BIẾT LÀ
MÌNH CÓ PHƯỚC
PHƯỚC BÁU
PHÚC TUỆ
SONG TU
Nếu người tu phước,
làm việc phước thiện, mà không vụ lợi,
không tâm phân biệt,
kỳ thị thân sơ, xuất
xứ sang hèn, nam nữ sắc tộc,
không mong cầu lộc,
hay được báo đáp, không hề trông chờ,
đền ơn đáp nghĩa,
không hề thấy mình, là người làm phước, không thấy người khác, thọ nhận ơn
phước, nếu làm như vậy, tạo được phước báu, vô lượng vô biên, không thể nghĩ
bàn.
Tại sao như vậy?
Bởi vì tâm lượng, của
người tu phước, ngay lúc bấy giờ,
trở nên quảng đại,
vô cùng vô tận, cho
nên phước báu, trở nên to lớn,
vô lượng vô biên, tương
ứng rõ ràng.
Trong lúc thực hiện,
hành động tạo phước, lời nói tạo phước,
ý nghĩ tạo phước, không
hề nghĩ rằng: mình đang làm phước.
Giúp đỡ người khác,
chỉ vì tình thương, từ bi bác ái,
lòng tốt tự nhiên, tâm bất vụ lợi, vì người quên mình,
đó chính thực là:
hành động tạo phước, cao thượng hạng nhứt,
lòng tốt tự nhiên, tâm bất vụ lợi, vì người quên mình,
đó chính thực là:
hành động tạo phước, cao thượng hạng nhứt,
đem lại "phước
báu", vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.
Hạnh phúc của một
người, giống như việc gửi tiết kiệm trong ngân hàng, nếu như chỉ rút
mà không gửi, thì cũng sẽ có lúc hết sạch…
Nói đến chữ ‘Phúc’
福, theo thuyết văn giải tự: ‘Phúc, hựu dã’, chữ
Phúc có nghĩa là: được Thần phù hộ, Thần giúp.
Chữ Phúc gồm: bộ kỳ礻, nghĩa là Thần đất, bày tỏ tế Thần; chữ Nhất 一 biểu thị Dương, Trời; chữ Khẩu 口 biểu thị nhân khẩu, người; chữ điền 田 biểu thị ruộng đất, đất đai.
Bởi vậy, ‘Phúc’ nghĩa
là được Thần, Trời phù hộ cho có người, có tài sản đất đai. Do đó người có Phúc
khí là người luôn gặp may mắn về tài sản và con người.
Người ta hay nói có
phúc khí, có phúc tướng, đều là may mắn, là đặc biệt vui mừng.
Như vậy, rốt cuộc
phải sống như thế nào mới có phúc khí?
Ở đây, giống như
việc so sánh với một cái cốc đựng nước. Người mà bụng dạ hẹp hòi,
thì vĩnh viễn không có phúc khí, phúc báo, bởi vì họ chỉ giống như
cái cốc nhỏ, chứa được một chút nước mà thôi.
Nói đến phúc báo,
nếu đến quá nhanh, thì đi cũng rất nhanh. Bởi vậy, tiền tài không cần
đến quá nhanh, không cần đến quá nhiều, cũng không cần quá dễ dàng.
Nếu như quá nhanh,
quá nhiều rồi, người ta sẽ dễ trở nên đắc ý. Tiền nhiều rồi, thì
dẫn đến xem nhẹ đồng tiền mà vung tay quá trán. Phúc báo một
khi đã lãng phí mất rồi, thì việc bạn tiếp tục kiếm tiền sẽ gặp
phải nhiều khó nạn.
Đôi khi tiền tài
không cần đến quá nhanh, không cần đến quá nhiều, cũng không cần quá
dễ dàng. (Ảnh theo facebook)
Có rất nhiều người
cho rằng, tiền là tự bản thân kiếm ra. Kỳ thực, 3 phần là nỗ lực, 7
phần do phúc báo mà có. Bạn có phúc báo, thì làm gì đều kiếm
được tiền. Cũng có một số người, rất nỗ lực, nhưng lại chỉ có
một chút tiền, là bởi phúc báo của họ không có.
Cổ nhân vẫn nói, tiền có đến 8 chân, mà người chỉ có 2 chân. Tiền có thể đến từ bốn phương tám hướng đông, tây, nam, bắc, cho nên nói tiền có 8 chân. Con người chỉ có 2 chân, bởi vậy nếu cứ mãi truy cầu tiền, thì khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Khi bạn có phúc báo, thì tiền tự tìm đến bạn, đó mới là điều tự nhiên nhất.
Đến khi có tiền rồi,
cần nghĩ đến lúc không có tiền. Người có đức lớn luôn biết
trân quý phúc báo; đã qua tay bạn, hay mất đi từ đó, đều là phúc báo
của bạn. Vậy nên bao gồm từ việc nhỏ hàng ngày: dùng điện, dùng nước, ăn
uống chi tiêu… họ đều đặc biệt biết trân quý và tiết kiệm.
Có nhiều người kinh tế tốt rồi, thì bắt đầu lãng phí đồ vật, hơn nữa lãng phí rất thường xuyên. Họ không biết rằng, họ chính là đang lãng phí phúc báo của mình.
Cổ
ngữ có câu:
‘Được mùa chớ phụ ngô
khoai
Đến khi thất bát lấy
ai bạn cùng?’.
Con người khi kiếm
tiền, thông thường sẽ mê muội, đều cảm thấy dựa vào khả năng của bản
thân mình là được rồi. Điều này khiến họ trở nên kiêu ngạo, và cũng dễ
dàng đánh mất đi phúc báo.
Khi trở nên kiêu
ngạo vì có tiền người ta rất dễ đánh mất phúc báo của mình. (Ảnh
theo bxhonline)
Mọi người đều mong
muốn đạt được điều cao quý, viên mãn nhất. Nhưng giống như một cái
cây, bắt đầu từ từ lớn lên, tách khỏi hình dáng của cái hạt ban đầu,
diện mạo càng ngày càng khác, nhưng cuối cùng họ lại dần dần trở về
cát bụi; lại giống như cái cây kia: trổ hạt rồi vẫn thuộc về đất cát.
Một triều đại cũng
giống như vậy, đời người càng không ngoại lệ.
Thời điểm tuổi trẻ
của một người khi đạt đến đỉnh cao phong độ nhất, thì cũng bắt đầu
sắp sửa già đi.
Bao khổ nạn tại thế
gian này, đều là khổ vì truy cầu những danh, những lợi và những
tình. Có người ngay lập tức phát tài, thì lại ngay tức khắc phá
sản. Truy cầu cả một đời, mệt mỏi, khổ đau… cuối cùng khi nhắm mắt xuôi tay
nào có mang theo được thứ gì.
Đại sư Lý Thúc
Đồng trước khi xuất gia, ông là một nhạc gia nổi tiếng, đồng thời là một
người rất giỏi về thơ văn, từ phú, là một tay thư pháp có hạng, còn là chuyên
gia giáo dục trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình. Ông từng nói, ông làm việc
không sợ gặp thất bại, bởi thất bại mới biết được bản thân có nghiệp
chướng. Vậy nên cả đời của đại sư, đều sống rất giản dị.
Phúc báo là tích
lũy mà đến, tích thiện thì ắt sẽ tích phúc, tích ác tất gặp nạn.
Người sống vì lẽ thiện, phúc sẽ đến trong tương lai, họa ngày càng rời
xa; người vì ác, phúc chưa đến họa đã lại gần.
Theo soundofhope.org
Thu Nguyệt biên dịch
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll Thu Nguyệt biên dịch
Cụ ông 111 tuổi chia sẻ 5 bí quyết sống thọ
Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906,
tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111. Có thể nói rằng một
đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của người khác.
Trước năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo
ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và nhà tiền tệ học. Sau 50 tuổi, cụ
chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra
“Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha
đẻ của Bính âm Hán ngữ”.
Cụ Chu Hữu Quang, 111 tuổi.
Nếu so về thành tựu một đời thì
số tuổi 111 của cụ mới khiến mọi người bất ngờ hơn. Sau năm 100 tuổi, cụ còn
viết sách, xuất bản sách, bây giờ dù đã 111 tuổi nhưng cụ vẫn kiên trì viết
lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ
tốt. Nói đến việc sống thọ, cụ đã tổng kết ra 5 bí quyết sau:
1. Con người ta không chết vì đói mà chết vì ăn, tôi không ăn đồ bổ.
Tôi không ăn đồ bổ, những thứ bổ
dưỡng mà người ta tặng tôi cũng không ăn. Trước đây tôi làm việc ở ngân
hàng, có rất nhiều người mời mọc, có vài người cố mà ăn, nhưng tôi thì không
ăn lung tung như thế. Còn nhớ trước đây tôi có một bác sĩ cố vấn ở Thượng
Hải, ông ấy bảo tôi rằng đa số chúng ta không chết vì đói mà chết vì ăn, ăn
những thứ bậy bạ không tốt cho sức khỏe, trên bàn tiệc có rất nhiều thứ ăn
vào rồi thì nên nôn ra.
Tục ngữ có câu “bệnh từ miệng mà
ra”, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, chẳng phải bệnh nào cũng do
ăn uống mà ra hay sao? Cơ thể không cần còn cố mà ăn thì sẽ hại ngược lại cơ
thể. Ăn uống phải điều độ, đa số người ta không chết vì đói mà chỉ có ăn mà
chuốc lấy bệnh. Trong việc ăn uống, không nên ăn quá nhiều món mặn, đừng ăn
thịt thà dầu mỡ nhiều, chủ yếu nên ăn bốn loại đó là trứng gà, rau xanh, sữa
và đậu hũ. Thế nhưng sữa và trứng gà cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày
một quả trứng gà, sáng và chiều đều uống một ly hồng
trà.
2. Nhẹ lòng thì sống lâu, gặp phải chuyện gì tôi cũng không tức giận.
Tôi xem mọi thứ của cải,
vật ngoại thân rất nhẹ nhàng. Nhà Phật có câu, người coi trọng vật ngoại
thân quá nặng nề thì tinh thần của người đó sẽ càng khổ sở. Rất nhiều năm
trước tôi mắc chứng mất ngủ, ngủ không ngon. Đến thời kỳ “Cách mạng văn
hóa”, tôi bị đưa về nông thôn, vừa khỏe ra lại chữa được bệnh mất ngủ, cho
đến bây giờ tôi cũng không bị mất ngủ nữa. Vì thế tôi và bà nhà đều tin một
câu: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” (Nghĩa bóng: Họa
phúc ở đời khó mà lường trước được). Gặp phải bất cứ việc
gì không thuận lợi cũng đừng thất vọng, đừng tức giận.
Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Chu vẫn kiên trì viết lách,
không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ
tốt.
Có hai câu mà tôi thường hay nói:
“Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ” (Gặp phải
những việc ngoài dự liệu cũng đừng hoảng loạn, đừng tức giận vì những việc
vô duyên vô cớ). Đây là danh ngôn triết lý của cổ nhân, rất có lý lẽ.
Quý Tiện Lâm từng viết trong quyển “Ngưu Bàng tạp ức”, dù có bị buộc tội,
đừng tức giận, đừng hoảng loạn. Đây là một thử thách sự kiềm chế và công phu
của chúng ta. Muốn sống thọ thì phải biết kiềm chế, đừng để lỗi lầm của
người khác trừng phạt chính mình.
3. Sống càng giản dị càng tốt!
Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ có
ngủ, ăn, đọc sách, viết lách. Mỗi tháng tôi đăng một bài viết lên
báo.
Về việc ăn uống, chủ yếu tôi ăn
bốn thứ là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Quần áo mặc cũng đơn giản,
những thứ quần áo đẹp đẽ người ta tặng thì chẳng có dịp để mặc, bởi vì không
hay ra ngoài, mà mặc vào thì cũng thấy không hợp. Tôi cũng ít đi du lịch,
chỉ ở nhà viết lách, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng
tính.
Trước đây, người ta thường cho
rằng, một người không thể sống thọ nếu khi còn trẻ sức khỏe không được tốt.
Lúc tôi còn trẻ từng bị lao phổi, bị chứng trầm cảm. Khi kết hôn thì mẹ tôi
bí mật tìm một vị thầy bói xem tướng số cho tôi, nói rằng hai vợ chồng tôi
chỉ sống được đến 35 tuổi, chúng tôi liền cười cười. Tôi thấy rằng ông thầy
bói không nói sai đâu, chỉ là chúng tôi đã tự cải biến số mạng của chính
mình thôi.
Cuộc sống của chúng tôi khá là
giản dị, có quy củ, không ăn lung tung, không hút thuốc, không uống rượu, có
uống thì cũng chỉ uống chút bia. Trước đây có khách thì chúng tôi phải mời
thuốc, mua rất nhiều nhưng đều chỉ mời khách hút, chúng tôi thì không. Chúng
tôi muốn sống có quy củ, đầu phải suy nghĩ nhẹ nhàng, gặp phải nhiều việc
khó khăn, cứ nghĩ thoáng gì sẽ không có vấn đề gì nữa.
4. Cho đến già tôi vẫn luôn kiên trì “3 không”
Một là không lập di chúc, hai là
không mừng sinh nhật, ba là không ăn Tết.
Không lập di chúc – gia đình hòa
thuận,
không mừng sinh nhật – quên đi số
tuổi,
không tổ chức ăn Tết – cuộc sống
thanh đạm.
Cuộc sống hằng ngày càng giản dị
càng tốt, nhu cầu trong cuộc sống cũng càng ít càng tốt.
Ảnh gia đình cụ Chu.
5. Đời sống vợ chồng phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”
Lúc vợ tôi Trương Doãn Hòa (93
tuổi) còn sống, sáng trưa chiều chúng tôi đều uống trà cùng nhau. Tôi thích
uống cà phê còn bà ấy thích uống trà xanh, cùng nâng chén cung kính. Quan
điểm của chúng tôi là cuộc sống vợ chồng chẳng những phải có yêu thương mà
còn phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”.
Khi uống trà và cà phê, cả nhà
cùng nâng ly, chỉ một động tác nhỏ này thôi nhưng chúng tôi đã kiên trì thực
hiện cả đời. Tuy chỉ là một việc nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích, có thể tăng
niềm vui trong cuộc sống gia đình, giúp cho gia đình ổn định hơn. Giữa vợ
chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, đây là do người xưa truyền lại, rất đáng
học tập. Vợ chồng là những người sống cùng nhau lâu nhất, mỗi ngày phải vui
vẻ thì cả thể xác và tâm hồn mới khỏe mạnh được. Ngược lại, ngày ngày cãi
nhau, đánh nhau, chẳng những không ai vui vẻ được mà còn gây tổn hại đến sức
khỏe.
Cụ Chu Hữu Quang và vợ Trương Doãn Hòa.
Trên đời có rất nhiều chuyện không thuận lợi, nếu nhịn được thì nhịn một chút không có gì là to tát cả. Làm người thì phải nghĩ thoáng, đừng tức giận, trong gia đình có rất nhiều chuyện đều chỉ là những việc nhỏ nhặt.
Tâm
Thanh
On Tuesday, 30 April 2019 06:44:16 AM
LIFE IS WHAT WE MAKE OF IT
I am already 70. I would be really happy if I limp and linger until 75 or beyond. Age is just a number. And life is what we make of it. It’s up to us to think if our life is meaningful or not.
I did wish that you and I had not gone separate ways. But it was your decision. You were ambitious. You wanted to explore Life, without me as an encumbrance.
If
you had stayed, the trip back to the memory lane would have been
incredibly beautiful, would have been full of beautiful nostalgic
memories when we were both young and green.
Life is what it is. I can’t go back. And I rely on Philosophy and Writing to find Strength and Peace.
I wish you the best. To live is to learn to find Peace before we die. I think I have found mine. I trust you have found yours.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Mắt trông thấy sắc rồi thôi.
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không.
Trơ trơ lẵng lặng cõi lòng.
Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân.
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không.
Trơ trơ lẵng lặng cõi lòng.
Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân.
Ngày mai ai cũng chết.
Ngày nay không tranh cãi.
Muôn sự không còn mãi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Ngày nay không tranh cãi.
Muôn sự không còn mãi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Niệm Phật hay tọa thiền.
Nên nhớ lời Tổ dạy.
Nhứt định không tranh cãi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Chuyện gì rồi cũng qua.
Đấu tranh phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Lẵng lặng mọi chuyện xa.
Chuyện gì rồi cũng xong.
Phê phán thêm phiền lòng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Muôn pháp thảy đều không.
Xin học hạnh của đất.
Nhận chịu tiếng thị phi.
Từ người thân kẻ lạ.
Không khuấy động tâm ta.
Xin học hạnh của đất.
Nhận chịu của thế gian.
Thơm tho hay hôi thúi.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Xin học hạnh của đất.
Nhận chịu của thế gian.
Thơm tho hay hôi thúi.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Người đời tặng tên đạn.
Phê phán và phỉ báng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Phê phán và phỉ báng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Chuyện gì rồi cũng xong.
Phê phán thêm phiền lòng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Muôn pháp thảy đều không.
Chuyện gì rồi cũng qua.
Hơn thua phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Không còn người với ta.
Chuyện gì rồi cũng qua.
Đấu tranh phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Lẵng lặng mọi chuyện xa.
Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý.
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Theo kinh
nghiệm sống,
ít ai hối
hận, vì mình ít nói.
Nhiều
người hối hận,
vì nói
quá nhiều, và nói quá lời.
Đừng mang vào lòng bất cứ cái gì thì tâm nhẹ nhàng,
còn ôm vào lòng càng nhiều thì tâm càng nặng
nề, càng khổ.
Không nên ôm chặt vào nhiều
vì nó đến rồi nó sẽ đi,
biết vậy, thì tâm nhẹ nhàng lắm.
Còn cố chấp thì sẽ khổ đau, đơn giản.
Ai khéo ứng dụng sống được như vậy,
thì đời mình sẽ bớt khổ rất nhiều.
Bao nhiêu đó có thể tu hết cuộc đời này cũng
tương đối đủ rồi.
Đâu cần phải vô chùa, mới gọi là tu đâu!
Hiểu rồi khéo thuận theo nhân quả vô thường
và sống với tâm sáng suốt của mình,
sống với Phật tánh sẵn có nơi mình.
Đó mới là cái không mất.
Nếu ở đời biết
khéo sống có đạo lý,
khéo biết tùy duyên
thì dù ở ngoài đời nhưng vẫn vui sống có đạo.
Cư Trần Lạc Đạo
chính
nghĩa là như vậy.Loạt ảnh về sân bay Phù Cát (Bình Định) thời chiến tranh Việt Nam
Sân bay Phù Cát là điểm đến quen thuộc cùa những du khách ghé thăm mảnh đất Bình Định bằng đường hàng không. Cùng xem những hình ảnh lịch sử quí giá về sân bay này thời chiến tranh Việt Nam.Một góc sân bay Phù Cát, Bình Định năm 1971. Sân bay này được xây năm 1966, lúc đó có tên gọi là sân bay Gò Quánh, là một căn cứ không quân lớn ở miền Trung thời chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Các nhà vòm chứa máy bay chiến đấu ở sân bay Phù Cát năm 1969. Ảnh tư liệu.
Máy bay tiêm kích phản lực F-100F Super Sabre của Mỹ trên đường băng sân bay Phù Cát, cuối thập niên 1960. Ảnh tư liệu.
Ba chiếc tiêm kích F-100 Super Sabre của Phi đội tiêm kích chiến thuật 355 Mỹ tại khu vực bảo dưỡng của sân bay. Ảnh tư liệu.
Một chiếc tiêm kích – bom F-4 Phantom II của Phi đội tiêm kích chiến thuật 480 tại sân bay Phù Cát, 1969. Ảnh tư liệu.
Bãi đậu trực thăng ở phía Đông sân bay Phù Cát, nhìn từ đài kiểm soát không lưu, 1971. Ảnh tư liệu.
Máy bay vận tải Lockheed AC-130 trên đường băng, 1971. Ảnh tư liệu.
Các khu nhà quân sự ở phía Đông sân bay, nhìn từ đài kiểm soát không lưu. Ở phía xa là tháp Cánh Tiên và tháp Phú Lốc, hai tháp cổ của người Chăm, 1971. Ảnh tư liệu.
Vùng đất phía Đông Bắc sân bay vào mùa nước nổi, nhìn từ đài kiểm soát không lưu, 1971. Ảnh tư liệu.
Một chiếc Boeing 707 cất cánh tại đường băng sân bay Phù Cát, 1971. Ảnh tư liệu.
Theo Kienthuc
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước
Trong thời gian đóng quân ở Qui Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven biển này.
Chú bé bán gương và mũ.
Đài phát thanh tan hoang sau chiến sự 1968 ở Qui Nhơn.
Một cảnh sát trẻ ở Qui Nhơn.
Những đưa trẻ bên cửa sổ.
Xưởng làm nước đá.
Khu nghĩa địa dưới chân núi Vũng Chua của Qui Nhơn. Khu vực trung tâm thị xã Qui Nhơn năm 1968.
Lính Hàn Quốc luyện võ trong doanh trại ở Qui Nhơn.
Theo Kiến Thức
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Hàng rong Saigon những năm 50 Bởi Brown Sugar 06 October 2017
Khi
ghé thăm Saigon năm 1950, Carl Mydans – nhiếp ảnh gia của tạp chí Life
đã bị “hớp hồn” bởi thế giới hàng rong vô cùng sôi động ở thành phố
này.
Theo KienThuc
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll