Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM HIỆN TẠI
Đại-Lão Hòa-Thượng Thích-Thanh-Từ
A. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ BÌNH DÂN
Người
bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt
được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu,
nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu
đạt nổi. Người bình dân thời giờ hiếm hoi, tâm hồn bình dị, làm sao hiểu
thấu được những lẽ siêu thoát của Phật dạy. Do đó, họ có những tin hiểu
sai lầm như sau:
1.- THIÊN HÌNH THỨC NGHI LỄ
Người
bình dân đến với Phật giáo chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Qui y
là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Cho nên
trong gia đình có đứa bé ấm đầu là chạy thỉnh thầy Trụ trì về nhà cầu
an. Nếu trong thân quyến có tang, đến ngày tuần thất thì thỉnh thầy về
nhà tụng kinh suốt đêm. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong
đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì
phước càng lớn. Đi chùa những ngày sóc, ngày vọng để cúng kính lễ bái,
ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm tu hành rất giản dị, ai
thường cúng kính là người đó tu nhiều. Ông thầy Trụ trì nào thường tổ
chức cầu an, cầu siêu, cúng cô hồn, cúng sao... là ông thầy ấy tu hành
tinh tấn.
Người Phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ cho
là người Phật tử thuần thành chân chánh. Xuất tiền in kinh ấn tống thì
chọn ròng rặt các nghi thức cầu an, cầu siêu, kinh Tam Bảo, Địa Tạng
v.v... Nếu ai giới thiệu ấn tống quyển “Lịch sử Phật giáo” cần thiết
hoặc “Những bài giảng” có giá trị thì họ lắc đầu từ chối, bảo rằng: “Ấn
tống sách đó thì ít phước!” Bởi nhận định này nên Phật giáo càng ngày
càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.
2.- TIN PHẬT NHƯ VỊ THẦN LINH
Người
bình dân đến với đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm
giác ngộ. Người ta nghĩ rằng: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ cho.
Vì vậy ngày bình không cần đến chùa, chờ khi cần cầu xin một việc gì mới
mang hương đăng đến chùa cầu nguyện. Thật là:
Hữu tật thì bái tứ phương,
Vô tật đồng hương chẳng mất.
Vô tật đồng hương chẳng mất.
hoặc:
Nghiêng vai ngửa vái Phật trời,
Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.
Quan
niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy,
người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì
cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu
trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ
là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. Hết linh ứng thì họ bỏ
không theo nữa, dù Phật cũng thế. Do đó, trong dân gian những cốt Cô,
cốt Cậu đều được Phật tử tín ngưỡng qui y. Vì những Cô, Cậu ấy đã báo
cho họ biết những tai nạn sắp đến và đã cho bùa chú để họ dán trong nhà
khiến con cháu mạnh giỏi, làm ăn phát đạt. Niềm tin Phật như vậy, họ rất
dễ tin mà cũng rất dễ bỏ, nếu một sở nguyện được thành, hoặc không toại
nguyện.
3.- TIN PHẬT QUA NHỮNG HÌNH THỨC TÀ GIÁO
Có
những người đến với Phật, không do hiểu Phật pháp mà nhờ ông Đồng, bà
Cốt mách phải qui y Phật sẽ khỏi tai nạn chẳng hạn, họ liền đến chùa xin
qui y. Hoặc có người do xin xăm hay bói quẻ, trong xăm quẻ dạy theo
Phật hay thờ Phật thì mọi sự an lành..., họ liền phát nguyện qui y Phật.
Hoặc vị Trụ trì có học bùa chú trừ ma ếm quỉ, người có con bệnh đến
nhờ thầy trị chữa, nếu con lành bệnh liền xin qui y Phật...
B. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA GIỚI TRÍ THỨC NGHIÊN CỨU PHẬT
Đa
số người trí thức gần đây chịu khó nghiên cứu Phật giáo, tìm thấy những
triết lý cao siêu trong Tam Tạng giáo điển, họ tỏ vẻ thích thú; nhưng
nhìn lại hình thức cúng kính, nghi lễ trong chùa chiền, họ cực lực phản
đối, cho đó là sự sai lạc lớn lao đáng trách. Giới trí thức y cứ những
điểm như sau để phàn nàn Phật giáo hiện tại.
1.- CĂN CỨ LÝ NHÂN QUẢ
Căn
cứ lý nhân quả, mình gây nhân thì mình chịu quả, dù cha con cũng không
thay thế nhau được, huống là kẻ khác. Nhân đã gây thì quả phải chịu;
nguyện cầu, cúng tế, làm phước... của người khác không liên hệ gì đến
người này cả. Như A ăn thì A no, không thể A ăn mà B no được. Vì
thế, những người khuyên cầu nguyện, cúng dường, bố thí... chỉ gây thêm
sự mê tín dị đoan, trong Phật giáo không thừa nhận điều đó. Bởi nhận xét
trên, nên giới trí thức cực lực phản đối việc cúng dường, cầu
nguyện..., cho hành động như thế là sai Phật pháp, là bị nhóm người tu
lợi dụng.
2.- CĂN CỨ THUYẾT VÔ NGÃ, VÔ TRƯỚC
Nhìn
vào Phật giáo thấy thuyết vô ngã, vô trước thật là hệ trọng. Nếu người
tu không phá được ngã chấp thì không sao giải thoát được. Muốn dứt ngã
chấp thì tự mình phải lắm công phu trừ diệt. Không ai có thể làm cho ai
được giải thoát, nếu người ấy không dứt trừ ngã chấp thật sự. Người
không tự cố gắng phá trừ ngã chấp, mà sau khi chết, trong thân quyến
thỉnh chư Tăng đến cầu siêu, mong được giải thoát thật là điều vô lý.
Phật
giáo nhằm vào tự lực, mỗi người phải tự độ lấy, đừng ỷ lại vào ai cả.
Dù đức Phật cũng không thể cứu độ chúng ta được, nếu chúng ta không tu.
Như vậy, làm gì có do tụng kinh mà độ được các vong linh. Nếu người chủ
trương tụng kinh cầu siêu, độ được các vong linh, đó là tà đạo chớ không
phải Phật giáo. Bởi
y cứ những điểm giáo lý như trên, giới trí thức nghiên cứu Phật giáo
rất bất bình việc thực hành tu tập của tín đồ và chư Tăng hiện tại. Cho
rằng tín đồ mù quáng đi sai lạc, chư Tăng lợi dụng để no cơm ấm áo.
C. DUNG HÒA
Hai
thái độ trên không khéo trở thành cực đoan. Một bên nặng phần tín
ngưỡng, thiên về hình thức cung kính, quên lãng phần tự tu, không chịu
học hỏi giáo lý. Một bên thiên về triết lý, chú mục vào triết lý, bỏ sót
phần tín ngưỡng. Phật giáo còn tồn tại đến ngày nay là do bao trùm cả
triết lý và tín ngưỡng. Nếu bỏ mất một trong hai phần thì Phật giáo
không còn là Phật giáo nữa. Cho nên những người chấp một cách cực đoan
trong hai thái độ trên đều là sai lầm.
1.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NẶNG PHẦN TÍN NGƯỠNG
Người
tu theo đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm,
hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chân chánh. Chính khi đứng chắp tay
tụng kinh hay lễ Phật, chúng ta cũng thấy biểu lộ đầy đủ ý nghĩa này.
Người Phật tử đứng trong điện Phật, hai tay chắp lại theo hình hoa sen
búp, gọi là Liên hoa ấn, để ngay giữa ngực, ngay quả tim, nói lên tâm tư
thanh tịnh. Mắt nhìn xuống cốt phản tỉnh, tự quán sát nội tâm mình.
Thân ngay thẳng trang nghiêm, miệng tụng kinh, niệm Phật, để biểu lộ
thân thanh tịnh và khẩu thanh tịnh.
Hình
thức nghi lễ ấy không có nghĩa là cầu xin, ỷ lại vào đức Phật, mà chỉ
cần yếu giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh. Bởi thiếu khung cảnh trang nghiêm,
chúng ta muốn kềm thúc thân tâm thanh tịnh rất khó khăn, nên hình thức
nghi lễ là phương tiện giúp chúng ta thực hiện được điều ấy. Đừng lầm
rằng Phật ban cho ta sự thanh tịnh. Chính Phật đã dạy:
Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta,
làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta.
Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta,
chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được. (Kinh Pháp Cú, bài 165, Thượng tọa Trí Đức dịch)
làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta.
Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta,
chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được. (Kinh Pháp Cú, bài 165, Thượng tọa Trí Đức dịch)
Lại làm lành làm dữ cũng tại ta thì Phật
đâu ban phước, giáng họa cho ta được. Cho nên quan niệm Phật như vị thần
linh thật là sai lầm. Người Phật tử phải nhằm vào tự lực nhiều hơn.
Kinh Pháp Cú chép:
Chính tự mình làm chỗ nương cho mình,
chớ người khác làm sao nương được?
Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu. (Kinh Pháp Cú, bài 160)
chớ người khác làm sao nương được?
Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu. (Kinh Pháp Cú, bài 160)
Tuy nhiên, người Phật tử vẫn phải cúng
dường, lễ bái Phật, nhưng cúng dường Phật là để phát thiện tâm, lễ bái
Phật là tỏ lòng khát khao giải thoát giác ngộ. Không nên có quan niệm
cúng dường Phật cầu Phật ban ơn, lễ bái Phật cầu Ngài tha tội. Dù cho lễ
Phật sám hối cũng không có nghĩa cầu tha tội. Đó chẳng qua nhờ Phật làm
đối tượng để phát tâm ăn năn chừa cải và hổ thẹn. Có biết như thế thì
sám hối mới hết tội.
Chúng ta hãy trả đức Phật trở về vị trí của Ngài là bậc “Đạo sư”. Chúng ta cũng phải tu tập đúng với tinh thần Phật tử là tự độ, độ tha. Đừng bao giờ xem đức Phật đủ cả quyền năng ban phước, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội đức Phật và cũng không phải là người Phật tử.
Chúng ta hãy trả đức Phật trở về vị trí của Ngài là bậc “Đạo sư”. Chúng ta cũng phải tu tập đúng với tinh thần Phật tử là tự độ, độ tha. Đừng bao giờ xem đức Phật đủ cả quyền năng ban phước, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội đức Phật và cũng không phải là người Phật tử.
2.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NGHIÊNG VỀ TRIẾT LÝ
Người
trí thức thiên trọng phần triết lý nên thấy sự lễ bái, cúng dường, cầu
nguyện... đều không chấp nhận, mà lại phản đối. Cho rằng Phật giáo hoàn
toàn tự lực, không bao giờ nương tựa vào cái gì bên ngoài. Nếu Phật giáo
chỉ dạy một bề như thế thì những người đầy đủ ý chí, giàu nghị lực mới
tu được, còn những người thiếu ý chí, kém nghị lực không thể tu theo đạo
Phật sao? Như thế, Phật giáo không có ý nghĩa khế cơ rồi. Vì hạng người
đầy đủ ý chí, giàu nghị lực rất hiếm trong xã hội này. Cho nên, cái
nhìn cực đoan như vậy đưa Phật giáo đến chỗ khô khan, cô quạnh.
Hơn
nữa, nơi mỗi con người chúng ta đều có hai phần, tình cảm và lý trí.
Nếu có người chỉ thuần tình cảm, không có lý trí thì họ chìm đắm trong
biển thương yêu mê hoặc. Ngược lại có người ròng rặt lý trí, không có
tình cảm thì họ khô khan cô độc. Con người ví như cây trồng xuống đất,
tình cảm là chất nước, lý trí như ánh nắng. Thiếu một trong hai thứ ấy,
cây nhất định không sanh trưởng được mà phải khô héo lần. Một tôn giáo
cũng thế, triết lý và tín ngưỡng không thể thiếu một được. Nếu thiếu
một, tôn giáo ấy sẽ chết mòn. Cho nên, chủ trương cực đoan về triết lý
của giới trí thức này cũng là tai họa của Phật giáo.
Lại,
chúng ta thử xét ý nghĩa cúng dường, cầu nguyện có sai tinh thần Phật
giáo hay không? Người Phật tử ai cũng biết lý nhân quả, thuyết vô ngã,
vô trước là nền tảng của Phật giáo. Như thế, sự cúng dường được phước
đức có phản bội lý nhân quả chăng? Người này cầu nguyện, người kia được
siêu độ, có trái vô ngã hay không?
- Thưa không!
Bởi vì lý nhân quả tế nhị lắm, không thể
đơn giản rằng “mình làm mình chịu”, có khi không làm lại có chịu, mà vẫn
không trái lý nhân quả. Ví như ông A là người chủ sở giàu có, anh B là
người làm công nghèo khổ. Một hôm vì một chuyện không đâu, ông A nóng
giận đánh anh B. Lý đáng anh B phải trả thù bằng cách đánh lại. Nhưng
sau khi qua cơn nóng giận, ông hối hận hành động vô ý thức của mình. Ông
không can đảm đến xin lỗi B, phải nhờ người thân của B xin lỗi hộ, và
ông cho B một số tiền khá hậu. Vì thế, cái quả của anh B phải trả lại
ông A có thể không còn nữa. Lại gia đình kia có hai anh em là Xoài và
Mít. Anh Xoài hiền lành dễ thương, nhưng Mít lại hung dữ đáng ghét. Một
hôm Xoài đi làm ngoài đồng, Mít ở nhà đánh lộn với người hàng xóm. Đang
cơn ẩu đả nhau, rủi Xoài về tới, tuy Xoài không định tâm bênh em, nhưng
người kia sợ Xoài bênh nên vội vàng đập Xoài một gậy. Trường hợp này
Xoài thật vô tội mà vẫn ăn đòn. Thế nên, việc đó không phải tự mình gây,
rồi tự mình chịu. Có khi người khác gây mà mình chịu, như trường hợp
Xoài và Mít. Có khi tự mình gây mà không chịu như trường hợp A và B.
Nhưng nói như thế không phải ngoài lý nhân quả.
Vì
nhân quả có chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân, nghịch nhân... Tuy chánh
nhân đã gieo mà gặp nghịch nhân phá hoại thì không thể nào kết quả. Như
ta gieo hạt lúa xuống đất nhất định lên cây lúa, nhưng bị dế cắn khi mới
nảy mầm thì làm sao sanh cây lúa? Đó là có chánh nhân đánh người của
ông A, mà quả người đánh lại không có. Hoặc có khi chánh nhân này mà do
trợ nhân biến thành cái khác. Như chúng ta trồng cây cam ngọt, đến lớn
lên có người lén cắt nhánh chanh tháp vào, khi kết quả không được cam
ngọt, mà chỉ có chanh chua. Đây là không gây nhân đánh đập mà bị quả
đánh đập của anh Xoài vậy.
3.- DUNG HỢP
Trong
cuộc sống tương quan tương duyên này, chúng ta đừng nghĩ tưởng một cách
giản dị rằng: “mình làm mình chịu”. Quan niệm ấy rất là thô sơ máy móc.
Bởi sự ràng rịt giữa mình và xã hội phức tạp vô cùng. Xã hội đẹp mình
cũng được ảnh hưởng đẹp, xã hội xấu mình cũng chịu ảnh hưởng xấu. Tuy
nhiên cũng có một vài người thoát khỏi sự ràng rịt của xã hội, nhưng đó
là bậc Thánh nhân.
Đến
như việc tụng kinh cầu nguyện được siêu thoát cũng không có ý nghĩa một
bề ỷ lại vào tha lực. Con người chúng ta kết hợp bởi hai phần, tinh
thần và vật chất. Người tâm hồn tán loạn thì tinh thần yếu đuối, bị vật
chất chi phối. Những vị tâm hồn an tịnh thì tinh thần mạnh mẽ phi
thường, làm chủ được vật chất. Như trong kinh nói “Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện” (Kềm tâm một chỗ việc gì cũng xong) (Kinh Phật Di Giáo). Một
bằng chứng cụ thể, khi chúng ta có việc mừng quá, hay giận quá liền
quên đói. Lúc đó tâm chỉ nhớ vào việc mình được để mừng, hoặc tâm chỉ
nhớ điều tức giận đều quên đói. Cho nên có nhiều vị Thiền sư khi chú tâm
vào định năm bảy ngày mà không cần ăn uống, như Huệ Sinh thiền sư đời
Lý. Sử chép:
Khi
được Sư phụ truyền tâm pháp cho, Ngài mới đi hành hóa khắp chốn Tòng
Lâm, rồi lên ở núi Bồ-đề. Mỗi lần Ngài ngồi nhập định tu pháp ít nhất
năm bảy ngày. Người đời bây giờ thường gọi Ngài là ông “Phật xác thịt”.
Vua
Lý Thái Tôn nghe tiếng Ngài, sai Sứ đến vời. Ngài bảo Sứ rằng: Ông
không thấy con sanh trong lễ tế ư? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ
thơm, mặc áo gấm, đến khi dắt vào Thái miếu thì nó chỉ muốn cầu chút
sống sót, còn nói đến việc gì? Nói rồi Ngài từ chối, không chịu đi.
(Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 124 của Thượng tọa Mật Thể)
Gần đây như ngài Hư Vân hòa thượng ở Trung Hoa, có lần nhập định đến nỗi cháo lên meo xanh. Đó
là những bằng chứng tinh thần mạnh điều khiển được vật chất. Chẳng
những điều khiển được bản thân mình mà còn sai khiến kẻ khác theo ý muốn
của mình. Như các nhà thôi miên chỉ dùng sức tập trung tư tưởng, khi đã
thành công lại có thể dùng sức mạnh tinh thần sai khiến người khác làm
theo ý muốn của mình. Như vậy mới biết tinh thần có sức mạnh vô biên mà
chúng ta không biết gom góp nó lại và tận dụng khả năng của nó. Những
người chỉ nhìn cận thị trên hình thức vật chất làm gì hiểu nổi điều này.
Nói
đến người chết, nhà Phật cho biết, sau khi tinh thần rời bỏ thân tứ đại
này, người chết được kết hợp bởi thân tứ đại tinh anh, mắt phàm không
thấy được. Thân đó nhẹ nhàng, đi lại nhanh nhẹn và dễ cảm thông. Việc
tụng kinh cầu nguyện không phải các vị Sư đủ sức cứu vớt những kẻ ấy, mà
dùng sức mạnh tinh thần chuyên chú để soi thấu tâm tư của họ bằng những
tia lửa thanh tịnh an lành, khiến họ thức tỉnh chuyển tâm hồn đen tối
thành sáng suốt, ác độc thành lương thiện. Thế là cứu độ họ thoát khỏi
khổ đau. Nói cứu độ, kỳ thật tự họ chuyển lấy, người tu chỉ làm trợ
duyên giúp bên ngoài thôi. Như thế, đâu có trái với nghĩa tự giác, tự
ngộ của Phật giáo. Đọc kinh Vu Lan Bồn, chúng ta thấy rõ ý nghĩa này.
Cho
nên sự cúng dường, cầu nguyện của Phật giáo không phải hoàn toàn ỷ lại
như vài tôn giáo khác. Cúng dường, cầu nguyện là nhằm vào chỗ phát tâm
thiện của ta và làm duyên xoay chuyển tâm niệm của người. Nếu chúng ta
cúng dường, cầu nguyện bằng cách hình thức máy móc thì không lợi ích gì
cho ta và cho người cả. Sự cúng dường, cầu nguyện với thành tâm, thiện ý
thì kết quả tốt đẹp vô cùng. Kinh Phật dạy:
Kẻ nào cúng dường những người đáng cúng dường,
hoặc chư Phật hay đệ tử,
những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu,
công đức của người đã cúng dường các bậc tịch tịnh vô úy ấy,
không thể kể lường.
(Kinh Pháp Cú, bài 195-196)
Do đó, chúng ta không thể kết luận rằng
cúng dường, cầu nguyện đều do chư Tăng bịa ra để lợi dụng lòng mê tín
của tín đồ. Nếu chịu khó kê cứu tất cả kinh điển của Phật giáo, chúng ta
sẽ thấy rất nhiều bài kinh dạy như trên. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một
ít người lợi dụng lời Phật dạy, khuyến khích tín đồ chuyên lo cúng
dường, cầu nguyện để họ lấy đó làm nghề sanh nhai. Đó là hạng người bán
Phật, không đáng lưu tâm.
Tóm
lại, muốn dung hòa cho thích hợp tinh thần Phật giáo, hai thái độ cực
đoan trên phải hòa hợp lại. Đừng nhìn một bên mà thành thiển cận. Phải
dung hợp, thấu đáo mọi khía cạnh thì sự tu tập mới thu hoạch được kết
quả viên mãn, đúng với tinh thần trung đạo của Phật giáo. Còn mắc kẹt
một bên, dù học Phật, tụng kinh Phật vẫn thuộc về tà đạo. Phải cởi mở
sáng suốt để thực hiện kỳ được tinh thần Viên dung, Trung đạo của Phật
giáo. Được vậy mới xứng đáng là một Phật tử chân chánh.
(Trích: Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc)
SỐNG CHẾT KHÔNG SẦU KHÔNG KHỔ
Này ông, tâm không khổ
Với người không kỳ vọng
Mọi sợ hãi không còn
Với người kiết sử đoạn
Với người không kỳ vọng
Mọi sợ hãi không còn
Với người kiết sử đoạn
Nhờ đoạn nhân sinh hữu
Pháp được thấy như thật
Ðối chết, không sợ hãi
Nhờ gánh nặng đặt xuống
Ðạo Phật ta khéo hành
Con đường khéo tu tập
Ta không có sợ chết
Khi gốc lão, bệnh diệt
Bờ kia đến, không thủ
Việc làm xong, sạch trong
Bằng lòng, thọ mạng diệt
Như thoát lò sát sinh
Pháp tính đạt, tối thượng
Ở đời, không sở hữu
Như thoát ngôi nhà cháy
Sống chết không sầu muộn
Quá khứ, ta không có
Tương lai hiện tại, không
Các hành không thực hữu
Ở đây, than khóc gì?
Thanh tịnh pháp sinh khởi
Thanh tịnh hành tương tục
Bậc thấy được như thật
Không sợ hãi, thưa ngài.
(Trưởng lão Adhimutta)
Kính mời viếng thăm
VP.PHTQ.CANADA đang chuẩn bị nội dung Tập san PHTQ.24 (Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014)
Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada ấn tống và phát hành
miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
Tết Nguyên Đán,
Đại Lễ Phật Đản,
Đại Lễ Vu Lan.
Tập san được
phát hành hoàn toàn miễn phí (FREE) tại Toronto, Montréal, Hamilton,
Brampton, Misissauga, Vancouver, Vaughan (Canada) và New York,
Sterling, Houston, Anaheim, Seattle, Tucson, Katy, Garland, Stafford,
Annandale, Lawrenceville, Arlington, San Jose, Evansville, Grand
Junction, Lake Wood, Wichita, Wilmington, Watauga (USA) Adelaide,
Brisbane, Canberra, Darwin, Perth, Melbourne, Sydney (Australia) Paris
(France) Augsburg, Lunen (Germany) Georges Henri (Bruxelles).
Quí vị thiện hữu, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống,
cúng dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư
bưu điện,
xin gửi cước phí
$20/quyển,
hoan hỷ liên lạc:
xin gửi cước phí
$20/quyển,
hoan hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108
- 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Trân trọng
thông báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
PHƯỚC
ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
Trong
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng
hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả
các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại vật,
cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác, nhưng
đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của chúng
ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm dưỡng tính, đó là điều
cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên trong không có tâm chấp
ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài hành động luôn luôn
ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
2015-03-31 23:02 GMT-04:00 Mai
Nguyen
A Di Đà Phật,
Kính Thầy,
Con cảm ơn Thầy dành thì giờ
chỉ dạy cho hai bài trước. Con học Phật rất nhiều qua những bài vỡ trên mạng
của các chùa lớn và trên youtube. Như Thầy nói có hơn 90% Thầy không
hiểu đúng đạo Phật, nên con rất ngại về những bài viết của con phổ
biến trên báo cho hằng ngàn độc giả.
VP.PHTQ: Người tu theo Phật (tại gia & xuất gia) có 2 hạng:
1. Cầu phước: tuyệt
đại đa số, hiểu chút ít giáo lý, đa số hành sai chánh pháp do các sư thiếu căn
bản tu học. Các bài viết của quí ĐH nhằm giúp hạng này hiểu biết thêm căn bản
giáo lý một cách sâu rộng hơn thì rất quí, không có đáng ngại.
2. Cầu giải thoát: một
số nào đó phát tâm tìm hiểu cốt tủy của đạo Phật, giác ngộ được chân ký, hoan
hỷ tiến tu đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan do bản ngã sinh ra. Chằng hạn
như: cầu vãng sanh cực lạc bằng câu niệm Phật om sòm, xông tới các đám tang,
đòi gia chủ phải cho họ giúp người chết được vãng sanh. Tào lao. Họ là hạng gì?
tại gia hay tại chùa mà mê tín hại người quá đáng, phi chánh pháp.
Đức Lạt Lai Lạt ma khuyên phật tử
nên có một vị Thầy "bổn sư" của mình. Lúc con ở Dharamsala,
Băc Ấn Độ, con thấy quý vị sư Tây Tạng rất kính Thầy của họ. Khi
thưa điều gì với Thầy, họ quỳ lạy rất trân trọng trước rồi mới thưa.
VP.PHTQ.: chư tăng ở các chùa VN cũng lễ phép
như vậy. Đó là qui củ của thiền môn nghiêm tịnh.
Con rất muốn có một vị Thầy
"bổn sư" nhưng không có. Con quy y với Thầy Thanh Từ ở
Chùa Hoa Nghiêm VA gần nhà,nhưng Thầy đi Mỹ rồi về VN. Thâỳ ở chùa
gần nhà con là một Thiếu Tá trong Quân Đội, qua đây gia đình có
nhiều người con bị mất trên đường vượt biển, nên ông tu. Thầy có
trình độ văn hóa, và đạo đức, nhưng con nghĩ không thể trả lời
những thắc mắc của con về đạo, và thế giới tâm linh.
VP.PHTQ.: Đùng vội tìm
Thầy Bổn sư. Bệnh của thời đại là tôn sùng một vị Thầy, bởi do danh tiếng của
vị đó, như Thầy Thanh Từ, Thầy Nhất Hạnh,.. Việc hệ trọng chính là phát tâm
nghiên tầm giáo lý qua 3 bước:
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
Sau đó, khi thực sự đã
nắm vững giáo lý căn bản, quí ĐH bước thêm bước nữa, quan trọng hơn: đó là bài
giảng hay các băng giảng của Thầy Thanh Từ.
Khi nào quí ĐH bật
khóc, hay bật cười thoải mái nhận ra rằng mình đã thoát khỏi cái vỏ vô minh
(ngu si, u mê) từ bấy lâu nay. Kể từ đó, gọi là ngộ đạo, quí ĐH sẽ đi đúng
đường (chánh đạo) do nắm vững chánh pháp (lý thuyết).
Như con thưa với Thầy, con hiện viết
cho một magazine ở Mỹ, mỗi tuần xuất bản 25 ngàn tờ ở Miền Đông và Miền
Tây Hoa Kỳ. Chuyện của con là chuyện đời thường của người bình dân để
thu hút độc giả có trình độ thấp như thợ nail, trong lúc chờ khách
họ đọc để giải trí. Họ không thích đọc bài nghiên cứu cao xa,
khô khan..Con nghe chủ nhiệm báo nói độc giả thích độc chuyện của con
lắm. Ông cảm ơn sự đóng góp quý giá của con.
Con mong Thầy dành chút thì giờ giúp
con, để con viết, phổ biến đúng chính pháp đến nhiều người.
Tuyết Mai.
VP.PHTQ.: Chư Tăng hoan
hỷ giúp qúi ĐH trong việc chuyển tải chánh pháp lồng trong các câu chuyện đời
thường giúp đại đa số người có duyên với chánh pháp, nhưng vì sanh kế chưa đến
chùa được.
Chính nhờ họ chưa đi
chùa thường nên họ chưa ngộ độc do các Thầy chỉ cạo cái đầu mà chưa biết cạo
cái tâm, chưa nắm vững giáo lý, chưa thực tâm tu học, chỉ coi đi tu như một cái
nghề kiếm sống, cái chùa như một cái business không vốn nhiều lời, nhất bổn vạn
lợi, ăn trên ngồi trước, nguy hại vô cùng cho bá tánh nhắm mắt tin tưởng vào hình
tướng đầu tròn áo vuông của các vị đó.
DIỆU
ĐẠO NAN CẦU
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Ngài Viễn Công nói: “Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng, một ngày ấm mà mười ngày lạnh, thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình, đứng, ngồi cũng có thể mong đợi mà đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng tối nản, thì không những ngay trước mắt khó mà thấy được, tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy”. (Thiền Lâm Bảo Huấn - Phẩm Tự Cường).
“Thiền Lâm Bảo Huấn” là cơ duyên may mắn cho tứ chúng đồng tu, cảm nhận hỷ lạc trong mưa pháp, kiếp sống con người vén được màn vô minh, khổ đau phiền não do sự chiêu cảm từ nhiều đời kiếp luân hồi như được giải tỏa. Trên đời không có cuộc vui nào vui hơn sống trong biển giáo pháp.
Nhân
thân nan đắc
Diệu đạo nan cầu.
Diệu đạo nan cầu.
(Thân người khó được
Diệu đạo khó cầu).
Diệu đạo khó cầu).
Từ khi được cha mẹ sanh ra, có được thân người đầy
đủ trang nghiêm, đó là phước báo thiện lành. Hãy thường tư duy rằng trải qua
nhiều đời nhiều kiếp ta mới được nhàn cảnh thân người như vậy. Nhưng đã sanh ra
đời thì có khổ, nhờ đau khổ mà ta phát sinh tâm chán lìa sinh tử, kiêu căng tan
biến, phát tâm thương xót những chúng sanh trong cõi luân hồi, tự hổ thẹn về
việc ác và hoan hỷ làm điều lành.
Tuổi đời càng thêm lớn, những chướng duyên cùng thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn. Tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối, làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!
Tuổi đời càng thêm lớn, những chướng duyên cùng thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn. Tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối, làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!
Tâm đại từ đại bi của Đức Phật vì thương xót sự vô minh của chúng sinh mà thị hiện ra đời, để chỉ diệu đạo - con đường vi diệu - ngay trước mắt. Diệu đạo là những gì Đức Phật đã chứng nghiệm và đã trải qua bằng trí tuệ giác ngộ cao thượng của bậc chánh đẳng chánh giác. Diệu đạo không do mong cầu mà có được, cũng không do lễ bái khấn nguyện mà có thể thấy được.
Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật dạy:
“Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và
thực hành. Trong cuộc sống ta có thể tự giải thoát cho chính mình. Giải thoát
không tự nhiên mà có, cũng không do cầu xin mà được, mà chỉ cần phát triển nổ
lực vào trí tuệ. Ta không nên tin một cách mù quáng bất cứ việc gì mà chưa
thông qua trí tuệ, phải sáng suốt nhận định một cách rõ ràng đứng đắn rồi mới
hành trì. Nếu thấy bình an và hạnh phúc là giải thoát. Nếu thấy trói buộc và
phiền não là sai đường”.
Tu theo Phật nghĩa là phải chuyên tâm giữ chánh
niệm, không theo tạp niệm, như kẻ đội bát dầu trên đầu, bị người đưa gươm kề cổ
dọa sẽ giết chết nếu đổ đi một giọt.
Bản chất thực sự của đời sống, là nguyên nhân sanh đau khổ và nguyên nhân sanh hạnh phúc. Người tu thấy rõ bằng mắt rất chân và rất thật, thì khi ấy mới quyết tâm chuyển đổi trở nên con người đạo đức nhằm đưa đến giải thoát cùng tột, đồng thời đem về trạng thái quân bình cho cuộc sống.
Giây phút hiện tại, chúng ta có thể nhận thức được thực tế cuộc đời không mơ hồ, không mộng tưởng điên đảo, thì sẽ cảm nhận và thấu hiểu được sự chân thật của diệu pháp không còn xa cách nữa, mà ở trong từng hơi thở, trong từng tâm thức vắng lặng bình an. Tâm không còn sanh chấp vào tướng, chấp vào pháp, mà hoàn toàn chánh định, vô trụ và vô niệm.
Trong kinh thường nói, chỉ có trí tuệ mới đem đến cho người tu một sự kiên nhẩn bền chí để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi. Nhu cầu cuộc sống nếu biết đủ, sống thanh đạm, không đòi hỏi nhiều, không tranh chấp hơn thua được mất, thì người tu có rất nhiều thì giờ để tận dụng khả năng nghiên cứu, suy tư học đạo và luôn giữ tâm ý trong sạch. Phụng trì giới luật, trang nghiêm thân tướng, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành thì không lo gì không thấy được "diệu đạo" vậy.
Theo như Ngài Viễn Công dạy, nếu như có ngày tu học tinh tấn, có ngày buông xuôi trì trệ, bản tánh dễ duôi, khiến con người rơi vào tình trạng giãi đãi, mất hết năng lực tự tin về mình, hiện tượng vọng tâm vọng niệm xấu ác, ganh tị đố kỵ sẽ xâm nhập và quấy nhiễu chế ngự người tu một cách dễ dàng. Diệu đạo suốt đời khó gặp, thật uổng phí một đời tu!
Khi bước trên đường đạo, chúng ta mang nhiều nghiệp bất tịnh của luân hồi cho nên hành động từ thân, khẩu, ý tha hồ tạo tác. Do đó khi chuyển thân trên bước đường tu hành thường rơi vào trạng thái mê và tỉnh, thiện và ác lẫn lộn.
Cho nên không phải xấu tốt ở bên ngoài không thôi, mà xấu tốt thiện ác nằm thật sự ở ngay trong tâm. Biết xấu hổ, sợ quả báo, tâm an tịnh, siêng năng đem an vui cho mình và cho người, nhận thức sớm được chừng nào thì “diệu đạo” ngay trước mắt.
Để giúp hành giả tiến đến đời sống thánh thiện và trọn lành vi diệu trên đường tu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ban truyền các giới luật cao thượng. Giới luật mới nghe qua chừng như một sự răn cấm khắt khe, đầy những điều kiện khó khăn, nhưng khi thấu hiểu và cố gắng sống với thân tâm một cách chân thành và thực sự, thì giới luật giúp ích cho người tu rất nhiều.
Khi ấy, giới là người bạn đạo chân thật, là phương pháp thực tập chánh niệm hữu hiệu nhất. Đó là sự bảo vệ an lành nhẹ nhàng trong sáng của thế giới tuyệt đẹp, mà người tu theo Phật được thừa hưởng, như "Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí" vô giá, sáng ngời trí tuệ của Bồ tát Quán Tự Tại cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm “Phổ Môn” vậy.
Tóm lại, an lạc thay khi sống trong pháp vị, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, mưa pháp cam lồ liên tục đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Phước báo thay tứ chúng đồng tu, tất cả đều hoan hỷ vì thấm nhuần được sự lợi ích của "Diệu đạo", khi áp dụng Phật Pháp vi diệu vào cuộc sống tỉnh tu hằng ngày ở nơi trụ xứ. Mưa pháp làm hạt giống Phật tánh ở nơi mỗi con người, từ lâu bị chôn vùi khô cạn, nay như được nẩy mầm, đâm chồi kết lộc.
“Qua lẽ tuần hoàn của vũ trụ, sự vật có trải qua sự
nghiêm khắc của mùa đông, khi sức sống trỗi dậy, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh
tươi, mới thấy ánh xuân đầm ấm là quí. Tất cả hiện tượng tốt xấu của xã hội đều
do tâm chúng ta sáng tạo. Chúng ta phải có tinh thần tự chủ. Tự thân chúng ta,
luôn luôn phải thúc liễm, phải tỉnh thức, phải trong sạch hóa tâm hồn, hành
động, nói năng, suy nghĩ, mới có thể đem lại lợi ích cho tha nhân, cho quốc gia,
cho cộng đồng và cho nhân loại”.(Tiếng
vọng thời gian HT Thích Tâm Châu)
Đối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, con xin chắp tay đảnh lễ, chí thành cầu khẩn các Ngài trụ thế lâu dài và hãy vì chúng sanh đau khổ mê mờ mà đốt lên ngọn đuốc chánh pháp. []
Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật.
TKN Thích Nữ Chân
Liễu
TỰ LỰC MỚI THỰC LÀ TU
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/tu-luc-moi-thuc-la-tu.html
CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO
PHÁP SÁM HỐI CHÂN CHÍNH
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG
CHỮ TÂM QUA LỜI PHẬT DẠY
TÁM ĐIỀU NGƯỜI TRÍ NÊN BIẾT RÕ
HÌNH THỨC MÊ TÍN KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO
http://phtq-canada.blogspot.ca/2013/07/hinh-thuc-me-tin-khong-phai-la-phat-giao.html