TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 16 October 2018

truyền bá mê tín dị đoan



Tín đồ các tôn giáo luôn luôn bị gạt gẫm và lợi dụng
CG mê tín - PG mê tín - Tôn giáo là mê tín

Đạo Phật có truyền bá mê tín dị đoan chăng? YES!

Kính mời tham khảo


Bọn ma giáo đội lốt Phật Giáo truyền bá mê tín dị đoan, vô số người u mê tin theo, như dưới đây:
 

bọn buôn thần bán thánh côn đồ tại hải ngoại



Vào 10:50, 2018.10.16 Tri Nguyen <dieuamucchau@gmail.com> đã viết:
Ngài Thực Hiền dạy,
Một câu Phật hiệu A Di Đà gồm đủ 84 ngàn pháp môn của Phật.
Một câu Phật Hiệu A Di Đà làm xong 1700 công án của Thiền môn.
Người nào tin thì phải lo niệm Phật cầu vãng sanh, người nào không tin thì đi theo đường nào cứ việc đi, còn ta thì ta quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, cớ chi phải chạy theo người không tin. 
Lời Phật dạy: Thời mạt pháp phải niệm Phật mới thoát vòng sanh tử. 
Hàng triệu người tu hành khổ cực sau cùng không thoát được sáu cảnh luân hồi. Hàng ngày, ngay tại VN chúng ta người niệm Phật được hộ niệm mà vãng sanh đến nay không còn đếm được nữa.
Nếu tu hành mà không theo lời Phật dạy, lại chạy theo cảm tình thì khi bị đọa lạc ai cứu mình đây?
Tu hành phải tự mình xác định mục đích vững vàng vậy.
A Di Đà Phật







2018-02-21 (2).png
Hỏi: Kính thưa Quí Thầy,
Trong phạm vi tín ngưỡng và tôn giáo, có phải tôn giáo nào có đông đảo tín đồ là tôn giáo chân chính, đáng được tin cậy và tin theo chăng?
Trong phạm vi chính trị, có phải đảng phái cầm quyền là đảng phái đa số và đáng tin cậy chăng?

Đáp: Người ta thường nghĩ số đông là đúng, là trúng, là hay, là không thể nhầm lẫn được, là đáng tin cậy, đáng tin tưởng và đáng tin theo. Tuy nhiên, chuyện gì trên đời cũng đều có hai (2) mặt đối nghịch nhau: thuận và nghịch, đúng và sai. Thí dụ bàn tay có hai mặt. Tờ giấy hay đồng tiền cũng có hai mặt.

Số đông thường là đúng. Trí óc của hai người đáng tin hơn trí óc của một người, nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Cả một lũ người ngu si u mê không thể so với một người trí tuệ, thông minh. Cả một đoàn quân có thể có quân số vài trăm, vài ngàn, chục ngàn, nhưng chỉ có một vị chỉ huy và một số ít người tham mưu, lãnh đạo.

Trong một trường học, số sinh viên, học sinh luôn luôn đông đảo hơn số thầy giáo. Trong một bệnh viện, số bệnh nhân, số y tá, số lao công luôn luôn luôn đông đảo hơn số bác sĩ. Trong số các bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ cao cấp, bác sĩ giải phẩu luôn luôn ít hơn các bác sĩ gia đình, bác sĩ thông thường.

Trong phạm vi tín ngưỡng hay tôn giáo, cũng như trong phạm vi chính trị, số đông người thường là số người u mê ngu si, dễ bị dụ dỗ, dễ tin mù quáng, dễ bị gạt gẫm, bởi số đông người này thường có trình độ hay kiến thức quá thấp kém, hoặc không có trình độ hay kiến thức gì cả. Đừng thấy các số đông người theo một tín ngưỡng, hay tôn giáo, hoặc lãnh tụ chính trị và cho rằng đó là số đông thông minh và chạy theo, không cần suy xét.

Một bọn cướp thường đông hơn người lương thiện. Một giáo hội tôn giáo thường có số đông, rất đông bọn người núp bóng tôn giáo để lợi dưỡng, sống lâu lên lão làng, dùng thâm niên và đẳng cấp hàng giáo phẩm để gạt gẫm số đông, rất đông người nhẹ dạ u mê ngu si. Bọn tín đồ tôn giáo hay bọn chạy theo chính trị mê muội, ngu ngơ thường quá đông đảo, tuyệt đại đa số, khó dạy dỗ, khó thức tỉnh, khó giác ngộ. Những người sáng suốt, biết suy nghĩ, biết cân nhắc, biết phân biệt lẽ phải lẽ trái, biết điều nào đúng điều nào sai, thường là số ít, quá ít, gọi là thiểu số.

Một đoàn tàu hỏa (xe lửa) thường được dẫn bởi toa xe chạy đầu tiên. Nếu người lái xe, điều khiển đoàn tàu, ngủ gục hay bất cẩn hay lạc đường thì cả đoàn tàu lao xuống hố sâu hay vực thẳm, số đông thương vong, chết thảm. Cả thế giới hiện nay, có vài tôn giáo lớn, đông đảo tín đồ, bọn ngu si u mê thì quá đông tỷ tỷ triệu triệu, nhưng chỉ có một vài vị gọi là giáo chủ. Nơi đây không kể các giáo phái tà ma xuất hiện khắp nơi trên thế giới, kể cả các quốc gia gọi là văn minh tiên tiến, như Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Những kẻ ngu si chọn tôn giáo theo số đông, thích con số tín đồ tỷ tỷ, nhưng không cần biết giáo lý của tôn giáo đó là chánh hay tà, đúng hay sai, hễ thấy nhiều người chạy theo là nhắm mắt tin theo, tự hào, bất kể những mưu mô gạt gẫm.

Trong muôn thú, chim se sẻ thường có số đông áp đảo so với các loài chim hiếm quí, hiếm thấy. Các loài thú hiếm quí thường là các thú có số lượng thật ít ỏi, hiếm hoi, khó tìm, thường được bảo vệ. Số lượng ruồi muỗi, sâu bọ trong rác rưỡi, giòi bọ trong đống phân thường lên đến số tỷ tỷ và tỷ tỷ.


Hỏi: Kính thưa Quí Thầy,
Đạo Phật có trước các tôn giáo khác trên thế giới. Đạo Phật có truyền bá mê tín dị đoan như các tôn giáo khác, nào là phép lạ, nào là tượng thánh biết cười, biết khóc và mỗi ngày to lớn thêm lên, tượng thánh nữ thánh nam chết trăm năm còn mùi thơm và không thối rữa chăng?

Đáp: Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều có những truyền bá mê tín dị đoan, những chuyện gạt gẫm tín đồ từ đơn giản đến tinh vi.
Người thông minh sáng suốt nên chọn tin theo một tôn giáo bằng trí tuệ, nên tìm hiểu giáo lý, không nên theo một tôn giáo nào bằng đức tin, niềm tin hay tin đồn nhãm, không thể kiểm chứng.
Đạo Phật cũng đầy dẫy những tà sư đội lốt tôn giáo, đầy dẫy những ngụy kinh không đúng theo chánh đạo, chánh pháp.
Mọi người cần nên cẩn trọng.
Các nhà sư chân tu thực học không phải dễ tìm, không phải dễ gặp, không phải dễ nhận ra.
Con người cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng chánh pháp, chánh đạo, may ra mới không lạc vào tà pháp và tà đạo, ngay trong hình thức Phật Giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào khác.

Đức Giáo Hoàng Benedict.jpg
kép cải lương
  bịp bợm, gạt gẫm, gian manh, xảo trá

Chính Trị lợi dụng Tôn Giáo

Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ.

Đó là sự thật.
Các sự kiện linh thiêng phép lạ chỉ là tin đồn mê tín,
bịp bợm, gạt gẫm, gian manh, xảo trá
không phải thiệt, miễn tranh cãi,
chỉ có người ngốc nghếch, khờ dại, ngớ ngẩn tin theo
Đó là sự thật.
Con người hay thánh thần đều phải chết.
Không ai cứu được ai.
Đó là sự thật.
2018 FAKE Thi thể Thánh nữ Bernadette.jpg


Hỏi:
Có người nói: Người đạo Phật đến với Chúa và được Chúa chữa lành.
Nhiều người Hồi giáo, Ấn giáo, Bà La môn giáo, Do thái giáo, vô thần, vô đạo... đã chạy đến với Chúa và cũng được Chúa chữa lành; bởi Thiên Chúa là Đấng toàn năng, tự hữu và hằng hữu.
Quí Thầy nghĩ sao?
Đáp:
Những người này tuyên truyền quá hạ cấp, chỉ có thể dụ dỗ, gạt gẫm những kẻ tâm thần, ngu ngơ, ngớ ngẫn, u mê, ngu si, tâm đầy dẫy tham sân si, luôn luôn cầu nguyện lợi lạc cho bản thân, luôn luôn mong muốn được hơn người khác mọi phương diện. Nhưng buồn cười thay, cầu nguyện có được gì đâu?
Bản thân chúa Jesus còn không tự cứu được ngài, lại bị bọn cường quyền đóng đinh như tội phạm hình sự, vậy Chúa Jesus cứu được ai, cứu cách nào? Đức Giáo Hoàng còn sợ bị bắn khi ra công chúng. Bị bắn rồi Đức Giáo Hoàng phải nhờ bác sĩ bệnh viện cứu chữa, Chúa nào cứu được đâu? Giáo Hoàng này đầu độc Giáo Hoàng trước, Chúa nào cứu được đâu?
Thôi thì thế kỷ này đã là thế kỷ 21, các tôn giáo chuyên truyền bá mê tín, không thấy mà tin chuyện phép lạ linh thiêng huyền bí, gạt gẫm người đời, nên tự soi sáng lương tâm, tự soi sáng bản thân, chớ nên tiếp tục quá u mê, sống trong tăm tối, đưa
đến chỗ cuồng tín, hết thuốc chữa. Tội nghiệp thay!
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA

Theo Chính Trị & Theo Tôn Giáo

Chính Trị lợi dụng Tôn Giáo
hay
Tôn Giáo lợi dụng Chính Trị

 http://phtq-canada.blogspot.com/2018/08/theo-chinh-tri-theo-ton-giao.html

  Chính Trị & Tôn Giáo
 
Theo Chính Trị,
dễ bị dụ khị, dễ bị lừa bịp
Theo Tôn Giáo,
dễ nghe nói láo, dễ bị gạt gẫm

 

Thứ Tư 10.10.2018
Kính thưa Quí Vị,
Chính Trị và Tôn Giáo là hai đề tài,
hai phạm trù rất nhạy cảm, rất dễ gây tranh cãi,
nhưng rất gần gũi với đời sống của mọi người trên thế gian.
Người đời thường ngây thơ, chơn chất,
nên dễ bị lừa bịp bởi miệng lưỡi qua lời hứa hẹn của các chính trị gia.
Người đời thường dễ tin, nông cạn,
nên dễ bị gạt gẫm bởi các hình thức, nghi lễ đượm vẻ linh thiêng huyền bí qua các bánh vẽ
thiên đàng nước trời hay tây phương cực lạc
của các chức sắc tôn giáo
trong các giáo hội,
hay cơ sở tôn nghiêm như nhà chùa hay nhà thờ.
Người đời dù có biết được sự thực hay chân lý,
biết được mặt thật hay mặt trái của nhà chùa hay nhà thờ,
cũng thường khó nói ra.
Tại sao?
Bởi những người u mê, ám chướng, ngu si, đần độn, cố chấp, bảo thủ, tôn thờ các thần tượng chính trị hay tôn giáo,
từ mê tín đến cuồng tín,
sẽ hung hăng
kết án vô thần, phá hoại tôn giáo, phá hoại tín tâm của người khác.
Từ lâu nay, VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
vẫn chủ trương phổ biến chánh pháp và chánh tín,
bài trừ tà pháp và mê tín dị đoan trong các tôn giáo,
đặc biệt là Công Giáo và Phật Giáo.
VP.PHTQ.CANADA vạch trần cho những người
muốn biết sự thực
tìm hiểu chân lý
qua nhiều bài viết được nhiều người suy ngẫm và tri ân.
Kể từ hôm nay, VP.PHTQ.CANADA sẽ tiếp tay phổ biến các bài viết liên quan đến sự thực và chân lý,
trên lãnh vực chính trị và tôn giáo, từ mọi người qua các diễn đàn,
không phân biệt người viết thuộc thành phần nào,
theo tinh thần y pháp bất y nhân.
Quí vị có thể theo dõi các bài viết, tham gia sự tranh luận trên internet, để đạt sự thực và chân lý,
hoặc gửi Email về:
Kính chào Quí vị
và kính chúc Quí vị cùng bửu quyến vạn sự an lành.
Kính thư,
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA