lao của tướng Minh và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”. Và tại Hà Nội, cấp lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt đã phải ý thức rằng: “… các tướng lãnh đã được nhân dân tin tưởng trao trọn quyền hành và tin rằng họ độc lập hơn gia đình Diệm-Nhu, vốn đã hành xử như một dụng cụ dễ bảo của chính sách Mỹ.  Hà Nội đã lý luận một cách đơn giản: ai lật đổ chế độ bù nhìn thì không thể là bù nhìn được”.  VNMLQHT chương 17 <Sách Hiếm net>.

Với chủ trương của Mỹ  dùng chiến tranh Việt nam để chia rẽ khối cộng sản, theo Asian Affairs: ” làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng” “Trong suốt thập niên 1960, sự cay đắng của mối thù Trung-Xô không có khả năng hòa giải đã sớm là yếu tố quan trọng khiến cho Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam –Do đó, nhằm  thực hiện mục tiêu  chống Liên Xô, Mỹ đã viện nhiều lý do để lật đổ  chíng phủ Ngô Đình Diệm (1963)  vì Ông “ Diem said he wanted no U. S. combat troops for any mission.” «Calitoday  27.9.2022». 

Năm 1969 Chính phủ Nixon đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thực chất là kế hoạch rút quân đội  Mỹ ra khỏi nước này. Sự kiện này  được ghi lại trong tiểu mục gọi là ” Học thuyết Nixon… ”. Trong đó viết “Chắc chắn vì lợi ích của chúng tôi, cũng như lợi ích của hòa bình và ổn định ở châu Á và thế giới, chúng tôi thực hiện những bước tiến  nhằm  cải thiện quan hệ với Bắc Kinh“. «Calitoday 13.9.2022».

Và  vì nhằm ” cải thiện quan hệ với Bắc Kinh”, năm 1975 nền đệ Nhị VNCH bị hy sinh sau chuyến thăm Trung quốc của TS Kissinger  năm 1971, để hoàn thành mục tiêu  của Mỹ là  ” làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng” – Kết quả  là Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam theo yêu cầu của Trung quốc ( I can assure you… that  we are prepared to set a date for the withdrawal of all our forces from Vietnam and Indochina as you suggested before – Biên bản phiên họp Chu-Kissinger, 9 July 1971 trang 19/47)  để hai bên cùng hợp tác ” nhốt con gấu bắc cực vào chuồng ” (Theo Mưu Lược Đặng Tiểu Bình, chương 7-b).

 « VN63 #5». Hết

Đào Văn

Nguồn:

[1]- CIA 16.12.2016: Diem Assassination Was A ‘Monstrous Blunder’pdf

[2]- BNG/ HĐANQG 29.8.1963:Memorandum of Conference With the President. 

[3]- BNG/FRUS, 02.11.1963: Telegram From the Department of State to the Embassy in Vietnam 
[4]- BNG/FRUS,  03.11.1963: Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State 

[5]- BNG/FRUS,  03.11.1963: Telegram From the Department of State to the Embassy in Vietnam

[6]- BNG/FRUS,   04.11.1963: Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the Department of State

[7]- BNG/FRUS,   05.11.1963: Telegram From the Commander, Military Assistance Command, Vietnam (Harkins) to the Chairman of the Joint Chiefs of Staff (Taylor)

[8]- BNG/FRUS, 06.11.1963: Eyes only for Ambassador Lodge from the President.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll