TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday 26 April 2021

KỲ THỊ CHỦNG TỘC

7 thói quen hằng ngày vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ

(cuối trang)

 https://phtq-canada.blogspot.com/2021/04/ky-thi-chung-toc.html 

Con vừa báo bị cảnh sát tuýt còi, lát sau mẹ phải đến nhận xác

Mẹ của nạn nhân da đen bị cảnh sát bắn tại bang Minnesota, Mỹ cho biết con trai bà đã gọi điện nói rằng anh bị cảnh sát dừng xe vì treo sáp thơm trên kính chiếu hậu.

Điều đáng sợ hơn cả sự thù ghét trong ánh mắt của Derek Chauvin

Những cảnh tượng và âm thanh trong vụ xét xử cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin có thể khiến nhiều người Mỹ thức tỉnh. Trong đó, một bức ảnh gây choáng váng hơn cả.

Đó là ánh mắt lạnh lùng của Chauvin vào ngày 25/5/2020 khi sĩ quan cảnh sát này tước bỏ sự sống của nạn nhân George Floyd. Điều này đặt ra thách thức lớn nhất đối với những cải cách của ngành cảnh sát trên diện rộng sắp tới.

Ánh nhìn đó, được đóng khung trong cụm từ bên công tố gọi một cách khô khan là "Hình ảnh 17", cho thấy Chauvin đang liếc nhìn đám đông hoảng hốt bên đường khi thấy cảnh sát này còng tay, đè đầu gối lên cổ Floyd khiến anh bất tỉnh. Trong phiên tòa mới khép lại vào tuần trước, sĩ quan cảnh sát White Minneapolis bị kết án 3 tội danh trong vụ giết hại Floyd.

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 1

Chauvin tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng trong khi ghì đầu gối lên cổ Floyd. Ảnh: CNN.

Chauvin tỏ ra thờ ơ, chán nản. Kính râm gài trên đầu và tay đút túi, ông ta dường như chẳng đếm xỉa gì đến nạn nhân. Cảm xúc thoáng qua duy nhất trên khuôn mặt ông ta là sự khó chịu với đám đông đang cầu xin tha cho Floyd.

Khoảnh khắc đó trở thành một trong những hình ảnh gắn liền với thời đại bởi nó thể hiện rõ sự phân biệt chủng tộc mà nhiều người lảng tránh.

Khi nói về phân biệt chủng tộc, người ta thường hình dung ra những hành động tàn ác khủng khiếp như bức ảnh về khuôn mặt bị biến dạng của Emmett Till trong quan tài để mở, những tấm ảnh hành hình người da màu mà một số người Mỹ da trắng quái ác dùng làm thiệp để gửi thư cho nhau, hay khuôn mặt cáu kỉnh của các học sinh Mỹ trắng bao vây bắt nạt một cô gái da đen trẻ tuổi đang cố gắng hòa nhập tại một trường trung học ở Arkansas.

Nhưng cái nhìn dửng dưng trong mắt Chauvin là một lời nhắc nhở về sự thờ ơ, không chỉ là ghét bỏ, cũng là một kiểu phân biệt chủng tộc.

Elie Wiesel, người sống sót sau thảm họa diệt chủng và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã nói: "Đối lập với tình yêu không phải là sự ghét bỏ, đó là sự thờ ơ".

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 2

Elie Wiesel vỗ tay sau bài phát biểu của cựu Tổng thống Obama tại Bảo tàng Diệt chủng năm 2012. Ảnh: CNN.

Tại sao sự thờ ơ đáng sợ hơn cả thù hận?

Bị phớt lờ là một nỗi đau vô hình. Hầu hết người da đen đều đã trải qua điều này.

Một số người cảm thấy dễ đối phó với sự căm ghét công khai của những người phân biệt chủng tộc hơn là việc bị người ta “coi như không nhìn thấy”. Ít nhất họ còn cảm thấy mình tồn tại, ngay cả khi với sự căm ghét từ người khác.

Sự thờ ơ là một biến thể khác, thâm hiểm hơn của phân biệt chủng tộc, có thể gây ra sự phẫn nộ. Có lẽ vì thế mà một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất về nạn phân biệt chủng tộc của tác giả người da đen có tựa đề "Người vô hình".

Và đó cũng là lý do sự thờ ơ chứ không phải sự thù hận của người da trắng khiến Martin Luther King Jr. tức giận nhất.

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 3

Linh mục Ralph Abernathy (bên trái) và Linh mục Martin Luther King Jr. (bên phải) bị cảnh sát dẫn đi khi họ bị bắt tại Birmingham, Alabama vào ngày 12/4/1963. Ảnh: CNN.

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này đã viết "Bức thư từ Nhà tù Birmingham" kinh điển của mình vào năm 1963, không phải để đáp lại những hành động thù hận của những người theo chủ nghĩa Da trắng thượng đẳng. Ông hướng tới những người da trắng ôn hòa với thái độ thờ ơ trước nỗi khổ của người da đen sống dưới sự phân biệt, và những người "cống hiến cho trật tự hơn là cho công lý".

Người da trắng dửng dưng trước sự tàn bạo của cảnh sát là lý do khiến nhiều người da đen tiếp tục chết tức tưởi như Floyd.

Chính sự thờ ơ của người da trắng là lý do ở một số bang, người da màu gặp nhiều khó khăn khi bỏ phiếu hơn người da trắng.

Chính sự thờ ơ của người da trắng đã buộc nhiều học sinh da màu đi học tại các trường công lập tách biệt về chủng tộc với nguồn lực nghèo nàn.

Chính sự thờ ơ của người da trắng đã khiến nhiều người trong ngành y tế tưởng rằng người da đen không biết đau như người khác.

Chính sự thờ ơ đã khiến nỗi đau của người da đen trở nên vô hình, giống như những gì đã xảy ra với Floyd.

Các hành vi bạo lực phân biệt chủng tộc của người da trắng đang chiếm trọn mặt báo. Nhưng thực ra, hình thức phân biệt chủng tộc phổ biến nhất bắt đầu từ khi các thẩm phán, cảnh sát, chính trị gia và người da trắng cố tình “nhìn sang hướng khác” để lờ đi những gì đang xảy ra ngay trước mặt họ.

Sự thờ ơ của Chauvin chống lại chính ông ta

Tuy nhiên, thật khó để kịch tính hóa sự thờ ơ của người da trắng. Những bức ảnh thể hiện thái độ dửng dưng thường không được lan truyền.

Nhưng rồi Chauvin đã phá vỡ tiền lệ đó. Các công tố viên tại phiên tòa xét xử ông ta đã nhận ra chính sự thờ ơ, chứ không chỉ độc ác của ông ta, là một phần lớn lý do khiến Floyd chết.

Họ tập trung vào ngôn ngữ cơ thể của Chauvin trong lúc bắt giữ Floyd và sự dửng dưng trên khuôn mặt ông ta khi đè Floyd xuống đất. Họ nói trước bồi thẩm đoàn Chauvin tỏ ra "thờ ơ" với những lời cầu xin giúp đỡ của Floyd. Họ cho biết Chauvin và các sĩ quan khác có mặt tại hiện trường chỉ tán gẫu về mùi chân của Floyd và nhặt đá dưới lốp xe một cách ngu xuẩn trong khi Floyd chết ngay trước mặt họ.

Các công tố viên đã khắc họa lại vụ án mà trong đó họ buộc bồi thẩm đoàn nhìn nhận Floyd là một con người.

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 4

Công tố viên Steve Schleicher trong phiên tòa xét xử Chauvin. Ảnh: CNN.

Công tố viên Steve Schleicher nói trong phần kết luận của mình: "Chỉ là một con người, một người đàn ông đang bị đè đến ngạt thở trên vỉa hè, kêu khóc tuyệt vọng. Một người đàn ông trưởng thành, mà phải khóc gọi tên mẹ mình”.

Tuy nhiên, có một khoảnh khắc cái nhìn thờ ơ của Chauvin tan vỡ.

Đó là vào cuối phiên tòa, khi thẩm phán đọc bản luận tội. Chauvin hoài nghi, rồi hoảng loạn. Đôi mắt ông ta mở to bàng hoàng, kinh ngạc. Và có lẽ trong khoảnh khắc đó, khi bị còng tay và dẫn đi, ông ta đã thấm thía nỗi kinh hoàng mà rất nhiều người da màu đã phải chịu đựng.

Thách thức cho tương lai

Khi các nhà hoạt động sử dụng vụ án của George Floyd để thúc đẩy cảnh sát cải cách mạnh mẽ hơn, bức tường thờ ơ này có thể là thách thức lớn nhất đối với họ. Có rất nhiều đề xuất phức tạp để cải cách chính sách: Một lệnh cấm liên bang đối với các hành động ghì đè gây ngạt thở và bạo lực, xem xét quyền miễn trừ của chính quyền trong các vụ kiện dân sự và ngăn chặn quân sự hóa cảnh sát khu vực.

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 5

Ánh mắt hoài nghi và cái nhăn trán của Chauvin khi bản luận tội được đọc lên. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, phần lớn những tiến bộ trong cải cách cảnh sát sẽ phụ thuộc vào câu hỏi: Liệu có đủ các nhà lập pháp và thẩm phán xem những người da màu đang bị ngược đãi bởi hệ thống tư pháp như những đồng loại không? Hay vẫn sẽ tiếp tục coi họ là "côn đồ", "kẻ săn mồi", hay "siêu nhân"?.

Lịch sử cho thấy đây sẽ là một thách thức rất lớn, bởi sự thờ ơ của người da trắng có khả năng phục hồi rất nhanh. Điểm mạnh của nó là sự lẩn khuất - nó thường không gây chú ý, và “thủ phạm” thường không biết họ coi người khác là vô hình.

Trong cuốn sách "Cuộc đua trong tâm trí người Mỹ: Phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn giữa người da đen và người da trắng" của mình, nhà tâm lý học Paul L. Wachtel đã viết những gì thường được gọi là phân biệt chủng tộc có thể được mô tả một cách chính xác hơn chính là sự thờ ơ.

Ông viết: “Có lẽ chưa có điểm nào khác trong thái độ của người da trắng […] chịu trách nhiệm lớn về nỗi đau và sự mất mát của người da đen thiểu số ở đất nước này phải trải qua hiện giờ như sự thờ ơ… Và cả việc bị hiểu lầm hoặc bỏ qua nữa".

Có lẽ “Hình ảnh 17” trong phiên tòa xét xử Chauvin sẽ thay đổi điều đó.

Nhiều người không thể xem toàn bộ video về Floyd. Nó quá đau đớn. Nhưng rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh Chauvin chán chường trong khi mạng sống của một người đàn ông da đen bị vắt kiệt dưới chân hắn.

cai chet floyd,  phan biet chung toc,  tho o anh 6

Dòng chữ "Defund The Police" kêu gọi cắt giảm ngân sách chi cho cảnh sát được sơn trên Đường 16 gần Nhà Trắng vào ngày 8/6/2020 ở Washington. Ảnh: CNN.

Cũng như khi các nhà hoạt động kêu gọi những thay đổi mạnh mẽ sau phán quyết của toà, khuôn mặt của Chauvin có thể là một lời cảnh tỉnh.

Sự thờ ơ, không phải ghét bỏ, có thể là trở ngại lớn nhất đối với công cuộc cải cách cảnh sát.

8 phút 46 giây George Floyd bị cảnh sát Mỹ ghì cổ dẫn tới tử vong Tại nơi xảy ra cái chết của người đàn ông 46 tuổi George Floyd, có đến 4 camera ghi lại sự việc ở các góc quay khác nhau. Từ đó, toàn bộ quá trình có thể thấy rõ.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 

7 thói quen hằng ngày vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ

LOS ANGELES, California (NV) – Giấc ngủ rất quan trọng đối với chúng ta vì đây là khoảng thời gian mà cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng để hoạt động.

Tiến Sĩ Christine Hansen, giám đốc điều hành của Sleep Like a Boss, nói rằng bạn nên ngủ ít nhất sáu tiếng và không quá chín tiếng một ngày, đồng thời hãy tạo cơ hội cho cơ thể chìm vào giấc ngủ trong khoảng 30 phút sau khi lên giường.

Có giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tràn trề năng lượng vào sáng hôm sau. (Hình: Pexels)

Cho dù bạn khó đi vào giấc ngủ hay thường xuyên thức dậy giữa đêm, dưới đây là một số thói quen nên bỏ qua để có được một giấc ngủ ngon, theo trang mạng Apartment Therapy.

1. Uống caffeine trong vòng tám giờ trước khi đi ngủ

Tiến Sĩ Michael Breus nói rằng caffeine có thời gian tác dụng kéo dài từ sáu đến tám giờ. Nhiều người vẫn có thể buồn ngủ sau khi uống caffeine, nhưng phẩm chất giấc ngủ của họ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó khi cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ sớm trong ngày, bạn sẽ có được phẩm chất giấc ngủ tốt hơn vào đêm hôm đó.

Bên cạnh đó, cách tốt nhất là nên ngừng tiêu thụ caffeine khoảng tám giờ trước khi bạn đi ngủ để bảo đảm rằng ít nhất một nửa lượng caffeine ra khỏi cơ thể bạn trước khi đi ngủ.

2. Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ

Tập thể dục ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Khi tập, cơ thể của bạn ở trong trạng thái tỉnh táo vì hoạt động này kích hoạt các hormone vận động khiến chúng cần một thời gian để bình tĩnh lại sau hoạt động.

Nếu bạn nhất thiết phải tập thể dục trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ, bạn nên tập luyện cường độ thấp, như yoga hay đi bộ.

3. Không dành đủ thời gian nghỉ ngơi trong ngày

Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với cảm giác căng thẳng và lo lắng vào buổi tối, thì việc nghỉ ngơi một vài phút trong ngày có thể giúp ích rất nhiều. Cho dù đó là 10 phút thiền hay 15 phút đi bộ, việc dành thời gian nghỉ trong ngày có thể giúp xua tan căng thẳng để bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.

4. Ngủ với điện thoại ngay bên cạnh bạn

Adriana Davidson, nhà trị liệu tâm lý và hiện đang là giám đốc công ty PlushCare, cho biết các thiết bị điện tử không chỉ ảnh hưởng đến phẩm chất giấc ngủ mà còn cả phẩm chất cuộc sống của bạn.

Việc đặt điện thoại bên cạnh giường có thể cám dỗ bạn kiểm tra tin nhắn hằng giờ, hay đơn giản lướt điện thoại coi hết cái này đến cái nọ. Nó sẽ gây rối loạn giấc ngủ, đồng thời ảnh hưởng đến mức năng lượng và tâm trạng vào ngày hôm sau.

Vì vậy, thay vì dùng điện thoại, bạn hãy đọc sách, nghe nhạc êm dịu để thư giãn.

5. Không tuân theo một lịch trình ngủ nhất quán

Nếu bạn không đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, Tiến Sĩ Nicole Avena nói: “Ngay cả việc thỉnh thoảng thức khuya hoặc thức cả đêm cũng có thể làm gián đoạn thói quen ngủ và phẩm chất giấc ngủ của bạn.”

