https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/an-tet-chay-hay-man.html
VUA DUY TÂN & TRIỀU ĐÌNH HUẾ
(cuối trang)
Vấn đề Ăn Chay Hay Ăn Mặn
Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng:
chính Đức Phật không đặt thành vấn đề
ăn chay hay ăn mặn.
Sự giác ngộ và giải thoát không phải do nơi ăn,
mà là do nơi
thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý.
thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý.
Ăn chay
mà thân không thiện, khẩu không lành, tâm u mê, ý bất thiện, đầy gươm đao, giới luật không giữ thì sao gọi là chay.
Đức Phật cùng các đệ tử đều ăn theo truyền thống khất thực.
Ăn để mà sống, để hành đạo
chứ không phải: sống để mà ăn, để thụ hưởng.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
A: Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng người Phật tử phải ăn chay.
B: Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà ích kỷ, gian dối, bất lương và đê tiện,
B: Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà ích kỷ, gian dối, bất lương và đê tiện,
và một người khác không ăn chay mà biết lo nghĩ đến kẻ khác, chân thật, liêm khiết, quảng đại và hiền lương.
Trong hai người ấy, người nào là Phật tử tốt hơn?
A: Người chân thật và hiền lương.
B: Tại sao?
A: Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là người có
B: Tại sao?
A: Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là người có
tâm tánh tốt.
B: Đúng như vậy.
B: Đúng như vậy.
Người ăn thịt cá cũng như người ăn rau đậu
đều có thể có tâm trong sạch,
mà cũng có thể có tâm nhơ bẩn.
Trong giáo huấn của Đức Phật,
điều quan trọng là phẩm chất của tâm,
chứ không phải là loại thức ăn.
Có những người Phật tử rất thận trọng,
không bao giờ ăn thịt cá,
nhưng ít bận tâm
tự xét mình có ích kỷ, thiếu chân thật, có hung tợn hay ganh tị đố kỵ không.
Thay đổi thức ăn không khó,
nhưng sửa đổi tâm tính là việc khó làm,
nên thường hay bị hờ hững lãng quên.
Vì vậy, cho dù ta ăn chay hay không, con người nên chuyên lo tu tâm chuyển tính.
Nên nhớ rằng:
Điều tối quan trọng trong Phật giáo là thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, thanh tịnh.
Ăn Tết Ăn Chay Hay Ăn Mặn
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Thời gian qua mau, năm ta sắp hết, tết ta sắp đến. Mọi người chúng ta, nhất là những người, đang sống tha hương, thảy đều nôn nao, chuẩn bị ăn tết, đón xuân năm mới, dù là mùa xuân, trong tiết giá lạnh, ở nơi xứ người, lại càng thắm thía, nhớ tết quê hương, biết là bao nhiêu! Ngày tết nguyên đán, phong tục tập quán, quen thuộc từ xưa, ở trong đó có, thói quen ăn chay, trong ngày đầu năm, mùng một tết ta, hay ba ngày tết, cầu phước trọn năm, dù là Phật tử, hay không Phật tử. Trước đây không biết, kinh sách nào ghi, điều này hay không, người ta giải thích: ngày tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn dùng, người nào "nhịn" được, lại chịu ăn chay, ngày một ngày hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai. Tuy nhiên nhiều người, không quen ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng một, nhưng ráng thức khuya, ngồi chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bay ra ngã mặn!
Việc ăn việc uống, trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh giành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui tươi hạnh phúc. Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
* * *
Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước. Theo đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay là ăn trai. Ăn trai là bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là bửa ăn theo giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các bửa ăn theo giờ giấc qui định, không ăn phi thời. Nói chung, ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe.
Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất dinh dưỡng. Sách có câu: "Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng kiện". Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách khỏe mạnh.
Theo các báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trong số các thú vật, như con voi, con tê giác, con trâu, con bò, con ngựa, là những con thú ăn thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn thịt, như sư tử, cọp, gấu, beo. Ăn chay có ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật hơn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng nhiều hơn, và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn. Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác. Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Đó là phần tu tâm, bên trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta nên ăn chay?
Người tu theo đạo Phật có nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo Phật còn có những ích lợi về phương diện tâm linh, mục đích cốt yếu là: "Tránh nghiệp sát sinh và trưởng dưỡng tâm từ bi". Người tự nguyện phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn tạo phước, vì nhờ đó giúp cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Lòng từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài người, không khác.
Không phải ăn chay, may ra thành Phật!
Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu! Càng không phải là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do. Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người không chay.
Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu! Càng không phải là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do. Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người không chay.
Tâm của những người như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao, có thể gặp Phật, có thể thành Phật? Con người đến với đạo Phật vì Chánh pháp vi diệu thậm thâm là người có trí tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất cao, cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên". Trên thế gian này, không ai hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư Phật bình đẳng, không khác, con người chỉ khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài của con người khác nhau. Ðây chính là ý nghĩa của lời Ðức Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác. Kinh sách thường dạy: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chính là nghĩa như vậy. Người nào có tâm cố chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền não khổ đau. Khi nào họ thức tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác ngộ, giải thoát khỏi những phiền não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời vẫn tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và thăng trầm.
Có người ăn chay, thường hay đối xử, với người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, làm cho người khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu nói của họ đủ khiến cho người khác chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo gió, ngất xỉu hụt hơi, có người hết thở, bị đuổi sở làm! Họ rất sẵn sàng, loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo cũng như ngoài đời, miệng thì nói tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao găm, con người còn ám hại con người, con người còn ganh tỵ đố kị con người, con người còn muốn thấy người khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng môn phái, không cùng pháp tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm sao, có thể ban vui, cứu khổ muôn loài! Thói thường trên đời, trong đạo không khác, kẻ mạnh hiếp yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền của, đàn áp các người, nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người, cười người sơ cơ, nằm mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, người vào tu trước, không rước người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này, trong đạo ngoài đời, có được hòa bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không chọn lựa. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo.
Hệ phái phát triển, còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn. Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này, tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ. Chẳng hạn như: Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc thù, riêng của từng nơi. Ở các quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni không đi khất thực, trụ xứ tại một tu viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn uống. Cho nên các ngài ăn chay, chỉ nhận cúng dường và dùng các thức ăn, không có liên quan đến mạng sống của các sinh vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn mặn nói riêng, không phải thực sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không phải là vấn đề trực tiếp liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðiều quan trọng trong đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần. Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy. Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Là những người hướng dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức Tăng Ni giữ gìn giới luật một cách nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn sát sinh, nên phải ăn chay, tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của các sinh vật, để trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện hàng đầu của người tiến tu theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh, làm tổn hại an ninh hạnh phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người khác, tức làm tổn hại tâm từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh". Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh.
Còn đối với hàng Phật Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý, đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây thêm, rắc rối lung tung, ở trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, với mục đích là: nhắc nhở chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình: tu là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải đạo.
Người nào chưa thể ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ lý do nào, có thể "ăn chay" bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh. Nghĩa là: thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác, xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi liên miên, lợi mình hại người, khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân, không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tị đố kỵ người khác.
Nói chung, không ăn chay được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu.
Ðó chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.
Tóm lại, mục đích cứu kính của đạo Phật, không phải chỉ là những buổi lễ cầu an, cầu siêu, cầu đoàn tụ, cầu đủ thứ chuyện trên trần đời. Cũng không phải chỉ là những hình thức bên ngoài như: đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, lập chùa thiệt to, lo pho tượng lớn. Chẳng hiểu nghĩa gì, bởi không tìm học, tìm đọc Chánh pháp, dù ở trong chùa, vài ba chục năm, tăng thêm chấp ngã, chấp pháp mà thôi. Tất cả những sự tướng kể trên, không phải là không cần thiết, không phải là không nên làm, không phải là vô bổ vô ích, một cách hoàn toàn. Nhưng, như vậy vẫn chưa phải là đủ, chưa phải là cứu cánh, chưa phải là cốt tủy của đạo Phật. Ðó chỉ là cái vỏ bên ngoài, là vòng rào bên ngoài, khi mới đến với đạo Phật. Những người thờ Phật, đi chùa nhiều năm, hoặc ở trong chùa, cam tâm dừng lại, hình thức bên ngoài, không học hỏi thêm, như vậy thỏa mãn, cho là đủ rồi, thiệt là đáng tiếc!
Mục đích cứu kính, của chính đạo Phật:
giác ngộ giải thoát.
Con người cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác, tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh.
Bản tâm thanh tịnh giúp con người giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Cổ nhân có dạy: "Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi, cho người cho đời, cho chính bản thân. Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát. []
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Vua Duy Tân sinh năm Canh Tý 1900 lên ngôi lúc 7 tuổi
Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh ngày 26/8 năm Canh Tý (1900), là con của vua Thành Thái với bà tài nhân Nguyễn Thị Định. Ông cùng vua cha Thành Thái và vua Hàm Nghi là ba vua yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, có nhiều nỗ lực trong việc tìm cách khôi phục nền độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Vua Duy Tân lúc mới lên ngôi.
Sau khi vua Thành Thái phải thoái vị với lý do bệnh tật và bị đưa đi đày ở Vũng Tàu, thực dân Pháp và triều Nguyễn bàn bạc việc lập người kế vị. Nhằm xoa dịu phản ứng từ nhân dân và sĩ phu yêu nước, Viện Khâm sứ Pháp Lévecque buộc phải chọn con của vua Thành Thái lên nối ngôi.
Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ người kế vị phải là con trưởng. Thế nhưng, phía Pháp lại không chọn. Viện Khâm sứ đề nghị Viện Cơ mật cho dẫn các hoàng tử của vua Thành Thái tới để lựa chọn. Các hoàng tử có mặt đầy đủ, duy hoàng tử út Vĩnh San, khi đó mới 7 tuổi, đang chui dưới gầm giường bắt dế khiến mọi người nháo nhào đi tìm.
Thấy Vĩnh San nhỏ tuổi, lại tỏ ra nhút nhát, sợ Tây, người Pháp rất ưng ý và chọn để tấn phong. Sách Vua Duy Tân của tác giả Hoàng Hiển xuất bản năm 1995 viết, các anh em của Vĩnh San bị loại với nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là "các trẻ thừa kế mang những tật xấu của bố (tức vua Thành Thái), đều có bộ mặt khó coi, tay chân lỏng khỏng, vẻ mặt thâm hiểm". Mưu đồ của Pháp là đưa một ông vua chưa biết gì về vận nước, không có tinh thần chống Pháp để dễ bề sai khiến về sau, càng nhỏ tuổi càng dễ uốn nắn.
Ngày 28/7 năm Đinh Mùi (1907), hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, 7 tuổi (sử sách thường ghi là 8 tuổi do triều đình xin tăng) chính thức lên làm vua. Cuốn "Chuyện những ông hoàng triều Nguyễn" ghi chép, khi đó áo quần chưa kịp may, Vĩnh San phải quàng chiếc áo long bào của Thành Thái có đủ cân đai nặng đến 5 kg. Mặc áo vào, nhà vua đi không nổi phải ngồi một chỗ.
Được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu, nhưng ngay sau lễ tôn vương một ngày, Vĩnh San tỏ thái độ khác hẳn. Ông không hề tỏ ra sợ Tây, nói năng đúng khẩu khí vương quyền. Tiếp Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, ông vua nhỏ nói thẳng bằng tiếng Pháp. Khi chọn niên hiệu, Vĩnh San lấy chữ "Duy Tân", có nghĩa là thuật cải cách hoặc nhà vua canh tân (đổi mới). Người Pháp khi ấy muốn dân An Nam mãi lạc hậu để dễ bề cai trị mà Vĩnh San lên ngôi lấy hai chữ "Duy Tân" thì đó là thách thức với thực dân.
Một nhà báo tường thuật buổi lễ tôn vương này chưa tiên đoán được những hành vi chống Pháp của vua Duy Tân sau này, nhưng đã cảm nhận ra được sự nhầm lẫn của thực dân Pháp khi chọn Vĩnh San làm vua nước Nam. Ông đã kết thúc bài báo bằng câu tiếng Pháp tạm dịch là "Một ngày trên ngai vàng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một cậu bé lên tám".
Lên ngôi vua, Duy Tân được người Pháp tạo điều kiện để vui chơi nhằm quên đi việc nước. Nhưng trái lại, Duy Tân miệt mài học tập để am hiểu nhiều lĩnh vực như tiếng Pháp, triết học, chính trị học, luật lệ, triều chính. Ông xử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn tranh, và tiếp thu kiến thức văn hóa, thành tựu của phương Tây. Giáo sư Ébérhard dạy ông Pháp văn, Triết, Chính trị học thường nói với các viên chức quanh mình: "Vị thiếu đế này sẽ là nhân vật không tầm thường".
Vua Duy Tân những năm 1930.
Càng lớn, vua Duy Tân càng có những lời nói và cử chỉ tỏ rõ ý chí chống Pháp. Sách "Gần 400 năm vua chúa triều Nguyễn" ghi chép, hàng năm nhà vua và hoàng mẫu đều ra nghỉ mát tại Cửa Tùng. Những ngày nắng đẹp, vua thường ra bãi biển tắm, sau đó chơi trò xây lâu đài cát. Một lần, vua vừa xây xong một thành lũy, quan thị vệ bưng chậu nước tới cho vua rửa tay. Vua Duy Tân chỉ vào thành lũy nhìn viên quan thị vệ hỏi "Tay nhớp dùng nước rửa, thế nước nhớp thì lấy gì rửa"? Viên quan thị vệ hiểu ý nên không dám thốt ra lời nào, chỉ ấp úng. Vua Duy Tân liền nói "Nước nhớp thì chỉ có cách lấy máu rửa mà thôi".
Một lần khác, quan Thượng thư Nguyễn Hữu Bài mời vua đi câu cho khuây khỏa. Trong khi chờ đợi cá nuốt mồi, không hiểu lưỡi câu của vua Duy Tân vướng phải vật gì mà mắc kẹt không kéo lên được. Nhân đó, vua ra một vế đối "Ngồi trên nước không ngăn được nước/ Trót buông câu đã lỡ phải lần". Câu đối ngụ ý: Ta tuy ngồi trên ngôi nhưng phải phó mặc đất nước trong bàn tay cai trị của thực dân Pháp, lỡ làm vua thì phải tìm cách cứu dân cứu nước.
Nguyễn Hữu Bài rất cảm kích tấm lòng của vua, nhưng cho rằng lực bất tòng tâm, hiện tại triều đình thế yếu, chưa thể xoay chuyển. Ông cũng ngụ ý mình qua câu đối: "Ngẫm sự đời mà ngán cho đời/ Đành nhắm mắt đến đâu hay đó". Vua Duy Tân nghe vậy rất lấy làm buồn.
Lúc bấy giờ, tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912 đã có những hoạt động chống Pháp mạnh mẽ. Biết được vua Duy Tân cũng có hoài bão độc lập tự cường, Việt Nam Quang Phục Hội muốn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của vua để hoạt động chống Pháp được diễn ra mạnh mẽ hơn.
Bằng cách khiến lái xe của vua Duy Tân xin nghỉ việc, sau đó giới thiệu một hội viên của mình vào, Việt Nam Quang Phục Hội đã dâng lên vua lá thư nói về sự cơ cực của nhân dân và kể tội ác của giặc Pháp, bày tỏ nguyện vọng nhất quyết đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bức thư có đoạn: "Kia Mỹ quốc dòng giống rợ đen năm mươi năm còn có thể tự cường, huống chi ta con cháu tiên rồng, 25 triệu nỡ đành hèn yếu. Trời sinh vua thông minh, chính trực, có chí cử binh chống Pháp. Đất sinh người tài giỏi, có quyền đuổi giặc thương dân"!
Vua Duy Tân xem xong thư rất xúc động, tổ chức cuộc gặp bí mật với chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân của Việt Nam Quang Phục Hội. Hai bên cùng thảo luận tình hình quốc nội và hải ngoại, thống nhất kế hoạch khởi nghĩa.
Ngày 3/5/1916, cuộc khởi nghĩa chống Pháp theo kế hoạch của vua Duy Tân và Việt Nam Quang Phục Hội bắt đầu. Lực lượng chủ yếu là một số lính Việt bị Pháp bắt dồn về Huế chuẩn bị đưa sang Pháp làm lính đánh thuê trong các trận chiến Pháp - Đức và lính khố xanh, khố đỏ trong kinh thành.
Trước đó đêm 2/5, vua Duy Tân đầu đội khăn đen, mình mặc áo đỏ sẫm, quần vải rời khỏi Hoàng Thành ra điểm hẹn Phú Văn Lâu. Một chiếc thuyền đưa vua Duy Tân theo dòng Bạch Hổ rồi ngược sông Lợi Nông để đến một ngôi nhà nằm bên mé sông. Thật không may, trước đó hai hôm, một thành viên trong lực lượng nổi dậy đã làm lộ tin. Chiều 2/5, thực dân Pháp ra lệnh thu hết súng của các trại lính Việt, cấm trại không cho lính Việt nào ra ngoài.
Vua Duy Tân được hai vị Trần Quang Siêu và Tôn Thất Đề hộ vệ đến làng Hà Trung để chờ nghĩa quân phát pháo hiệu báo thành công, nhưng đến 3h sáng vẫn không thấy động tĩnh gì. Ban chỉ huy khởi nghĩa biết việc đã bị bại lộ, vội đưa vua Duy Tân ngược thuyền lên miền núi Tây Nam, trụ tại xóm Ngũ Tây, thôn An Cựu, Thừa Thiên. Nhưng mọi việc không qua được mắt tay sai Pháp.
Sáng 6/5, vua Duy Tân và hai thủ lĩnh Thái Phiên, Trần Cao Vân cùng nhiều chí sĩ cách mạng bị bắt. Tòa Khâm sứ Pháp chỉ thị cho Viện Cơ mật phải nhanh chóng xét xử thật nặng những người liên quan đến cuộc binh biến, kể cả nhà vua. Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được giao thảo bản án.
Ngồi trong ngục, Trần Cao Vân biết tin này, đồng thời biết Hồ Đắc Trung có lòng trung, bất đắc dĩ mới phải làm việc này nên tìm cách gợi ý Hồ Đắc Trung đổ tội hết cho các chí sĩ để nhẹ án cho vua. Hồ Đắc Trung làm theo. Bản án thảo ra, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều phải tử hình. Nhà vua được xem trẻ người non dạ, bị nghĩa quân lôi kéo nên không bị kết án. Tuy vậy, vua Duy Tân vẫn bị lưu đày sau nhiều lần không chịu thỏa hiệp trước quân Pháp.
Theo cuốn Vua Duy Tân, vị vua yêu nước này đã nói: "Nếu như tôi không có cái nghĩa cử cầm đầu cuộc vận động ấy (tức cuộc khởi nghĩa năm 1916) thì đối với con mắt của dân tộc, tôi được coi như là kẻ hèn nhát, phản bội xứ sở tôi, phản bội cha ông tôi. Bất lực về việc làm nghĩa vụ, về việc bảo vệ xứ sở, về việc bảo vệ lãnh đạo dân tộc mình, thật không xứng đáng với ngôi báu mà tôi đã nhận". Sự việc vua Duy Tân bị bắt và những hành động khẳng khái của ông trước kẻ thù đã tác động đến dư luận bấy giờ, những người ở Việt Nam và giới Việt kiều ở Pháp.
Đầu tháng 11/1916, vua Duy Tân cùng vua cha Thành Thái bị đày sang đảo Réunion ở châu Phi. Những người được phép đi theo vua là hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, hoàng phi Mai Thị Vàng và em ruột Mệ Cưỡi. Do không hợp khí hậu trên đảo, hoàng phi Mai Thị Vàng bị sẩy thai và sau đó không sinh con được nữa. Vua Duy Tân khuyên bà trở về quê hương để giữ gìn sức khỏe. Năm 1921, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam, sống một mình đến cuối đời.
Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được hoàng nữ là Rita Suzy Georges Vĩnh San và ba hoàng tử là Guy Georges Vĩnh San, Yves Claude Vĩnh San và Joseph Roger Vĩnh San.
Cựu hoàng Duy Tân và các con ở đảo Réunion.
Tại chốn lưu đày, vua Duy Tân phải trải qua những tháng ngày vất vả, dù vậy ông tiếp tục học. Ở nơi hải đảo xa xôi, không có tin tức khoa học, thời sự, cựu hoàng đã nghĩ ra cách nghiên cứu về vô tuyến điện, để chế tạo ra các máy liên lạc với bên ngoài. Theo một bài báo ở đảo Réunion, cựu hoàng trở thành chuyên gia "tháo ráp một cái máy vô tuyến cũng dễ dàng như đọc một bài diễn văn với một ngôn ngữ tuyệt hảo, để trình bày nguyên tắc của môn khoa học mà ngài đam mê" trong điều kiện thiết bị nguyên liệu thiếu thốn.
Cũng trong thời gian lưu đày, nhiều lần vua Duy Tân muốn tham gia quân đội Pháp nhưng đều bị từ chối vì được cho là khó mua chuộc, lập mưu đồ rời khỏi đảo để tái lập ngôi báu. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nước Pháp phải đương đầu với Đức quốc xã. Tướng De Gaulle kêu gọi kháng chiến. Duy Tân gia nhập quân đội và đến năm 1945 được thăng đến cấp thiếu tá. Sau đó, De Gaulle ủng hộ cựu hoàng về Việt Nam tham gia chính sự.
Trước khi về nước, cựu hoàng đáp máy bay từ Pháp về đảo Réunion để thăm các con. Bà Fernande Antier, vợ Duy Tân kể lại: "Được tin cựu hoàng sẽ về thăm nhà, cả gia đình chúng tôi ngồi trông, nhưng sau đó không thấy ngài về. Chúng tôi đánh điện hỏi khắp các sân bay nằm trên đường bay từ Paris về Réunion. Đến chiều hôm sau, chúng tôi đau đớn nhận tin cựu hoàng tử nạn". Trên đường đến đảo, máy bay đã đâm vào một ngọn núi và rơi gần làng Bassako, thuộc phân khu M’Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Hôm ấy là ngày 26/12/1945.
Thi thể vua Duy Tân được tìm thấy và an táng tại nghĩa trang công giáo M’Baiki. 42 năm sau, vào tháng 4/1987, hài cốt của ông được con cháu mang về Huế và an táng trong khu vực An Lăng, bên cạnh mộ vua cha Thành Thái.
Lăng mộ hoàng đế việt nam
A 3D reconstruction of the Tomb of Tu Duc in Hue, Vietnam
Emperors of the Nguyễn Dynasty
Hoàng đế triều Nguyễn
Gia Long Minh Mạng Thiệu Trị Tự Đức Dục Đức Hiệp Hòa Kiến Phúc Hàm Nghi Đồng Khánh Thành Thái Duy Tân Khải Định Bảo Đại