TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 21 June 2020

BÀN VỀ THIỆN ÁC - HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG


Hỏi:
Thưa Thầy,
Người ta thường nói: đạo nào trên thế gian này cũng tốt, cũng dạy con người ăn hiền ở lành. Cho nên, con người theo đạo nào cũng được, là con người có đạo đức. Hơn là con người không theo tôn giáo nào cả, là con người vô đạo đức, còn gọi là vô thần.
Quí Thầy nghĩ sao, xin cho biết tôn ý. Chân thành cảm niệm ơn đức của quí Thầy.
 
Đáp:
Kính thưa quí vị,
Trên đời này bất cứ việc gì đều có 2 mặt đối nghịch nhau, nhưng luôn luôn đi chung, không thể tách rời.
Thí dụ:
1. bàn tay có 2 mặt không thể tách rời.
2. đồng tiền có 2 mặt không thể tách rời.
3. tờ giấy có 2 mặt không thể tách rời.
4. chữ nghĩa cũng vậy: cao/thấp, trong/ngoài, trên/dưới, đúng/sai, phải/quấy, tốt/xấu, thiện/ác, nên/hư, ngon/dở, v.v.
5. Đối với tôn giáo hay chính trị cũng vậy, không thể nói tôn giáo nào cũng tốt, chế độ chính trị nào cũng tốt. Càng không thể nói: con người có đạo chắc chắn là con người có đức. Rất nhiều người bề ngoài theo đạo chúa hay đạo phật, nhưng trong tâm theo quỷ dữ, họ vô cùng nham hiểm, chuyên chụp mũ, vu khống cáo gian, hãm hại người khác, không hề có một chút đức độ nào cả. Thật đáng tiếc, đáng xấu hỗ.

Kính thưa quí vị,
Đề tài quí vị nêu lên, muốn giải thích cặn kẽ, rõ ràng, không bị thiếu sót hay nhầm lẫn, có lẽ phải giải đáp bằng cả quyển sách.
Nơi đây, chúng tôi xin ngắn gọn 2 điều như sau, trong phạm vi đạo chúa và đạo phật:

1. Khi con người theo đạo chúa được điều gì như ý, như nguyện, họ tin rằng Chúa yêu thương, ban cho họ, không cần suy nghĩ họ có xứng đáng không, không cần suy nghĩ họ đạt được, còn người khác thì sao, và điều họ cầu nguyện được có gây tai hại nào cho người khác không?
Đây là điều suy nghĩ sai quấy do bản ngã, chỉ nghĩ đến bản thân và những gì liên quan đến bản thân, như cha mẹ tôi, con cái tôi, dòng họ tôi, đất nước tôi, dân tộc tôi. Do đó, không thể nói đạo nào dạy cầu nguyện van xin thượng đế, dạy tin có thần thánh ban phước lành, ban phép lành, ban phép lạ là đạo hữu thần và là tôn giáo tốt được. Vô cùng tai hại cho thế gian, cho xã hội loài người văn minh.
Nơi đây, có thể nói rằng: tôn giáo tốt là tôn giáo dạy con người ăn hiền ở lành, không ám hại người khác, không vu khống cáo gian, sống đời lương thiện cao thượng, sống vị tha không vị kỷ, thường nghĩ đến tha nhân, cứu người giúp đời, đem an lạc hạnh phúc cho mọi người xung quanh.

2. Khi con người theo đạo chúa thấy người khác làm điều xấu ác, người khác không theo, không tin đạo chúa, họ liền mong muốn và cầu nguyện cho đám người ngoại đạo này biến mất khỏi thế gian, không còn đạo nào khác ngoài đạo chúa, tất cả đạo khác đều do con người phịa ra, chỉ có đạo chúa trên trời rơi xuống mới là tôn giáo tốt.
Chẳng hạn như cảnh sát là ngành an ninh cần thiết cho đời sống xã hội văn minh, tiến bộ. Ngành cảnh sát cũng có người tốt và người không tốt. Tuy nhiên, có nhân viên cảnh sát mong muốn quan tòa giam giữ thật lâu, giam giữ vĩnh viễn tội phạm để xã hội được bình yên. Có nhân viên cảnh sát lạm dụng quyền lực bắn chết người, chèn cổ chết người, họ cho rằng đúng và đòi bắn bỏ tất cả những người tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa đòi nhân quyền, rồi trong đó có bọn xấu lợi dụng, đập phá, cướp bóc, hôi của, gây bạo loạn.

Thường ngày họ bày tỏ sự kính trọng tối đa các hàng giáo phẩm nhà thờ, bởi họ sẽ được ban phép lành tha tội, khỏi cần ăn năn thống hối về tội đã làm, đã gây thiệt hại cho tha nhân và cuối đời cũng sẽ được tấm vé vào nước chúa khi các giáo phẩm được mời thỉnh tới làm phép bí tích lúc lâm chung.
Nhưng khi các hàng giáo phẩm tôn giáo này phê phán nặng nề, đụng chạm thần tượng chính trị, họ sẵn sàng dùng tất cả mọi thứ ngôn ngữ tưới lên đầu các hàng giáo phẩm này, kể cả giám mục nhà thờ, tổng giám mục giáo phận và nhất là luôn cả Giáo Hoàng cùng tòa thánh Vatican. Thiệt là dễ sợ, hết biết luôn khi con người cuồng tín trong lãnh vực chính trị hay tôn giáo.

Tóm lại, con người không cần theo bất cứ tôn giáo nào, chỉ cần con người sống đời lương thiện, làm người tốt trong xã hội, biết thương mình thương người, không hại mình không hại người, biết làm việc phước thiện đem hạnh phúc đến cho tha nhân và nhất là biết tự xét bản thân có làm điều nào sai trái để không tái phạm, chứ không phải để cầu Chúa tha tội dễ dàng, như các giáo phẩm gạt gẫm hơn 2020 năm nay qua các thời đại vô cùng man rợ. Xã hội loài người luôn tốt đẹp, không cần các hình thức rườm rà của bất cứ tôn giáo hữu thần hay vô thần nào cả.

Cuối cùng, trong xã hội loài người văn minh, con người có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do phát biểu ý kiến, ý nghĩ, và thảo luận theo phong cách văn hóa. Ý kiến tư tưởng cũng có 2 chiều 2 mặt, cần sự đắn đo suy nghĩ thận trọng và nhất là tôn trọng ý kiến trái chiều, để giúp nhân loại tiến bộ trong lãnh vực tư tưởng, tư duy, tôn trọng nhân phẩm. Nếu có việc xảy ra ngược lại, xin miễn bàn. Chân thành cảm tạ quí vị bình thản đọc đến đây.
Kính chào quí vị, kính chúc quí vị thân tâm an lạc.
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Bàn Về Thiện Và Ác
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
ngày 15 tháng 6, 2009
Theo từ điển, ác có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ xấu, thường gây tai họa, đau khổ cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người lánh xa, không ưa thích, có tác dụng xấu, bất lợi, đem đến hậu quả khó lường. Thiện có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người thương mến, thích thân cận, có tác dụng tốt, đem đến kết quả mong đợi.
Tuy nhiên ranh giới giữa thiện và ác lắm khi không rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn như một vị thầy dạy văn, dạy võ, dạy nghề, hay dạy đạo, thường hay quở trách, la rầy học trò, xem qua có vẻ ác nhưng thực chất là việc thiện lành, vì đem lại tương lai cho đệ tử. Trái lại, có người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động dễ cảm tình, trông qua có vẻ thiện, nhưng thực chất là việc xấu ác, vì làm hư người khác, dụ dẫn người khác vào chỗ sa đọa, mất hết tương lai. Sách có câu: Giáo đa tất oán. Ngọt mật chết ruồi, chính là nghĩa đó.
Như vậy, muốn xét thiện hay ác, còn phải xét xem tâm con người muốn gì, khi hành động, nói năng hay suy nghĩ với mục đích gì. Người ngoài cuộc phê bình, phán xét đôi khi không chính xác, nên thận trọng. Làm sao biết rõ việc nào thiện, việc nào ác. Có những điều mà ở thời buổi này, địa phương này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều thiện; ở thời buổi khác, địa phương khác, tôn giáo khác và xã hội khác cho là điều ác.
Cõi đời này thường tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công lý, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, cùng khắp nơi nơi. Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!
Trên cõi đời này, cũng có những người, phát tâm xin tha, cho phạm nhân đã, sát hại tàn nhẫn, thân nhân của mình, được khỏi tội chết. Tại sao như vậy? Bởi vì người đó, thấm thía hoàn cảnh, thấu rõ cảm giác, của sự mất mát, người thân thế nào, cho nên không muốn, gia đình người khác, dù là phạm nhân, tức là kẻ thù, lâm vào cảnh ngộ, đau thương tương tự.
Thường thường, chỉ có những người đã từng, rơi vào hoàn cảnh, khốn khổ thảm thương, mới biết cảm thông, thương xót người khác. Những người có tâm, đại từ đại bi, dường ấy mới có, cuộc sống an lạc, không có hận thù, không có phiền não, và không khổ đau, đồng thời tạo được, an lạc hạnh phúc, cho mình cho người. Ðó là những người, thụ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, không sống tâm ma, luôn luôn cảnh giác, luôn luôn tĩnh thức. Ðó chính là những, người biết sống với, Chân Tâm Phật Tánh, của chính bản thân.
Ngày xưa, vị Tổ sư thứ hai mươi bốn Aryasimha, trước khi bị vua Kế Tân chém đầu, đã phát nguyện: Ngay khi đắc thành đạo quả sau này, người đầu tiên tôi sẽ độ, chính là bệ hạ! Tại sao vậy? Bởi vì, có gặp tai nạn lớn lao, tai họa khủng khiếp, thậm chí mất mạng, mới có thể chứng minh trình độ tu tập, chứng tỏ quá trình tu chứng của con người. Không phải chúng ta mong cầu khổ nạn đến để thử thách công phu tu tập của mình. Tuy nhiên, một khi khổ nạn xảy ra, do hiểu sâu nhân quả, chúng ta biết ngay: đã đến lúc phải trả nghiệp quả, từ nghiệp nhân, do chính mình tạo tác, từ nhiều kiếp trước hoặc kiếp này. Cho nên, chúng ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh thản nhiên, chấp nhận đền trả quả báo, mới là đáng quí, chứ van xin cầu nguyện, có được gì đâu? Phân biệt thiện ác chỗ này chỉ làm loạn tâm mà thôi!
Mỗi thời đại lịch sử, mỗi xã hội, và có thể ngay trong mỗi con người, lại có cách phân biệt thiện ác khác nhau. Có người quan niệm: cái gì hợp với quyền lợi, với phong tục tập quán của ta là thiện, cái gì trái với quyền lợi, với phong tục tập quán của ta là ác!
► Chẳng hạn như trong xã hội, quan niệm về chữ hiếu khi ông bà cha mẹ lớn tuổi, sức khoẻ kém, chúng ta cố gắng chăm sóc về phương diện sức khoẻ và về phương diện tinh thần, cầu mong ông bà cha mẹ sống đời với con cháu, cho tới khi họ mãn phần số, thì địa táng hoặc hỏa táng.
► Nhưng cũng có các bộ tộc quan niệm rằng khi ông bà cha mẹ lớn tuổi, già yếu, bệnh hoạn khổ sở, cho nên họ bắt người già leo lên cây, con cháu xúm nhau rung gốc cây một lát. Người nào còn đủ sức khoẻ bám chặt ngọn cây, xong rồi leo xuống, con cháu mừng vui hỉ hả. Người nào rớt xuống chết, họ ăn thịt bởi vì họ thương ông bà cha mẹ, nên không chôn dưới đất, hoặc hỏa thiêu, tội nghiệp!
► Thí dụ khác, trong xã hội chúng ta hiện nay, nhiều người đang tranh cãi, chưa có kết thúc về chuyện trợ tử, tức là giúp cho bệnh nhân hết cách chữa trị được chết mau chóng, là thiện hay ác, là hợp pháp hay phi pháp?
► Thí dụ khác nữa, trong xã hội chúng ta hiện nay, nhiều người thường cho rằng các tôn giáo luôn luôn dạy điều tốt, điều thiện, điều lành. Nhưng có vài tôn giáo tự cho rằng tôn giáo mình mới thực sự là thiện lành, công chánh, còn các tôn giáo khác là ngoại đạo tà giáo, là yêu ma quỉ quái, phải xa lánh và phải tiêu diệt. Cho nên trong việc hôn nhân, có tôn giáo nhân danh cái thiện của tôn giáo mình, ép buộc, cưỡng bách người theo tôn giáo khác phải cải đạo, mới chịu làm phép hôn phối, bất chấp nỗi phiền não khổ đau của hai gia đình và hai người muốn thành tựu hôn nhân và sống cuộc đời lương thiện. Trong trường hợp này, các chức sắc tôn giáo đó là thiện hay ác đây?
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán,
oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán,
oán nghiệp tiêu tan.
Bị người thù ghét, dù thực vô cớ, vô lý quá chừng, chúng ta cũng đừng, khởi tâm tức giận, nên hiểu nguyên do, hiểu sâu nhân quả, chắc chắn phải có, nhân duyên đời trước, duyên cớ đời này, chỉ vì chúng ta, không biết đó thôi. Chẳng hạn như là: lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, cũng có thể là, nguyên nhân của chuyện, thù ghét oán hờn. Cạnh tranh nghề nghiệp, hay tâm ganh tị, đố kỵ gièm pha, đó cũng là những, nguyên nhân dễ hiểu. Tuy nhiên nếu ta, có dịp giúp đỡ, được những người đó, trong lúc họ gặp, hoàn cảnh khó khăn, hay đang hoạn nạn, chúng ta có nhiều, cơ hội hóa giải, thù hận oán hờn, biến thù thành bạn. Như vậy chắc chắn, tốt đẹp hơn là, tiếp tục tranh chấp, thù hận người ta, để rồi nơm nớp, sợ bị trả thù, phập phồng âu lo, đời sống bất an, không lúc nào yên, làm sao sống nổi?
Thông thường, làm ơn được coi là việc thiện, gây oán được coi là việc ác. Làm ơn giúp người thường được xem là việc thiện, nhưng giúp người làm chuyện gian dối, phi pháp, thì nên xem là việc ác. Làm việc thiện nguyện, thiện chí, công quả thường được xem là việc thiện, nhưng gặp trở ngại, khó khăn hay gặp kẻ ác gây rối, phá hoại, bèn khởi vọng tâm tức giận, la lối, mắng chửi, trở thành thô tháo, bất thiện. Ấn tống kinh sách, băng giảng thường được xem là việc thiện, nhưng nội dung kinh sách hay băng giảng đó không phải là chánh pháp, là tà pháp, thì nên xem là việc ác. Chúng ta cần thận trọng khi góp phương tiện hay công sức, in ấn phổ biến các loại gọi là kinh sách hay băng giảng, mà mình chưa biết rõ nội dung, chưa biết chắc là chánh pháp hay tà pháp, như vậy đắc tội không phải phước, gây oán không phải ơn, tạo ác không phải thiện!
Một người có tuổi phát nguyện vô chùa tu tâm dưỡng tánh là việc thiện, nhưng bất hiếu bỏ cha mẹ vô chùa khi tuổi xế chiều bệnh hoạn không chăm sóc, thì phải xem là việc bất thiện, vô lương tâm, nếu không muốn nói là việc ác. Bởi vậy cho nên, khi làm việc thiện, việc phước, mà khởi vọng tâm, khởi tâm sân, khởi tâm kiêu mạn phách lối, thiện biến thành ác! Tu hành cần quan tâm thiện ác, luôn quán sát hành động, lời nói và ý nghĩ của mình không làm tổn hại, gây đau khổ cho người khác vì tâm tham, tâm sân và tâm si. Người khác nhắc nhở sự sai sót là việc thiện giúp mình tốt hơn, mình lại nổi sân thì nên xem là việc bất thiện. Người có tâm bất phân thiện ác là người nguy hiểm, vô đạo đức, nên tránh xa.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.
Nghĩa là:
Không làm các điều ác.
Hãy làm các hạnh lành.
Giữ tâm ý thanh tịnh.
Là lời chư Phật dạy.
Chúng ta thấy rõ chủ yếu của đạo Phật là chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện và thanh lọc tâm cho thanh tịnh. Cho nên đạo Phật chủ trương chuyển hóa người ác thành người thiện, chuyển hóa phàm nhân thành thánh nhân, chuyển hóa phân rác thành hoa tươi, chuyển hóa nước đục thành nước trong, chứ không chủ trương tiêu diệt tất cả kẻ ác trên đời. Bông sen từ bùn nhơ vươn lên tỏa hương thơm ngát là ví dụ tượng trưng cụ thể người xấu cũng có thể chuyển hóa thành người tốt, nếu như biết sám hối ăn năn, quyết tâm chuyển ba nghiệp xấu ác, trở thành ba nghiệp thanh tịnh. Trên đời không ai hoàn toàn xấu ác, cũng không ai toàn thiện, cho nên người tu theo Phật cố gắng biết các điều ác nên bỏ, biết các việc thiện nên làm. Được như vậy, mọi người trong xã hội sống chung trong hòa hợp, bình an, và ngăn ngừa các mâu thuẫn, xung đột giữa người với người. Tuy nhiên sự khác biệt của đạo Phật với các tôn giáo khác nằm ở câu kệ thứ ba: "Giữ tâm ý thanh tịnh".
Khi con người làm nhiều việc phước thiện, làm nhiều công quả cho chùa, làm nhiều Phật sự cho giáo hội, thường nghĩ đến công sức đóng góp lớn lao của mình, không cần học giáo lý, không biết pháp môn quán tâm, trí tuệ không khai mở, lăng xăng lộn xộn, không biết giữ tâm ý thanh tịnh, nên tự cao tự đại, mục hạ vô nhân, thượng đội hạ đạp, khinh người tu sau mình, gây bao ác cảm với người chung quanh, không ai dám nhắc nhở, không chịu nghe ai góp ý, không đọc kinh sách dạy kinh nghiệm tu hành, chỉ hướng tâm thích sách nào, người nào nói chuyện viễn vông cõi trên sung sướng, lại còn đoan chắc rằng nhứt định mình phải được vãng sanh sau này, nếu không thì nhân quả không đúng! Như vậy là thiện hay bất thiện? Thiệt là tội nghiệp vô cùng!
Con người đang tu tập, chưa biết "bỏ ác làm thiện" được hoàn toàn chưa, thường vội tự hào, cho mình là người thiện, người tốt, người lành, bèn khởi tâm tự đắc, đó là vọng tâm, chưa phải minh tâm. Nếu tâm mình còn nổi sân khi thấy chuyện bất thiện, chuyện chẳng lành trên thế gian, khởi vọng tâm, vọng niệm muốn trừng phạt nặng nề kẻ xấu ác, thậm chí đòi tiêu diệt tất cả kẻ ác trên đời, ước mơ phải chi mình có võ công xuất chúng, có quyền thế vô song, để tung hoành ngang dọc giang hồ với đường kiếm tuyệt luân chém gục hết bọn xấu ác, thì lúc đó không biết: ai ác hơn ai? Bởi vậy cho nên, tu theo đạo Phật, cốt yếu là luôn luôn sống với bản tâm thanh tịnh, có nghĩa là lúc nào cũng niệm Phật, tức là niệm thiện, không khởi niệm ma, tức là không khởi niệm ác, không khen mình khinh người, không lợi mình hại người, niệm Phật phải gắng tu, không chạy theo vọng tâm vọng niệm, tự thanh lọc tâm ý mình, cho được minh tâm kiến tánh.
Tu thiện nghiệp, hay tu cầu phước, tức là mình đang gieo nhân lành, mình sẽ gặt quả lành, được hưởng phước báu nhân thiên, chứ chưa giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Còn chấp chuyện làm phước phải hưởng phước, niệm Phật phải vãng sanh, cúng đèn được hưởng sáng suốt, cúng hoa được hưởng sắc đẹp, như vậy tâm mình vẫn còn vọng động, bởi dính mắc tâm tham, thi ân còn cầu báo, cho bánh ít đi, mong bánh qui lại, nên tâm chưa thanh tịnh, chưa được minh tâm, làm sao kiến tánh?
Muốn thanh tịnh được tâm ý, con người phải vượt qua sự chấp thiện và ác. Tuy vẫn cứu người giúp đời, vẫn làm việc phước thiện, vẫn niệm Phật chuyên cần, vẫn thường xuyên cúng hương đăng hoa quả, vẫn tinh tấn công quả cúng chùa, vẫn nhất tâm kính lễ tôn tượng đức Phật với tâm kính ngưỡng noi gương chư Phật, chư Tổ, nhưng không mong cầu bất cứ điều gì cho bản thân, cho thân bằng quyến thuộc, như thế bản ngã mới dần tiêu mòn, chuyện khổ vì cầu bất đắc không còn. Mình không cố chấp thiện và ác, để khỏi khởi vọng tâm chấp kính trọng người thiện, khinh khi kẻ ác, chứ không phải chẳng phân biệt thế nào là thiện, thế nào là ác, như một ít người lầm tưởng. Vượt qua được sự cố chấp thiện và ác, tức là mình thoát khỏi sự trói buộc của thiện nghiệp và ác nghiệp, mới đi đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Trong sách có câu: "Giáo đa tất oán". Nghĩa là dạy nhiều sinh thù oán. Trong đạo cũng như ngoài đời, thường khi những người có lòng, muốn chỉ dạy nhiều cho thế hệ sau, muốn truyền dạy tất cả những điều cần thiết, muốn những người nối dõi đạt được những thành tích khả quan. Tuy nhiên, chính vì muốn quá nhiều như vậy, cho nên chỉ dạy quá nhiều, kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện khổ công, kiểm soát chặt chẽ, sách tấn thường xuyên, nhiều người thế hệ sau chẳng những đã không biết ơn, đã không hiểu thấu tấm lòng của thế hệ trước, trái lại, còn sanh tâm oán trách, hờn giận, tệ hơn nữa là, sanh tâm thù hận! Ðúng là "làm ơn mắc oán" đó vậy!
Cổ nhơn có dạy: "Người chê ta mà chê phải tức là thầy ta. Người khen ta mà khen phải tức là bạn ta". Ðối với người đời, quan niệm này quả là kim chỉ nam cho bực quân tử, trong việc xử thế ở đời. Tuy nhiên, đối với người biết tu tâm dưỡng tánh, theo quan điểm của đạo Phật, người khác khen hay chê, dù phải hay không phải, chúng ta đều tôn trọng họ như bực thầy lành hoặc bạn tốt. Còn hơn thế nữa, chúng ta nhìn họ như những bực bồ tát. Tại sao vậy? Bởi vì, người giúp đỡ phương tiện cho mình tu tập, hoằng pháp lợi sanh, cũng như người chuyên phá rối, bằng hành động cũng như bằng lời nói, đều là bực "thiện hữu tri thức" của mình.
Hạng người thứ nhứt được ví như bồ tát thuận hạnh, chẳng hạn như thầy dạy học hay bạn hữu hằng giúp đỡ chúng ta, thường ban cho những lời khen thưởng thực tình, đúng lúc, để khuyến khích, động viên tinh thần, hoặc chê trách hay quở phạt với tất cả tấm lòng từ bi, vì sự tiến bộ của chúng ta, chứ không vì bản ngã của họ. Hạng người thứ hai được ví như bồ tát nghịch hạnh, chẳng hạn như giám khảo trường thi hay trường đời. Những người này nhiều khi khen chê không phải lúc, không phải vì thiện tâm, lại có dụng ý, ác tâm, không phải vì chúng ta, mà vì bản ngã của họ.
Nhờ hạng người thứ nhứt, chúng ta có được sự hiểu biết, có được kiến thức, đạt được giác ngộ, vững tâm tu học, biết đường ngay lẽ phải để noi theo. Nhờ hạng người thứ hai, chúng ta có được bằng cấp ở đời, nếu vượt qua được sự khảo hạch và thi đậu, hoặc chúng ta biết được trình độ tu tâm dưỡng tánh của mình đã đến đâu, đạt được trình độ nào, chăn trâu tới giai đoạn thứ mấy.
Trong các chùa luôn luôn có thờ tôn tượng của cả hai hạng người trên đây: tượng đức Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện Ðại Sĩ. Tượng đức Hộ Pháp với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, tay cầm kiếm trí tuệ cắt đứt phiền não, vượt qua khổ đau, đạp lên trên con rắn độc có ba đầu dưới chân, biểu tượng của tam độc: tham sân si, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công với Chánh Pháp, là hạng người thứ nhứt nói trên. Tiêu Diện Ðại Sĩ với khuôn mặt dữ dằn, lè lưỡi phun lửa máu, đầu có đội ba ngọn núi, khẩu phún xuất hỏa, đầu thượng tam sơn, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công giúp đỡ Chánh Pháp được sáng tỏ hơn, là hạng người thứ hai nói trên. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn chân thành cảm niệm ơn đức của cả hai hạng người nói trên, đã giúp đỡ chúng ta tiến tu trên mọi phương diện.
Tóm lại, khi tu theo Phật, chúng ta không nên khởi vọng tâm, không nên khởi vọng niệm, không mong cầu được điều này, đắc điều kia, không cầu khẩn van xin khấn vái, trái lại, phải nên hiểu sâu luật nhân quả, khai mở trí tuệ, hiểu suốt thiện ác. Nghĩa là, khi mình gieo nhân bỏ điều ác, làm việc thiện, tức là chúng ta có đủ phước báu thiện lành, chỉ cần khai mở trí tuệ giác ngộ, đạt bản tâm thanh tịnh, thì hưởng quả giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích chính của đạo Phật. Trong kinh sách có câu: Tam Nghiệp Hằng Thanh Tịnh Đồng Phật Vãng Tây Phương, chính là nghĩa đó vậy.
Một điều cần biết thêm, trong kinh sách, chư Phật và chư Tổ có khuyên chúng ta, chỉ nên cầu nguyện đời đời được gặp Chánh pháp, tránh xa tà pháp, để tu hành đến khi giác ngộ và giải thoát, chớ không nên mong cầu đắc thần thông, khi chưa đắc đạo. Tại sao vậy? Bởi vì, khi con người chưa đắc đạo, lại đắc thần thông, thí dụ như đắc thiên nhãn thông hay thiên nhĩ thông, sẽ thấy được chuyện xảy ra cách xa ngàn dặm, nghe được chuyện xuyên sơn cách vách, thường là những chuyện bất như ý, những chuyện mích lòng, chắc chắn con người sẽ nổi tam bành lục tặc liền, vì chưa chưa đắc đạo, nên không nhẫn nổi!
Có thần thông trong tay, hay là hình thức quyền lực của thế gian, con người sẽ khởi bất minh tâm, dù là người tu nhưng chưa đắc đạo, đòi tiêu diệt một vài thành phần bất thiện nào đó, hay nghĩ đến chuyện đánh gục hết lũ côn đồ ngang ngược hay bọn tham quan ô lại, xóa sổ tất cả những kẻ xấu ác trên đời, thế là hòa bình không còn, chiến tranh xảy ra, thiên hạ phiền não, chúng sanh khổ đau, hận thù tràn lan, bất ổn triền miên, tội ác chất chồng, than oán ngút ngàn!
Đạo Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác. Đạo Phật chủ trương chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo Phật chủ trương đem lại niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội. Người tu theo đạo Phật phải trưởng dưỡng tâm từ bi, phát triển tánh sáng suốt, đạt minh tâm thì được kiến tánh, cho nên không gây thù hận, không có kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm hay hiểu lầm mà thôi.
Cảm thông và thương yêu là cửa ngõ an lạc và hạnh phúc.
Từ bi và trí tuệ là yếu tố giác ngộ và giải thoát.
Tất cả đều ở ngay trên thế gian này.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Cơ-sở Phật-học Tịnh-Quang Canada
cutranlacdao@yahoo.com
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
----- Forwarded Message -----
From: TTD <tthydung@gmail.com>
Cc: Hai Ho <tn.5w1h@yahoo.com>
Sent: Sunday, June 21, 2020, 04:39:48 PM PDT
Subject: Nên luyện tập để giảm đau lưng. Rất hiệu quả.

1-phut-the-duc-1.gif
1-phut-the-duc-2.gif1-phut-the-duc-3.gif1-phut-the-duc-4.gif1-phut-the-duc-5.gif1-phut-the-duc-6.gif1-phut-the-duc.gif

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "nguoiviet.haingoai" group.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

5 mẹo đơn giản trị cảm mà không cần dùng thuốc












NEW YORK CITY, New York (NV) – Mỗi khi thời tiết thay đổi dễ làm bạn hay bị dị ứng, cảm lạnh và làm suy yếu hệ miễn dịch. Thay vì đi bác sĩ và uống thuốc trị, dưới đây là những mẹo cực kỳ đơn giản nhưng rất hiệu quả để trị cảm khi bạn mới có dấu hiệu bị, giúp ngăn chặn bệnh nhanh chóng, theo trang mạng mbghealth.
1-Dùng mật ong
Mật ong được xem là thành phần chữa trị ho và đau họng hiệu quả nhất và được y học cổ truyền ngày xưa tin tưởng. Không chỉ chữa lành vết thương, mà mật ong còn giúp tăng cường năng lượng và tránh cơ thể bị cảm lạnh. Ngoài ra, mật ong có chất chống oxy hóa và tính kháng khuẩn rất cao, giúp diệt virus, trở thành phương thuốc hoàn hảo.
Nếu bạn bắt đầu thấy hơi đau họng sau khi ngủ dậy, bạn nên ăn ngay một muỗng canh mật ong hoặc pha trà với mật ong để uống. Nếu bị đau họng nặng do virus gây ra, bạn nên tăng số lần dùng mật ong nhiều hơn. Đặc tính chống viêm của mật ong có thể giúp giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.
Nếu bạn bị đau họng đi kèm với ho, bạn nên dùng một chút mật ong trước khi đi ngủ. Một cuộc nghiên cứu cho thấy mật ong có thể làm giảm ho vào ban đêm, đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phục hồi nhanh.
2-Súc miệng bằng nước muối
Một cách cực kỳ đơn giản nữa giúp bạn giảm bị đau họng chính là súc miệng bằng nước muối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng súc miệng bằng nước ấm với muối sẽ làm loãng chất nhầy tích tụ trong họng, giúp cổ họng đỡ bị nghẹn và đau. Bạn có thể cho 1/4 hoặc 1/2 muỗng cà phê muối pha với từ 4 đến 9 ounce nước.
3-Uống nước cốt hầm xương
Nước súp gà, nước súp bò hoặc các nước cốt hầm xương chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn chống lại việc bị nhiễm lạnh. Một số người tin rằng hít hơi nóng sôi lên từ nước súp sẽ làm dịu cổ họng, và các nhà nghiên cứu cho biết rằng, nhấm nháp súp sẽ giúp thông cổ họng, thông mũi và trị cảm nhanh.
4-Uống thuốc hỗ trợ vitamin C
Vitamin C là nguồn cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng, làm giảm mức độ trầm trọng của cảm lạnh thông thường. Bạn có thể uống viêm sủi vitamin C hoặc các thuốc bổ chuyên về vitamin C.
5-Uống trà
Các loại trà thảo dược mang lại hiệu quả trong việc giảm viêm, cảm lạnh và đau họng. Một số loại trà truyền thống được xử dụng để điều trị viêm họng như trà cam thảo, trà hoa cúc và trà lài. Bạn có thể pha trà và mật ong để uống, vừa ngon mà vừa giúp cơ thể hồi phục. (K.D) [qd]
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG
Huyền-Lam
 

 Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các
thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu
tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua
rượu, thuốc.

John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma
túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để
có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt
một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù.

Do mẹ anh không còn tiền mua thực phẩm, John ăn sáng ăn trưa tại
trường học được Bộ Xã hội tài trợ cho học sinh nghèo. Chiều tối John
cuốc bộ đến nhà ăn từ thiện dưới phố dành cho người khốn khó. Đến đây
ăn đã nhiều năm nhưng John không quen ai trong nhóm thiện nguyện, bởi
mỗi ngày có những nhóm khác nhau tham gia phục vụ.

Người duy nhất John nhớ đến là ông già tuổi ngoài 70 thường làm vào
chiều thứ Bảy. Mỗi lần gặp, ông cười tươi, chào mọi người đến ăn rất
chân tình. Ông khéo léo múc các món thức ăn vào khay, tươm tất gọn
gàng. Khi đưa khay thức ăn, ông bao giờ cũng niềm nở, chúc người ăn
ngon miệng như thể đang phục vụ cho vị khách cao quý tại nhà hàng sang
trọng nào. Mỗi lần gặp ông, John cảm thấy an lạc, nhẹ nhàng. Thỉnh
thoảng khi vắng người, thấy John ngồi ăn lẻ loi một mình, ông pha ly
nước cam đem đến.

John thường không giấu ông điều gì, ngay cả chuyện đánh nhau ở trường
hay cạy xe ăn cắp vặt bị cảnh sát bắt. Ông ngồi nghe chăm chú gật gù,
cám ơn người thiếu niên to lớn tuổi teen đã chia sẻ. Sau mỗi lần trò
chuyện, ông luôn cười rất tươi khuyên John:

-­ Làm cậu bé tốt tính đi! Đừng làm chuyện dính vào phiền phức nữa,
khi đến tuổi trưởng thành sẽ không tốt cho cháu.

John bản tính ương ngạnh, máu giang hồ ảnh hưởng từ khu ghetto, cười
lanh lảnh, chỉ vào bắp tay cuồn cuộn, tự hào:

-­ Cháu mạnh, chắc như đá tảng. Không ai làm gì được cháu đâu!

Không giống như những người khác đến dùng cơm một thời gian rồi ra đi,
John đến đây hàng ngày, năm này qua năm kia nên tất cả các nhóm thiện
nguyện đều biết đến cậu tuổi teen này. John trở nên thân thiết gắn bó
với ông già, gọi ông thân mật hí hỏm bằng cái tên tự đặt: Ông già Cool
(cool: vui vẻ, điềm tĩnh).

Bẵng đi một thời gian dài John đột nhiên biến mất không đến dùng cơm.
Mọi người thắc mắc muốn tìm hiểu nhưng không biết địa chỉ. Mấy tháng
sau, viên cảnh sát đến tìm ông Cool tại nhà ăn, trao bức thư:

“Ông Cool ơi, cháu đã 20 tuổi rồi, đang ngồi tù vì tội trộm cướp. Mẹ
cháu mất hơn nửa năm nay. Tháng tới cháu sẽ được thả nhưng không biết
phải đi đâu, làm gì để sống. Với hồ sơ tội phạm nếu không người bảo
lãnh sẽ không ai mướn cháu, dù có tiền thuê nhà không ai sẽ cho cháu
thuê. Cháu không muốn sống trở lại với giới giang hồ để tiếp tục con
đường cũ. Cháu muốn làm người tốt, ông ơi!”.
*
Buổi chiều bước chân ra khỏi nhà tù, nét mặt John mệt mỏi, hoang mang
cực độ sau một đêm trằn trọc. Cảm giác được tự do không đủ làm anh vui
khi đối diện tương lai vô vọng phũ phàng. John thất thểu bước đến trạm
đăng ký xe miễn phí dành cho tù nhân mãn hạn, dù không biết phải đi
đâu. Hình như có ai đang vẫy tay nơi xa xa. Nụ cười tươi mát ấy, khuôn
vóc điềm tĩnh ấy, không thể nào ai khác, John mừng rỡ kêu to, anh chạy
ào đến ôm choàng, siết chặt:
-­ Ông Cool!
Ông xoa nhẹ, vỗ về tấm lưng chắc thịt của người thanh niên mới lớn,
ông cho biết các nhóm thiện nguyện tại nhà ăn đã quyên góp mướn căn
phòng gần đó giúp anh có nơi cư trú trong 6 tháng. Ông sẽ chở John về
nhà ở tạm đêm nay rồi ngày mai đi nhận phòng. John bàng hoàng như
không tin vào chính tai mình. Mới vài phút đây thôi anh thấy cô đơn
lạc lõng tận cùng. Thế giới như không có anh, loài người như không
biết đến sự hiện hữu của anh. Cảm giác được yêu thương, được chấp nhận
làm John xúc động mạnh. Mắt anh hoen ướt đầu tiên trong đời.

Ông Cool sống một mình trong căn nhà nhỏ chỉ có một phòng ngủ nhưng có
phòng khách lót sàn gỗ khá rộng thoáng. Nơi đây ngoài mấy kệ sách, vài
tấm gối ngồi trên sàn của Nhật (tọa cụ), có chiếc bàn thô sơ chưng bức
tượng đồng ngồi mỉm cười thật đẹp mà John không biết là ai và có ý
nghĩa gì.

Ông Cool làm sẵn món mì Ý đãi John trong buổi cơm chiều. John kể cho
ông nghe nhiều khía cạnh khốc liệt đời sống trong tù. Ông chăm chú
lắng nghe, gật gù. Dùng bữa xong, ông khuyên John đi tắm để ông lót
nệm ngoài phòng khách cho John ngủ tối nay. Khi tắm xong, John bước
ra, không gian thanh tịnh lạ lùng. Anh chợt giật mình khi thấy ông
Cool phong thái rất an nhiên, ngồi thẳng lưng lặng im giữa căn phòng,
miệng mỉm cười cùng bức tượng trên bàn.

Đột nhiên ông nói khẽ:
-­ Cháu ngồi xuống đây bên cạnh ta, trên tấm gối này, chúng ta cùng trò chuyện.

John nghe lời, ngồi xuống như dáng ông ngồi, nhìn vào bức tượng đang
mỉm cười. Không gian lắng đọng, anh nghe được cả hơi thở chính mình.

Ông Cool hỏi John:
- Cháu kể về đời sống trong tù, thế cháu có dự tính gì sau khi ra tù không?
-­ Cháu không biết bắt đầu ra sao ông ạ, mọi chuyện đối với cháu như
ngõ cụt. Cháu may mắn được ban thiện nguyện giúp 6 tháng tiền trọ,
nhưng sau 6 tháng cháu cũng không biết phải làm gì.

Vẫn nhìn bức tượng mỉm cười, dáng an nhiên bất động, ông lên tiếng:
- Thật ra cháu đã biết bắt đầu rồi đấy chứ. Cách đây 1 tháng, cháu
biết bắt đầu bằng nhận thức rằng mình phải làm người tốt. Chính điều
ấy đã gieo mầm cho những điều tốt đẹp hôm nay. Nếu cháu tiếp tục con
đường làm người tốt thì điều tốt đẹp sẽ tiếp tục đến với cháu.
-­ Nhưng cháu tiếp tục như thế nào hở ông? Cháu sẽ cố gắng xin việc
làm, nhưng cháu không có kinh nghiệm gì. Ai sẽ mướn một người từng ở
tù như cháu?

Nhẹ nhàng, ông Cool khuyên:
-­ Cháu hãy cố gắng kiếm việc làm hàng ngày. Ai cũng muốn thuê người
tốt. Vậy cháu nên làm gì để mọi người có cơ hội biết cháu là người
tốt?

Suy nghĩ một lúc lâu, John lên tiếng, giọng vẫn còn rổn rảng, khô cứng
của giới giang hồ:
- Mỗi ngày ăn ở nhà ăn thiện nguyện, cháu sẽ giúp dọn dẹp, rửa chén
hoặc bất cứ việc gì cần làm.

Ông Cool đôi mắt sáng biểu lộ niềm vui:
- Thật tuyệt vời! Cháu thấy không? Cháu biết mình phải bắt đầu như thế nào mà.

Chỉ vào bức tượng trên bàn, ông nói tiếp:
- Làm người tốt bao gồm làm người chung quanh cảm thấy an vui. Mỗi
ngày cháu ráng bỏ ra 10 phút, ngồi một mình, thở nhẹ nhàng, tập cười
như bức tượng kia cười. Gặp ai cháu cũng cười nhẹ nhàng như bức tượng
nhé. Làm được như thế, nhiều điều mầu nhiệm sẽ đến. Cháu sẽ thấy đời
sống đáng yêu, âu lo cũng bớt đi rất nhiều. Mấy mươi năm nay mỗi ngày
ông đều ngồi tập cười như thế.

John trầm trồ:
- Ồ, thì ra vì thế mà ông lúc nào cũng cười rất tươi mát với mọi
người. Ai cũng thân thiện quý mến ông. Làm thế nào cháu cũng có một
tượng như thế? Tượng là Buddha (Phật) phải không ông? Phật là vị thánh
như thế nào?
- Ông sẽ cho cháu một tượng như thế. Phật là người có thể tự tại mỉm
cười trước mọi hoàn cảnh. Cháu có thể nghĩ đơn giản rằng: Phật là
người lúc nào cũng cool. Sau này cháu muốn tìm hiểu thêm, ông sẽ nói
thêm.
*
Ngày đầu tiên John trở lại dùng cơm tại nhà ăn, mọi người vui vẻ đón
chào. Khi anh ngỏ lời muốn giúp những việc lặt vặt tại đây, các nhân
viên từ thiện đều đồng ý nhưng có chút ưu tư trong lòng: không biết
tính khí giang hồ trước đây của anh có làm công việc khó khăn nặng nề
thêm? Thế nhưng chỉ sau vài ngày, mọi người thì thầm bàn tán “thằng
John rổn rảng ngang ngược ngày trước sao giờ dễ thương quá đỗi!”.

John không hề câu nệ bất cứ việc gì, từ lau chùi dọn dẹp cho đến nấu
nướng. Anh tâm niệm lời ông Cool dạy, lúc nào cũng niềm nở cười tươi.
Gặp những người già, anh tận tình đem đồ ăn thức uống đến tận bàn và
thỉnh thoảng hỏi han cần thêm chi. Chỉ một tháng, hơn trăm nhân viên
tình nguyện của các tổ chức phục vụ tại đây đều quý mến John. Sau hai
tháng, biết John hằng ngày nỗ lực xin việc làm, ông chủ chuỗi nhà hàng
sang trọng thỉnh thoảng đến đây làm thiện nguyện đã ngỏ lời mướn anh.

Ông ta nói với John:
-­ Anh làm việc không lương mà vẫn vui tươi tận tình như thế thì tôi
biết khi có lương anh sẽ làm tốt hơn thế nữa.

John như không tin vào tai mình, vui mừng cực độ khi lần đầu tiên
trong đời được mướn đi làm.
Anh đến vội nhà ông Cool báo tin. Gặp ông, anh dang hai tay lên trời
sung sướng hét to:
-­ Ông ơi! Thật nhiệm mầu, cháu có được việc làm rồi! Cháu thật không
ngờ những điều ông dạy đơn giản như thế lại thành sự thật. Lãnh lương
đầu tiên, cháu sẽ đãi tiệc ông.

Ông Cool hân hoan, giọng điềm đạm từ tốn:

- Ông thật vui cho cháu, nhưng phải nhớ nhé, mỗi ngày cháu tiếp tục cố
gắng bỏ ra ít phút tập thở và cười. Nếu mình bỏ lơ đi một ngày thì sẽ
từ từ thành hai ngày và rồi đánh mất chính mình tự lúc nào. Điều mầu
nhiệm cũng sẽ biến mất. Thực hành trong mỗi ngày nhắc nhở ta sống
trong ý thức, nhắc nhở ta sống trong chánh niệm.

John hỏi:
- Chiều Chủ nhật hàng tuần, ông cho cháu đến nhà ngồi chung với ông
nhé, để dạy cháu thêm?

Ông Cool nhìn John trìu mến, vỗ nhẹ vào vai anh:
-­ Được chứ, ông rất vui khi cháu đến!

Cuộc sống John kể từ đó thuận buồm xuôi gió, anh được tài trợ đi học
thêm, thăng tiến chức vụ theo năm tháng, từ người hầu bàn, thành ca
trưởng, trợ lý. Mười năm sau anh được thuyên chuyển qua tiểu bang khác
làm quản lý nhà hàng. Tuy xa ông Cool nhưng anh vẫn liên lạc mỗi tuần
và hàng ngày thực hành lời ông dạy.

Một hôm, khi gọi thăm như thường lệ, anh rất ngạc nhiên khi nghe giọng
nói đầu dây khác lạ. Qua vài câu xã giao thăm hỏi, giọng người lạ báo
tin:

-­ Tôi là cháu Thiền sư Sota từ tiểu bang khác về, cách đây vài hôm
bệnh viện báo tin ông đã qua đời anh ạ. Ông ra đi khuôn mặt vẫn cười
rất an lạc. Ông có để lại di chúc, trong đó có nhờ anh tí việc.
*
Một ngày mùa xuân, người đàn ông tên John tuổi ngoài 30, theo lời dặn
trong di chúc để lại của ông lão dạy thiền nơi miền Tây­ bắc Hoa Kỳ,
lái xe hơn 2 ngàn cây số xuôi Nam tìm đến Vườn quốc gia Zion, bang
Utah, Hoa Kỳ. Đoạn đường dài như bất tận ấy, một mình lái xe, John thả
hồn trong cảm xúc nhớ thương ông lão vô biên...

Sau một đêm nghỉ ngơi tại nhà trọ trong Vườn quốc gia, sáng sớm anh
hỏi người quản lý giúp nhận định địa điểm tên một đỉnh núi trong hơn
mấy chục đỉnh tại đây, John lần theo đường mòn đi bộ lên đỉnh núi cao.
Con đường trắc trở, khi đi, khi trèo qua những khối đá, phải mất 4 giờ
John mới tới nơi. Anh loay hoay ngang dọc trên đỉnh một lúc lâu rồi
thốt lên mừng rỡ:
-­ Ô, đây rồi! Ôi, đẹp quá!

Một cây tùng xanh tươi mọc ngay trên bờ đông của đỉnh mà một phần thân
trườn ra bên ngoài vực sâu thăm thẳm cả ngàn mét. Gió ở đây khá mạnh,
rít từng cơn làm John cảm tưởng có thể hất văng anh xuống vực bất cứ
lúc nào.

John mở ba-­lô lấy hộp đựng tro, anh quỳ xuống, cẩn thận tỉ mỉ, rót
từng giọt tro qua những khe đá nơi rễ cây tùng mọc. Xong việc anh ngồi
đối diện cây tùng, hồi hộp mở lá thơ ông Cool để lại, không biết ông
viết gì trong ấy mà phải đến đây mới được đọc.

John giọng mỗi lúc mỗi nghẹn ngào:
“Thời trai trẻ biết bao lầm lỗi, ta lang thang đến đây. Trong tuyệt
vọng chán chường ta có ý định nhảy xuống vách núi kết liễu cuộc đời.
Nhưng mi ­- cây tùng ­ bỗng nhiên hiện diện vững vàng ngay trên vách.
Ở đây chỉ có đá và gió, thân mi thì có thể rơi xuống vực sâu bất cứ
lúc nào, nhưng mi vẫn sống khỏe trên vùng núi khắc nghiệt này, vẫn
xanh, vẫn tươi mát chở che soi bóng cho hòn đá thô cứng bên cạnh. Cám
ơn mi cứu mạng, giúp ta bài học nhiệm mầu. Xin gởi đám tro tàn góp
phần cho mi”.

Nước mắt John tuôn chảy, xúc cảm từng cơn chấn động châu thân. John
thấy mình hết sức phước đức được ông Cool bằng xương bằng thịt chỉ dẫn
từng bước trong cuộc sống. Còn ông Cool khởi đầu chỉ có cây tùng. Anh
thấy mình có nhiệm vụ làm cây tùng tiếp nối cho những hòn đá khác.

Nghẹn ngào, hùng tráng, anh ngâm to bài thơ ông Cool làm cho cây tùng
trên đỉnh núi cao, giữa không gian lộng gió:

Núi sừng sững cao
Vực thăm thẳm sâu
Gió cuồng điên bạt!
Sấm gầm động vang!
Hề ta đứng! Mỉm cười cùng năm tháng
Soi bóng đời che chở đá cô liêu.
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll