CÚNG DƯỜNG TAM BẢO
HT. Thích Thanh Từ
Có giác
ngộ là không có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứa chấp mê tín
là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ. Trong đạo giác ngộ quả thật không có
mê tín.
I.- MỞ ÐỀ
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
II.- ÐỊNH NGHĨA
Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.
III.- CÚNG DƯỜNG SAI LẠC
Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi "cầu cái gì", Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm "cầu an hay cầu siêu", Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp "cầu siêu", rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử này như thế, Phật tử khác cũng thế. Ðã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.
Ðến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Ðồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng.
Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền
phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó
không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người
tu gần như hết tám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễ cầu
nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh pháp phải chịu suy
đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng,
là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ cho họ. Quả là kẻ
tạo thêm tội lỗi, chớ không phải người tu hành.
IV.- CÚNG DƯỜNG ÐÚNG PHÁP
Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: "Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh." Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói "Phật dụng tâm".
Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Ðể xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánh của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cố gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình.
IV.- CÚNG DƯỜNG ÐÚNG PHÁP
Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: "Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh." Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói "Phật dụng tâm".
Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Ðể xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánh của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cố gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình.
Thấy mình thiếu nợ, mới cố
gắng lo đền trả bằng cách nỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phật
bắt Tăng, Ni thọ nhận đồ cúng dường của Phật tử. Tăng, Ni là người có bổn phận
hướng dẫn tín đồ cúng dường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao
thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm, đừng
vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy
tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ để cầu được
nhiều lợi dưỡng. Ðã dám bỏ nhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách
nghèo nàn, mọi sự gian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơ tâm
siêu thoát của mình.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận "nhân quả nghiệp báo" là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: "Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm." Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Ðã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.
V.- LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG
Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Ðừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Ðó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.
VI.- KẾT LUẬN
Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sáng giác ngộ đến đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy. Mê tín là một bóng đêm, giác ngộ là ngọn đèn sáng. Bóng đêm và ánh sáng hai cái không thể có đồng thời. Nếu sáng thì không tối, hoặc tối thì không sáng. Có giác ngộ là không có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứa chấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận "nhân quả nghiệp báo" là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: "Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm." Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Ðã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.
V.- LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG
Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Ðừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Ðó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.
VI.- KẾT LUẬN
Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sáng giác ngộ đến đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy. Mê tín là một bóng đêm, giác ngộ là ngọn đèn sáng. Bóng đêm và ánh sáng hai cái không thể có đồng thời. Nếu sáng thì không tối, hoặc tối thì không sáng. Có giác ngộ là không có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứa chấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ.
Trong đạo giác ngộ quả thật không có mê tín. Học đạo và truyền đạo giác
ngộ, chúng ta cương quyết dẹp hết bóng đêm mê tín. Có được như vậy mới gọi là
người trung thực với chánh pháp. Bằng ấp ủ nuôi dưỡng chứa chấp mê tín, dù kẻ
ấy mỗi ngày cúng Phật trăm lần vẫn là kẻ phá hoại chánh pháp. Thà là chúng ta
cam chịu chết đói, quyết không vì lợi dưỡng mà làm những điều mê tín, dẫn dắt
người đi trên đường mê tín. Ðã thừa nhận mình là Phật tử, quyết định không vì
lòng tham để bị một số người lợi dụng dẫn đi con đường mê tín.
HT THÍCH THANH TỪ
HT THÍCH THANH TỪ
KHÔNG CÓ, CÓ KHÔNG
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Trong đạo Phật thường nói "có không, không có", ý nghĩa thế nào?
* * *
Từ
ngữ "có không, không có" xuất phát từ câu sau đây trong bài kinh Bát
Nhã:
Sắc
bất dị không, không bất dị sắc.
Sắc
tức thị không, không tức thị sắc.
Nghĩa
là: "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không,
không tức là sắc". Từ ngữ "sắc" dùng để chỉ tất cả những
vật "có" hình tướng. Chẳng hạn như là: thân người, cái bàn, cái
ghế, cái cây, ngọn cỏ, dãy núi, v.v. . . Từ ngữ "không" dùng để chỉ
tánh không của muôn pháp, của mọi sự sự vật vật, đều không tồn tại vĩnh viễn,
không thường còn, luôn luôn đổi thay, thường hay thay đổi.
Chúng
ta đã tìm hiểu qua thế nào là chấp ngã và chấp pháp. Vượt qua được chấp
ngã và chấp pháp, tức là chúng ta đã vượt qua được hết thảy mọi khổ ách.
Tại sao như vậy? Bởi vì, sắc và không chẳng có gì khác nhau, còn và mất
cũng vậy, tuy không đồng nhau, nhưng không làm loạn động con người biết tu tâm
dưỡng tánh.
Chẳng
hạn như là: một cái đồng hồ do nhiều thứ ráp lại tạo thành. Có người tò
mò tháo rời từng bộ phận ra, rồi không biết ráp lại, thì cái đồng hồ không còn
nữa. Hoặc giả đến một lúc nào đó, lâu hay mau, sớm hay muộn, chúng ta cần
tiền đem bán, hoặc đem cho người khác, hoặc cái đồng hồ bị hư hoại, thì cũng
không còn nữa. Ngay khi cái đồng hồ còn hiện tiền, chúng ta đã hiểu biết
bản chất của nó là không, tức là không tồn tại vĩnh viễn. Cho
nên mọi chuyện biến đổi đối với cái đồng hồ không làm cho chúng ta ngạc nhiên,
không làm cho chúng ta phiền não và khổ đau, tức là chúng ta được an nhiên tự
tại, trước sự còn mất của cái đồng hồ, nói riêng, trước sự còn mất (có và
không) của tất cả muôn pháp trên thế gian, kể cả sự còn mất cái mạng sống của
chúng ta, nói chung.
Chẳng
hạn như là: một căn nhà tiền chế có thể tháo ráp được. Khi chưa được ráp
lại, đó chỉ là một đống vật liệu như là: cây, gổ, sắt, gạch, đá, ngói, xi măng,
khung cửa, máng xối, vân vân, chưa phải là căn nhà. Khi ráp xong rồi, đó
mới được gọi là căn nhà. Như vậy, bản chất của căn nhà vốn là
không. Do duyên hợp nên căn nhà tạm có. Khi hết duyên, cái nhà rã
ra, trở thành đống gạch vụn, không còn là căn nhà nữa vậy. Trong Kinh Bát
Nhã, đó là: "chân không diệu hữu".
Trong
Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
"Phàm
sở hữu tướng giai thị hư vọng".
Nghĩa
là: tất cả mọi thứ trên thế gian có hình tướng, nhỏ như hạt cải, cái bàn cái
ghế, cái nhà cái xe, to lớn như dãy núi, hay quả địa cầu, tất cả đều hư vọng,
không tồn tại vĩnh viễn, có ngày cũng biến hoại, sau vài chục năm, vài trăm
năm, hoặc vài chục triệu năm. Cũng vậy, cái thân tứ đại gồm có: đất,
nước, gió, lửa, hay còn gọi là cái thân ngũ uẩn gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành,
thức, của con người cũng như vậy mà thôi.
Còn
đối với các pháp trên thế gian, chuyện gì có cũng như không, không có chuyện gì
tồn tại vĩnh viễn, lâu dài. Con người thấy đó mất đó, khỏe đó bệnh đó,
vinh có nhục có, sướng có khổ có, thay đổi liên miên. Cho nên khi đắc
thời được thế, con người không nên kiêu căng phách lối, ngạo mạn khinh
người. Tại sao như vậy? Bởi vì, chuyện đó không chắc tồn tại được
lâu đâu!
Hoặc
khi gặp chuyện bất bình bực bội, xui xẻo rắc rối, hư hại thất bại xảy ra, con
người cũng đừng để tâm trí rối loạn quá đáng. Tại sao như vậy? Bởi
vì, chúng ta biết rằng: chuyện gì rồi cũng qua đi, chỉ sớm hay muộn, chóng hay
chầy, mà thôi. Cố gắng giữ sự bình tĩnh thản nhiên, được bao nhiêu tốt
bấy nhiêu. Một
cơn giận tới, do bị chửi mắng sỉ nhục, do bị công kích khiêu khích, do bị phân
biệt đối xử, một cách bất công, do bị vu oan giá họa, nói chung, do bị ngoại
cảnh chi phối, do người đời chung quanh gây nên, là điều không thể tránh
được.
Chúng
ta nên quán chiếu: cơn giận đó không thiệt, không tồn tại lâu, chỉ quấy động
tâm sân của mình, không nhằm nhò gì đến con người chân thật của mình, vốn bình
tĩnh thản nhiên, vốn thanh tịnh thường hằng. Chúng ta không theo cơn giận đang
khởi lên, cơn giận đó sẽ qua mau, sẽ tan biến, sẽ lắng xuống. Mây đen tan
biến, bầu trời quang đãng. Tuy nhiên, cơn giận qua mau hay chậm, tùy theo năng
lực tu tập, công phu quán chiếu, khả năng hành trì của mỗi người. Chúng
ta không theo, cơn giận sẽ nguội dần. Mọi sự mọi việc sẽ bình yên.
Ngược
lại, chúng ta theo cơn giận đó, đi gây sự, sinh sự thì sự sinh ra ngay.
Thí dụ như tức quá nhịn không nổi, phản ứng ngay tại chỗ: chửi cấp trên thì bị
mất việc, đánh người thì bị phạt, giết người thì ở tù. Một chuỗi hậu quả
liên tục sẽ đổ ập lên đầu chúng ta, tiếp theo ngay sau cơn giận của mình, khó
lường trước được. Khi gặp nghịch cảnh, không chịu dùng trí tuệ bát nhã
quán chiếu, chúng ta càng cầu mong chuyện qua mau, chuyện lại càng chẳng chịu
qua. Cứ để tự nhiên, đến đâu đối phó đến đó, lo lắng quá nhiều, buồn bực
thái quá, sức khỏe suy yếu, không ích lợi gì.
"Sắc"
và "không" là hai từ ngữ chỉ sự đối đãi trong cảnh giới tương
đối. Khi còn ở trong cảnh giới tương đối, con người vẫn còn phiền não và
khổ đau, cho nên trong kinh sách gọi là còn trong vòng sanh tử luân hồi.
Chẳng hạn như là: con người còn thương thương ghét ghét, còn đúng sai phải
quấy, còn thị phi nhơn ngã, tức là còn khổ đau phiền não. Chẳng hạn như là:
chấp chặt sự quan trọng của mặt mũi, địa vị, danh vọng, tiền bạc, của cải, sự
nghiệp, tức là còn phiền não khổ đau. Không
có cái gì trên đời này tồn tại vĩnh viễn. Bản
chất của muôn pháp là không.
Hiểu
biết được như vậy, chúng ta phá được chấp ngã và chấp pháp, tâm của mình mới
được thanh tịnh. Không bị cảnh trần chi phối, lôi cuốn, tức là không còn
phiền não khổ đau, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, chính là nghĩa đó
vậy. Đó là tinh thần bát nhã, còn gọi là "pháp môn bất
nhị". Bất nhị nghĩa là: không hai, cũng không phải là một. Nói
hai cũng trật, nói một cũng sai, cho nên gọi là: "KHÔNG HAI".
Chúng
ta tạm dùng thí dụ sau đây cho dễ hiểu. Người đời thường nói: "Tuy
hai mà một. Tuy một mà hai". Câu đó thường dùng để chỉ những cặp vợ chồng
hòa thuận đồng lòng, nhứt tâm nhứt trí, trong mọi vấn đề, trong mọi hoàn cảnh,
trong mọi trường hợp. Tuy là hai người khác nhau, nhưng họ chỉ có một ý
kiến, có một quyết định, khi cần chỉ hỏi một người cũng đủ, cũng như hỏi người
kia. Họ cũng như một người về mặt tinh thần, nhưng thực tế họ là
hai.
Chúng
ta thử xét thí dụ khác: Mặt biển lúc nổi sóng và mặt biển lúc thanh bình, tuy
là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, nhưng không phải là hai biển. Cũng
vậy, tâm chúng ta lúc bình tĩnh thản nhiên và lúc nổi cơn tức giận, không hai,
nhưng cũng không phải một. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, chính là nghĩa
đó vậy.
Chúng
ta thử xét thí dụ khác: Cái gương soi lúc dính bụi và lúc trong sáng không phải
hai, nhưng cũng không phải một. Lúc dính bụi, hình ảnh hiện ra không
rõ. Lúc trong sáng, mọi hình ảnh đều rất rõ ràng, không nhầm lẫn.
Trong
cảnh giới tương đối, chúng ta thấy có cái này thì phải có cái kia. Chẳng
hạn như có sáng thì có tối, có đúng thì có sai, có thương thì có ghét, có phải
thì có quấy, có "có" thì cũng có "không". Chấp một bên thì
chúng ta khổ đau ngay, phiền não ngay. Đó còn gọi là cảnh giới nhị biên,
hay biên kiến, người đời gọi là cực đoan. Khi nào chúng ta phát huy được
trí tuệ bát nhã, vượt ra khỏi vòng tương đối, chúng ta sẽ hết phiền não và khổ
đau, sẽ được giác ngộ và giải thoát, sẽ được an lạc và hạnh phúc, sẽ được an
nhiên và tự tại.
Chẳng
hạn như khi vào một căn phòng không có mùi thơm, không có mùi hôi, tâm chúng ta
vẫn bình thản. Chẳng hạn như khi gặp một người, nếu không quan tâm chuyện
thương ghét, tâm chúng ta vẫn bình thản. Chẳng hạn như khi đi ngoài đường, dù gặp
cảnh và gặp người rất nhiều, nhưng khi về đến nhà, nếu tâm không dính mắc, tâm
chúng ta vẫn bình thản. Nếu ra đường gặp kẻ thù, gặp chuyện bực bội, tâm
liền dính mắc, mang theo hình ảnh đó về đến nhà, tâm chúng ta sẽ bất an, gia
đình không hạnh phúc.
*
* *
Tóm
lại, có hay không, không hay có, có và không, không và có, tùy theo tâm niệm
của chúng ta. Tâm niệm của chúng ta còn quá lăng xăng lộn xộn, thì cái gì
cũng có. Phiền não khổ đau có. Sanh tử luân hồi có. Nếu chúng
ta tu tâm dưỡng tánh, đạt đến cảnh giới "vô tâm", tức là tâm không
còn lăng xăng lộn xộn, thì tâm được an lạc, cuộc sống được hạnh phúc.
THƯA HỎI PHẬT PHÁP
From: Viet-News
To: 'PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA'
To: 'PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA'
Kính Bạch
Thầy Thích Chân Tuệ
Trong thời gian qua, NUTB đã phổ biến một số bài viết của Thầy được nhiều đồng
hương phật tử đón nhận và coi đó như là kim chỉ nam, là những triết lý sống của
nhà Phật.
Gần đây nhiều đồng hương phật tử vẫn còn ưu tư một vài vấn đề, hy vọng Thầy có
thể giải đáp được. Nhiều người vẫn còn lấn lấn về ý nghĩa của chiếc áo lam và
chiếc áo nâu của người phật tử (hay cư sĩ).
Vừa qua có một vị được gọi là "Hoà Thượng", đã ban tặng chiếc áo mâu
cho một người phật tử. Điều đáng nói là vị phật tử này chưa hề khoát chiếc áo
lam, thỉnh thoảng mới đi chùa, và hiện đang làm chủ nhà hàng.
Nhiều người cho rằng, mặc dù ông ta không trực tiếp sát sanh nhưng cũng đã gián
tiếp. Bởi vì nhu cầu hàng ngày của nhà hàng là không thể thiếu thịt cá. Như vậy
khi khoát chiếc áo nâu vị ấy có sai phạm trong các giới luật của nhà Phật hay
không? Riêng người ban phát cũng đã biết vị này đang làm ăn buôn bán mà vẫn cứ
trao áo nâu cho họ, thì việc làm của vị "Hoà Thượng" này có đúng
không?
Nhiều dư luận cho rằng sở dĩ có việc này là vì hiện tại vị "Hoà
Thượng" bị nhiều người chống đối vì quay lưng với giáo hội bên nhà (mặc dù
có cùng danh xưng), đồng thời bảo lãnh nhiều sư sãi từ trong nước sang đây
(không phải sư sãi của GHPGVNTN). Trong khi đó người chủ nhà hàng thì lại
thường xuyên đóng góp tài chánh cho chùa (phải nói là khá hậu hỷ), đồng thời có
uy tín đối với cộng đồng.
Việc
là như thế, vậy NUTB rất mong mỏi nếu có bài nào giải thích về ý nghĩa chiếc áo
nâu đối với người phật tử (hay cư sĩ) thì xin Thầy gửi cho, để phổ biến cho
đồng hương phật tử được rõ.
Trước thềm năm mới, NUTB xin chân thành kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc
để đem đạo vào đời, dìu dắt chúng sanh.
Kính Bạch
Thầy
Nguyễn
văn Lộc
BBT NUTB
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thưa Quí Ông Nguyễn Văn Lộc, BBT NUTB
Trước hết
VP.PHTQ.CANADA trân trọng cảm tạ tấm lòng của quí BBT NUTB
và của
riêng quí Ông.
Quí vị đã
phục vụ độc giả đồng hương tại Úc châu với tấm lòng vị tha, đem ánh sáng
chánh
pháp (an lạc và hạnh phúc) đến mọi người, không phân biệt tôn giáo hay tín
ngưỡng.
Các bài
viết của VP.PHTQ.CANADA tuy mang hình thức PG - bởi do các nhà sư viết - nhưng
nội dung
vượt qua những cố chấp thường tình trên thế gian để đến với tất cả mọi người
biết
đọc tiếng
Việt và hiểu tiếng Việt (có một số người không phải Người Việt Nam, nhưng
biết tiếng Việt, cũng
thích đọc các bài viết này).
Đối với
vấn đề áo lam hay áo nâu trong nhà Phật, thực ra không có qui định rõ ràng
nào cả.
Nhiều
người tưởng rằng áo lam thấp, áo nâu cao cấp hơn, và hành động của nhà sư đó có
vẻ
"nịnh"
vị Phật tử chủ nhà hàng, người có tiền và có thế lực đời.
Việc gì
trong đời cũng như trong chùa đều có 2 mặt: thị và phi (đúng và không đúng -
sai)
1. Việc
một thí chủ phát tâm cúng dường nhà chùa là đúng chánh pháp. Tuy
nhiên, vị đó cúng dường với cái tâm nào?
- Thiện
tâm (bất vụ lợi, không mong cầu, chỉ vì muốn giúp cho chánh pháp được phổ cập
trong nhân gian)
- Bất
thiện tâm (vụ lợi, rửa tiền, chạy bớt tội làm ăn gian dối, mua chuộc nhà chùa)
Từ đó,
phước báu vô biên do tâm vô lượng, hay phước báu nhỏ nhoi bởi tâm nhỏ hẹp
tương ứng.
Phước báo
(đáp lại khi đã tạo phước báu trước đây) có công năng giúp người gặp may mắn,
được tai
qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
Do đó con
người cần tu nhân, tích phước hàng ngày để khi hữu sự (gặp tai nạn, hay sự bất
trắc),
mọi việc
sẽ hanh thông. Đợi đến khi có chuyện vào chùa nhờ các sư tụng kinh chú cầu an
là điều vô ích.
Tại sao
vậy? Bởi nhà sư, nhà chùa cũng gặp đủ chuyện tai nạn, bất trắc, chứ đâu có bình
yên mãi mãi.
Có khi
nhà chùa bị cháy, hay nhà sư bị bệnh, rồi cũng chết như mọi người thôi.
2. Việc
nhà chùa, nhà sư nhận của cúng dường là đúng chánh pháp.
Tuy
nhiên, vị đó nhận với cái tâm nào?
- Thiện
tâm (không đòi hỏi hay phân biệt người cúng là ai, tịnh tài bao nhiêu và phải
giảng giải chánh pháp rõ ràng rằng: việc cúng dường này chỉ tạo phước đức
- không có chút công đức nào)
- Bất
thiện tâm (mê hoặc người đời qua các chuyện mê tín để làm tiền, lợi dưỡng,
không có chánh pháp giảng giải, chỉ có mấy món vật phẩm tầm thường: xâu chuỗi,
áo tràng, nịnh bợ, phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ ít tiền người lắm tiền)
3. Trước
đây, VP.PHTQ.CANADA đã vạch rõ cho mọi người thấy một số người khoác áo cà sa
nhưng không phải là nhà tu chân chính - dù họ sống trong trong chùa to, tượng
lớn, chức vụ cao tột, ngồi ghế nạm rồng,
y áo như
phường tuồng cải lương, thùng thình xanh đỏ tím vàng lòe loẹt, đi đứng lọng che
như vua quan thời phong kiến, tổ chức văn nghệ gây quỹ liên miên để xây tòa
phương trượng, đem ca xướng vào gây náo động thiền môn, để có
dịp thưởng thức. Một số sư trong nước ra, dù đã có chùa lớn, chính là
bọn giả sư nằm vùng, bên Úc nhiều lắm. Tiếc thay, một số lớn tín đồ vẫn cúng
kiến lễ lạy chúng, thực khó phân biệt giả chân.
Tóm lại,
đối với vấn đề y áo trong nhà chùa, VP.PHTQ.CANADA sẽ có bàì viết dài hơn, chi
tiết hơn. Ở miền Nam, áo tràng màu nâu dùng cho Tăng chúng, áo tràng
màu lam dùng cho đại chúng cư sĩ, Phật tử tại gia hay các vị mới xuất gia
và chư vị Ni chúng. Ở miền Bắc, các vị Phật tử, cư sĩ nam nữ và tăng chúng, ni
chúng đều dùng áo tràng màu nâu. Cần phân biệt áo tràng tay hẹp bình thường
dùng hàng ngày cho đại chúng nói chung với áo hậu
tay rất rộng (màu vàng hay màu lam) chỉ dùng cho chư vị xuất gia khi đắp y hành lễ mà thôi.
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
108-123
Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9, CANADA
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.com
TB:
Muốn hiểu
rõ PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC khác nhau như thế nào,
xin hoan
hỷ thăm viếng:
5 Điểm Quan Trọng của Đạo Phật
(Trích Tập san Phật Học Tịnh Quang
Số 22 - Trang 26)
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được
gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và Hoàng
hậu Ma Gia.
Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với Công
chúa Gia Du Ðà La, và hạ sanh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất
cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử
trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương
tự độ và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, cho nên Ngài
lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau 6 năm tu khổ hạnh ở
chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh
tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng
chánh giác, vào năm Ngài được 35 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết
pháp, đem chân lý giác ngộ giải thoát giảng dạy cho mọi người trong 45 năm ròng
rã, và Ngài thị tịch, nhập niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.
Toàn bộ lịch sử của Ðức Phật Thích Ca từ ngày đản sanh, đến thành đạo và
nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái,
nêu lên những điểm quan trọng như sau:
1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc
sáng suốt giác ngộ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ
già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết phát tâm tìm hiểu và
tu tập theo đúng Chánh pháp, theo đúng bản đồ tu học. Do đó, có hằng hà
sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có
một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là Ðức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài
chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu
cực.
Đây
chính là điểm nổi bậc của giáo lý đạo Phật vậy.
2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên
ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin
tưởng, thờ lạy Ðức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù
ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, cúng
kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì thất vọng nhiều, xin xỏ
nhiều đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những
lời dạy của Ðức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy Ðức Phật hay
không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai
sau.
Đây
chính là điểm chí công vô tư của giáo lý đạo Phật vậy.
3) Từ trước
thời Ðức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự
đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà
thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là
thuyền bát nhã, tức là thuyền từ bi & trí tuệ, giúp đỡ con người
vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ
và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao
nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không
cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng!
Ðây chính là cốt
tủy của giáo lý đạo Phật vậy.
4) Ðạo Phật là
một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện,
cốt để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo,
trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến
với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà
thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu
bước thêm bước nữa, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người
khác đâu? Bước đó chính là: phát tâm học hỏi, tìm hiểu Chánh pháp, xem Ðức Phật
dạy những gì, để có thể áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, đạt an lạc
và hạnh phúc, thêm nữa đạt được: giác ngộ và giải thoát.
Ðây chính là
chánh kiến và chánh tín của giáo lý đạo Phật vậy.
5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều nhằm
mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc
đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: Hãy bước vào cửa đạo,
chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang,
lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi
văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu
vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm
việc tu học, không lo việc tu tâm dưỡng tánh, không biết đến Chánh pháp là
gì?
Bước vào cửa đạo nghĩa là: phải
biết tu học theo lời Ðức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải
thoát, chứ không phải là: không chịu học hỏi, chỉ biết tu mù, bảo sao làm vậy,
nói sao nghe vậy, người trước làm sao, người sau y vậy, chẳng hiểu ý nghĩa,
nhiều điều hết sức, mê tín dị đoan!
Ðây
chính là mục đích cứu cánh của giáo lý đạo Phật vậy.
[]
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
BBT Phật-Học Tịnh-Quang Canada
From: 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com
To:
Sent: Thursday, 18 September 2014, 11:31
Subject: [diendanqlvnch] Fw: [diendan_thoisu]
ma giáo tàu xâm lăng chùa VN
= MẤY THẰNG TRỌC Ú phù phép NHIỄU LOẠN CHỐN THIỀN MÔN
Hình ảnh: Pháp Hội Địa Tạng Bồ Tát
- PHẬT GIẤY VÀNG MÃ ĐEM ĐỐT + TĂNG GIẢ VUA QUAN (KÉP TRỌC)
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Wednesday, September 17, 2014 9:27 PM,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
[diendan_thoisu] wrote:
Lợi dụng tâm lý, nhà nào, người nào cũng có thân nhân chết vì đủ mọi lý do,
bọn tà sư làm tiền bất chấp liêm sĩ bất chấp giới luật -
miễn là kiếm thật nhiều tiền trên mồ hôi nước mắt của bá tánh...
(kể cả chủ tịch GH Canada cũng làm Pháp Sư ma giáo loại này
hôm nay 3-8-2014, tại Toronto)
Kính mời xem bọn ma giáo này lộng hành trong các chùa ở VN
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Pháp Lạc 2014
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Phước An part 2
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Phước An part 1
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Quí Phật Tử nên tránh xa những chùa chiền, lễ hội
truyền bá tà pháp ma pháp
gọi là
TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ hay PHÁP HỘI ĐỊA TẠNG
như các hình ảnh dưới đây:
Họ làm các tượng Phật bằng giấy màu mè sặc sở
và đem đốt sau các lễ hội
y như đốt giấy tiền giả và đồ vàng mã cúng cô hồn
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
hình ảnh các tượng Phật bằng giấy đem đốt như đồ mã cúng cô hồn
sau các lễ trai đàn bạt độ (hay pháp hội địa tạng)
hình ảnh các nhà sư biến thái - biến chất - biến tướng xâm nhập chùa chiền
gạt gẫm bá tánh
2015-03-31
23:02 GMT-04:00 Mai Nguyen <bodetam11@gmail.com>:
A
Di Đà Phật,
Kính
Thầy,
Con
cảm ơn Thầy dành thì giờ chỉ dạy cho hai bài trước. Con học Phật rất nhiều
qua những bài vỡ trên mạng của các chùa lớn và trên youtube. Như Thầy nói
có hơn 90% Thầy không hiểu đúng đạo Phật, nên con rất ngại về những
bài viết của con phổ biến trên báo cho hằng ngàn độc giả.
VP.PHTQ: Người tu theo Phật (tại gia & xuất gia) có 2 hạng:
1. Cầu phước: tuyệt đại đa số, hiểu chút ít giáo lý,
đa số hành sai chánh pháp do các sư thiếu căn bản tu học. Các bài viết của quí
ĐH nhằm giúp hạng này hiểu biết thêm căn bản giáo lý một cách sâu rộng hơn thì
rất quí, không có đáng ngại.
2. Cầu giải thoát: một số nào đó phát tâm tìm hiểu
cốt tủy của đạo Phật, giác ngộ được chân ký, hoan hỷ tiến tu đúng chánh pháp,
không mê tín dị đoan do bản ngã sinh ra. Chằng hạn như: cầu vãng sanh cực lạc
bằng câu niệm Phật om sòm, xông tới các đám tang, đòi gia chủ phải cho họ giúp
người chết được vãng sanh. Tào lao. Họ là hạng gì? tại gia hay tại chùa mà mê
tín hại người quá đáng, phi chánh pháp.
Đức
Lạt Lai Lạt ma khuyên phật tử nên có một vị Thầy "bổn sư" của mình.
Lúc con ở Dharamsala, Băc Ấn Độ, con thấy quý vị sư Tây Tạng rất kính
Thầy của họ. Khi thưa điều gì với Thầy, họ quỳ lạy rất trân trọng trước
rồi mới thưa.
VP.PHTQ.: chư tăng ở các chùa VN cũng lễ phép như
vậy. Đó là qui củ của thiền môn nghiêm tịnh.
Con
rất muốn có một vị Thầy "bổn sư" nhưng không có. Con quy y với
Thầy Thanh Từ ở Chùa Hoa Nghiêm VA gần nhà,nhưng Thầy đi Mỹ rồi
về VN. Thâỳ ở chùa gần nhà con là một Thiếu Tá trong Quân Đội,
qua đây gia đình có nhiều người con bị mất trên đường vượt biển,
nên ông tu. Thầy có trình độ văn hóa, và đạo đức, nhưng con
nghĩ không thể trả lời những thắc mắc của con về đạo, và thế giới tâm
linh.
VP.PHTQ.: Đùng vội tìm Thầy Bổn sư. Bệnh của thời
đại là tôn sùng một vị Thầy, bởi do danh tiếng của vị đó, như Thầy Thanh Từ,
Thầy Nhất Hạnh,.. Việc hệ trọng chính là phát tâm nghiên tầm giáo lý qua 3
bước:
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
Sau đó, khi thực sự đã nắm vững giáo lý căn bản, quí
ĐH bước thêm bước nữa, quan trọng hơn: đó là bài giảng hay các băng giảng của
Thầy Thanh Từ.
Khi nào quí ĐH bật khóc, hay bật cười thoải mái nhận
ra rằng mình đã thoát khỏi cái vỏ vô minh (ngu si, u mê) từ bấy lâu nay. Kể từ
đó, gọi là ngộ đạo, quí ĐH sẽ đi đúng đường (chánh đạo) do nắm vững chánh pháp
(lý thuyết).
Như
con thưa với Thầy, con hiện viết cho một magazine ở Mỹ, mỗi tuần xuất bản 25
ngàn tờ ở Miền Đông và Miền Tây Hoa Kỳ. Chuyện của con là chuyện đời
thường của người bình dân để thu hút độc giả có trình độ thấp
như thợ nail, trong lúc chờ khách họ đọc để giải trí. Họ không thích
đọc bài nghiên cứu cao xa, khô khan..Con nghe chủ nhiệm báo nói độc
giả thích độc chuyện của con lắm. Ông cảm ơn sự đóng góp quý giá
của con.
Con
mong Thầy dành chút thì giờ giúp con, để con viết, phổ biến đúng chính
pháp đế nhiều người.
Tuyết
Mai.
VP.PHTQ.: Chư Tăng hoan hỷ giúp qúi ĐH trong việc chuyển
tải chánh pháp lồng trong các câu chuyện đời thường giúp đại đa số người có
duyên với chánh pháp, nhưng vì sanh kế chưa đến chùa được.
Chính nhờ họ chưa đi chùa thường nên họ chưa ngộ độc
do các Thầy chỉ cạo cái đầu mà chưa biết cạo cái tâm, chưa nắm vững giáo lý,
chưa thực tâm tu học, chỉ coi đi tu như một cái nghề kiếm sống, cái chùa như
một cái business không vốn nhiều lời, nhất bổn vạn lợi, ăn trên ngồi trước,
nguy hại vô cùng cho bá tánh nhắm mắt tin tưởng vào hình tướng đầu tròn áo
vuông của các vị đó.
Đạo Phật có mê tín không?
Thưa
Cô Diễm Hương,
Em
có đọc một chuyện trong tập chuyện của một Mục sư đạo Tin Lành. Ông
kể lại nhiều chuyện mê tín, dị đoan, ma nhập Thầy pháp chữa bệnh chết người và
chuyện nhiệm mầu linh thiêng, do tín đồ hết lòng tin cầu nguyện Chúa mà được
ban phép lạ.
Bác
sĩ ở bệnh viện nói bịnh nhân chắc sẽ bị mù, không còn hy vọng gì nữa, mà nhờ
cầu nguyện nên mắt sáng, nên em rất thắc măc, Thầy Pháp có liên hệ gì đến Đạo
Phật không, cũng như hết lòng cầu nguyện có thể cứu người bị bịnh nan
y không?
Ông
kể, lúc ông về miền quê để lập nơi giảng phúc âm. Có một hôm đột
nhiên ông nghe thấy có nhiều tiếng ồn ào như tiếng gõ xoong chảo, kế tiếp là
tiếng hô nghe kinh hoàng “Ma! Ma! Ma!” rồi tiếng cầu kinh… Ông tò mò nhìn qua
nhà bên cạnh thì thấy một ông Thầy pháp, ăn mặc xanh đỏ, diêm dúa như ma quỷ
đang đánh đập một em bé bệnh hoạn nằm trên giường. Ông Thầy pháp vừa quất vô
mình em bé vừa xua đuổi “Ma! Ma! Ma!” để cho con ma đang nhập trong người
em bé sợ đau đớn mà xuất hồn. Đây là một cách mấy ông Thầy pháp xua đuổi
tà ma.
Sau
đó Thầy pháp cũng dùng than nung cháy đỏ hồng đưa vô mặt em bé. Em bé quá đau
đớn, kêu la, thê thảm. Không chịu được, ông mục sư qua nhà bên cạnh để hỏi
coi bà hàng xóm cần ông giúp đỡ gì không? Ông đề nghị, để tôi mời một
bác sĩ đến. Bà mẹ của chú bé trả lời: “Cảm ơn lòng tốt của ông,
Thầy pháp đã đến đây và tôi tin rằng ông ấy sẽ giúp con tôi hết bịnh”. Ông Mục
sư đề nghị để ông cầu nguyện Chúa ở trên Thiên đàng, là Đấng có thể lắng nghe
và nhận lời cầu nguyện của chúng ta. Bà có thể cho phép tôi cầu nguyễn cho cậu
bé được không? Bà mẹ trả lời “Không, Cảm ơn. Tôi có đạo của tôi và tôi tin con
tôi sẽ hết bịnh”. Ông Thầy pháp tiếp tục đánh đập, la hét xua đuổi tà ma
và bảo đảm với bà mẹ là cậu bé sẽ bình phục. Nhưng ít lâu sau thì cậu bé
chết. Thật là một điều rất đau lòng.
Trong
một cậu chuyện khác, ông Mục sư kể trong một buổi giảng, có một người đàn bà
đẩy cửa bước vào, bà cùng đi với một đứa cháu nhỏ. Bà giới thiệu đây là
cháu của bà, nó bị bệnh sắp mù mắt và bà mở băng ra nói “Ông coi dùm đôi
mắt của cháu tôi”. Ông Mục sư biết ngay là em bé bị bịnh mắt hột, rất nguy hiểm
có thể làm mù mắt. Bà kể “Gia dình tôi theo đạo Phật,. Chúng tôi thờ cúng
tổ tiên. Khi cháu bị bệnh tôi đưa cháu đến đền thờ rồi đến thầy Pháp và cuối
cùng một ông đã bôi lên mắt cháu một loại thuốc màu đen. Bệnh cháu càng ngày
càng nặng thêm, cuối cùng tôi phải đem cháu đến bịnh viện. Bác sĩ ở đây nói
cháu tôi sẽ bị mù, không còn hy vọng gì nữa!”.
Trên
đường về, đi ngang qua nhà ông tôi thấy bảng hiệu “Tin Lành” và nghe hát ở bên
trong, nên tôi định vào để xem coi tôi có thể tìm được sự giúp đỡ nào
không?”. Ông Mục sư trả lời tôi cũng không đủ năng lực để chữa bệnh cho
cháu, nhưng có Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng là Đấng đã hứa: “Nếu các
người nhân danh Ta cầu xin điều chi, Ta sẽ làm cho”. Sau đó ông mời một số tín
đồ cùng cầu nguyện cho cháu bé. Mọi người nài xin Chúa vì danh Đức Chúa Jêsus,
vì sự vinh hiển của Ngài, hãy giúp đỡ cậu bé bệnh hoạn tội nghiệp này”.
Sau lễ cầu nguyện ông Mục sư khuyên bà khách mới lấy “acit boric” pha với nước
rửa vết thương cho cậu bé. Sau đó thì vết thương được lành bớt và hai bà cháu
đến nhà thờ Tin Lành này tham dự những buổi nhóm thờ phượng. Mỗi khi bà đến thì
ông và các tín đồ đọc kinh nài xin Chúa chữa lành đôi mắt của cháu bà. It lâu
sau cậu bé hết bịnh, mắt sáng. Ông Mục sư kết luận: “Chắc chắn Đức Chúa Trời đã
ban điều kỳ diệu!”.
Thưa Cô Diễm Hương,
Em
rất thăc mắc mấy ông thầy Pháp, làm bùa ếm tà ma, đánh dập, la hét xua đuổi tà
ma có liên quan gì tới đạo Phật không? Bác sĩ ở bệnh viện nói bệnh đau mắt
của cháu bé không thể chữa trị được, sẽ bị mù loà, mà dùng acit boric rửa mắt
và nhờ hết lòng cầu nguyện mà được Chúa ban cho sáng mắt. Nếu có thể thì những
người bị bệnh nặng, bác sĩ bó tay, cứ đến nhà thờ cầu nguyện sẽ được hết
bịnh? Tại sao lúc sau này trong Đạo Phật có chức vị “Pháp sư? Mấy
ông pháp sư này có phải là Thầy Pháp không?”. Xin cô cho ý kiến để em sáng suốt
chọn cho mình một niềm tin, một tôn giáo .
Thái
thị Phượng
Trả
lời:
Tôi
dứt khoát trả lời với em, những ông Thầy Pháp chữa bịnh tà ma không liên hệ gì
tới Đạo Phật. Kinh Phật chỉ dạy lúc sống con người nên ăn hiền ở lành để được
phước đức. Kinh Phật dạy những phuơng thức tu tập để bớt khổ đau, có trí tuệ,
giác ngộ và giải thoát. Vì có nhiều người ít học, tin ở những lời
hướng dẫn của mấy ông Thầy Pháp, và những tu sĩ của nhiều tôn giáo nên dễ
lầm lạc, gọi là mê tín. Hiện nay có nhiều ông sư trong chùa bẻ tay
bắt ấn, làm phép. Họ đã lợi dụng lòng tin của phật tử cho mục tiêu lợi dưỡng.
Đạo Phật có dạy rằng:
1. Con người có 2 phần (ngũ uẩn):
Ngoài xác
thân tứ đại phàm tục (sắc), còn có phần tâm linh (thọ, tưởng, hành, thức).
Phần xác
thân (tứ đại) khi hết phước (tận số) thì chết đi, đem chôn, hay thiêu - không
ai đem xác thối lên trời!
Con người
không cần bận tâm đến cái xác chết, của mình hay của thân nhân, không nên phiền
não với mấy cái hủ tro từ nhà quàn - chưa chắc là tro thiệt từ thân xác của
thân nhân quá vãng. Quan trọng mấy cái vật chất đó, chỉ làm khổ người thân còn
sống, phải đem xác chôn chỗ này, đem tro rãi chỗ kia. Đó chảng qua do tập quán,
tín ngưỡng lâu đời của thế gian, và cũng chính do bản ngã (EGO) của của con
người, làm khổ con người mà thôi. Cho nên, đạo Phật chủ trương “Vô Ngã, Vị
Tha”. Thầy sẽ giải thích thêm khi đủ thiện duyên qua đề tài: Ngũ Táng (Địa
táng, Điểu Táng, Hỏa Táng, Thủy Táng, và Thạch Táng). Tốt nhất là hiến xác cho
khoa học sau khi chết, hợp tình hợp lý, hợp tâm nguyện vô ngã vị tha, có lợi
ích đôi phần. Người chết thực hành hạnh bố thí (nội tài). Người sống hưởng
thành quả khoa học, thuốc men, giải phẩu qua ngành y dược. Đừng nghe mấy vị sư
Tàu (tào lao) tuyên truyền tâm ích kỷ rằng, hiến xác thì không được vãng sanh?
Kinh điển nào dạy như vậy, ngoài mấy vị sư tào lao hiện nay?
2. Tâm Linh lại có 2 phần: thật
và giả.
2.1. Phần
tâm giả là tâm tham lam, giận dữ, ngu si, mà con người thường sống hàng ngày.
Phần tâm
giả này khi có khi không, khi sanh khi diệt, khi khởi lên khi biến mất. Cho nên
con người thay đổi tâm tính thường xuyên (vô thường) khi đắc thế khi thất bại
(lợi/suy), khi thương khi ghét, khi thích khi chê, khi tán dương khi chửi bới
(xưng/ cơ hay hủy/ dự), khi vui khi buồn (khổ/lạc).
Phần tâm
giả (vọng tâm) này lẫy lừng, mạnh mẽ vô cùng, chính là động cơ (nghiệp lực) dẫn
dắt con người sống đời khổ đau, luân hồi kiếp này đến kiếp sau, và muôn kiếp
sau nữa.
2.2. Bởi
thế cho nên, cốt tủy của đạo Phật là phải tìm
cho ra (giác ngộ) phần tâm thật (chân tâm).
Những
hình thức cúng kiến, cầu an cầu siêu, các nghi lễ rườm rà trai đàn bạt độ,
trong khắp các chùa, chỉ là hình thức của một tôn giáo để mọi người tìm đến,
cần thiết nhưng không thật, giả đó.
Tham dự
xong rồi, con người thông minh phải phát tâm học đạo như ĐH Lệ Hằng hiện nay.
Khi tâm
con người không còn vọng động, không còn lăng xăng lộn xộn, không còn mong điều
này,
không còn
muốn điều kia, thì chân tâm (tâm thật) hiển lộ. Khi chân tâm hiển lộ, đời sống
con người bớt phiền não khổ đau.
Cũng ví
như mặt biển sóng to khi có gió lớn (tâm con người giận dữ khi gặp chuyện bất
như ý)
nhưng khi
hết sóng to gió lớn, thì mặt biển trở nên thanh bình, phẳng lặng,
có thể
trông xa, thấy rộng bốn phương, đến tận chân trời góc biển.
Các tôn
tượng của chư Phật đều có con mắt thứ ba, nằm giữa 2 con mắt thường, thường
tượng trưng bằng chấm đỏ, hay viên ngọc quí. Con mắt thứ ba này gọi là con mắt
thông minh trí tuệ (tuệ nhãn). Tuệ nhãn chỉ có được khi tâm con người không còn
vọng động, không còn những chuyện tham sân si, không còn loạn động với cảnh
trần hàng ngày, duy nhất, tâm chỉ còn trạng thái phẳng lặng, tịch tịnh, gọi là
nhất tâm bất động, hay nhất tâm bất loạn.
Tùy theo
tâm con người dẹp được, bớt được bao nhiêu tham sân si vọng tâm, thì trí sáng
chân tâm (hay tuệ nhãn) hiển lộ bấy nhiêu. Ví như mây đen (vọng tâm, phiền não)
tan biến bao nhiêu, thì mặt trời (tuệ nhãn hay chân tâm) hiển lộ ánh sáng bấy
nhiêu. Tất cả đều do công phu tu tập của mỗi cá nhân, theo từng thời gian ngắn
hay dài, mau hay lâu.
Cho đến
khi vọng tâm hoàn toàn biến mất, chân tâm hoàn toàn
hiển lộ, thì con người hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, không còn sanh
tử luân hồi, gọi là đắc đạo. Đây chính là cốt tủy của đạo Phật.
Muốn
thành công, đạt được mục tiêu nầy (đáo bỉ ngạn) con người phải nổ lực hàng
ngày, không phải dễ dàng trong vài tháng, hay vài năm, nhưng cũng không phải không ai đạt được đâu. Trong lịch sử các
nước, nhiều vị chân tu thực học đạt được cảnh giới này, không phân biệt tại gia
hay xuất gia, không cần phải tu ở trong chùa, không phải là đệ tử của vị nầy
hay của môn phái nọ. Nhưng các vị không ai nói ra, các vị chỉ tu hành và dẫn
dắt người hữu duyên tu hành. Người nào nói rằng họ đạt được như vậy, như vậy,
nhờ pháp này hay pháp kia, toàn là những người muốn tự tôn làm lãnh tụ, muốn tự
đánh bóng để được tôn sùng, gạt gẫm mọi người, không ngoài mục đích danh và lợi
mà thôi.
Những
chuyện vu vơ khác, xin miễn bàn để khỏi bị loạn tâm trong thế giới đảo điên xưa
nay.
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Kính thư,
BBT.PHTQ.CANADA
XUẤT GIA HAY TẠI GIA
BẤT TÙY PHÂN BIỆT- CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
HIỆN
TƯỢNG MÊ TÍN TRONG CÁC TÔN GIÁO
TU
TÂM DƯỠNG TÁNH
NGUỒN
GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 1)
TU
PHƯỚC VÀ TU TUỆ
THƯ
NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 26