Để bảo đảm bạn đi vào giấc ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy với cảm giác sảng khoái, bạn nên đặt báo thức cho một thời gian thức dậy cụ thể và làm việc theo cách của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải thức dậy lúc 6 giờ sáng, hãy cố gắng đi ngủ trước ít nhất 9 giờ 30 phút tối để ngủ đủ tám tiếng. Điều này sẽ cho bạn 30 phút để thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

Đặt điện thoại kế bên trong lúc ngủ gây rối loạn giấc ngủ, đồng thời ảnh hưởng đến mức năng lượng và tâm trạng vào ngày hôm sau. (Hình: Chris Delmas/AFP via Getty Images)

6. Đi ngủ trong tình trạng thiếu nước

Không uống đủ nước suốt cả ngày sẽ không có lợi cho giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt giảm lượng rượu ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Rượu vừa làm mất nước vừa là thuốc lợi tiểu. Vì vậy, nó có thể khiến bạn thức dậy vào nửa đêm để uống nước và đi tiểu.

7. Thực hiện các hoạt động không liên quan đến giấc ngủ trên giường

Làm bất cứ điều gì khác ngoài việc ngủ trên giường có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, mọi người thường có thói quen làm mọi thứ từ công việc đến ăn tối trên giường. Do đó, chỉ sử dụng giường khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ vì nó giúp cơ thể và tâm trí của bạn vào giấc ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng nên đóng rèm trong phòng ngủ hoặc lắp đặt các lớp cản sáng ở cửa sổ để hạn chế lượng ánh sáng tự nhiên mà căn phòng nhận được. Ánh nắng mặt trời có thể làm gián đoạn giấc ngủ và nhịp sinh học. Trong khi đó, bóng tối thúc đẩy sản xuất melatonin, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. (KD) [qd]

Thursday 22 April 2021

NỮ TRUNG HỌC GIA LONG SAIGON

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/04/nu-trung-hoc-gia-long-saigon.html

Những hình ảnh hiếm có về Trường Nữ Trung học Gia Long      ***** 

“Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính 

Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…” 

Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh Gia Long Saigon, 

(nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM)

 đã đi vào lòng bao lớp người Saigon.

Trường nữ sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915. Ngay khóa học đầu tiên với 42 nữ sinh và giáo sư giảng dạy là người Pháp, trường đã chọn đồng phục mang màu tím. Ngay từ thời khắc đó, nơi này đã mang sứ mệnh làm biểu tượng cho sự trang nhã, thanh tú của nữ sinh Saigon. 60 năm mang cái tên Gia Long, dù đã đổi màu học phục từ năm 1953, người ta vẫn quen gọi đó là ngôi trường Nữ sinh áo tím.

 

Saigon 1920-1929 – Sân trường Gia Long 
Trường Gia Long. Trong hình có chiếc xe bò chở nước, có lẽ đi tưới đường cho khỏi bụi. 
Saigon 1920-1929. Trường trung học Nữ sinh bản xứ (Trường Gia Long
Saigon 1920 – 1929. Sân trường Gia Long. Bên phải là dãy nhà cнíɴн. 
Saigon 1920 – 1929. Giờ tập thể dục tại trường Gia Long 
Thi Văn chương Phụ nữ 22-2-1960 Giờ ra chơi tại trường Nữ Trung Học Gia Long tại Saigon 
Một lớp học tại trường Nữ trung học Gia Long ở Saigon: cả cô giáo và học sinh đều mặc bộ áo dài trắng, đồng phục của rất nhiều lớp học tại Nam Việt Nam 
Saigon 1920 – Toàn cảnh một lớp học 
Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học thêu 
Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học nấu ăn
Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Học sinh đang được hướng dẫn ủi quần áo.
  • SAIGON 1920-1929. Phòng ngủ khu nội trú trường Gia Long – Như một khách sạn năm sao thời đó. 

Bầu cử Hạ Nghị Viện năm 1971 tại trường Gia Long Saigon 1967- Trường Gia Long  

Saigon 1968 – Trường Gia Long nhìn từ ngã tư Bà Huyện Thanh Quan – Ngô Thời Nhiệm.

  

Hai cô giáo bên trong sân trường Gia Long Saigon 1960's – Trường Gia Long

 
Khuôn viên trường
SAIGON 1920-1929. Ban đầu trường có tên là Trường nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa SAIGON 1920-1939 – Trường trung học nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa.
Theo dấu thời gian, nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường Gia Long giờ đã sải cánh bay khắp tứ phương, nhưng có lẽ ký ức xưa cũ thì không bao giờ phat nhạt. Mỗi người ở mỗi phương trời, có cuộc sống và công việc riêng nhưng họ luôn mong mỏi hằng năm gặp lại thầy cô và bạn cũ để ôn lại kỷ niệm một thời với ngôi trường.
Dưới đây là những bức ảnh được Thời Xưa sưu tầm và biên soạn, trong đó có những tấm hình quý được chụp cách đây 100 năm được ban biên tập dựng màu để quý khách có thể cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của bức ảnh.




NHÂN QUẢ KHÔNG AI TRỐN THOÁT

 

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/niem-tin-ton-giao-va-bao-luc-bao-loan.html

 https://phtq-canada.blogspot.com/2021/04/nhan-qua-khong-ai-tron-thoat.html

 Từ phiên xử Derek Chauvin – Góc nhìn của một người Việt

NGUYỄN TIẾN CƯỜNG

Một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau vụ George Floyd bị giết (ảnh: Josh Hild/Unsplash)

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Phiên tòa xử Derek Chauvin ngày 20.4.2021 ở Hennepin (Minnesota) đã kết thúc. Nhiều người Mỹ dường như thở phào nhẹ nhõm khi viên cảnh sát Chauvin gây ra cái chết cho George Floyd bị bồi thẩm đoàn tuyên bố phạm cả ba tội danh: Sát nhân cấp độ 2; Sát nhân cấp độ 3; Ngộ sát cấp độ 2 khi sử dụng bạo lực quá mức cần thiết. Thống đốc Tim Walz của Minnesota phát biểu rằng “kết luận của phiên tòa là một bước tiến cho công lý Minnesota. Đó là nền tảng cho chúng ta bước đi, không phải đỉnh cao của công lý mà chúng ta cần đạt tới” (1).

Nhiều người Mỹ đã lo lắng, chuẩn bị cho một cuộc bạo loạn nếu kết luận phiên tòa rằng Derex Chauvin vô tội trong khi thi hành nhiệm vụ. Một phiên tòa tuyên án sẽ được công bố trong thời gian vài tuần tới. Với tổng cộng ba tội danh, Derex Chauvin có thể bị lãnh án tối đa đến 75 năm tù giam. Phiên tòa xử Chauvin kết thúc êm. Bạo loạn và biểu tình vì phiên xử bất công đã không xảy ra. Tổng thống Joe Biden đã thận trọng, không tuyên bố gì trước khi có kết luận của bổi thẩm đoàn. Ông chỉ lên tiếng sau khi phiên tòa kết thúc: “Tôi đã cầu nguyện cho phán quyết của tòa là một phán quyết đúng” (2).

Trong quá khứ, nhiều phiên tòa xét xử cảnh sát da trắng can tội bạo hành, dùng vũ lực quá mức cần thiết đối với người da đen trong khi hành sự là nguyên nhân gây ra những cuộc bạo loạn trên khắp nước Mỹ. Cuộc bạo loạn nổi tiếng nhất nước Mỹ gây ra bởi sự thiên vị điển hình trong phiên tòa xét xử bốn viên cảnh sát bắt giữ Rodney King xảy ra năm 1992 tại Los Angeles, California đã dẫn đến sáu người chết, hơn 2.383 người bị thương. Tình hình chỉ trở lại yên tĩnh, trật tự xã hội chỉ được tái lập sau khi thủy quân lục chiến và vệ binh quốc gia của California được điều động tới Los Angeles giữ gìn an ninh, trật tự (3). Diễn tiến vụ cảnh sát bắt Rodney King được George Holiday, một nhân chứng đứng ở ban công nhà mình, dùng camera quay lại sau đó gửi đoạn phim tới hãng truyền thông KTLA. Đoạn phim cho thấy Rodney King bị cảnh sát dùng baton đánh đập tàn nhẫn tổng cộng 53 tới 56 lần.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là lý do nào, một số người Việt chẳng những thờ ơ với vụ chẹt cổ George Floyd của Chauvin lại còn cổ vũ, lên tiếng bênh vực bào chữa cho việc bạo hành của cảnh sát da trắng với người da màu mà chính họ cũng nằm trong số da màu đó? Có ai còn nhớ đến việc một doanh nhân Việt ở Texas, ông Lê Hoàng Nguyên, dựng tấm bảng #Black Lives Matter trong một khu shopping ở Houston đã bị ông Phùng Mai, người điều hành quỹ Tù Nhân Lương Tâm ở Úc và một số đồng hương khác, nhào vào chỉ trích, phê bình nặng nề đến nỗi phải gỡ tấm biển xuống sau vài ngày. Những người từng phản đối Lê Hoàng Nguyên giờ nghĩ sao về phán quyết của bồi thẩm đoàn trong vụ án George Floyd?

Từ cái chết của George Floyd nhớ đến cái chết của Tommy Le do cảnh sát ở King County, Seattle gây ra. Tommy Le bị cảnh sát bắn chết vào buổi tối ngày 13-6-2017 khi trong tay anh chỉ có cây bút chì. Biện hộ cho hành động sát nhân đó, cảnh sát King County nói rằng Le có trong tay một vũ khí sắc bén. Cái chết của Tommy Le – người Mỹ gốc Việt 20 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học – trôi qua trong yên ắng, không có một phản ứng nào của cộng đồng người Việt, khác hẳn cái chết của một phụ nữ da màu tên Charleena Lyles 30 tuổi đã gây ồn ào hai tuần lễ trước đó cũng do cảnh sát Seattle gây ra (4).

Những sự việc trên cho thấy phản ứng của cộng đồng người Việt gần như chỉ là con số không khi đồng hương là nạn nhân trong việc bạo hành của cảnh sát Mỹ. Không ít người Việt hải ngoại nhanh chóng kịch liệt chỉ trích và lên án chế độ CSVN mỗi khi truyền thông đưa tin có người chết trong đồn công an trong thời gian bị điều tra. Họ chưa rõ nguyên nhân, không trông thấy sự việc nhưng rất nhanh nhẩu trong việc kết án công an CSVN; thế nhưng, nếu một người Việt ở Mỹ nói riêng hoặc nước ngoài nói chung bị cảnh sát đánh đập bị thương hoặc thậm chí tử vong thì cộng đồng người Việt hải ngoại gần như im thin thít! Thử tưởng tượng rằng nếu Derek Chauvin chèn cổ một nạn nhân và người thốt lên câu “I can’t breathe!” là một người Việt thì không rõ cộng đồng người Việt có hả hê nổi không, thậm chí còn phịa ra bao nhiêu fake news nhảm nhí rằng đây là trò “ngụy tạo” và rằng George Floyd chưa hề chết!

***

(1) Derek Chauvin Guilty On All 3 Counts In George Floyd’s Death

(2) Biden suggests the evidence in Chauvin trial is ‘overwhelming’: ‘I’m praying that the verdict is the right verdict’

(3) Rodney King

(4) Demonstrators march through downtown Seattle after rally for Charleena Lyles

*****

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/niem-tin-ton-giao-va-bao-luc-bao-loan.html



Đạo Công Giáo 
chỉ dạy yêu thương và tha thứ, yêu thương cả kẻ thù. 
"Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm"
 Tuy nhiên,
pháp luật thế gian bất tùy phân biệt, bình đẳng, 
không phân biệt tôn giáo, màu da.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll