Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
TU THEO ĐẠO PHẬT
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Đối với đạo Phật, tùy duyên
mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn
cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên
thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền
Tông.
Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.
Ngoài ra, do sự truyền thừa
theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là
Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là
Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp
trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.
Thực ra chỉ có những người
thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất
gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi.
Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái,
trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích
niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích trì chú thì chọn Mật Tông.
Người thích tu thiền thì
chọn Thiền Tông.
Tuy nhiên, tất cả các điều
nói trên chỉ là các cách thực hành mà
thôi.
Trước khi thực hành, người
tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý
thuyết).
Giáo lý đạo Phật
bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần,
tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào
chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện
tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.
Dù chọn con đường thực hành
tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải
hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát).
Khi thực hành việc tu tập,
phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên,
chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi
hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng
(giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: vãng
sanh tây phương cực lạc.
Tu ít mong hưởng nhiều tối đa biểu hiện lòng tham
không đáy, cộng thêm tâm ngu ngơ, si mê. Nếu có ai khuyên hay chỉ rõ thì những
người này nổi sân ghê gớm. Tham sân si còn đủ, còn nhiều hơn khi chưa phát tâm
tu nữa. Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo, nhìn rõ, dẹp bỏ tham sân
si ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về
cõi nào, dù theo pháp môn nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi,
bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví như cái đít ly bị dơ,
dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi.
Tâm con người còn tràn đầy
nghiệp chướng (tham, sân, si) cầu mong được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm
cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Không nên hạ thấp giá trị
của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, là
đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). -
Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh
điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu
không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là
lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân
biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
Nhiều nhà tu rao giảng: đây
là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người
nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội.
Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.
Ngoài ra còn có vấn đề Phật
giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý
(kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công
nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?
Tóm lại, con đường tu tập
không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp).
Tùy tâm con người, sẽ có
phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng.
Tâm con người chân thật sẽ
gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm).
Tâm con người giả trá điêu
ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng).
Con người lắng lòng, gạn
lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (chánh pháp, hay lẽ phải).
Đạo Phật phải hội đủ hai
yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải,
hay không phải là đạo Phật.
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
PHẬT-HOC
TỊNH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Trên thế gian này, khó ai có thể nhận ra người nào tốt, người nào không tốt.
Con người thường ngày có những hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt đối với mọi người
Con
người cũng khó tránh khỏi những lỗi lầm hay thiếu sót khi phản ứng, bởi
nhiệt tâm đối với một vấn đề, một câu chuyện hay một cá nhân nào đó, mà
chính bản thân không biết rõ đâu là sự thật.
Thí dụ, một người đang đi trên đường, bổng chứng kiến cảnh một người khoẻ mạnh đang uy hiếp, khống chế một người khác. Người đó bèn ra tay giải cứu người bị uy hiếp kia. Người bị uy hiếp được giải cứu liền bỏ chạy mất dạng. Khi đó, người ra tay mới biết mình đã giải cứu một tên tội phạm đang bị nhân viên công lực khống chế sắp bắt giữ được.
Tuy nhiên, có điều chắc chắn nhất là ai cũng có thể nhận biết bản thân mình là người đã làm việc tốt hay việc không tốt.
Trên con đường tu học, và hoằng pháp, một nhà sư cố gắng đem chánh pháp truyền bá cho mọi người hữu duyên, nhất định không tránh khỏi những va chạm với một vài người khác. Ngày xưa, những nhà hoằng dương chánh pháp bị thảm sát, bị lăng nhục, bị vu khống, bị bôi nhọ, không phải là hiếm có trong lịch sử. Ngày nay, một số người chưa phân biệt được chánh tà nên có những thái độ hiểu lầm. Điều này không đáng trách.
Trong sinh hoạt của các diễn đàn thời đại này, những việc đáng tiếc thường hay xảy ra, do vô tình cũng như cố ý.
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
Kính chuyển: Một câu chuyện cần suy ngẫm về sự quyết đoán
Tôi đã hại một
người bạn quý
Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc
thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu
chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị
để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng,
câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về
cuộc đời này.
Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.
Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc.
Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.
Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc.
Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S
rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi
của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác.
Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công
tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa
phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và
tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.
Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.
Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa.Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.
Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính".
Đọc thư xong, tôi thực sự
bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết
nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có
một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi
chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày
ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi
năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được
mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương
như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.
Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.
Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên:
- "Ối, hôm nay sao rồng lại
đến nhà tôm thế này".
Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương
mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay:
- "Mình vừa nhận
được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và
nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi".
Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và
nói:
- "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết
lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh".
Nói xong, H như
ngã đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự
thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một
chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và
suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng
tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi. Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.
Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói:
- "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ
ăn cắp".
Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói:
- "Mình có
tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái
nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế
nào".
S mỉm cười và nói:
- "Ông đã trả hết nợ rồi".
Khi tôi và H
còn chưa hiểu ý thì S nói:
- "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là
ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính
ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình".
Cho đến
lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc
động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao
thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.
Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.
Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời.
Thân ái
Đ.V.P
KIÊU CĂNG MẤT CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC
Trong kinh Di giáo, đức Phật dạy: “Các thầy Tỷ kheo, hãy tự xoa
đầu mình, đã bỏ sự trang sức và đồ tốt đẹp, mình mặc áo hoại sắc, tay cầm đồ
thích ứng, khất thực để sống; tự thấy như vậy mà kiêu ngạo còn nổi lên, thì
phải cấp tốc tỏa chiết. Tăng thêm kiêu ngạo là điều mà thế nhân còn không nên
có, huống chi người xuất gia nhập đạo là kẻ vì giải thoát, tự giáng mình xuống
mà đi khất thực?”
Bữa ngồi
hóng mát trên sân thượng, nghe huynh đệ nói về những người mắc chứng bịnh ưa
bắt nạt người khác làm tôi nhớ tới câu chuyện xưa.
Chuyện kể
rằng, ngày xưa có một cậu học trò nghèo nhưng học giỏi. Cậu được Thiên đình chú
ý và ghi tên đậu tiến sĩ trong sổ Thiên tào.
Gần làng cậu
ở có một ngôi đình mà mỗi ngày đi học cậu đều đi ngang qua. Vị thần trong đình
đó vốn đã đọc sổ Thiên tào rồi nên rất quý kính cậu.
Một hôm,
thần báo mộng cho ông Từ giữ đình hay là ngày mai sẽ có vị quan lớn đến chơi
nên phải quét dọn sạch sẽ và tiếp đãi tử tế. Tỉnh mộng, ông Từ làm y như lời
thần căn dặn nhưng có thấy vị quan nào đâu ngoài cậu học trò nghèo ghé vào nghỉ
chân một lát rồi đi.
Ít ngày sau,
ông Từ lại chiêm bao thấy thần dặn dò như trước. Nhưng rồi ông cũng chẳng thấy
vị khách quý nào ngoài cậu học trò bữa nọ. Chỉ có điều hơi khác là hôm nay cậu
học trò ghé vô đình ngâm nga một bài phú rồi lại đi. Có chút ngờ ngợ nhưng ông
Từ không tin lắm.
Đến lần thứ
ba, sự việc diễn ra cũng giống y chang hai lần trước. Thấy phù hợp với lời mách
bảo của thần, ông Từ bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện chiêm bao cho cậu học
trò nghe và bảo: “Đã ba lần thần cho hay như thế nhưng tôi chẳng thấy vị quan
lớn nào ngoài cậu. Cho nên tôi tin chắc khoa thi kỳ này cậu sẽ đỗ đạt làm quan
lớn”.
Nghe vậy,
cậu học trò mừng rơn trong bụng. Đêm ấy về
nhà, nằm học bài dưới ánh trăng khuya, cậu nhớ lại lời ông Từ nói ban chiều mà
thả hồn lên mây, ồ, ta học giỏi thế này thì phải được làm quan thôi! Khi làm
quan rồi thì ta sẽ trở nên người quyền thế, vinh hoa phú quý đầy nhà. Ngặt nỗi
con vợ của ta xấu quá không thể làm bà quan lớn được. Hay là ta bỏ nó đi rồi
cưới một con vợ khác đẹp hơn?
Nghĩ thế,
cậu liền kiếm cớ gây sự rồi đuổi vợ đi.
Sáng hôm
sau, có người trong tổng đến đòi nợ. Người này vừa bước vào sân thì đã bị cậu
vênh mặt lên mắng mỏ, ta chưa có để trả. Phen này đỗ đạt về, ta sẽ cắm đất vào
vườn nhà mày để ở cho biết mặt.
Gặp ai không
vừa lòng, cậu đe dọa, rồi tụi bây sẽ biết tay ông!
Mấy hôm sau,
trong giấc mộng, ông Từ lại thấy thần về cho hay là cậu học trò kia sẽ bị thi
rớt. Vì tất cả những hành động vô đạo của cậu đã khiến cậu mất hết phước rồi.
Trong sổ Thiên tào ghi danh những người đậu tiến sĩ khoa này không thấy có tên
của cậu nữa. Không chỉ thế, trong sổ lại có bản án ghi rõ tội trạng của cậu là:
“Nguyệt hạ phóng thê
Đình tiền tỉ trạch
Vị đắc ý, cố thất đức”.
Nghĩa là:
Dưới trăng bỏ vợ, dọa dỡ nhà người chủ nợ, chưa thi đậu đã nghĩ điều thất đức.
Bây giờ cậu đã hết sạch phước rồi.
Quả vậy, từ
đó về sau, cậu học trò ấy thi mãi mà không đậu. Cậu muốn nối duyên lại với
người vợ cũ cũng không được. Cửa nhà của cậu ngày một sa sút đi.
Nhân câu
chuyện này mà người đời có câu “Chưa
đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” để răn dạy những kẻ hống hách. Ngày nay, có
rất nhiều người vướng phải căn bịnh tai hại này. Họ mới thành công chút đỉnh
thôi thì đã vênh vang tự đắc. Vừa có chút quyền hành đã kênh kiệu ta đây. Thậm
chí chỉ toàn dựa hơi cấp trên mà đã ra oai tác quái…
Ngặt nỗi con
vi-rút “coi trời bằng vung” ấy đã len lỏi vào cả chốn thiền môn khiến không ít
Tăng nhân chao đảo. Nhưng người xuất gia vốn là “Thích tử xưng bần” có gì mà
phải kiêu ngạo chứ? Thực tế có
không ít người trong chúng ta đây tuy đã quy y thế phát nhưng lòng tục còn
vương, trần tâm chưa dứt, nên cứ mãi quay cuồng theo danh lợi thế gian. Vô hình
chung, chúng ta trở thành những kẻ tôn sùng đời sống vật chất nơi cửa Không,
rồi sai lầm coi việc phải có “chùa to Phật lớn” mới là “thành tựu đạo
nghiệp”(?)
Ô hay! Nếu
đủ phước duyên thiết lập Già lam rộng lớn để trưởng dưỡng Tăng tài và tổ chức
các khóa tu học cho quần chúng Phật tử thì muôn người như một đều hoan hỉ tán
thành ủng hộ. Bằng vin vào đó để “quánh giá” mặt mũi nhau rồi sinh ra tự mãn
thì vạn lần đáng trách…
Còn một điều
tệ nữa. Đó là việc đối với thầy, bạn ít có điều kiện học hành thì chúng ta xem
thường bởi mình vừa thông thuộc làu làu dăm ba quyển kinh văn. Trong công phu
tu tập chỉ lóe lên chút “sáng” là đã buông lời đại vọng ngữ xưng ngộ thiền cơ.
Để lấy lòng tin thiên hạ thì không ngần ngại phán những câu linh thiêng chắc
nịch rằng vong linh đã được vãng sanh, siêu thoát…, sau khi làm xong pháp sự hộ
niệm.
Cũng có
không ít trường hợp, trong lúc cử hành lễ hoặc sau buổi lễ, thấy xuất hiện vài
hiện tượng tự nhiên của nhật nguyệt tinh tú, thiên hà vũ trụ, chỉ là sự trùng
hợp ngẫu nhiên thôi mà ta đã kêu toán lên, rồi hô hào linh thiêng này, mầu
nhiệm nọ, vô tình gieo rắt mê tín cho cộng đồng. Riêng bản thân ta thì móng
khởi tâm niệm mình là người “ngon lành”, rồi tủm tỉm cười đắc ý làm cái “bản
ngã” bự thêm.
Về việc này,
đối với bậc chân tu, dù tự nơi công hạnh tu tập của quí ngài có sự chiêu cảm
linh ứng nhưng không bao giờ quí ngài tiết lộ. Hoặc giả có ai đó phát hiện sự
nhiệm mầu thì quí ngài phớt lờ đi, không dám nhận tự nơi quí ngài cảm hiện nên.
Bởi đó không phải là mục tiêu chính của việc tu đạo giải thoát.
Cho nên, nếu
nói Phật pháp nhiệm mầu thì thiết thực nhất chính là sự chuyển hóa tâm thức của
người ứng dụng thực hành pháp Phật, bỏ tà về chánh, bỏ ác làm lành, từ hư thành
nên, từ xấu thành tốt, từ u mê tăm tối thành hiểu biết sáng suốt… Nói chung, đó
phải là sự “thay da đổi thịt”, “chết đi sống lại”, là “lột xác” để làm một con
người hoàn toàn mới, tốt đẹp hơn, hiền thiện hơn, nhận chân thực-hư rõ ràng,
biết chăm sóc giữ gìn thân tâm mình và làm lợi ích cho người nhiều hơn trước
đây. Thế mới thật nhiệm mầu đấy chứ! Có đâu?…Rồi như thừa
thắng xông lên, bản ngã tăng vù vù. Ta không còn hứng thú ngồi yên lắng lòng
nhìn lại mình nữa.
Trong sinh
hoạt hàng ngày, ta thản nhiên vung túng thân khẩu ý một cách vô tội vạ vì cho
mình là người có tiếng tăm, thuyết pháp hay, ngoại giao giỏi, được người đời ái
mộ, quần chúng tôn kính, vật dụng cúng dường đầy đủ, có bằng cấp cao, chức vị
lớn… Còn chuyện ai đó kiêu căng ngạo mạn làm tiêu tan sự nghiệp hay sự nghiệp
chưa thành đã vội tiêu tan là của bàn dân thiên hạ, không dính dáng gì đến ta,
hơi đâu mà bận lòng! Cuộc sống
của ta luôn xuôi chéo mát mái, mọi thứ đến quá dễ dàng, làm việc gì cũng suông
sẻ, nói gì ai cũng nghe, tiền hô hậu ủng đàng hoàng mắc chi phải đắn đo suy
xét? Phải nói là có phước quá đi chứ!
Nhưng xin
nhớ rằng, những gì mà ta may mắn có được trong hiện tại biết đâu lại là những
cái ta đang vay mượn trước ở tương lai? Nếu ta sử dụng thái quá, lên mặt kiêu
căng ắt tổn giảm phước đức ngay trong hiện đời chứ chưa nói đến sự vay-trả ở
những đời sau.
Hẳn chúng ta
còn nhớ chuyện ngài Ngộ Đạt Quốc Sư, một bậc cao tăng đức độ, chỉ vì chút móng
khởi vi tế trong tâm, hãnh diện tự hào khi được vua ban cho chiếc ghế trầm
hương mà phước đức mười kiếp tu hành mất sạch trơn, còn phải bị quả báo mụt ghẻ
hình mặt người nơi đầu gối hành hạ. Huống chi chúng ta giờ đây thuộc dạng tội
dày phước mỏng, tu hành lơ ta mơ mà dám nghênh ngang tự cao tự đại hay sao?
Trong kinh
Di giáo, đức Phật dạy: “Các
thầy Tỷ kheo, hãy tự xoa đầu mình, đã bỏ sự trang sức và đồ tốt đẹp, mình mặc
áo hoại sắc, tay cầm đồ thích ứng, khất thực để sống; tự thấy như vậy mà kiêu
ngạo còn nổi lên, thì phải cấp tốc tỏa chiết. Tăng thêm kiêu ngạo là điều mà
thế nhân còn không nên có, huống chi người xuất gia nhập đạo là kẻ vì giải
thoát, tự giáng mình xuống mà đi khất thực?”
Than ôi! Chúng ta đã bỏ tục xuất gia, làm thân khất sĩ, chí cầu giải thoát, xin vật thực tạm nuôi thân qua ngày để tu mà còn mang nặng tâm kiêu mạn thì thật là tội nghiệp. Cái tâm kiêu mạn ấy nguy hiểm vô cùng. Dù bộc lộ bên ngoài hay hoạt động âm thầm bên trong nó cũng làm ô nhiễm tâm người tu hành và gây chướng ngại con đường giác ngộ.
Cho nên, để
dứt trừ sự kiêu căng ngạo mạn, không gì hơn là chúng ta phải luôn luôn cảnh
giác canh chừng từng niệm khởi trong tâm. Lấy tấm gương khiêm cung của Bồ tát
Thường Bất Khinh để răn nhắc mình mỗi giây phút, và cũng là giữ gìn phẩm hạnh
của người xuất gia tu Phật vậy.
___oOo___
Tâm Chơn(DPNN)
ĐỊA
TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2014/09/ia-tang-vuong-bo-tat.htmlNGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 1)
TU
PHƯỚC VÀ TU TUỆ
THƯ
NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 26
ĐỌC
CHUYỆN THIỀN
XUẤT
GIA HAY TẠI GIA