Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh,
thanh tịnh
- không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA
Con người dù theo bất
cứ tôn giáo nào cũng phải ghi nhớ các điều trên đây.
Muốn thoát khỏi phiền
não khổ đau, con người phải:
1. Tránh làm các điều
ác, các việc bất thiện.
2. Siêng làm các việc
phước thiện.
3. Giữ tâm ý trong sạch.
Ngoài ra, kính mời Quí
vị tham khảo thêm các LINKs:
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html
VP.
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com
TUESDAY 2016.6.14
Hỏi:
- Kính thưa Quí Thầy,
Trước hết, tôi xin kính lời cám ơn Quí Thầy PHTQ.CANADA đã có nhiều bài viết giải thích các thắc mắc của độc giả khắp nơi,
nội dung rất thuyết phục.
Nay, tôi có vài thắc mắc, kính mong Quí Thầy từ bi giải đáp cho.
Nội dung có thể bị hiểu lầm là vô thần, quá khích, phá hoại,
nêu ra sẽ đụng chạm số đông mê tín,
dễ dẫn tới cuồng tín.
Cho nên tôi đã không dám gửi các vị Thầy khác, dù tôi và nhiều người bạn cũng có
những thắc mắc tương tự như sau:
1. Theo tôi được biết, trong PG có đại thừa và tiểu thừa, còn gọi là bắc tông (bắc truyền) và nam tông (nam truyền).
Các sư nam tông cho rằng kinh điển bắc tông là ngụy kinh (nói nôm na là kinh giả) không phải do chính Đức Phật thuyết giảng, mà do các đại sư Trung Hoa sáng tác.
Chẳng hạn như:
Kinh A Di Đà tạo ra Đức Phật A Di Đà không có thật và các vị Bồ Tát tưởng tượng.
Cách tu hành nặng phần cúng kiến, lễ bái, cầu nguyện,
có khác chi ngoại đạo thần quyền?
Kinh này còn sáng tác ra cảnh giới Tây Phương Cực Lạc thấm sâu vào tâm linh người Việt ngàn năm qua, có khác chi cảnh giới Thiên Đàng của ngoại đạo tà giáo thần quyền?
Gần đây còn có phong trào gây ồn ào quá mức.
Đó là "cầu nguyện vãng sanh, không cần kinh sách",
dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ,
bác bỏ quan điểm nhất tâm bất loạn trong Kinh A Di Đà,
noi theo Tịnh Tông Học Hội của nhà sư Tịnh Không (người Tàu) hiện ở Australia.
Nhà sư này tuyên bố đủ năng lực vãng sanh, khi đang bệnh nặng,
còn cho biết trước sẽ vãng sanh đúng 12h ngày 25-12-2000.
Đến nay, nhà sư này vẫn sống nhăn và tiếp tục quyên tiền bá tánh giàu có.
2. Do kinh điển đại thừa đều là kinh giả, ngụy tạo,
cho nên nhiều nhà sư người Việt tu hành theo đại thừa đều không đắc đạo,
sống không được chết không xong.
Chẳng hạn như: HT. Thích Thiện Hoa, HT. Thích Huyền Vi, HT. Thích Minh Châu,
HT. Thích Giác Nhiên, HT. Thích Tâm Châu trước đây.
Hiện nay có các vị HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Thiện Nghị,
HT. Thích Như Huệ.
Các vị Hòa Thượng Cao Tăng này tu còn chưa đạt đạo, thì tín đồ theo đại thừa làm sao khá hơn?
3. Xưa nay, trong và ngoài nước,
các nhà sư đại thừa thường tổ chức các Lễ Trai Đàn Bạt Độ,
chẩn tế cô hồn, bình đẳng giải oan,
có khi mang danh khác như:
Pháp Hội Đại Bi, Pháp Hội Dược Sư, Pháp Hội Địa Tạng.
Nội dung truyền bá qua các lễ hội này là: trai đàn này có năng lực bất khả tư nghì cứu độ (bạt độ) bảy đời tổ tiên của tín đồ được vãng sanh cực lạc quốc.
Kinh điển đại thừa tuy ngụy tạo còn chẳng có bộ kinh nào dám nói dóc như các nhà sư tổ chức các Lễ Trai Đàn loại này.
Chẳng qua là gạt gẫm bá tánh, ai cũng có ít nhiều thân nhân đã qua đời.
Có vài nhà sư đem Bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Văn Hào Nguyễn Du để giải thích. Các nhà sư này tưởng Cụ Nguyễn Du là Phật hay Bồ Tát sao chớ?
Ngoài ra, tôi và các bạn còn vài thắc mắc về vấn đề ăn chay, ăn mặn của tín đồ, cũng như của các Thầy theo đại thừa (ăn chay) và các Sư nam tông (ăn mặn).
Tôi cũng thắc mắc
việc các chùa chuyên tổ chức văn nghệ gây quỹ.
Như thế các tu sĩ Phật giáo phải nhờ các ca sĩ, và các ca sĩ sexy, để thu hút tín đồ cúng tiền cho chùa làm ăn sinh sống hay sao?
Phật giáo đại thừa sa đọa đến mức đó hay sao, thưa Quí Thầy?
Dường như PHTQ.CANADA cũng theo phái đại thừa?
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
ALBERT NGUYEN
cựu thẩm phán VNCH
Câu Hỏi
các tu sĩ Phật giáo phải nhờ các ca sĩ, và các ca sĩ sexy,
để thu hút tín đồ cúng tiền cho chùa làm ăn sinh sống hay sao?
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
On Friday, June 17, 2016 3:43 PM, TamTran@yahoo.com wrote:
Chẳng nhờ gì cả, tiền thuê ca sĩ trả răng rắc.
Nhưng có vậy mới thu được tiền về
Không
chùa chiền, tu sĩ đâu Chỉ là lũ buôn thần bán thánh và những kẻ "tu mù"
muốn hối lộ Phật cầu phước lộc bản thân hay xí xóa tội lỗi mà thôi
Giải Đáp:
TUESDAY 2016.6.14
Kính thưa Quí Vị độc giả bốn phương,
VP.PHTQ.CANADA vừa nhận được điện thư của quí vị nêu trên.
Nội dung rất hay, phản ảnh các niềm trăn trở, ưu tư của bá tánh hiện nay,
trong nước cũng như hải ngoại.
VP.PHTQ.CANADA kính mong các bậc thức giả - không phân biệt tôn giáo,
có lời giải đáp.
Xin gửi về Email:
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com
Giải Đáp:
WEDNESDAY 2016.6.15
Kính thưa Quí Vị độc
giả bốn phương,
Các vấn đề được quí vị
nêu ra trên đây đã được VP.PHTQ.CANADA và BBT.PHTQ.CANADA giải thích rất nhiều.
Các bài viết có đăng
trong
Vấn đề Ăn Chay Hay Ăn Mặn
Kính mời quí vị tham khảo theo LINK:
Phật giáo
Nguyên Thủy cho rằng:
chính Đức
Phật không đặt thành vấn đề ăn chay hay ăn mặn. Sự giải thoát không phải do nơi
ăn,
mà là do
nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý.
Ăn chay
mà thân không thiện, khẩu không lành, tâm ý gươm đao, giới luật không giữ thì sao gọi là
chay.
Đức Phật
cùng các đệ tử đều ăn theo truyền thống khất thực.
Ăn để mà
sống, để hành đạo
chứ không
phải: sống để mà ăn, để thụ hưởng.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
A: Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng
người Phật tử phải ăn chay.
B: Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà ích kỷ, gian dối, bất lương và đê tiện,
B: Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà ích kỷ, gian dối, bất lương và đê tiện,
và một người khác không ăn
chay mà biết lo nghĩ đến kẻ khác, chân thật, liêm khiết, quảng đại và hiền lương.
Trong hai người ấy, người
nào là Phật tử tốt hơn?
A: Người chân thật và hiền
lương.
B: Tại sao?
A: Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là có tâm địa tốt.
B: Đúng như vậy.
B: Tại sao?
A: Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là có tâm địa tốt.
B: Đúng như vậy.
Người ăn thịt cá cũng như
người ăn rau đậu đều có thể có tâm trong sạch,
mà cũng có thể có tâm nhơ
bẩn.
Trong giáo huấn của Đức
Phật, điều quan trọng là phẩm chất của
tâm, chứ không phải là loại thức ăn.
Có những người Phật tử rất
thận trọng, không bao giờ ăn thịt cá,
nhưng ít bận tâm tự xét
mình có ích kỷ, thiếu chân thật, hung tợn hay ganh tỵ hay không.
Thay đổi thức ăn không khó,
nhưng sửa đổi tâm tính là việc khó
làm, nên thường hay bị hờ hững lãng quên.
Vì vậy, cho dù ta ăn chay
hay không, con người nên chuyên lo tu tâm chuyển tính.
Nên nhớ rằng:
Điều tối
quan trọng trong Phật giáo là thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, thanh tịnh.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Giải Đáp:
ĂN TẾT ĂN CHAY HAY ĂN MẶN
Cơ-sở Phật-học Tịnh-Quang Canada
Thời gian qua mau, năm ta sắp hết, tết
ta sắp đến. Mọi người chúng ta, nhất là những người, đang sống tha hương,
thảy đều nôn nao, chuẩn bị ăn tết, đón xuân năm mới, dù là mùa xuân, trong tiết
giá lạnh, ở nơi xứ người, lại càng thắm thía, nhớ tết quê hương, biết là bao
nhiêu! Ngày tết nguyên đán, phong tục tập quán, quen thuộc từ xưa, ở
trong đó có, thói quen ăn chay, trong ngày đầu năm, mùng một tết ta, hay ba
ngày tết, cầu phước trọn năm, dù là Phật tử, hay không Phật tử. Trước đây
không biết, kinh sách nào ghi, điều này hay không, người ta giải thích: ngày
tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó
là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn dùng, người nào "nhịn" được, lại
chịu ăn chay, ngày một ngày hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai.
Tuy nhiên nhiều người, không quen ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng
một, nhưng ráng thức khuya, ngồi chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bay ra ngã
mặn!
Việc ăn việc uống,
trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con
người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh
giành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui
tươi hạnh phúc. Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay
là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem
lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
* * *
Trong phạm vi đạo
Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay
không nên, cho khá nhiều người. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông
thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan
hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào.
Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn
được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực
vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có
nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín
ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi,
ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng
có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước. Theo đạo Phật, nói một
cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có
liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay
là ăn trai. Ăn trai là bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là bửa ăn theo
giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các bửa ăn theo giờ giấc qui định, không ăn phi
thời. Nói chung, ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục,
tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe.
Theo các nhà dinh
dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động
trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất
dinh dưỡng. Sách có câu: "Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng kiện".
Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao
nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng,
chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể
có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách
khỏe mạnh.
Theo các báo cáo khoa
học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức
khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các người
ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trong số các thú
vật, như con voi, con tê giác, con trâu, con bò, con ngựa, là những con thú ăn
thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn thịt, như
sư tử, cọp, gấu, beo. Ăn chay có ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa
hơn, ít gây bệnh tật hơn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như
đông phương, số người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y
sĩ, ngày càng nhiều hơn, và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng
nhiều hơn. Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm
linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn
sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác. Những người chung quanh thường
cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con
thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không
gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu
tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không
cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng
hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm
nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Đó là phần tu tâm, bên trong.
Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta nên
ăn chay? Người tu theo đạo Phật có nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta đã
biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo
Phật còn có những ích lợi về phương diện tâm linh, mục đích cốt yếu là:
"Tránh nghiệp sát sinh và trưởng dưỡng tâm từ bi". Người tự
nguyện phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình,
không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào
đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn tạo phước, vì
nhờ đó giúp cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam
cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Lòng
từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các
loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều
bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài người, không
khác.
Không phải ăn chay,
may ra thành Phật! Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi
thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được
ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con
ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được,
thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu! Càng không phải
là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu
ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa
biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do.
Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen
ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người
không chay.
Tâm của những người
như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn
thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn
đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao, có thể gặp Phật, có thể thành Phật?
Con người đến với đạo Phật vì Chánh pháp vi diệu thậm thâm là người có trí
tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân
hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh
phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo
Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên
khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất
cao, cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh
dể người, ắt có tội vô lượng vô biên". Trên thế gian này, không ai
hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư Phật bình đẳng, không khác, con người chỉ
khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài
của con người khác nhau. Ðây chính là ý nghĩa của lời Ðức Phật dạy trong
Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh".
Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác.
Kinh sách thường dạy: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chính là nghĩa
như vậy. Người nào có tâm cố chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền
não khổ đau. Khi nào họ thức tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác
ngộ, giải thoát khỏi những phiền não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc
và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời vẫn tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và
thăng trầm.
Có người ăn chay,
thường hay đối xử, với người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh
em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói
chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không
chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống
cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, làm cho người
khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ
hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu nói của họ đủ khiến cho người khác
chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo gió, ngất xỉu hụt hơi, có người
hết thở, bị đuổi sở làm! Họ rất sẵn sàng, loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng
đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con
người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo cũng như ngoài đời, miệng thì nói
tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao găm, con người còn ám hại con
người, con người còn ganh tỵ đố kị con người, con người còn muốn thấy người
khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng môn phái, không cùng pháp
tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm sao, có thể ban vui, cứu
khổ muôn loài! Thói thường trên đời, trong đạo không khác, kẻ mạnh hiếp
yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền của, đàn áp các người,
nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người, cười người sơ cơ, nằm
mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, người vào tu trước, không
rước người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này, trong đạo ngoài đời, có được
hòa bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói
chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái
nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật
giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi
khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không
chọn lựa. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là
hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai
Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo.
Hệ phái phát triển,
còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa,
Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn. Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này,
tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển
một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa
phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ. Chẳng hạn như: Phật
giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên,
Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc thù, riêng của từng nơi. Ở các
quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni
không đi khất thực, trụ xứ tại một tu viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn
uống. Cho nên các ngài ăn chay, chỉ nhận cúng dường và dùng các thức ăn, không
có liên quan đến mạng sống của các sinh vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn
tu hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ
rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn mặn nói riêng, không phải thực
sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không phải là vấn đề trực tiếp
liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðiều quan trọng trong
đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần.
Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy. Chư Tổ có dạy:
"Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên
đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm
thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với
các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm
niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là
vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay
tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào
không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống
trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo
Phật vậy.
Là những người hướng
dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức Tăng Ni giữ gìn giới luật một cách
nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn sát sinh, nên phải ăn chay, tuyệt
đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của các sinh vật, để
trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện hàng đầu của người tiến tu
theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh, làm tổn hại an ninh
hạnh phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người khác, tức làm tổn
hại tâm từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống hằng
ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ bi,
bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có
nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh".
Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có
chiến tranh.
Còn đối với hàng Phật
Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý, đáng
trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng
khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn
cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây thêm, rắc rối lung tung, ở
trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, với mục đích là: nhắc nhở
chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm
dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình: tu
là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài
người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải
đạo.
Người nào chưa thể ăn
chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ
lý do nào, có thể "ăn chay" bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý)
thanh tịnh. Nghĩa là: thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm,
miệng không nói dối, không nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo,
không nói lời thô tục độc ác, xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi
liên miên, lợi mình hại người, khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan
giá họa, không lập mưu thưa gửi kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không
tham tiền bất chánh bất nhân, không tức giận thù oán người, không chứa chấp
lòng ganh tị đố kỵ người khác. Nói chung, không ăn chay được bằng phương tiện
vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân khẩu ý, cho được
thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Ðó chính là tu
tâm dưỡng tánh vậy.
THURSDAY 2016.6.16
Kính thưa Quí Vị độc
giả bốn phương,
Các vấn đề được quí vị
nêu ra trên đây đã được VP.PHTQ.CANADA và BBT.PHTQ.CANADA giải thích rất nhiều.
Các bài viết có đăng
trong
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/
Vấn đề Đại Thừa và Tiểu Thừa
Kính mời quí vị tham khảo theo LINK:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_th%E1%BB%ABa
SAT.21.4.2012
Kính thầy,
Về giáo lý thì Nguyên Thủy và Đại thừa giống nhau. Nhưng về đức
tin thì khác nhau rất nhiều.
Nguyên Thủy, Theravada chỉ tin và thờ Phật Thích Ca mà thôi.
Đại thừa (Mahayana) thì tin và thờ phượng Phật A Di Đà, Phật Dược
Sư, Bồ tát Quan Thế Âm,
Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Điạ Tạng Vương ... vân vân
...
Đó là điều mà con phân vân là không biết phải tu học theo môn phái
nào???
Xin thầy chỉ dạy.
Nguyễn Điện Lực
SAT.21.4.2012
Kính quí ĐH,
Xin trích đoạn kết trong
thư trả lời trước đây 15.4.2012:
Tóm lại, VP.PHTQ.CANADA và BBT.PHTQ.CANADA chủ
trương: điều gì tôn giáo này chấp nhận,
nhưng các tôn giáo khác
không chấp nhận,
đều chưa phải là chân lý -
nếu không muốn nói là mê tín.
Ngay trong đạo Phật cũng
vậy,
điều nào tông phái này tin
tưởng, nhưng các tông phái khác không tin tưởng,
đều chưa phải là chánh pháp -
nếu không muốn nói là điều
đó do người đời sau thêm thắt, đặt ra,
cho hợp với quyền lợi của
địa phương, của giai cấp mà thôi.
Nếu con người bỏ
được tâm cố chấp cho rằng tôn giáo mình
(hay tông phái mình)
đang theo là cao nhất, hay
nhất, đúng nhất, đứng nhất,
thì con người sẽ tự giải
thoát khỏi cái vỏ mê tín ngàn năm của các tôn giáo.
Con người can đảm như vậy -
dù tại gia hay xuất gia, dù tín đồ hay giáo phẩm,
dù đang mang hình thức bất
cứ tôn giáo nào -
sẽ sống đời an nhiên tự
tại,
sống hạnh
phúc, chết bình an, khỏi cầu cũng siêu.
Trái lại có cầu, cũng tiêu,
cũng đọa lạc. Đó là chí công vô tư. Đó là chân lý. []
---------------------------
Như vậy qúi vị chỉ cần thực hành giáo lý Nguyên Thủy là đủ tu chứng, trí
tuệ khai mở.
Bên Bắc tông thường dùng các hình ảnh Bồ Tát để khuyến khích hành giả
dấn thân làm Phật sự,
tu bồ tát hạnh - hành bồ tát đạo: tự độ và độ
tha,
đem đạo vào đời, giúp đời hiểu đạo, để bớt phiền não khổ đau,
được an lạc và hạnh phúc hiện tại.
Mỗi hình ảnh của một vị Bồ Tát đều là biểu tượng, đều ngụ ý giáo lý sâu
xa, thâm diệu,
chỉ dạy đường lối, phương pháp tu hành, diễn tả điều kiện tu chứng.
Thí dụ: BT Văn Thù tượng trưng Trí Tuệ. BT Phổ Hiền tượng trưng Từ Bi.
Tôn tượng hai vị BT này được tôn trí ở hai bên tôn tượng đức Phật Thích
Ca - bậc giác ngộ hoàn toàn
(toàn giác).
Cách thờ phượng như vậy ngụ ý: Từ Bi + Trí Tuệ =
PHẬT.
Nói cách khác, muốn đạt quả vị Phật (vô thượng chánh đẳng chánh
giác), hành giả phải toàn vẹn Từ Bi + Trí Tuệ, chứ không phải chỉ niệm 10 câu
là xong chuyện.
Hiểu đơn giản quá như vậy, hành qua loa quá như vậy tức là phỉ báng, theo tà ma,
theo sư giả hay giả sư,
nhà sư ngu dốt hung tợn lười biếng gạt gẫm, chứ không phải
tu theo Phật - dù tại gia hay xuất gia.
Người đời - tại gia cũng như xuất gia -
thường chỉ chấp hình tướng
(thích tụng
kiểu ê a, ê a, lắc lư, lắc lư, lóc cóc leng cheng, lùng tùng, lèng xèng, như
phường hát dạo)
rồi sanh ra mê tín cực đoan,
không chịu tìm hiểu giáo lý, không
hiểu nổi thâm ý của chư vị Tổ sư,
nhất là không thực tâm tu hành, chỉ ham lo
danh và lợi, gạt gẫm hốt tiền đếm bạc, bán nước chai hay cát mạn đà la có gia trì
thần chú với giá tùy hỷ,
tổ chức văn nghệ gây quỹ quanh năm này sang năm kế -
chỉ tu tướng không tu tâm - dù cho người đó cạo tóc từ nhỏ, vào ở thường trực,
thường trú trong chùa 80, 90, 100 năm, hay hơn nữa cũng mù mờ, mê tín và thường
dẫn đến cuồng tín, thô bạo,
tâm địa càng ngày càng nham hiểm, tàn nhẫn, độc ác,
hung hăng khó tưởng tượng nổi.
Loại này nhiều lắm trong các cửa chùa, không hiếm thấy, nhưng
khó nhận ra,
nếu bá tánh đi chùa theo mê tín.
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
ARCHIVE - VP.PHTQ.CANADA
From: dienluc123@gmail.com
To: cutranlacdao@yahoo.com
Sent: Thursday, April 19, 2012 7:17:14 PM
Subject: Xin được chỉ dạy về Phật học
Sent: Thursday, April 19, 2012 7:17:14 PM
Subject: Xin được chỉ dạy về Phật học
Kính thầy
Phật giáo Nguyên thủy nói rằng: kinh Nguyên thủy, Theravada là do
tăng chúng ghi lại lời Phật dạy,
còn kinh Đại thừa, Mahayana là do cao tăng viết ra theo sự suy
diễn từ giáo lý của Phật.
Xin thầy vui lòng cho biết điều trên có đúng hay không?
Kính chúc thầy an khang
Kính thư
Nguyễn Điện lực
VP.PHTQ.CANADA - Thư giải đáp
2012/4/19 PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Thu.19.4.2012
Kính quí ĐH,
Hai anh võ sĩ theo 2 môn phái võ khác nhau, thường hay đố kị, chê bai,
chỉ trích,
thậm chí thách đấu nhau, tranh hơn thua.
Đối với các bậc cao thủ trong võ học, đạt được tuyệt đỉnh công phu, các
vị kính trọng nhau,
bởi họ đều nhận ra, tiếp thụ được tinh hoa của võ học.
Cũng vậy, sự kỳ thị của 2 phe Bắc tông và Nam tông gây sự hiểu lầm cho
nhiều giới.
Phe nào cũng nói kinh điển của mình mới đúng, bởi sự tuyên truyền của
các học giả.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kinh điển của cả hai, hành giả sẽ nhận được
cốt tủy không khác,
chỉ khác cách diễn tả và trình bày mà thôi,
đều do người đời sau thời
đức Phật ghi chép lại.
Bá tánh học Phật để tu tập, để áp dụng vào đời sống hàng ngày, cho nên,
nếu kinh điển của bên nào thích hợp với hoàn cảnh, sở thích và căn cơ
của mình,
thì mình thực hành theo. Tuyệt đối không nên có
tư tưởng bài xích như quí ĐH trình bày.
Tại sao? Đạo Phật chủ trương: người nào cũng có Phật tánh bình đẳng.
Cho nên, đối với các vị cao tăng đắc đạo, lời nói không khác lời Phật
dạy.
Bá tánh nên y pháp, chớ nên y nhân, nghĩa là chẳng
nên u mê tôn thờ thần tượng.
Vấn đề còn lại là của người tu, làm sao nhận ra đâu là kinh thật, đâu là
kinh giả.
Muốn đạt tới trình độ đó, hành giả phải văn, tư, tu, thực hành công phu
thực sự,
để chứng đạo, ngộ đạo. Từ đó mọi thắc mắc đã có giải đáp do chính mình,
chứ không phải chỉ là học giả nghiên cứu cho biết mà thôi.
Học giả và hành giả khác nhau là như vậy.
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
FRIDAY 2016.6.17
Vấn đề Kinh Điển Đại Thừa và Kinh Điển Tiểu Thừa
Kính thưa Quí Vị độc giả bốn phương,
Các vấn đề kinh điển trong Phật Giáo đã được nhiều hành giả, cũng như
học giả, nghiên cứu
cả ngàn năm qua
về thời gian xuất hiện cũng như nội dung của các bộ kinh.
Tất cả các bộ kinh của Phật Giáo, dù thuộc Bắc Tông hay Nam Tông,
đều xuất hiện sau khi Đức Phật nhập diệt cả trăm năm.
Cho nên, tất cả các bộ kinh Phật Giáo đều do người đời sau kết tập hay ghi lại.
Cốt tủy của đạo Phật gồm có từ bi và trí tuệ, rất sáng tỏ, rất rõ ràng, như ánh sáng của mặt trời.
Tuy nhiên, con người có nhiều
căn cơ, trình độ, xuất xứ, sở thích, hoàn cảnh, quốc độ, thời đại
khác nhau.
Cho nên, vì tâm từ bi, với trí tuệ bát nhã, chư vị lịch đại Tổ sư đã sáng tác nhiều bộ kinh
để đáp ứng nhu cầu hoằng pháp và hóa độ rộng rãi nhiều tầng lớp bá tánh.
*
Có những điều con người cần suy ngẫm như sau:
1. Các câu chuyện ngụ ngôn đều không thật, chỉ có mục đích dạy dỗ một điều nào đó.
Chẳng hạn như: chuyện con thỏ và con rùa chạy đua.
2. Người xưa có lời khuyên:
"Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói,
tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói,
tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, có ghi trong sách vở.
Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được,
cả ngàn năm qua
về thời gian xuất hiện cũng như nội dung của các bộ kinh.
Tất cả các bộ kinh của Phật Giáo, dù thuộc Bắc Tông hay Nam Tông,
đều xuất hiện sau khi Đức Phật nhập diệt cả trăm năm.
Cho nên, tất cả các bộ kinh Phật Giáo đều do người đời sau kết tập hay ghi lại.
Cốt tủy của đạo Phật gồm có từ bi và trí tuệ, rất sáng tỏ, rất rõ ràng, như ánh sáng của mặt trời.
Tuy nhiên, con người có nhiều
căn cơ, trình độ, xuất xứ, sở thích, hoàn cảnh, quốc độ, thời đại
khác nhau.
Cho nên, vì tâm từ bi, với trí tuệ bát nhã, chư vị lịch đại Tổ sư đã sáng tác nhiều bộ kinh
để đáp ứng nhu cầu hoằng pháp và hóa độ rộng rãi nhiều tầng lớp bá tánh.
*
Có những điều con người cần suy ngẫm như sau:
1. Các câu chuyện ngụ ngôn đều không thật, chỉ có mục đích dạy dỗ một điều nào đó.
Chẳng hạn như: chuyện con thỏ và con rùa chạy đua.
2. Người xưa có lời khuyên:
"Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói,
tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói,
tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, có ghi trong sách vở.
Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được,
đúng với chân lý, đúng với lẽ thực,
thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho
bản thân và cho mọi người".
3. Sách vở cũng có câu:
"Tận tín thư bất như vô thư" nghĩa là: tin hết vào sách thì thà đừng có sách.
3. Sách vở cũng có câu:
"Tận tín thư bất như vô thư" nghĩa là: tin hết vào sách thì thà đừng có sách.
4. Muốn có được hạt cơm,
con người đã phải dùng năng lực làm việc trên cánh đồng trồng lúa,
hoặc làm việc khác để có tiền mua cơm gạo.
5. Muốn có vàng bạc, đá quí hay quí kim,
con người phải đào sâu hầm mỏ, trên những mảnh đất
đầy đất đá, chất bẩn.
Sau đó, quặng đem lên phải tinh luyện mới có được bảo vật, đá quí hay
quí kim.
*
Cũng vậy, các bộ kinh do chư vị lịch đại Tổ sư sáng tác,
ghi chép hay kết tập xưa nay,
đều chứa đựng chánh pháp, tinh túy, cốt tủy của lời Đức Phật dạy.
Con người phải phát tâm nghiên cứu, suy ngẫm và ứng dụng tu tập mới có
thể thấu đạt được.
Đó chính là: văn, tư, tu.
Bên cạnh đó, chắc chắn cũng có những bộ kinh bất liễu nghĩa,
không chứa đựng cốt tủy,
chỉ có mục đích dụ dẫn con người đến với đạo Phật qua hình thức của một
tôn giáo.
Từ đó, các bậc thiện hữu tri thức hướng dẫn
con người đạt được vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Đó gọi là: dĩ huyễn độ chơn.
Đồng thời cũng có những bộ kinh pha trộn chánh pháp lẫn tà pháp.
Do đó, con người phải có công phu tu học
để phân biệt chánh tà.
Chẳng hạn như bộ kinh Pháp Hoa, do HT. Thích Trí Tịnh dịch từ Hán Tạng.
Bộ kinh này chứa đựng chánh pháp, nhiều ẩn dụ,
người tu học phải có năng lực học hiểu, mới thấy được, đạt được vi diệu
pháp.
Tuy nhiên, HT. Thích Trí Tịnh cũng dịch thêm luôn phần tà pháp, vô cùng
mê tín dị đoan,
nơi cuối bộ kinh, phần phụ lục.
HT. Thích Trí Tịnh là một bậc Cao Tăng nhưng nặng phần mê tín.
Gần cuối đời, HT. Thích Trí Tịnh gây hoang mang
cho đại chúng qua lời tuyên bố: A Mi Đà Phật linh thiêng hơn A Di Đà
Phật.
Thật đáng tiếc.
Chẳng lẽ HT. Thích Trí Tịnh không biết rằng
Đức Phật A Di Đà là do các đại sư Trung Hoa phương tiện sáng tác ra
để đưa đại chúng về với chánh pháp hay sao?
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Các nhà sư dù ở trong chùa 100 năm, hay đậu Tiến sĩ Phật học, cũng có vị vẫn còn u mê,
mê tín dị đoan.
Chẳng hạn như Tiến sĩ Phật học Ấn độ Thích Nhật Từ còn chưa hiểu nổi ngụ ý bộ truyện Tây Du Ký,
trong khi rất nhiều vị Phật Tử hiểu khá rõ.
2 vị Tiến sĩ Phật học Ấn độ Thích Nhật Từ và Thích Giác Dũng
Các nhà sư dù ở trong chùa 100 năm, hay đậu Tiến sĩ Phật học, cũng có vị vẫn còn u mê,
mê tín dị đoan.
Chẳng hạn như Tiến sĩ Phật học Ấn độ Thích Nhật Từ còn chưa hiểu nổi ngụ ý bộ truyện Tây Du Ký,
trong khi rất nhiều vị Phật Tử hiểu khá rõ.
2 vị Tiến sĩ Phật học Ấn độ Thích Nhật Từ và Thích Giác Dũng
trước đây
đã từng cung thỉnh nhà ngoại cảm Phan bích Hằng
chễm chệ ngồi ngay giữa chánh điện, thuyết giảng chuyện ma quái, mê hoặc
lòng người,
và mê hoặc luôn cả 2 vị Cao Tăng này.
2 vị Cao Tăng này đang khép nép, ngồi bên hông, chăm chú nghe mụ ngoại cảm
rao giảng.
Thật đáng tiếc.
Tóm lại, người đời chớ nên hồ đồ và cao ngạo cho rằng:
tất cả kinh điển đại thừa đều là ngụy kinh,
đều vô giá trị, đều dẫn dắt bá tánh vào tà đạo. []
BBT.PHTQ.CANADA – VP.PHTQ.CANADA
SATURDAY 2016.6.18
Kính thưa Quí Vị độc giả bốn phương,
Hôm nay VP.PHTQ.CANADA bàn về vấn đề tu hành đạt đạo là thế nào?
Các vị Cao Tăng khi nhập diệt (chết) phải như thế nào mới gọi là đạt đạo theo quan niệm của bá tánh?
SUNDAY 2016.6.19
Kính thưa Quí Vị độc giả bốn phương,
Trong kinh điển Phật Giáo thường xưng tán Đức Phật là bậc Y Vương và Dược Vương.
Vậy Đức Phật có hành nghề Y sĩ hay Dược sĩ chăng?
Đức Phật có bị thân bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi chăng?
Đức Phật và chư vị đệ tử - cũng như tất cả bá tánh trên thế gian này - có tấm thân tứ đại đều có thân bệnh,
nhẹ hay nặng tùy theo phước báo và nghiệp quả.
Đức Phật và chư vị đệ tử - cũng như tất cả bá tánh trên thế gian này - có tấm thân tứ đại đều có thân bệnh,
nhẹ hay nặng tùy theo phước báo và nghiệp quả.
Ngày nay,
có nhiều nhà sư bán nước, ban phép lành, trì chú dược sư vào chai nước trị bệnh,
các trò lường gạt này - phản khoa học và phi chánh pháp
các trò lường gạt này - phản khoa học và phi chánh pháp
Sư Lễ Trai Đàn Bạt Mạng - tăng ni phật tử u mê ngu si đần độn theo quá đông
Chùa Pháp Vân (Mississauga Canada) bán nước thánh tại bàn thờ Phật Dược Sư Lễ Trai Đàn Bạt Mạng
Thích Tâm Hòa (Chùa Pháp Vân) đang nhắm mắt làm phép trì chú vào các chai nước đem bán cho bá tánh
Tu viện Quảng Đức (Fawkner, Victoria, Australia) bán nước trì chú ngay chánh điện
sư ông ở Việt Nam ban nước phép - người đi chùa u mê cho con nít uống
sư cô giảng pháp - quảng cáo nước thánh trên bàn thờ tây phương tam thánh
sư tây tạng
phun nước thánh phèo phèo lên đầu lên cổ bá tánh để ban phép trị bệnh là thế nào?
Khi bá tánh bị bệnh ung thư, bác sĩ và bệnh viện bó tay, sư tây tạng bán viên thuốc của hóa thân Phật Di Đà và Phật Dược Sư với giá US$1000/ viên, là thế nào, tin được chăng?
Welcome to
diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca
CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator