https://phtq-canada.blogspot.com/2019/05/saigon-1975.html
Ấn tượng Saigon đầu tiên với tôi, thằng nhóc Trà Vinh 10 tuổi lên
Saigon du hí hè lúc ấy là được ngồi dưới cái cảng xe xích lô máy ngắm
phố phường đông đúc trong tiếng máy nổ “pành pành” hùng dũng, oai vệ.
Tôi biết Saigon từ đầu thập niên 1970, trong mắt cậu bé lên 10 dân tỉnh lẻ thời đó Saigon vô cùng ấn tượng và thú vị.
Cứ mỗi hè về, Saigon là phần thưởng cho thành tích học tập cả năm.
Năm anh chị em lóc nhóc chúng tôi được mẹ dắt díu đi xe đò từ Trà Vinh
lên Saigon. Hai trăm cây số nhưng có khi mất cả ngày vì kẹt phà Mỹ
Thuận, vì những trở ngại bởi chiến tranh. Chờ đợi, mệt nhọc nhưng khi Xa
cảng Miền Tây hiện ra thì dường như ai cũng hân hoan, háo hức.
Oai vệ ngồi ở cảng xe xích lô máy nổ “pành pành”
Ấn tượng Saigoài Gòn đầu tiên với tôi chính là được ngồi dưới cái cảng
xe xích lô máy ngắm dòng người, phố phường đông đúc, thích hơn nữa bởi
tiếng máy nổ “pành pành” hùng dũng, oai vệ!
Thời đó từ quê tôi lên Saigon còn có cả tuyến hàng không chỉ mất nửa
giờ bay. Tôi từng có một chuyến bay khứ hồi nhưng xem ra đi xe đò vẫn
thú hơn.
Lên Saigon chúng tôi thường tá túc nhà người cậu ở đường Tháp
Mười, đối diện chợ Bình Tây mà nhiều người vẫn quen gọi là “Chợ Lớn
mới”. Ngay sát chợ có ngôi nhà cổ tường vôi, trên chóp cao có gắn cây
cột thu lôi.
Ấn tượng Saigon xưa với tôi còn là những chiếc taxi màu xanh trắng
mà mẹ tôi gọi là “xe con rùa”. Xe khá chật hẹp, không máy lạnh, chỉ có
cây quạt máy nhỏ gắn trên trần xe. Xe khác không biết sao chớ mấy xe tôi
đi không thấy đồng hồ tính tiền và cũng ít ai hỏi giá trước, cứ tới nơi
là “nói nhiêu trả nhiêu” mà dường như không nghe thấy chuyện “chặt
chém”.
Nhưng gắn bó nhất với tôi chính là chiếc xe lam. Xe lam có mặt ở
nhiều tuyến đường và có thế mạnh là muốn ghé đâu ghé, không cần trạm
dừng như xe buýt. Tài xế xe lam có lẽ là những người “lanh mắt nhất hành
tinh” khi giữa dòng xe cộ đông đúc mà chỉ cần bạn “nhích nhẹ cánh tay”
là “tấp vô ngay”. Giá cả thì hết sức “hữu nghị”, xe không có lơ, khách
xuống xe chỉ cần “khều lưng” tài xế đưa tiền là xong, ít khi thấy cãi
vã, kỳ kèo chuyện tiền bạc.
Hồi đó có khi cả ngày mấy anh em tụi tui tới lui trên những chuyến
xe lam. Số là mỗi khi lên Saigon là phải đi coi phim kiếm hiệp, võ
thuật Hồng Kông cho đã, thời đó chúng tôi mê như điếu đổ mấy cái tên Lý
Tiểu Long, Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Quang Thái, Sương Điền Bảo
Chiêu.
Đầu tiên là hai rạp Lê Ngọc và Đại Quang thường chiếu phim mới trên
đường Châu Văn Liêm ngày nay. Do muốn xem lại một vài phim cũ nên phải
“nhờ xe lam” đưa ra các rạp vùng ven ngoại thành. Mấy anh chị lớn thích
xem phim Pháp, Mỹ thì tới rạp Rex, Mini Rex ở trung tâm Saigon. Còn
“hộ tống” mẹ xem cải lương, hồ quảng có rạp Thủ Đô, Hào Huê, đại nhạc
hội thì thường ở rạp Quốc Thanh, Lệ Thanh.
