Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Qua sự việc chính quyền Taliban, xứ A Phú Hãn (Afghanistan), phá hủy các tượng Phật cổ ngàn năm, có người thắc mắc: Phật giáo chưa từng đi xâm chiếm bất cứ nước nào, nhưng ở điểm này sẽ hiểu thế nào về: "Nhân nào quả nấy"?
Phật giáo đại thừa phải chăng không thiết thực, nên dễ bị những nước khác xâm chiếm, bởi vì các nước Hồi giáo hiện nay là của Phật giáo đại thừa trước kia. Và tình trạng của Phật giáo Tây Tạng ngày nay?
* * *
Trước hết, chúng ta chia câu hỏi trên đây thành bốn phần, để tìm hiểu được rõ ràng:
1) Luật nhân quả.
2) Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.
3) Phật giáo đại thừa và tiểu thừa.
4) Phật giáo Tây Tạng.
1) Luật nhân quả.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về luật nhân quả. Luật nhân quả thường được tóm gọn bằng bốn chữ: "Nhân nào quả nấy". Thực đúng như vậy, trên phương diện khoa học thực nghiệm, nếu gieo hạt nhân cam, sau một thời gian, chúng ta có được cây cam và sẽ gặt được quả cam, cộng thêm với một số điều kiện cần thiết, thường được gọi là trợ duyên, chẳng hạn như: phân bón, ánh nắng, nước tưới, thuốc trừ sâu, công chăm sóc. Không thể nào có chuyện gieo nhân cam ngọt lại gặt quả chanh chua, hoặc ngược lại.
Luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Có khi gieo nhân trong quá khứ, hiện tại mới gặt quả. Có khi gieo nhân trong hiện tại, gặt quả ngay trong hiện tại. Có những gieo nhân trong hiện tại, vị lai mới gặt quả. Thí dụ như: gieo nhân tu tập lâu dài, một cách kiên tâm trì chí, mới gặt được kết quả cuộc sống an lạc hạnh phúc, cao hơn nữa, đạt được giác ngộ và giải thoát. Trái lại, sinh sự sự sinh, đánh người người đánh, chơi dao đứt tay, chơi lửa phỏng lửa, ngay trong hiện tại, cho nên thường được gọi là quả báo nhãn tiền.
Tuy nhiên, có người gieo nhân thiện lành, trong hiện tại, như là: tụng kinh, niệm Phật, đi chùa, bố thí, cứu người, giúp đời, ăn hiền, ở lành, hiếu thảo, nhưng thường gặp phải những quả chẳng lành, trong hiện tại, như là: xui xẻo, tai nạn, thất bại, con cái hư hỏng, gia đạo bất hòa, cửa nhà suy sụp.
Trái lại, có người gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, như là: trộm cắp, gian giảo, lừa đảo, ngậm máu phun người, vu khống cáo gian, sang đoạt của cải, tâm địa hiểm độc, đâm bị thóc thọc bị gạo, làm nhiều việc thất nhơn ác đức, nhưng lại gặp nhiều quả tốt lành, trong hiện tại, như là: giàu sang, quyền thế, ăn nên làm ra, sự nghiệp phát triển, thế lực ngày càng lớn lao, địa vị ngày càng vững mạnh.
**Trường hợp gieo nhân lành trong hiện tại, nhưng quả lành chưa kịp trổ ngay hiện tại. Trong khi đó, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả báo. Thêm nữa, nhiều người tu mà không học, chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, làm lành, nhưng không thấu hiểu giáo lý một cách rõ ràng, để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Nhiều khi làm được một vài việc lành, như là: giúp người một việc, trích dẫn một bài kinh, tìm giúp một cuốn sách, rồi đâm ra kênh kiệu, ngã mạn, tưởng rằng đã làm phước nhiều rồi, đòi được đền đáp, đòi được trân trọng! Tụng kinh niệm Phật, mà không biết đối xử từ bi hỷ xả, không áp dụng giáo lý trong cuộc sống hằng ngày, thì trách sao gia đạo chẳng bất hòa, con cái chẳng hư hỏng, người khác chẳng trân trọng!
**Trường hợp sau, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, nhưng quả báo chưa kịp trổ ngay hiện tại. Trong khi đó, gieo nhân lành trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả lành. Tuy nhiên, khi những quả lành chấm dứt, nghĩa là phước báo hết, con người phải đền trả những nghiệp báo xấu ác, chẳng lành, đã tạo hiện tại hay trước đây.
Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi đọc tin tức về một nhà triệu phú bị khánh tận tài sản, vợ con phản phúc, bạn bè trở mặt, đến nỗi phải quyên sinh, tự vẫn để thoát nợ đời! Hoặc tin tức về các nhà lãnh đạo chính trị, hay tôn giáo, bị lật đổ, bị đão chính, bị ám sát, bị hành hình thê thảm, chết không chỗ chôn thây! Hoặc tin tức về các công nương, quận chúa, hoàng tử gặp tai nạn trên xa lộ, chết chẳng toàn thây, gặp tai nạn trên biển cả, chết mất luôn xác!
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dù cho lên non, xuống biển vào hang,
nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người,
như hình với bóng, không ai có thể,
tránh được thoát được.
2) Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.
Hiểu rõ luật nhân quả như trên, chúng ta biết ngay rằng: việc chính quyền Hồi giáo Taliban xứ Afghanistan hiện tại (năm 2001) cho phá hủy các tượng Phật cổ, không phải là "quả của nhân thiện lành, chưa từng xâm chiếm bất cứ nước nào" trước đây.
Chúng ta nên thấu hiểu rằng: Luật nhân quả luôn luôn đúng trong ba thời, không hề sai chạy, không có ngoại lệ. Chỉ hiềm một nỗi, chúng ta chưa đắc Phật nhãn, để thấy rõ tường tận, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã ba, ngã tư đường, mà thôi! Cho nên, chúng ta không nên khẳng định: đâu là nhân, đâu là quả, trong trường hợp này!
Chỉ có những tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc khéo, nét thanh tịnh, đáng được chiêm ngưỡng, thờ phượng. Các tượng Phật hay tranh Phật bị hư hỏng, bị mối mọt gặm nhấm, mất trang nghiêm, cần nên hủy bỏ. Có nhiều Phật Tử không nắm vững giáo lý, không dám hủy bỏ đi, cứ thắc mắc, động tâm mãi về chuyện này! Thêm nữa, chúng ta nên biết mọi sự sự vật vật trên thế gian này có hình tướng, chẳng hạn như là: cái bàn, cái nhà, tượng Phật, quả đất, đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không.
Nghĩa là: tượng Phật cổ thành hình do công sức xây dựng của con người có tâm thành trước đây, trụ thế được hai ngàn năm nay, đã tới thời kỳ bị hư hoại với thời gian, với nắng mưa, và giờ đây trở về hư không, cũng do công sức phá hoại của con người. Thành trụ hoại không, còn được biết là: sinh, trụ, dị, diệt. Thế thôi! Chúng ta không nên bận tâm, không nên động tâm về những chuyện xảy ra trên thế gian như vậy.
Nghĩa là: tượng Phật cổ thành hình do công sức xây dựng của con người có tâm thành trước đây, trụ thế được hai ngàn năm nay, đã tới thời kỳ bị hư hoại với thời gian, với nắng mưa, và giờ đây trở về hư không, cũng do công sức phá hoại của con người. Thành trụ hoại không, còn được biết là: sinh, trụ, dị, diệt. Thế thôi! Chúng ta không nên bận tâm, không nên động tâm về những chuyện xảy ra trên thế gian như vậy.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.
Nghĩa là: Phàm ở đời, cái gì có hình tướng thảy đều là hư vọng, là vô thường, không tồn tại vĩnh viễn, chính là nghĩa như vậy. Ngay xác thân tứ đại của Ðức Phật Thích Ca cũng phải đem đi thiêu, sau khi nhập diệt. Các đệ tử đã chuyển niềm tiếc thương ngậm ngùi thành sức mạnh, đem chánh pháp truyền bá đến muôn người, thuộc muôn thế hệ sau, cho được lợi ích không thể nghĩ bàn. Nhờ đó, chánh pháp được lưu truyền mãi mãi cho đến ngày nay và ngàn sau.
Chúng ta nên biết rằng: Con người chỉ có khả năng hủy diệt tượng Phật, dù bằng vàng, bằng đá, bằng đồng, hay bất cứ vật liệu nào, chứ chẳng ai tiêu diệt được Phật Tánh. Tại sao như vậy? Bởi vì, Phật Tánh không có hình tướng và mọi người đều có Phật Tánh một cách bình đẳng.
Chúng ta nên biết rằng: Con người chỉ có khả năng hủy diệt tượng Phật, dù bằng vàng, bằng đá, bằng đồng, hay bất cứ vật liệu nào, chứ chẳng ai tiêu diệt được Phật Tánh. Tại sao như vậy? Bởi vì, Phật Tánh không có hình tướng và mọi người đều có Phật Tánh một cách bình đẳng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy:
Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật Tánh.
Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.
Ðây chỉ là cách gọi các tông phái Phật giáo truyền đi từ các miền của xứ Ấn Ðộ, qua các xứ sở lân cận ở châu Á, còn được gọi là: Bắc tông và Nam tông. Phật giáo đại thừa, còn được gọi là Phật giáo phát triển, bởi vì, du nhập vào bất cứ quốc độ nào, Phật giáo phát triển một cách hòa bình, hội nhập với văn hóa địa phương, không có sự tranh chấp hay kỳ thị, thường biến thành Phật giáo của xứ sở đó. Chúng ta thấy có Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Ấn Ðộ, đều có bản sắc riêng biệt.
Phật giáo tiểu thừa, còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy, chủ trương giữ nguyên cách hành đạo thời Ðức Phật còn tại thế, cũng truyền bá một cách bình yên, an lạc, như là: Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Ðiện, Phật giáo Ai Lao, Phật giáo Cao Miên.
Dù là tông phái nào, Bắc tông hay Nam tông, nói chung Phật giáo đều có tính thiết thực, thực tế, có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày, dù là Phật Tử hay không phải là Phật Tử, để thăng hoa cuộc sống, chuyển hóa tâm linh, biến bất an thành an lạc, biến khổ đau thành hạnh phúc.
Phật giáo chủ trương con người phải tự cất bước trên con đường tu tâm dưỡng tánh, không có bất cứ ai làm thay mình được. "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", đó là sự thực công bằng tuyệt đối. Khi thực hành đến mức độ rốt ráo, ba la mật, chúng ta sẽ thấy mọi sự sự việc việc đều dung thông vô ngại, lý sự viên dung. Ðức Phật chỉ cứu độ con người hữu duyên, tức là con người chịu tu học theo đúng chánh pháp, chứ không cầu nguyện van xin, để được Ðức Phật ban ơn cứu giúp. Tại sao như vậy? Bởi vì, van xin cầu nguyện thực sự có được gì đâu, chỉ làm cho con người được an tâm, bình an trong tâm hồn, trong khoảng thời gian bị nhiệt não mà thôi.
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi.
Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.
Nghĩa là: mọi người phải tìm hiểu, học hỏi chánh pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã. Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Trong Phật giáo, đó là: tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát. Ðó chính là tính thiết thực của Phật giáo vậy.
4) Phật giáo Tây Tạng.
Còn việc các nước trước đây theo Phật giáo, nay biến thành Hồi giáo, mọi việc thay đổi, đổi thay chỉ chứng minh cuộc đời là vô thường, đúng lời Ðức Phật đã dạy trong kinh điển mà thôi. Riêng Phật giáo Tây Tạng gặp nạn phải lưu vong, đó là việc bất hạnh. Tuy nhiên, trong cái bất hạnh có cái hạnh lành, trong cái rủi có cái may, trong cái xui có cái hên, đó là: Phật giáo Tây Tạng hiện nay phát triển mạnh tại khắp nơi trên thế giới. Cũng như người Việt chúng ta sống khắp nơi trên thế giới hiện nay, không có gì gọi là: tủi nhục hay không tủi nhục. Tủi nhục hay an lạc không hẳn tùy thuộc nơi chốn, hay hoàn cảnh, mà tùy thuộc vào tâm thức của con người. Tâm còn nhiều loạn động, con người còn thấy tủi nhục và đau khổ. Tâm được bình an, thiền định, con người cảm thấy an lạc tự tại.
Trong kinh sách có câu: "Tùy theo chỗ ở thường an lạc".
Chúng ta thoát ra khỏi cảnh giới nhị biên đó, sẽ tìm được hướng tích cực, đó là: đem nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực, từ mọi nguồn trên khắp thế giới, về phục vụ quê hương tổ quốc, khi hội đủ nhân duyên thuận tiện. Ðó là cách chúng ta chuyển hóa nhân chẳng lành thành quả lành.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Ðức Phật có dạy: Nhất thiết duy tâm tạo.
Nghĩa là: cảnh giới thiên đàng niết bàn hay địa ngục trần gian, tất cả đều tùy thuộc vào tâm trạng của con người, do chính tâm của con người tạo ra. Chẳng hạn như là: muốn được tâm Phật thì tự mình phải bỏ tâm ma. Muốn được yên ổn thì tự mình phải bỏ tâm hay gây sự. Bởi vì, sách có câu: "sinh sự thì sự sinh". Do đó, đạo Phật mới có tam tạng kinh điển, chỉ dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn, để giúp đỡ con người được giác ngộ và giải thoát.
Tóm lại, các điểm sau đây chính là tính cách thiết thực của đạo Phật, mà Ðức Phật dạy trong các kinh điển:
Hãy chuyển hóa phiền não khổ đau thành an lạc hạnh phúc.
Hãy chuyển hóa phiền não khổ đau thành an lạc hạnh phúc.
Hãy chuyển hóa thế gian ta bà khổ thành cõi tự tại niết bàn.
Hãy chuyển hóa phàm phu vô minh thành bực giác ngộ,
chánh đẳng, chánh giác. _
ÔNG ẤY CẦN TÔI
Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già . Cô nói : "Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!"
Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, siết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi.
Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn.
Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên thì chàng này hỏi cô rằng: "Ông ấy là ai vậy? tên là gì?"
Cô y tá ngạc nhiên: "Tôi tưởng ông ta là cha anh?"
Chàng thanh niên trả lời: "Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây".
Cô y tá kêu lên: "Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây"!
Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá, cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”
Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, siết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi.
Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn.
Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên thì chàng này hỏi cô rằng: "Ông ấy là ai vậy? tên là gì?"
Cô y tá ngạc nhiên: "Tôi tưởng ông ta là cha anh?"
Chàng thanh niên trả lời: "Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây".
Cô y tá kêu lên: "Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây"!
Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá, cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”
BÀI CẢNH TỈNH NGUYỆN TÂM CA
THIỀN VIỆN ĐẠI ĐĂNG
Ai đã đến như lời xưa hẹn ước,
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.
Cuộc hành trình lăn lóc mãi chưa ngơi,
Người còn khổ ai còn đây chí nguyện,
Xót thương đời đảo điên mê chấp luyến,
Huyễn thân nay xin chấp nhận thương đau.
Ai có biết trần gian tuồng mộng ảo,
Mãi đam mê đuổi bắt bóng chiều tà,
Cuốn theo ghềnh bao bọt bóng phù hoa,
Làn hương thoảng nhạt nhòa theo sương khói.
Hoa tươi thắm lúc bình minh nắng mới,
Chóng phai tàn khi bóng ngã tà dương,
Giấc Nam Kha sực tỉnh đoá vô thường,
Nghe thương xót bao người đang đắm đuối.
Đêm trở giấc ngậm nguồi trong tiết nuối,
Mộng liêu trai rụng vở ánh trăng tà,
Cuộc tình nồng theo giọt đắng phôi pha,
Lòng giá buốt bản tình ca héo hắc.
Đời tan hợp vui buồn duyên được mất,
Danh lợi tình đâu chắc thật bền lâu,
Mãi tranh đua chen lấn giật dành nhau,
Gây bao mối thương đau sầu chất ngất.
Hãy thức tỉnh bước lên đường giải thoát,
Gót phong trần xin dừng bước lang thang,
Được gì đâu khi tỉnh giấc kê vàng,
Nghe chua xót bàng hoàng tim buốt giá.
Ôi bảo tố phong ba đời nghiệt ngã,
Dấy điêu linh thống khổ cuộn dòng đời,
Dìm bao người đắm đuối biển mù khơi,
Bao khác vọng tan tành theo mây nước.
Ai đã đến như lời xưa hẹn ước,
Dù gian truân khó khổ quyết không lơi,
Dong thuyền từ đưa chúng vượt dòng khơi,
Soi đuốc tuệ dẫn người qua bến giác.
Hãy xây lên giữa cuộc đời đổ nát,
Một lâu đài giải thoát vượt tam thiên,
Giữa trần gian đầy khổ não ưu phiền,
Đem trái giác hạt thiền ban rải khắp.
Bài hợp tấu đợi duyên người phúc đáp,
Bản tình ca hòa nhịp điệu cùng anh,
Đàn không dây vang điệp khúc vô sanh,
Sáo không lỗ vọng lên bài bất tử.
Ôi vi diệu bài ca không ngôn ngữ,
Nghe được rồi sanh tử hết tương can,
Khắp nẽo đuường nhân thế mộng trần gian,
Nguyện chia sẽ lắng nghe không từ khước.
Và ai đến như lời xưa hẹn ước,
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.
Cuộc hành trình lăn lóc mãi chưa ngơi,
Người còn khổ ai còn đây chí nguyện,
Xót thương đời đảo điên mê chấp luyến,
Huyễn thân nay xin chấp nhận thương đau.
Ai có biết trần gian tuồng mộng ảo,
Mãi đam mê đuổi bắt bóng chiều tà,
Cuốn theo ghềnh bao bọt bóng phù hoa,
Làn hương thoảng nhạt nhòa theo sương khói.
Hoa tươi thắm lúc bình minh nắng mới,
Chóng phai tàn khi bóng ngã tà dương,
Giấc Nam Kha sực tỉnh đoá vô thường,
Nghe thương xót bao người đang đắm đuối.
Đêm trở giấc ngậm nguồi trong tiết nuối,
Mộng liêu trai rụng vở ánh trăng tà,
Cuộc tình nồng theo giọt đắng phôi pha,
Lòng giá buốt bản tình ca héo hắc.
Đời tan hợp vui buồn duyên được mất,
Danh lợi tình đâu chắc thật bền lâu,
Mãi tranh đua chen lấn giật dành nhau,
Gây bao mối thương đau sầu chất ngất.
Hãy thức tỉnh bước lên đường giải thoát,
Gót phong trần xin dừng bước lang thang,
Được gì đâu khi tỉnh giấc kê vàng,
Nghe chua xót bàng hoàng tim buốt giá.
Ôi bảo tố phong ba đời nghiệt ngã,
Dấy điêu linh thống khổ cuộn dòng đời,
Dìm bao người đắm đuối biển mù khơi,
Bao khác vọng tan tành theo mây nước.
Ai đã đến như lời xưa hẹn ước,
Dù gian truân khó khổ quyết không lơi,
Dong thuyền từ đưa chúng vượt dòng khơi,
Soi đuốc tuệ dẫn người qua bến giác.
Hãy xây lên giữa cuộc đời đổ nát,
Một lâu đài giải thoát vượt tam thiên,
Giữa trần gian đầy khổ não ưu phiền,
Đem trái giác hạt thiền ban rải khắp.
Bài hợp tấu đợi duyên người phúc đáp,
Bản tình ca hòa nhịp điệu cùng anh,
Đàn không dây vang điệp khúc vô sanh,
Sáo không lỗ vọng lên bài bất tử.
Ôi vi diệu bài ca không ngôn ngữ,
Nghe được rồi sanh tử hết tương can,
Khắp nẽo đuường nhân thế mộng trần gian,
Nguyện chia sẽ lắng nghe không từ khước.
Và ai đến như lời xưa hẹn ước,
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.
LUẬT NHÂN QUẢ
CHO TRỌN NIỀM VUI MÙA VU LAN
THẬP ĐẠI NGUYỆN PHỔ HIỀN BỒ TÁT
ĐẠO PHẬT VÀ SỰ KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG
TAM TUỆ HỌC VÀ TAM VÔ LẬU HỌC
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
ÂN OÁN CÕI ĐỜI
BÁT NHÃ TÂM KINH