TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 31 December 2023

SAIGON XƯA DAKAO TÂN ĐỊNH

https://phtq-canada.blogspot.com/2023/12/saigon-xua-dakao-tan-dinh.html

Hải Đăng

NHỮNG CON ĐƯỜNG SAIGON XƯA (lâu lâu lắm)

Vào những năm 1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807-1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn thành phố Saigon vốn trước đó chỉ được đánh số thứ tự, trải qua 311 năm xây dựng và phát triển, Saigon hiện có hơn 1.500 con đường lớn, nhỏ và từ lâu đã rối như canh hẹ bởi chuyện đường trùng tên, thiếu tên đặt cho đường. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có một điểm trọng yếu là chúng ta không mặn mà với những tên gọi gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất mình đang sinh sống.

Đường Mã Lộ nằm trên địa bàn phường Tân Định, Q.1, dài chừng 120m, lộ giới 14m, bắt đầu từ đường Nguyễn Hữu Cầu (Trần Văn Thạch) đến đường Bà Lê Chân. Đường này ngắn nhưng thuộc loại rất xưa của vùng Saigon, có từ khi xây cất chợ Tân Định, năm 1928. Thời Pháp thuộc, đường này mang tên Lê Văn Duyệt. Từ ngày 16-10-1955, chính quyền Saigon đổi là đường Mã Lộ và được dùng cho đến ngày nay.

Con đường này nằm phía sau chợ Tân Định. Ngày xưa chưa có các loại xe lam, xích lô, ba gác thì phương tiện đi lại chủ yếu để người ta đi lại và chuyên chở hàng hóa là xe ngựa. Những chiếc xe thổ mộ lóc cóc từ các vùng ngoại ô: Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Tân Bình chở người và hàng về chợ bán mua. Sau khi đổ hàng, xuống khách, các xà ích cho xe ngựa tập trung ở một đoạn đường sau chợ cho ngựa nghỉ chân, ăn cỏ, uống nước, người tranh thủ chợp mắt hay túm năm tụm ba trò chuyện, chờ chợ tan lại đón hàng và người về. Lâu dần, đoạn đường này được gọi bằng cái tên thân thuộc: Mã Lộ (đường của ngựa).

Ở Q.3 có một con đường mà khi gọi tên ta đã nghe giăng mắc ô thửa, đó là đường Bàn Cờ, chạy từ đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng) đến đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản), thuộc địa bàn phường 2 và 3, dài khoảng 460m. Lịch sử tên gọi đường này cũng rất độc đáo. Năm 1910, dưới thời Pháp thuộc, TP Saigon được mở rộng về phía tây. Khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ ngang, vạch dọc như bàn cờ để phân cho dân chúng xây nhà. Thấy đường sá ở đây cắt ô như bàn cờ tướng, người ta liền gọi là khu Bàn Cờ. Con đường chính băng qua khu này mặc nhiên được gọi là đường Bàn Cờ. Theo truyền văn thì khi mới làm tuyến đường sắt Saigon – Mỹ Tho đặt ga đầu ở khu này. Đầu máy về tới đây, muốn quay lại để đi xuống Mỹ Tho, phải trướn lên một cái mâm hình tròn, quay trên một trục vững chắc để công nhân đẩy xoay đầu lại. Cái mâm ấy gọi là bàn cờ. Đường chạy qua khu có cái mâm ấy được gọi là đường Bàn Cờ.

Đăng tui mời các bạn già cho thêm ý đa tạ.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Hải Đăng

Saigon chốn cũ đường xưa

May be an image of 8 people and street

Trước nhà số 380 Phan Đình Phùng Saigon có “phong-tên” nước công cộng. Ở đó có đông người “chuyên gánh nước mướn” được bà con các hẻm xung quanh “mướn” gánh nước mỗi sáng sớm, gánh từng đôi nước về nhà. Mấy bà (cô) gánh nước khoái đọc cuốn tiểu thuyết Rặng Trâm Bầu của Lê Xuyên. Nước phong-tên ở đây được chảy từ cái sa-tô-đô (château d'eau) cũng nằm ở đường Phan Đình Phùng… và và… nếu ai… hà tiện, thì khi khát nước, cứ lại phong-tên khòm lưng mở vòi uống… chùa… Bà con gọi là “uống nước khum”.

Cùng phe gánh nước mướn ở phong-tên, cũng có mấy người “ở đợ” nhưng được gọi nghe cho… nhẹ hơn là “con sen”, sáng sớm cũng ra gánh nước về nhà cho chủ. Lúc đó và sau đó, Tân Nhạc với điệu Boléro thịnh hành trên khắp nẻo đường và có nhiều bản nhạc “hợp với tâm trạng - hoàn cảnh” nên Ca Sĩ thứ thiệt hát là rung động trái tim, nên được mấy bà chị gánh nước khoái, cứ nhè mấy bản đó hát mãi, tiếng ca “nhảo nhẹt” mà hát… hoài hoài hỏng biết chán, bà con nghe riết phát nhàm…

Dần dà, cộng thêm mấy chị… ma-ri-sến làm sở Mỹ”, rồi dân vũ nữ quán Bar, phòng trà… thuộc loại quá “date”… cũng hát những bản điệu Boléro thịnh hành! Ma Ri Sến thất nghiệp cũng về gánh nước và cũng hát “bản tủ” như mấy chị kia… Cứ hát riết, phát ngấy, bà con gọi giọng hát đó là… giọng rên… ma ri sến!!!

Mấy chị… sáng sớm vừa chờ nước vô thùng vừa hát tân nhạc véo von, chỉ có vài bài tủ, mấy chị cứ hát riết nghe… phát mệt… (Đã vậy, nó còn “cộng hưởng” rồi “trùng tên” với… cái vụ con gái rơi của ngài thượng sĩ – tổng thống da đen Jean-Bédel Bokassa bên châu phi, tên cô là Mary. Cô Mary gái lai đen nầy ở vùng Ngã Năm chuồng chó, ngài tông-tông Bocasa nhờ báo Trắng Đen tìm dùm, thế là cô Mary… trở thành ngọc ngà châu báu) Và “miệng thế gian”… đặt cho chết tên cho giọng ca… mới nổi, giọng ma-ri-rến! Giọng marisến… làm mệt lỗ tai… thính giả! Hát “bản nhạc tủ” miết, làm cho nó… lờn, tới độ, bà con nằm nhà hay đi ngang… nghe… thì biết là tiếng hát của con Sến nào!!! Khi ở nhà bà chủ, tên là Con Sen, sau đó, nàng ra Vũng Tàu làm “ma ri sến”… ở mấy cái Bar Thiên Thai, Ạc-ăng-Sen (Arc En Ciel) ở Bãi Trước. Vì vậy, giọng ca con sen hay con sến… đều như nhau… Và bà con… giận, khi nghe hoài mấy bản nhạc “tủ”, nên nói: – Mấy con nhỏ đó… là sến nướng… nên ca hoài!!! – Mấy con sến đó… ca đi ca lại miết, nghe mệt thấy mẹ!!!

Ở đầu đường Phan Đình Phùng, có nhà số 3 đó là Đài Phát Thanh Saigon. Ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt có tòa đại sứ Miên, bên kia đường là cây xăng rất lâu đời và ở ngã tư nầy, năm 63 hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Cũng ở ngã tư nầy, có tiệm cơm tàu, ở đây có món “cơm thố”… ngon bá chấy!!! Cơm thố được hấp trong cái xửng tre có cả chục ngăn, thố là chén nhỏ rí, chừng 3 muỗng cơm, vì vậy, ăn xong, thố chất 1 chồng 15 cái… cao như núi!!! Một số… dân chơi cầu 3 cẳng, loại tứ hải giai huynh đệ… tới ăn cơm thố ở đây, ý là, để khoe chồng thố cao nghệu… để “lấy le” với thiên hạ… đó nha bà con!!!

Theo Dân Saigon xưa

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

----- Forwarded Message -----
From: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Sent: Sunday, December 24, 2023 at 11:40:32 a.m. EST
Subject: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An. Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Xưa kia, khi còn ở trong nước, đi ngang qua một địa phương, có người tự hỏi tại sao có quá nhiều nhà thờ, khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo khổ?

Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các nhà thờ xưa kia, mà có vẻ đồ sộ hơn, còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo.

Cớ sao các vị tu sĩ không nhớ lại là khi đi tu, trong tâm chỉ xin Đức Chúa cho được hằng ngày đủ dùng, Đức Phật cũng dạy con người phải biết tri túc để sống đời an vui hạnh phúc.

Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc. Nghĩa là: Người nào biết đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy yên vui. 

Khi đủ sống rồi thì người tu phải làm gì để giúp đỡ người nghèo khổ, người cầu học chánh pháp, người muốn giác ngộ và giải thoát.

Như thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao về lòng bác ái, tâm từ bi, thương người như thể thương thân.

Ngày xưa Đức Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một bát, một cà sa, đi từng nhà này qua nhà khác để khất thực: «Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»

(Một bát ngàn nhà xin cơm. Đơn thân muôn dặm độc hành).
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.

Đây chính là điểm quan trọng nhất mà các tu sĩ nhất định nên làm, phải làm.

Hình ảnh Đức Phật đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp thâm thúy nơi thân giáo của Ngài. Vài người chưa kịp hiểu ý nghĩa cao thượng về pháp khất thực đã vội có tư tưởng và lời nói không hay. Mỗi tu sĩ Phật giáo, nếu có cái nhìn sâu sắc, thì chính mỗi vị là một ngôi chùa di động

vì trong họ có đủ Tam bảo Phật, Pháp, Tăng.

Tâm sáng suốt chính là Phật. 
Tâm chân chánh chính là Pháp.
Tâm thanh tịnh chính là Tăng. 

Ba tâm đó nói chung mọi người đều có - không phân biệt tôn giáo - người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều có. Tam Bảo không nằm ngoài Bản Tâm. Họ chỉ cần tu tập, xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân thì ngôi chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành. Nơi đâu cũng là đạo tràng, cũng là thiên đàng, cũng là niết bàn. Ngôi chùa bên ngoài chỉ là phương tiện để hoằng pháp, chứ không phải là cứu cánh của người tu. Người tu - dù là tu sĩ hay cư sĩ - đi đến chùa là để học hiểu chánh pháp, đặng áp dụng trong đời sống thức tế hàng ngày, chứ không phải để cầu nguyện suông được vãng sanh cực lạc, mà chẳng tìm học và áp dụng những điều đức Phật dạy. Do đó, người tu sĩ nhận của cúng dường, bố thí từ nơi bá tánh, phải luôn luôn nhớ bổn phận tự tu, tự độ chính bản thân và giúp mọi người. 
JOY AND HAPPINESS ARISE FROM LETTING GO 
JOY AND HAPPINESS ARISE FROM LETTING GO 
JOY AND HAPPINESS ARISE FROM LETTING GO
KÍNH MỜI THAM KHẢO