Với tôi thì thích nhất vẫn là xem phim vì được ngồi máy lạnh xem
đi xem lại cả ngày (chiếu thường trực mà)! Có một kỷ niệm với xe lam là
lần đó khi chiếc xe vừa vòng ra cổng xa cảng Miền Tây thì lật nhào do
tránh chiếc xe đạp.
10 người trong xe đổ chồng lên nhau la chí chóe, nhiều người xúm
lại cứu giúp, giở xe lên, tội nghiệp bác tài tuổi ngoài 50 luống cuống
thăm hỏi, xin lỗi mọi người; đồ đạc của ai còn đó, không có cảnh mất
mát, cãi vã mỗi khi va quẹt như hiện nay. Tôi nhận thấy chiếc xe này
thật lạ, lòn lách hay mà cũng dễ nhào đầu!
Saigon hiện đại, Chợ Lớn ăn ngon
Nói về tính hiện đại thì thời nào cũng vậy, Saigon là nhất. Đi nhà
hàng với tôi không vì món ăn mà là được “đi thang máy”. Còn thang cuốn
ngày nay tràn lan thì Saigon trước năm 1975 nếu thằng nhóc 10 tuổi ở
tỉnh lẻ lên lúc đó chắc đi không hết nên với tôi thì có ở thương xá Tam
Đa và rạp Rex ở quận nhứt.
Nhưng có lẽ cái không thể không nói chính là người Saigon, văn hóa Saigon.
Saigon có cái đặc biệt là hình thành hai khu vực có nét văn hóa,
sinh hoạt khá khác biệt là khu Saigon và khu Chợ Lớn. Khu Chợ Lớn với
nhiều người Hoa sinh sống, từ đó hình thành một không gian “tiểu Hồng
Kông” với ngôn ngữ phổ biến là tiếng Quảng Đông (người Hoa ở khu Chợ Lớn
dù là người Tiều, Hẹ, Phước Kiến, Hải Nam đều có thể nói thông thạo
tiếng Quảng Đông; ở Bệnh viện Triều Châu (nay là BV An Bình) nơi chị tôi
làm y tá vẫn sử dụng tiếng Quảng Đông là chính).
Chợ Lớn mạnh về ăn uống và mua bán các mặt hàng tiêu dùng như khu La Cai, các chợ Bình Tây, An Đông, Kim Biên.
“Món ăn Chợ Lớn” mà tôi thích tới ngày nay chính là món bột chiên
từ các chiếc xe đẩy trên đường phố; là các xe mì gõ, “ziển phảnh” (hủ
tíu bò viên), cũng như thích lạc vào “thế giới người Hoa” với xây chừng
(cà phê đen), xây nại (cà phê sữa), tài có (đại ca – anh trai), ngọ –
nị (mày – tao).
Khác với sự sầm uất của Chợ Lớn, khu Saigon thông thoáng, hiện đại
hơn, mang dáng dấp Tây hơn với nhiều khu ăn chơi dành cho giới thượng
lưu, sĩ quan, quan chức chính quyền Saigon và quân đội đồng minh.
Là nơi mà người dân tỉnh lẻ chúng tôi ít có điểm “ghé vào”, có chăng là dạo vài vòng ngắm cảnh.
Theo Tuổi Trẻ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đâu rồi xích lô Saigon xưa?
Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của
người Saigon những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có
thể dễ dàng bắt gặp xích lô ở mọi nẻo đường, chở đủ mọi tầng lớp. Nghề
xích lô lúc ấy dễ sống, lại là một biểu tượng đẹp của Saigon.
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tachcafe.com)
Ngày nay, xích lô Saigon đã lui vào dĩ vãng. Người mưu sinh bằng
nghề này không còn nhiều, hầu hết đều là những người đã già lại nghèo,
quá gắn bó với cái xích lô mà không nỡ bỏ, cũng chẳng biết tìm nghề nào
khác.
Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Saigon đã bắt đầu cấm xích lô ở
một số tuyến đường. Cuộc sống cứ ngày càng khó khăn hơn với cái nghề
xích lô. Đến năm 2010, mặc dù nhu cầu chạy của khách du lịch vẫn rất
nhiều, xích lô đã bị cấm hẳn trong nội thành.
(Ảnh qua yume.vn)
Nhưng Saigon vẫn thấp thoáng bóng dáng xích lô. Chẳng là người chạy
thì vẫn cứ chạy, trật tự bắt thì vẫn cứ bắt. Trong cái cuộc mưu sinh ấy,
người gắn bó với nghề này vẫn cố kiếm miếng ăn, cố tìm vui trong những
điều cơ cực, tự do tự tại được chừng nào hay chừng ấy.
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tachcafe.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua pinterest.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua flickr.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tiepthithegioi.vn)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon năm 1961. (Ảnh qua pinterest.com)
Saigon năm 1961. (Ảnh qua kenh14.vn)
Saigon những năm 60. (Ảnh qua youtube.com)
Saigon những năm 70. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)
Saigon những năm 70. (Ảnh qua tachcaphe.com)
Saigon năm 1996. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)
Saigon năm 1972. (Ảnh kienthuc.net.vn)
Theo trithucvn.net
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ấn tượng Saigon đầu tiên với tôi, thằng nhóc Trà Vinh 10 tuổi lên Saigon du hí hè lúc ấy là được ngồi dưới cái cảng xe xích lô máy ngắm phố phường đông đúc trong tiếng máy nổ “pành pành” hùng dũng, oai vệ.
Tôi biết Saigon từ đầu thập niên 1970, trong mắt cậu bé lên 10 dân tỉnh lẻ thời đó Saigon vô cùng ấn tượng và thú vị.
Cứ mỗi hè về, Saigon là phần thưởng cho thành tích học tập cả năm.
Năm anh chị em lóc nhóc chúng tôi được mẹ dắt díu đi xe đò từ Trà Vinh
lên Saigon. Hai trăm cây số nhưng có khi mất cả ngày vì kẹt phà Mỹ
Thuận, vì những trở ngại bởi chiến tranh. Chờ đợi, mệt nhọc nhưng khi Xa
cảng Miền Tây hiện ra thì dường như ai cũng hân hoan, háo hức.
Oai vệ ngồi ở cảng xe xích lô máy nổ “pành pành”
Ấn tượng Saigoài Gòn đầu tiên với tôi chính là được ngồi dưới cái cảng
xe xích lô máy ngắm dòng người, phố phường đông đúc, thích hơn nữa bởi
tiếng máy nổ “pành pành” hùng dũng, oai vệ!
Lên Saigon chúng tôi thường tá túc nhà người cậu ở đường Tháp
Mười, đối diện chợ Bình Tây mà nhiều người vẫn quen gọi là “Chợ Lớn
mới”. Ngay sát chợ có ngôi nhà cổ tường vôi, trên chóp cao có gắn cây
cột thu lôi.
Ấn tượng Saigon xưa với tôi còn là những chiếc taxi màu xanh trắng
mà mẹ tôi gọi là “xe con rùa”. Xe khá chật hẹp, không máy lạnh, chỉ có
cây quạt máy nhỏ gắn trên trần xe. Xe khác không biết sao chớ mấy xe tôi
đi không thấy đồng hồ tính tiền và cũng ít ai hỏi giá trước, cứ tới nơi
là “nói nhiêu trả nhiêu” mà dường như không nghe thấy chuyện “chặt
chém”.
Nhưng gắn bó nhất với tôi chính là chiếc xe lam. Xe lam có mặt ở
nhiều tuyến đường và có thế mạnh là muốn ghé đâu ghé, không cần trạm
dừng như xe buýt. Tài xế xe lam có lẽ là những người “lanh mắt nhất hành
tinh” khi giữa dòng xe cộ đông đúc mà chỉ cần bạn “nhích nhẹ cánh tay”
là “tấp vô ngay”. Giá cả thì hết sức “hữu nghị”, xe không có lơ, khách
xuống xe chỉ cần “khều lưng” tài xế đưa tiền là xong, ít khi thấy cãi
vã, kỳ kèo chuyện tiền bạc.
Hồi đó có khi cả ngày mấy anh em tụi tui tới lui trên những chuyến
xe lam. Số là mỗi khi lên Saigon là phải đi coi phim kiếm hiệp, võ
thuật Hồng Kông cho đã, thời đó chúng tôi mê như điếu đổ mấy cái tên Lý
Tiểu Long, Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Quang Thái, Sương Điền Bảo
Chiêu.
Đầu tiên là hai rạp Lê Ngọc và Đại Quang thường chiếu phim mới trên
đường Châu Văn Liêm ngày nay. Do muốn xem lại một vài phim cũ nên phải
“nhờ xe lam” đưa ra các rạp vùng ven ngoại thành. Mấy anh chị lớn thích
xem phim Pháp, Mỹ thì tới rạp Rex, Mini Rex ở trung tâm Saigon. Còn
“hộ tống” mẹ xem cải lương, hồ quảng có rạp Thủ Đô, Hào Huê, đại nhạc
hội thì thường ở rạp Quốc Thanh, Lệ Thanh.
Với tôi thì thích nhất vẫn là xem phim vì được ngồi máy lạnh xem
đi xem lại cả ngày (chiếu thường trực mà)! Có một kỷ niệm với xe lam là
lần đó khi chiếc xe vừa vòng ra cổng xa cảng Miền Tây thì lật nhào do
tránh chiếc xe đạp.
10 người trong xe đổ chồng lên nhau la chí chóe, nhiều người xúm
lại cứu giúp, giở xe lên, tội nghiệp bác tài tuổi ngoài 50 luống cuống
thăm hỏi, xin lỗi mọi người; đồ đạc của ai còn đó, không có cảnh mất
mát, cãi vã mỗi khi va quẹt như hiện nay. Tôi nhận thấy chiếc xe này
thật lạ, lòn lách hay mà cũng dễ nhào đầu!
Saigon hiện đại, Chợ Lớn ăn ngon
Nói về tính hiện đại thì thời nào cũng vậy, Saigon là nhất. Đi nhà
hàng với tôi không vì món ăn mà là được “đi thang máy”. Còn thang cuốn
ngày nay tràn lan thì Saigon trước năm 1975 nếu thằng nhóc 10 tuổi ở
tỉnh lẻ lên lúc đó chắc đi không hết nên với tôi thì có ở thương xá Tam
Đa và rạp Rex ở quận nhứt.
Nhưng có lẽ cái không thể không nói chính là người Saigon, văn hóa Saigon.
Saigon có cái đặc biệt là hình thành hai khu vực có nét văn hóa,
sinh hoạt khá khác biệt là khu Saigon và khu Chợ Lớn. Khu Chợ Lớn với
nhiều người Hoa sinh sống, từ đó hình thành một không gian “tiểu Hồng
Kông” với ngôn ngữ phổ biến là tiếng Quảng Đông (người Hoa ở khu Chợ Lớn
dù là người Tiều, Hẹ, Phước Kiến, Hải Nam đều có thể nói thông thạo
tiếng Quảng Đông; ở Bệnh viện Triều Châu (nay là BV An Bình) nơi chị tôi
làm y tá vẫn sử dụng tiếng Quảng Đông là chính).
Chợ Lớn mạnh về ăn uống và mua bán các mặt hàng tiêu dùng như khu La Cai, các chợ Bình Tây, An Đông, Kim Biên.
“Món ăn Chợ Lớn” mà tôi thích tới ngày nay chính là món bột chiên
từ các chiếc xe đẩy trên đường phố; là các xe mì gõ, “ziển phảnh” (hủ
tíu bò viên), cũng như thích lạc vào “thế giới người Hoa” với xây chừng
(cà phê đen), xây nại (cà phê sữa), tài có (đại ca – anh trai), ngọ –
nị (mày – tao).
Khác với sự sầm uất của Chợ Lớn, khu Saigon thông thoáng, hiện đại
hơn, mang dáng dấp Tây hơn với nhiều khu ăn chơi dành cho giới thượng
lưu, sĩ quan, quan chức chính quyền Saigon và quân đội đồng minh.
Là nơi mà người dân tỉnh lẻ chúng tôi ít có điểm “ghé vào”, có chăng là dạo vài vòng ngắm cảnh.
Theo Tuổi Trẻ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đâu rồi xích lô Saigon xưa?
Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của người Saigon những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có thể dễ dàng bắt gặp xích lô ở mọi nẻo đường, chở đủ mọi tầng lớp. Nghề xích lô lúc ấy dễ sống, lại là một biểu tượng đẹp của Saigon.
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tachcafe.com)
Ngày nay, xích lô Saigon đã lui vào dĩ vãng. Người mưu sinh bằng nghề này không còn nhiều, hầu hết đều là những người đã già lại nghèo, quá gắn bó với cái xích lô mà không nỡ bỏ, cũng chẳng biết tìm nghề nào khác. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Saigon đã bắt đầu cấm xích lô ở một số tuyến đường. Cuộc sống cứ ngày càng khó khăn hơn với cái nghề xích lô. Đến năm 2010, mặc dù nhu cầu chạy của khách du lịch vẫn rất nhiều, xích lô đã bị cấm hẳn trong nội thành.(Ảnh qua yume.vn)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tachcafe.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua pinterest.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua flickr.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua tiepthithegioi.vn)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon những năm 50. (Ảnh qua 36hn.wordpress.com)
Saigon năm 1961. (Ảnh qua pinterest.com)
Saigon năm 1961. (Ảnh qua kenh14.vn)
Saigon những năm 60. (Ảnh qua youtube.com)
Saigon những năm 70. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)
Saigon những năm 70. (Ảnh qua tachcaphe.com)
Saigon năm 1996. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)
Saigon năm 1972. (Ảnh kienthuc.net.vn)
Theo trithucvn.net
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Công trường Quách Thị Trang: Tình cũ làm sao quên
Sau Thương xá Tax, đến cầu Nhị Thiên Đường rồi bây giờ là Công Trường Quách Thị Trang sẽ không còn nữa. Có lẽ đã là người Saigon chắc không ai không có một chút ngậm ngùi trước những cuộc chia ly như thế.
Tôi có thói quen đi làm từ rất sớm để nhìn Saigon tinh mơ vắng vẻ, thoáng đảng và yên bình. Bởi vì đó mới chính là Saigon của tôi, của
những người Saigon mà giọt máu từ cuống nhau thai đã hòa tan vào mảnh
đất này.
Tuột xuống xe buýt, công việc đầu tiên của tôi là nhìn về phía cái
vòng xoay (đơn giản là để canh xe đặng băng qua đường). Nói vậy cho vui,
cho bớt nỗi niềm trước một cuộc chia ly.
Cái vòng xoay (chứ không phải vòng xuyến) ấy cho đến hôm nay có thể
được xem như địa chỉ cuối cùng còn giữ được cái nét rất riêng của Saigon mà tôi đoan chắc rằng không có người Saigon nào không đặt chân
hoặc ít nhất là một lần đi ngang qua nơi đây.
Trong
ký ức tuổi thơ của nhiều người, đây còn là điểm dạo chơi vào dip Tết,
ngày lễ hay đơn giản chỉ là để ngồi đó, ngắm người ta qua lại, ngắm
những con đường hun hút bóng cây, những tòa nhà xưa cũ mang đậm dấu ấn
của một dòng kiến trúc phương Tây.
Còn trong ký ức tuổi thơ tôi thì khoảng không gian dưới chân tượng
đài Trần Nguyên Hãn và tấm thảm hoa rực rỡ kia luôn luôn trỗi dậy
mỗi khi qua đây.
Cũng giống như rất nhiều tượng đài được đặt giữa các vòng xoay ở Saigon dùng để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc nhưng tượng đài Trần Nguyên
Hãn uy nghi lẫm liệt, trên tay cầm con chim bồ câu, mặc áo giáp sắt
phi ngựa giữa sa trường với tôi còn có một tình cảm đặc biệt.
Hồi đó, ba tôi vốn là một chiến sĩ thuộc binh chủng Truyền tin.
Nhiều lần, ba đã kể cho tôi nghe chuyện về ông Trần Nguyên Hãn được lấy
làm thủy tổ của binh chủng Truyền tin. Ba kể chuyện ông bị quân Minh
vây hãm tại thành Võ Ninh. Nhờ có con chim bồ câu mang thư cầu cứu đến
Bình Định Vương Lê Lợi mà ông và binh lính được quân tiếp viện đến phá
vỡ vòng vây giải cứu. Mặc dù chi tiết này tôi đã được học trong môn
Lịch sử ở nhà trường nhưng tôi vẫn thích thú, say sưa ngồi nghe ba kể.
Cuối
năm 2014, trong khi tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về công viên
Phú Lâm, thì pho tượng nữ liệt sĩ Quách Thị Trang được chuyển về công
viên Bách Tùng Diệp.
Khi đó cơ quan tôi nằm kề sát bên Bách Tùng Diệp, mỗi ngà y qua đây
cà phê, nhìn bức tượng bán thân nằm trong một góc công viên giữa hanh
hao nắng gió, tôi vẫn hay nghĩ về thân phận, về lòng bao dung. Lẩn thẩn
mà rằng nhờ có lòng bao dung của người Saigon, bức tượng mới được tạc
nên. Và không biết ở thiên đường (tôi tin những người còn trinh trắng
sẽ được lên thiên đường), chị sẽ nghĩ gì về thân phận của một tượng đá.
Saigon mất đi tượng đài Trần Nguyên Hãn, mất đi tượng Quách Thị
Trang là mỗi người Saigon như mất đi một phần đời, một hình ảnh đầy
ắp kỷ niệm, khiến cho hàng triệu con tim người Saigon thổn thức, huống
hồ nay cả một cái công trường Quách Thị Trang – cái bùng binh Saigon –
cái vòng xoay Bến Thành – cũng phút chốt mà biến mất.
Trước một cuộc chia ly, người ta thường tự an ủi mình: Đó là quy luật
cuộc sống. Thôi thì cứ xem như đây là qui luật khắc nghiệt của sự phát
triển. Hãy nhìn về viễn cảnh một bộ mặt Saigon đổi mới với một nhà ga
ngầm hiện đại để nguôi ngoai.
Cuối cùng, cũng giống như mọi khi, tôi thường hay mượn lời một ai đó
để kết thúc câu chuyện của mình vì tôi chỉ giỏi lan man dây cà dây
muống. Lần này tôi xin mượn câu nói của một đồng nghiệp để nói lên nỗi
lòng của người Saigon với công viên Quách Thị Trang: “Tình cũ – làm sao
quên”? Ừ! Tình cũ làm sao quên. Mà người Saigon thì nhiều tình cũ
lắm.
NGÔ THỊ THU VÂN/ 2Saigon
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
8 công trình đầu tiên của Saigon xưa
Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Saigon Gia Định với lịch sử hơn 300 năm.
Nhà hát
Được khởi công năm 1898 và hoàn thành năm 1900, Nhà
hát Thành phố mang kiến trúc Tây Âu. Các phù điêu bên trong được họa sĩ
tên tuổi người Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát Pháp cuối thế kỷ
XIX.
Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều
xem. Năm 1956, nơi đây được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện của chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa. Đến tháng 5/1975, trở thành nhà hát thành phố đến
nay.
Nằm tại Saigon, nhà hát đa năng, là nơi biểu diễn sân khấu nghệ thuật và được sử dụng để tổ chức những sự kiện lớn.
Khách sạn
Continental là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi
tiếng nhất thành phố. Tọa lạc trên đường Đồng Khởi – kéo dài từ bờ sông
Saigon đến Nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là con đường sầm uất bậc nhất thời
bấy giờ, có rất đông người Pháp cư ngụ.
Khách sạn này được ông Pierre Cazeau – nhà sản xuất
vật liệu xây dựng và đồ gia dụng – khởi công năm 1878 và hoàn thành sau 2
năm. Kiến trúc, nội thất cũng như cách bài trí đều theo tiêu chuẩn của
một khách sạn hạng sang tại Paris. Đây là nơi dừng chân của các viên
chức, sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác và là chỗ tụ hội của du
khách thập phương.
Sau ngày 30/4/1975, nơi đây được đổi tên thành Hải Âu.
Đến năm 1989, công trình được tu sửa và lấy lại tên cũ Continental,
rộng hơn 3.400 m2, cao 3 tầng. Khách sạn từng đón tiếp các vị tổng
thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng thế giới.
Hiện nay, Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành du lịch TP. HCM.
Bệnh viện
Năm
1862, Bệnh viện Chợ Quán được một số nhà hảo tâm đóng góp xây dựng và
quản lý. Toạ lạc trên khu đất rộng gần 5 ha tại làng Chợ Quán nằm giữa
Saigon – Chợ Lớn, phía trước bệnh viện là sông Bến Nghé (nay gọi là
kênh Tàu Hủ) chảy qua. Năm 1864, công trình được giao lại cho chính
quyền thời bấy giờ quản lý.
Từ 1954 đến 1957, 2/3 cơ sở bệnh viện được sử dụng làm
nơi điều trị bệnh lao cho binh lính và đổi tên thành Viện Bài Lao Ngô
Quyền. Cuối năm 1957, bệnh viện được trả về cho dân sự, lấy lại tên ban
đầu là Bệnh viện Chợ Quán.
Tháng 3/1974 bệnh viện mang tên mới là Trung tâm Y Khoa Hàn – Việt.
Sau ngày 30/4/1975 nó được gọi bằng tên cũ. Đến ngày 5/9/1989, UBND TP
HCM đổi thành Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, trực thuộc Sở Y tế đến nay.
Bưu điện
Ngay sau khi chiếm được Saigon, Pháp đã thiết lập hệ
thống thông tin liên lạc. Năm 1860, “Sở dây thép” Saigon (tức Bưu điện
Saigon) được thành lập.
Ngày 13/1/1863, Sở dây thép Saigon chính thức khánh
thành và phát hành “con cò” (cách gọi con tem của người bản địa) đầu
tiên. Một năm sau, người Saigon bắt đầu gửi thư qua nhà “dây thép” (hệ
thống bưu điện).
Năm 1886-1891, Bưu điện SSaigon được xây lại hiện đại,
thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ theo đề án của kiến trúc sư người
Pháp là Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.
Từ ngày 1/7/1894 Saigon bắt đầu
sử dụng hệ thống điện thoại.
Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét
trang trí châu Á. Phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ
nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành
điện.
Nhà thờ
Nhà thờ Chợ Quán (20 Trần Bình Trọng, quận 5) xây lần
đầu vào năm 1700 – được xem là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại Saigon.
Theo
học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Họ Đạo Chợ Quán gắn liền với quá
trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của đất nước. Trong số di dân vào Nam
đã có những giáo dân theo đạo Thiên Chúa. Họ tập hợp, tổ chức nhà
nguyện và sau này là nhà thờ Chợ Quán.
Thánh đường Chợ Quán ban đầu chỉ là ngôi nhà thờ đơn
sơ. Sau nhiều lần xây dựng rồi bị tàn phá vì thời cuộc (1720, 1727,
1733, 1775, 1789,1793).
Mãi đến năm 1882 (lần thứ 8), cha Nicolas Hamm về kế nhiệm đã đặt nền móng cho ngôi nhà thờ mới (nhà thờ tồn tại đến ngày nay).
Thánh đường được khánh thành năm 1896 nằm ở vị trí
trung tâm, có kiến trúc phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng
1.000 người.
Xây dựng khoảng năm 1679, Thông Tây Hội được xem là
ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và cả Nam Bộ. Hiện, nó còn khá
nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu với những chạm khắc đặc trưng
Nam bộ.
Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông – thôn khởi nguyên
của Gò Vấp – sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh
Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội. Đình Thông Tây Hội hiện nằm trên
địa bàn phường 11, quận Gò Vấp
Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai
vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với
thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở
thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là:
Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương.
Chùa
Huê Nghiêm tọa lạc ở đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức), được xem là ngôi chùa cổ nhất ở TP HCM.
Ngày nay, chùa thường được gọi là Huê Nghiêm 1 để phân biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở quận 2.
Chùa được Thiền sư Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681 -1757) khai sơn vào thế kỷ XVIII. Nhiều tư liệu xác định năm thành lập là 1721.
Lúc đầu, chùa được xây ở vùng đất thấp, cách chùa hiện
hữu khoảng 100 m. Sau đó, bà Nguyễn Thị Hiên (1763-1821) pháp danh Liễu
Đạo, tự Thành Tâm, đã hiến đất để xây lại.
Ngôi chùa được trùng tu nhiều lần, lớn nhất là vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức.
Kiến trúc của nó được thay đổi ở những lần trùng tu
năm 1960, 1969, 1990 và 2003 với mái ngói chồng diêm, các đầu đao cong
vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu. Khuôn viên chùa khá
rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa
được xây vào năm 1990.
Cầu
Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Saigon, cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4
(đất Khánh Hội xưa).
Cầu mang đậm nét phương Tây, do công ty vận chuyển
hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret
(tức Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894.
Dài 128m, rộng 5,2m, cầu có lề bộ hành rộng 0,5m và
được xây bằng thép kiên cố. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống,
sơn xanh (ban đầu cầu có nước sơn màu đen). Hình dáng vòng cung giống
cầu vồng nên người dân gọi tên là cầu Mống.
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường
hầm sông Saigon, cầu được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này
hoàn tất thì nó được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần
trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.
Hiện nay, cây cầu hơn 100 tuổi đã được khôi phục dành cho
người đi bộ – là nơi chụp ảnh cưới, ngắm cảnh về đêm, đứng xem pháo hoa
mỗi dịp lễ, tết của người dân Saigon.
Theo vnexpress
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll