https://phtq-canada.blogspot.com/2020/01/cho-tin-lanh-tu-chinh-tri-hay-ton-giao.html
Các vị lãnh đạo Hoa Kỳ dù Cộng Hòa hay Dân Chủ chỉ lo cho quyền lợi của Hoa Kỳ, sẵn sàng bán đứng các nước gọi là đồng minh.
Năm 1972 1973 TT. NIXON đảng Cộng Hòa đã bán đứng Taiwan và VNCH
Trump is facing two counts of impeachment
on allegations he with held nearly $400 million in military aid to the
Ukraine to pressure them into investigating his political rivals. He has
denied the charge.
But the latest
revelations from Parnas come after the House Intelligence Committee
released a trove of documents showing Parnas and Giuliani's attempt to
meet with Zelensky along with Parnas' conversations with Republican
donor Robert Hyde, now a congressional candidate, about then-Ambassador
the Ukraine Marie Yovanovitch.
Parnas
also charged that Republican members of Congress, who during the
impeachment hearings argued President Trump was trying to end corruption
in the Ukraine, knew what was going on.
'They all know. They have a conscience,' he said, adding 'it's a shame.'
He
told CNN his work for Giuliani was all about getting Zelensky or former
Ukrainian President Petro Poroshenko to announce an investigation into
Biden or Burisma, the Ukrainian gas company that had Hunter Biden on its
board until last year.
'As far as I
know, the only thing we cared about - and we were the team - was to get
Zelensky or Poroshenko or somebody to make the press release
announcement into the Biden investigation.'
CNN's
Anderson Cooper asked him: 'What's fascinating about what you just said
is it's not to launch an investigation. ... It's to make an
announcement of an investigation. That's what mattered.'
'Right,' Parnas agreed. 'Because nobody trusted them to do an investigation.'
He also claimed Vice President Mike Pence was aware of what was going on but added: 'I'm not sure if he knew everything.'
Cooper asked him how he knew all these things.
Parnas said it's because he talked to Giuliani every day.
'Because
we would speak every day. I knew everything that was going on. I mean,
after Rudy would speak with the president or come from the White House, I
was the first person he briefed. I mean, we had a relationship. We were
that close. I mean, we were together from morning tonight. He took me -
I mean, every interview he would do, I would be sitting over there
while he was doing the interviews,' he said.
Chánh
án Tòa án tối cao John Roberts chủ trì phiên họp đầu tiên của phiên tòa luận
tội
Parnas: Cứ mỗi lần Trump phủ nhận quen biết, tôi sẽ đưa thêm hình chụp chung
https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/parnas-cu-moi-lan-trump-phu-nhan-quen-biet-se-dua-them-hinh-chup-chung.html
'I don't even know who that man is. I don't know him. I know nothing about him.' Furious Donald Trump DENIES knowing Lev Parnas 14 times - but Rudy Giuliani's indicted sidekick reveals MORE photos of them together
- Trump repeated he doesn't know Lev Parnas, indicted associate of Giuliani
- 'I don't know him,' Trump said. 'I don't know Parnas other than I guess I had pictures taken, which I do with thousands of people'
- Trump also denied knowing about a letter Rudy Giuliani sent to Ukrainian President Zelenksy, requesting a meeting
- 'I don't know anything about the letter,' Trump said. 'I didn't know about his specific letter but if he wrote a letter, it wouldn't have been a big deal'
- Lev Parnas said the actions taken with the Ukraine where 'all about the 2020' presidential election and keeping Donald Trump in office
- 'That was the way everyone viewed it,' Parnas told CNN's Anderson Cooper. 'It was all about 2020 to make sure he had another four years'
- His statement disputes the president's claim that his request to Volodymyr Zelensky to investigate Joe Biden stemmed from concerns about corruption
- The White House charged Parnas is trying to avoid jail time; Parnas 'is desperate to reduce his exposure to prison,' Stephanie Grisham said
Donald Trump repeated on Thursday that he
doesn't know Lev Parnas, the indicted associate of Rudy Giuliani, and
dismissed photos of the two of them taken together as pictures at a
fundraiser.
The president said over
and over again during an Oval Office event on school prayer that he
doesn't know Parnas, an associate of Giuliani who is facing charges of
illegal campaign donations to a Super PAC that supports Trump.
'I
don't know him,' Trump told reporters. 'I don't know Parnas other than I
guess I had pictures taken, which I do with thousands of people.'
'I
don't know him at all, don't know what he's about. Don't know where he
comes from. Know nothing about him,' he said. By one count he denied
knowing Parnas 14 times.
Shortly after
his denials aired, Parnas' attorney released yet another new image of
them together, this time a video of them speaking at Mar-a-Lago. He used
the soundtrack of Together Again on the video.
You sure they didn't speak Mr. President: Lev Parnas' attorney released this video of them together at Mar-a-Lago
'I don't believe I've ever met him.' The House Intelligence Committee released this photograph of the two together in a document dump Wednesday
Have we met? I'm sure we haven't! President Trump dismissed a photos of him and Parnas as just taken at a fundraiser
Shortly after he made his comments,
Parnas' attorney Joesph Bondy released a video of Trump with Parnas at
Mar-a-Lago in 2017. Bondy, who had posted photos of Parnas with Trump
and members of the first family, vowed to post more if the president
denied knowing his client. The soundtrack to the video 'Together Again'
by Janet Jackson.
'@realDonaldTrump,
the “I don’t know him at all, don’t know what he’s about, don’t know
where he comes from, know nothing about him” guy, w Lev Parnas &
Roman Nasirov, former head of Ukrainian Fiscal Service, at Mar-a-Lago
2017,' Bondy wrote. He added the hashtags: '#LevRemembers #LetLevSpeak
#TheyAllKnew'
Nasirov was indicted in
2017 for stealing $2 billion hryvnias (UAH) ($75 million) in tax
revenue. He was ordered to pay compensation.
Trump,
meanwhile, said repeated he only met Parnas at a fundraiser where it's
common for a political candidate to take pictures with donors.
'I
don't even know who this man is other than I guess he attended
fundraisers so I take a picture with him. I'm in a room, I take pictures
with people. I take thousands and thousands of pictures with people all
the time. Thousands during the course of a year, and oftentimes I'll be
taking a picture with somebody, I'll say I wonder what newspaper that
one's going to appear in. I don't know him. Perhaps he's a fine man.
Perhaps he's not. I know nothing about him,' Trump said.
He added that he's also never spoken to him.
'I don't know him. I don't believe I've ever spoken to him. I meet thousands of people,' he said. 'I had never had a conversation that I remember with him.'
And he said of Parnas: 'I don't need the help of a man that I never met before.'
Trump
wasn't the only administration official denying having met Parnas. Vice
President Mike Pence told reporters traveling with him in Florida: 'I
don’t know the guy.'
The president
also said he didn't know anything about a letter Rudy Giuliani, his
personal attorney, sent to Ukrainian President Volodymyr Zelensky, in
May requesting a meeting.
Giuliani had
written to Zelensky in capacity as Trump's personal attorney and
requested the sit down. It was revealed in a tranche of documents
released by the House Intelligence Committee this week.
P.S. WE DON'T KNOW HIM EITHER SAY KELLYANNE AND PENCE....
News
'I wouldn't go to war with you people. You're dopes and babies!' How Donald Trump insulted the military's most senior officers as 'losers' prompting Rex Tillerson to call him a 'f***ing moron' is revealed in new bookBy Emily Goodin, Senior U.s. Political Reporter For Dailymail.com - January 17th 2020, 4:20:04 pm
A new book says Trump unloaded on the
nation's most senior military leaders including then chairman of the
joint chiefs, Gen. Joe Dunford, at a special Pentagon briefing.
News
ArticleJeffrey Epstein's attorney Alan Dershowitz will defend Donald Trump at his Senate trial with Ken Starr who investigated Bill Clinton also on the 'dream team' - as Monica Lewinsky says: 'Are you f***ing kidding me?'
By Emily Goodin, Senior U.s. Political Reporter Nikki Schwab, Senior U.s. Political Reporter For Dailymail.com - January 17th 2020, 3:19:39 pm
Thứ
tư, 1/1/2020, 20:19 (GMT+7)
Giáo Hoàng xin lỗi vì đập tay tín đồ quá
khích
Giáo Hoàng Francis xin lỗi vì đập tay một nữ tín đồ Công giáo, người đã kéo tay ông
trong lễ mừng năm mới ở quảng trường St. Peter, Vatican ngày 31/12.
"Chúng
ta nhiều lần mất kiên nhẫn. Chuyện đó cũng xảy ra với tôi. Tôi xin lỗi vì hành
động không hay hôm qua", Giáo Hoàng Francis nói trước khi cử hành Thánh lễ
đầu tiên của năm mới tại Vatican ngày 1/1/2020.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
AN LẠC và HẠNH PHÚC
LINK:
LINK:
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/12/an-lac-va-hanh-phuc.html llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đằng sau lời mời Nixon
thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông
Tác
giả: Jung Chang & Jon
Halliday
Dịch giả: Nguyễn Hải Hoành
Khi mới lên cầm quyền,
Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên
tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời,
Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh
Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm
phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư
thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.
Năm 1969, nhằm để
chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam
và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị
ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của
mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh
hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm
mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao,
tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để
đàm phán đối đầu với Mỹ.
Tháng 11/1970, Chu Ân
Lai tung tin qua Rumania, một nước có quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, rằng
Trung Quốc hoan nghênh Nixon đến thăm Bắc Kinh. Ngày 11/1/1971, giấy mời đến
Nhà Trắng. Nixon bút phê: “Chúng ta không thể tỏ ra quá vồ vập”... Về sau
Kissinger kể: Trong thư trả lời Bắc Kinh hôm 29/1/1971, phía Mỹ “không nói tới
chuyện Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc”, “hiện nay còn chưa nói tới bước ấy,
nói ra có thể gây rắc rối”.
Mao tiếp tục chờ dịp
may.
Ngày 21/3/1971, đội
bóng bàn Trung Quốc đến Nhật dự thi đấu Cúp Bóng bàn thế giới. Đây là một trong
số các đoàn thể thao đầu tiên của Trung Quốc ra nước ngoài kể từ cuộc Cách mạng
Văn hóa, do đích thân Mao phê chuẩn. Để tránh mang tiếng ly kỳ, các cầu thủ
được đặc biệt cho phép không mang theo Sách Đỏ [sách Trích lời Chủ tịch Mao].
Nhưng họ nhận được quy định nghiêm khắc: không được bắt tay cầu thủ Mỹ, không
được chủ động bắt chuyện với người Mỹ.
Ngày 4/4 cầu thủ Mỹ
Glenn Cowan tình cờ lên chiếc xe ca của đội tuyển bóng bàn Trung Quốc. Nhà vô
địch bóng bàn thế giới Trang Tác Đông quan sát thấy các cầu thủ đội nhà ai nấy
đều nhìn người Mỹ kia bằng ánh mắt lo lắng, nghi ngờ, lạnh nhạt. Không một
người Trung Quốc nào trên xe bắt chuyện với anh ta. Thấy thế Trang Tác Đông bèn
bước tới nói chuyện vài câu với Cowan. Bức ảnh hai cầu thủ Trung Quốc và Mỹ bắt
tay nhau sau khi được đăng báo đã trở thành tin tức trang nhất của các báo
Nhật.
Khi cô hộ lý kiêm giúp
việc của Mao Trạch Đông là Ngô Húc Quân đọc cho ông nghe mẩu tin ấy đăng trên
tờ “Tin tham khảo”, mắt Mao bỗng sáng lên, mỉm cười khen: “Cái cậu Trang Tác
Đông này chẳng những đánh bóng bàn giỏi mà lại còn biết làm ngoại giao nữa.”
Đội bóng bàn Mỹ tỏ ý
muốn đến thăm Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc căn cứ theo chính sách,
quyết định không gửi lời mời. Mao duyệt bản báo cáo ấy của Bộ Ngoại giao.
Nhưng sau đó ông không
bằng lòng với quyết định của mình, suốt ngày băn khoăn suy nghĩ. Hơn 11 giờ đêm
hôm ấy Mao uống thuốc ngủ xong ngồi ăn cơm với Ngô Húc Quân. Ông có thói quen
ăn cùng một hoặc hai nhân viên hầu cận. Uống thuốc rồi mới ăn, ăn xong đi nằm.
Loại thuốc ngủ của Mao rất nặng, có hôm đang ăn cơm thì thuốc đã tác dụng,
khiến ông gục đầu xuống bàn. Mấy người phục vụ phải móc hết cơm và thức ăn chưa
nuốt trong miệng ông ra. Vì thế các bữa tối của Mao đều không có món cá, sợ
xương cá gây hóc.
Ngô Húc Quân nhớ lại:
Bữa tối hôm ấy do tác dụng của thuốc an thần, Chủ tịch đã buồn ngủ lắm, tay cứ
bíu lấy bàn ăn muốn ngủ. Nhưng bỗng nhiên Chủ tịch nói lắp bắp, tôi nghe mãi
mới nghe rõ ông bảo tôi gọi điện cho Vương Hải Dung[1] ở Bộ Ngoại
giao. Giọng Chủ tịch trầm trầm mà lời lẽ không rõ ràng: “Mời đội Mỹ đến thăm
Trung Quốc.”…..
Tôi sững sờ và nghĩ:
Làm như thế chẳng phải là ngược với lời bút phê mà Chủ tịch vừa viết sáng nay
đấy sao!….. Bình thường Chủ tịch đã dặn là “Những lời Chủ tịch nói sau khi uống
thuốc an thần thì không coi là thật”. Bây giờ có nên coi lời Chủ tịch nói là
thật hay không đây? Lúc ấy tôi rất khó xử…….
Lát sau Chủ tịch ngẩng
đầu lên, cố gắng mở mắt và bảo tôi: “Tiểu Ngô, cháu còn ngồi đấy ăn cơm à, việc
bác bảo cháu làm sao cháu không đi làm hả?”.
Bình thường Chủ tịch
đều gọi tôi là “Hộ lý trưởng”, chỉ khi nói chuyện công tác hoặc khi rất nghiêm
túc mới gọi là “Tiểu Ngô”.
Thế rồi Chủ tịch cứ
câu được câu chăng, ngắt quãng, dề dà ấp úng nhắc lại một lượt câu nói lúc
nãy….
Tôi vội hỏi: “Bác đã
uống thuốc an thần rồi mà. Lời bác nói bây giờ có coi là thật hay không đấy ạ?”
Chủ tịch phẩy tay về
phía tôi: “Là thật đấy! Mau đi làm đi, kẻo không kịp đâu.”
Mao cố gượng thức chờ
Ngô Húc Quân làm xong việc ấy rồi mới yên tâm đi ngủ.
Quyết sách này của Mao
đã gây ra tác động bùng nổ ở phương Tây. Bao năm qua Trung Quốc và Mỹ đối địch
với nhau, nay bỗng dưng Trung Quốc mời một đoàn thể của Mỹ sang thăm, hơn nữa
đây lại là một đoàn thể thể thao, mọi người đều quan tâm.
Sau khi người Mỹ đến
Trung Quốc, Chu Ân Lai, con người đầy sức quyến rũ ấy trổ hết tài năng tổ chức
nghênh tiếp, làm cho người Mỹ cảm thấy “sự đón tiếp lóa mắt” (lời Kissinger).
Báo Mỹ hàng ngày tràn đầy những tin tức phấn khởi kích động... Một nhà bình luận
viết: “Nixon ngẩn người nhìn những tin tức ấy nhảy từ trang thể thao lên trang
nhất các báo”.. Mao đã tạo ra một môi trường mê li quyến rũ Nixon thăm Trung
Quốc. Đối với Nixon, đến Trung Quốc trong bầu không khí ấy về chính trị chỉ có
trăm điều lợi mà không một điều bất lợi, nhất là năm tới sẽ có bầu cử Tổng
thống.
Không bỏ lỡ thời cơ,
ngày 21/4/1971 Chu Ân Lai lại một lần nữa mời Nixon thăm Trung Quốc. Ngày 29,
Nixon lập tức nhận lời. Kissinger nói: “ Nixon quả thực phấn khởi tới mức không
thể kiềm chế, thậm chí còn định không cử đoàn tiền trạm đi Bắc Kinh trước, e
rằng như thế sẽ làm cho chuyến thăm của mình bị giảm bớt mất ánh hào quang.”
Mao không những “câu”
được Nixon đến Trung Quốc mà còn câu được một món quà gặp mặt vượt quá sức mong
đợi. Tháng 7, khi đi tiền trạm đến Trung Quốc, Kissinger có chủ động đề xuất:
Nếu năm 1972 Nixon tái đắc cử Tổng thống thì trước tháng 1/1975 Mỹ sẽ thừa nhận
Trung Quốc, tiếp thu toàn diện các yêu cầu của Bắc Kinh, hất cẳng Đài Loan. Cho
dù Mỹ và Đài Loan có hiệp định phòng thủ chung, Chu Ân Lai khi nói với
Kissinger về vấn đề Đài Loan dường như đã coi hòn đảo này đang nằm trong túi
Bắc Kinh. Kissinger đành làm một cử chỉ yếu ớt: “Chúng tôi mong vấn đề Đài Loan
sẽ được giải quyết một cách hòa bình.” Ông không yêu cầu Chu bảo đảm không sử
dụng vũ lực.
Hồ sơ mật về chuyến đi
tiền trạm của Kissinger mãi đến năm 2002 mới được giải mật. Trước đó trong hồi
ký Kissinger viết về vấn đề này có một dòng “Chỉ sơ sơ nói tới vấn đề Đài
Loan”. Sau khi hồ sơ được giải mật, khi được hỏi về vấn đề này, Kissinger thừa
nhận “Tôi nói như thế là rất không hay, tôi rất ân hận.”
Nixon còn nhắc tới vấn
đề giúp Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc ngay. Kissinger nói: “Bây giờ các ngài đã
có thể chiếm chiếc ghế Trung Quốc. Tổng thống yêu cầu tôi trước tiên bàn với
các ngài vấn đề này, sau đó chúng tôi sẽ quyết định chính sách công khai.”
Chiếc hộp đựng quà gặp
mặt của Kissinger không chỉ có những món ấy. Ông nêu lên vấn đề sẽ báo cho
Trung Quốc biết những nội dung Mỹ đã bàn với Liên Xô. Kissinger nói: “Các ngài
muốn biết chúng tôi đã bàn vấn đề nào với Liên Xô thì chúng tôi sẽ cho các ngài
biết, đặc biệt là đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.” Mấy tháng sau, Kissinger
nói với các sứ giả Trung Quốc: “Chúng tôi cho các ngài biết chúng tôi đã bàn
những vấn đề gì với Liên Xô nhưng chúng tôi không cho Liên Xô biết chúng tôi đã
bàn với các ngài những vấn đề gì.” Khi nghe nói Mỹ đã cho Trung Quốc biết những
tình báo nào, Phó Tổng thống Nelson Rockefeller thực sự “ngạc nhiên đớ người
ra”. Một trong những tin tình báo đó là tình hình quân đội Liên Xô tập kết ở
biên giới Trung Quốc.
Trên vấn đề Đông
Dương, Kissinger có cam kết hai vấn đề lớn. Thứ nhất là trong vòng 12 tháng rút
hết quân đội Mỹ. Thứ hai là từ bỏ chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói:
“Khi hòa bình lập lại, chúng tôi sẽ ở cách Đông Dương ngoài 10 nghìn dặm. Hà
Nội vẫn ở Việt Nam.” Ý nói Việt Nam sẽ là của Việt Cộng...
Thậm chí Kissinger còn
chủ động cam kết trong nhiệm kỳ tới của Nixon sẽ “rút phần lớn cho tới toàn bộ
quân đội Mỹ” ra khỏi Nam Triều Tiên. Nhưng ông không nói một chữ nào về vấn đề
quân đội các nước cộng sản sẽ tái xâm lược Nam Triều Tiên hay không.
Những món quà gặp mặt
ấy không đòi hỏi lại quả. Kissinger nhấn mạnh ông không yêu cầu Trung Quốc
ngừng viện trợ Việt Nam, thậm chí chẳng nói gì tới việc mong muốn chính quyền
Mao bớt chửi Mỹ một chút. Từ biên bản hội đàm có thể thấy, Chu Ân Lai luôn dùng
khẩu khí đối địch như “Ngài phải trả lời vấn đề này”, “Ngài phải giải đáp vấn
đề kia”, “Sự áp bức của các ngài, sự lật đổ của các ngài, sự can thiệp của các
ngài”. Kissinger chẳng những không bào chữa cho Mỹ mà còn tiếp thu cái logic
nực cười của Chu Ân Lai khi Chu nói vì Trung Quốc là nước cộng sản nên sẽ không
xâm lược nước khác.
Trong đàm phán với
cộng sản Việt Nam, mỗi khi đối phương nói chút gì động đến sự sai trái của
chính phủ Mỹ thì Kissinger đốp lại ngay: “Ngài có tư cách gì nói tôi. Chính
quyền mà ngài đại diện là một trong những chính quyền hung hãn nhất trên hành
tinh này.”
Thế nhưng khi Chu Ân
Lai nói Mỹ “tàn bạo” ở Việt Nam thì Kissinger chẳng hỏi lại: “Thế các ngài đối
xử với nhân dân mình ra sao?”. Trước lời lẽ lên án của Chu Ân Lai, sau đấy
Kissinger lại nói những lời ấy “vô cùng xúc động lòng người”.
Ngày đàm phán đầu tiên
kết thúc, Mao nghe báo cáo, tâm lý tự cao tự đại của ông ta lập tức căng phồng
lên. Mao huyên thuyên nói với các cán bộ ngoại giao rằng Mỹ là “Đồ khỉ biến thành người mà chưa biến được, lại
còn giữ cái đuôi của mình”, “Nó không còn là khỉ
nữa, mà là vượn, đuôi không dài”, “Đó
là tiến hóa mà!” Còn Chu Ân Lai thì diễn tả Nixon “trang điểm phấn son đến nhà người ta”.
Mao thấy mình có thể giành được từ Nixon những thứ
mình muốn mà không cần trả giá, vừa chẳng phải giảm mức độ chuyên chế bạo tàn
mà cũng không phải hạ thấp giọng điệu chống Mỹ.
Sau chuyến Kissinger
bí mật đi Bắc Kinh, tin Nixon sẽ thăm Trung Quốc được công khai trước toàn thế
giới. Tháng 10/1971, Kissinger đến Bắc Kinh lần nữa để thu xếp cho chuyến đi
của Tổng thống. Đó chính là lúc Liên Hợp Quốc mỗi năm một lần thảo luận vấn đề
chiếc ghế ở Liên Hợp Quốc của Trung Quốc. Mỹ là nước chủ yếu bảo vệ Đài Loan;
bây giờ Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Kissinger đang ở Bắc Kinh, điều đó chẳng
khác gì bật đèn xanh cho Trung Quốc. Ngày 25/10, Trung Quốc gia nhập Liên Hợp
Quốc, thay Đài Loan tiếp quản quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc.
Lúc đó vụ Lâm Bưu đào
thoát vừa xảy ra được một tháng,[2] Mao Trạch
Đông còn đang chìm ngập trong nỗi chán nản thất vọng. Hai sự việc lớn – Trung
Quốc vào Liên Hợp Quốc và Nixon đến Bắc kinh – đã xua tan đám mây mù, làm cho
tâm trạng của Mao phấn khởi hẳn. Ông cười cười nói nói với các cán bộ ngoại
giao xúm xít xung quanh mình, hứng chí nói liền một mạch gần ba tiếng đồng hồ.
Ông cầm lấy bảng kết quả biểu quyết đề án của Liên Hợp Quốc, vừa chỉ tay vào
bảng vừa nói: “Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Canada, Ý, tất cả đều làm
Hồng vệ binh….”
Mao lập tức chỉ thị cho phái đoàn đi Liên Hợp Quốc phải
tiếp tục lên án Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù số một: “Phải thể hiện quan điểm lập trường rõ ràng”,
“Phải chỉ tên vạch mặt chúng, không làm thế không được”. Đã đến ngày [Mao] bước lên diễn đàn thế giới
với tư thế lãnh tụ chống Mỹ rồi đây..
Chín ngày trước hôm
Nixon đến, Mao bỗng nhiên bị đột quỵ, suýt nữa thì chết. Nixon sắp tới rồi, tin
này đem lại sự kích động tinh thần giúp Mao phục hồi nhanh chóng. Hồi ấy ông
đang bị phù nề, phải may quần áo mới và sắm giày mới. Chỗ ngủ của ông có rất
nhiều thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Mao nằm trong phòng khách lớn
của hội trường ở phía trên bể bơi. Phải tiếp Nixon ở chỗ này. Các thiết bị y tế
được dọn vào một góc đại sảnh, dùng bình phong che khuất cả thiết bị lẫn giường
nằm. Bốn phía đại sảnh
được vây bởi các giá sách, trên xếp đầy sách cổ, khiến người Mỹ không ngớt trầm
trồ về học thức của Mao.
Buổi sáng hôm Nixon
đến đây, Mao rất sốt ruột luôn hỏi xem bây giờ Tổng thống Mỹ đã đi tới chỗ nào
rồi. Nghe nói Nixon trọ ở nhà khách Điếu Ngư Đài, Mao lập tức đòi gặp khách,
không muốn chờ đợi. Lúc ấy Nixon đang chuẩn bị đi tắm. Kissinger kể là Chu Ân
Lai “có chút nóng ruột” giục ông ta đi ngay.
Trong buổi hội kiến kéo dài 65 phút ấy, Nixon cố bàn bạc
với Mao các chuyện thế giới đại sự nhưng Mao lại lái đề tài nói sang chuyện
khác. Ông không muốn để người Mỹ nắm dao đằng chuôi.
Vì để kiểm soát chặt chẽ
biên bản ghi chép cuộc hội đàm này, phía Trung Quốc từ chối sự có mặt của phiên
dịch viên phía Mỹ. Nixon đã chấp nhận
yêu cầu trái với thông lệ ngoại giao ấy mà không có ý kiến gì... Khi Tổng thống Mỹ đề nghị bàn về
những chuyện lớn hiện nay như “Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên”, Mao chẳng thèm
quan tâm nói: “Các vấn đề ấy không phải là vấn đề bàn ở chỗ tôi, mà nên bàn với
Thủ tướng Chu Ân Lai. Tôi không muốn quản những chuyện rắc rối ấy.”
Khi Nixon tiếp tục bàn
bạc theo mạch suy nghĩ của mình “Phải chăng tôi có thể kiến nghị ngài bớt nghe
báo cáo?”, “(Chúng ta) hãy tìm lấy một điểm chung để xây dựng một cơ cấu thế
giới”… Mao chẳng trả lời mà ngoái đầu hỏi Chu Ân Lai: “Mấy giờ rồi?”, tiếp đó
nói: “(Chúng ta) bốc phét đến đây có lẽ cũng tàm tạm đủ rồi đấy nhỉ?”
Mao đặc biệt chú ý
không nói những lời khen ngợi Nixon. Hai vị khách Mỹ thì hăng hái phỉnh nịnh
ông ta, chẳng hạn Nixon nói: “Các trước tác của Chủ tịch đã thúc đẩy cả một dân
tộc, đã làm thay đổi thế giới.” Chỉ có một lần Mao lấy tư thế kẻ cả nói một câu
tốt về Nixon: “Cuốn Sáu cuộc khủng hoảng (Six Crises) của ngài
viết khá đấy.”
Nixon lại nói: “Tôi có
đọc thi từ và các bài viết của Chủ tịch, tôi biết Chủ tịch là một nhà triết
học.” Mao phớt lờ, chuyển đề tài sang Kissinger.
Mao: Ông ấy [ý nói
Kissinger] chẳng phải là tiến sĩ triết học đấy ư?
Nixon: Ông ấy là tiến
sĩ đại não.
Mao: Thế nào? Hôm nay
bảo ông ấy làm diễn giả chính có được không?
Khi Nixon nói, Mao
ngắt lời: “Hai chúng ta chẳng thể độc diễn toàn bộ vở kịch này được đâu, không
cho tiến sĩ Kissinger phát biểu thì không ổn.”
Đến khi Kissinger tham
gia bàn bạc thì Mao lại tỏ ra không thực sự muốn nghe ý kiến của ông ta, mà nói
những câu vớ vẩn với Kissinger, đại để như bảo “dùng các cô gái xinh đẹp để bao
che mình”.
***
(Nguyễn Hải Hoành lược
dịch và ghi chú từ “Chuyện chưa biết về Mao” (毛澤東:鮮為人知的故事) của Jung Chang và Jon Halliday).
——————-
[1] Vương Hải Dung (Wang Hai-rong), nữ, s.
1938, có họ xa với Mao Trạch Đông. Học tiếng Nga và Anh. Làm việc ở Bộ Ngoại
giao Trung Quốc. Vụ phó Lễ tân (1971-72), Trợ lý Bộ trưởng (1972-74), Thứ
trưởng (1974-79). Về sau bị mất chức vì nghi có liên quan Lũ 4 Tên. Từ 1984 là
Phó Chủ nhiệm Phòng Tham sự Quốc vụ viện (một cơ quan tư vấn).
[2] Phó CT Đảng CSTQ Nguyên soái Lâm Bưu
định đảo chính lật Mao nhưng bất thành, ngày 13/9/1971 cùng vợ con lên máy bay
trốn ra nước ngoài, chết vì máy bay rơi trên đất Mông Cổ.
Tác
giả: Jung Chang & Jon
Halliday