TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 30 March 2019

Bí ẩn ngôi chùa Bắc Ninh




Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 1


Những ngày đầu xuân, người dân tới viếng thăm Chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh) đều rất ấn tượng với khung cảnh tĩnh tại nơi đây với những quy định không phải ngôi chùa nào cũng có. Chùa Tiêu có tên chữ là Thiên Tâm Tự, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ, nằm ở sườn núi Tiêu, dưới chân núi là dấu tích dòng sông Tiêu Tương cổ.

Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 2

Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý. Chùa Tiêu Sơn có quy mô to lớn. Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ. 

Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 3

Bước lên sau những bậc đá đầu tiên sau cửa chùa chính là nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa.


Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 4
Khung cảnh "non xanh nước biếc như tranh họa đồ" cùng những hệ thống tượng Phật, điện thờ tiếp nối nhau thành một khối càng tô thêm vẻ linh thiêng cho ngôi chùa. 
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 5
Điều đặc biệt, ở ngôi chùa này, theo sư trụ trì Thích Đàm Chính, từ ngày cụ về chùa đã không thấy bất cứ hòm công đức nào. Mấy chục năm nay, theo nếp cũ, sư trụ trì cũng không đặt hòm công đức. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì, kêu gọi phật tử phát tâm, đủ tiền xây dựng là nhà chùa dừng luôn, ai có muốn công đức nhà chùa cũng nhất định không nhận.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 6
Trong chánh điện không có bất cứ một hòm công đức nào, chùa cũng nghiêm cấm Phật tử đốt vàng mã, dâng hương trong tam bảo, cúng rượu thịt... 
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 7
Ngôi nhà Tổ của chùa - nơi đang đặt nhục thân của nhà sư Thích Như Trí có tuổi đời gần 300 năm nay.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 8
Tượng nhục thân thiền sư Thích Như Trí (khám thờ bên trái, mặc áo vàng) được thờ phụng trong nhà Tổ của chùa từ năm 2004 đến nay. Theo sử liệu liên quan, thiền sư Thích Như Trí viên tịch vào năm Quý Mão 1723 thời vua Lê Dụ Tông. Khoảng 50 năm trước, một trong số các ngôi tháp trong vườn tháp chùa Tiêu Sơn có tượng Thiền sư Thích Như Trí. Sau khi mãn duyên độ sinh, ngài nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại hay còn gọi là toàn thân xá lợi cho đời sau. Đây được xem là 1 trong 4 pho tượng độc đáo nhất Việt Nam được làm theo hình thức thiền táng hay còn gọi là tượng táng.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 9
Trong sân chùa có treo những bộ tranh nhân quả với mong muốn con người hướng đến cái thiện, bỏ đi những cái xấu, gieo nhân gì thì gặt quả đấy.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 10
Trên đỉnh núi Tiêu có đặt tôn tượng của nhà sư Vạn Hạnh từ năm 2016, hướng về kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Ngài ngồi tọa trên lưng hổ và có linh hầu đứng chầu bên cạnh.
Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh - 11
Sau khi cổng chính được nhân dân và phật tử xây dựng mới từ năm 1986, thì cổng cũ được đóng kín. Hai bên cổng được trồng 2 cây đại cổ thụ tạo nên nét cổ kính cho ngôi chùa.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Mầu Áo Cà Sa


CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW




Mầu Áo Cà Sa
Cách đây hơn 2600 năm, Thái Tử Tất Đạt Đa nửa đêm lặng lẽ giã từ cha già, mẹ yếu, vợ đẹp, con xinh, kinh thành Ca Tỳ La Vệ và thần dân trăm họ để xuất gia tầm Đạo. Sau khi vượt khỏi dòng sông Anoma rì rào sóng vỗ, Thái tử gò mạnh dây cương nhảy xuống ngựa: con đường mòn tới đây là dứt nẻo. Ngài trao cương ngựa cho Xa-nặc, từ biệt. Sau đó, Thái Tử tự cắt bỏ râu tóc và mặc y phục sa môn. Đó là chiếc cà sa đầu tiên trong Phật Giáo. Bồ Tát Tất Đạt Đa trong giai đoạn xuất gia tu tập đã lượm vải bô chằm vá để tạo thành áo cà sa mặc che nắng che mưa. Chiếc cà sa đó đánh dấu một sự thoát ly vĩ đại: một Thái Tử tột bực cao sang có tất cả lại giã từ tất cả để xuất gia tìm chơn lý.

Gốc tiếng Phạn của chữ cà sa là kasaya, có nghĩa là bạc màu hay hoại sắc, không phải năm mầu chính. Chiếc áo cà  sa không bao giờ mang màu sắc sặc sỡ, kết ren hay thêu thùa. Chiếc áo cà sa của người xuất gia tu Phật tượng trưng của những gì khiêm tốn, đơn sơ và tầm thường nhất.

Áo cà sa gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu lại với nhau. Ngày nay tùy theo học phái, địa phương, phong tục, khí hậu, chiếc áo cà sa cũng biến dạng đi, từ cách may cho đến màu sắc: màu vàng ở Ấn độ và các nước theo truyền thống Nam tông; các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ như ở Việt Nam và Trung quốc; màu lam ở Hàn quốc; màu đen hay nâu đen (màu trà) ở Nhật; màu vàng nghệ hay nâu đỏ ở Tây tạng. Nói chung có ba màu chính theo phép quy định: tức màu gần như đen (màu thâm, màu bùn dất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả).

Trên thực tế thì ngày nay chiếc áo cà sa đã biến đổi nhiều tùy theo phong thổ, tập quán, chủng tộc, học phái. Nhưng dù cho có biến đổi thế nào đi nữa thì chiếc áo cà sa phải giữ được ý nghĩa nguyên thủycủa nó: 
sự đơn sơ, khiêm nhường, trân quý và cao cả. []

Rõ ràng, người xuất gia mà y phục gấm lụa xênh xang thì Phật rầy: Chẳng hành đúng luật, do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, vì sao lại mặc áo cực đẹp, tô sửa hình vóc, cùng bọn bạch y kia đâu có khác gì. Lời Phật quở trách thật nặng mà cũng thật từ bi, và rất đáng để chúng ta suy ngẫm trong bối cảnh áo mão lên ngôi khá phổ biến hiện nay. Vẫn biết tất cả đều là phương tiện, cần thiết cho một số lễ nghi nhưng không nên sa đà, không quá lạm dụng áo mão để đánh mất đi hình ảnh đặc trưng “đầu tròn, áo vuông” vốn dĩ thanh bần của người xuất gia thoát tục.
Ma Tăng Bắc Tông trong các Lễ Trai Đàn Chẩn Tế (tà pháp) tại Việt Nam - Hải Ngoại (Canada - Usa - Europe - Australia)













Monday 25 March 2019

Sống Hạnh Phúc Chết Bình An


Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Xưa kia, khi còn ở trong nước, đi ngang qua một địa phương, có người tự hỏi tại sao có quá nhiều nhà thờ, khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo khổ?
Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các nhà thờ xưa kia, mà có vẻ đồ sộ hơn, còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo.
Cớ sao các vị tu sĩ không nhớ lại là khi đi tu, trong tâm chỉ xin Đức Chúa cho được hằng ngày đủ dùng, Đức Phật cũng dạy con người phải biết tri túc để sống đời an vui hạnh phúc.
Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc.
Nghĩa là: Người nào biết đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy yên vui. 
Khi đủ sống rồi thì người tu phải làm gì để giúp đỡ người nghèo khổ, người cầu học chánh pháp, người muốn giác ngộ và giải thoát.
Như thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao về lòng bác ái, tâm từ bi, thương người như thể thương thân.
Ngày xưa Đức Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một bát, một cà sa, đi từng nhà này qua nhà khác để khất thực:
«Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»
(Một bát ngàn nhà xin cơm.
Đơn thân muôn dặm độc hành).
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đây chính là điểm quan trọng nhất mà các tu sĩ nhất định nên làm, phải làm.

Hình ảnh Đức Phật đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp thâm thúy nơi thân giáo của Ngài.
Vài người chưa kịp hiểu ý nghĩa cao thượng về pháp khất thực đã vội có tư tưởng và lời nói không hay.
Mỗi tu sĩ Phật giáo, nếu có cái nhìn sâu sắc, thì chính mỗi vị là một ngôi chùa di động
vì trong họ có đủ Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng.
Phật chính là tâm sáng suốt.
Pháp chính là tâm chân chánh.
Tăng chính là tâm thanh tịnh.
Ba tâm đó nói chung mọi người đều có - không phân biệt tôn giáo - người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều có.
Họ chỉ cần tu tập, xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân thì ngôi chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành. 

Nơi đâu cũng là đạo tràng, cũng là thiên đàng, cũng là niết bàn.
Ngôi chùa bên ngoài chỉ là phương tiện để hoằng pháp, chứ không phải là cứu cánh của người tu.
Người tu - dù là tu sĩ hay cư sĩ - đi đến chùa là để học hiểu chánh pháp, đặng áp dụng trong đời sống thức tế hàng ngày, chứ không phải để cầu nguyện suông được vãng sanh cực lạc, mà chẳng tìm học và áp dụng những điều đức Phật dạy.
Do đó, người tu sĩ nhận của cúng dường, bố thí từ nơi bá tánh, phải luôn luôn nhớ bổn phận tự tu, tự độ chính bản thân và giúp mọi người biết cách tu đúng chánh pháp, gọi là độ người, độ tha nhân.

Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia
Một tu sĩ tự độ rồi mới độ tha, phải là một vị thầy sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh, phải là một vị minh sư, mới có thể đem đạo vào đời, giúp đời giảm thiểu phiền não khổ đau, gieo tình thương, an lạc, hạnh phúc vào vườn tâm mọi giới: «Minh sư hưng đạo».
Tu sĩ còn là người lèo lái con thuyền bát nhã, cứu người thoát khổ, độ người thoát khỏi trầm luân, đưa đến bờ giác.
Người tu - tại gia hay xuất gia - cần nắm vững chánh pháp, để tự độ thân và độ tha nhân,
không lầm tà pháp, không chọn tà sư và không lạc vào tà đạo.

Tu sĩ thời nay vẫn còn trầm luân trong biển danh lợi, đem đời vào đạo, đem văn nghệ vào sân chùa,
đem hình ảnh lố lăng y áo sặc sở, ghế ngự như ngai vàng vào ngay chánh điện.

Tu sĩ thời nay không lo nghiên tầm học hiểu chánh pháp, để giảng giải thuyết pháp,
hay viết bài để truyền bá những lời dạy thực tế của chư Phật, chư Tổ.

Họ chỉ trau chuốt giọng đọc, giọng tán tụng, cho du dương, trầm bổng, ê ê a a, lóc cóc leng cheng, tùng tùng xèng xèng, để hát hò như ca sĩ, ngay nơi chánh điện. 

Một lời giảng dạy chánh pháp không nói nổi,
nhưng tu sĩ thời nay thao thao bất tuyệt khi cầm micro quảng bá quyên tiền xây thêm chùa lớn, xây phòng ở nguy nga cho vị trụ trì.

Tệ hơn nữa các tu sĩ thời nay còn dám gạt gẫm bá tánh qua các tà pháp mê tín dị đoan
như: chai nước trì chú trị bá bệnh, lạy tượng Phật ngọc cầu gì được nấy, khai thị vong nhập, cúng sao giải hạn, tổ chức trai đàn bạt độ cứu hộ thai nhi, vãng sanh đủ loại cô hồn, vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo.

Tu sĩ thời nay còn dám mang các bộ mặt ma, các mặt nạ, các nick name, xuất hiện trên các diễn đàn xỉa xói, dè bĩu, mạ lỵ, phỉ báng người khác,
dù người đó đang cố gắng truyền bá những điều hay, lẽ phải, những danh ngôn tư tưởng đẹp, những lời dạy tu hành trong nhà Phật.

Nếu một tu sĩ không lo tu tập mà chỉ đem lòng nghĩ đến chùa to, mơ tưởng tượng lớn, chê bai chùa nhỏ, xa rời tâm bồ đề ban đầu, chìm đắm trong dục lạc, tham vọng.

Tu sĩ thời nay giảng dạy điều này, nhưng thực hành một điều khác, thân giáo không đi đôi với khẩu giáo. 

Tu sĩ thời nay thích tranh danh đoạt lợi, thích ngồi ghế lãnh đạo, ăn trên ngồi trước, mâm cao cổ đầy, kẻ hầu người hạ.
Như thế chẳng hóa ra lãng phí cả cuộc đời xuất gia tu hành hay sao?

Tu hành đâu tính tuổi già tuổi trẻ, đâu đếm mấy hủ tương chao để tranh hơn thua, tranh địa vị, chức vụ, ghế ngồi cao thấp.

Tu hành cốt tủy nơi tuệ giác. Đức Phật ngày xưa giác ngộ ngay cội bồ đề năm 35 tuổi.

Các vị tu sĩ khác dù già nua cũng chẳng giác ngộ, bỏ mạng nơi khổ hạnh lâm.

Tu sĩ thời nay đua nhau lập tu viện to lớn, nguy nga như cung điện, tổ chức các loại lễ hội hàng năm, bày trò mê tín, để phô trương và thu tiền bá tánh.
Dù 100 tuổi các lão tăng đó có ích lợi chi cho bá tánh, cho thiền môn, cho đạo pháp?
Các tu sĩ thời nay hành xử giống như ngụ ý của câu châm biếm Pháp «Fais ce que je dis, pas ce que je fais»
(Hãy làm những gì tôi nói, không phải những gì tôi làm).

Trong đạo mà lời nói không đi đôi với việc làm cũng gây rất nhiều thất vọng, hoang mang
cho những người có niềm tin nơi tôn giáo của mình!

Tuy nhiên, con đường người tu đi mà thấy đúng, việc người tu làm mà thấy mang lại an vui, hạnh phúc cho bản thân và cho người khác, được khen cũng tốt, bị chê không phiền.

Người đời thường nói: chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi (Le chien aboie, la caravane passe).

Nhưng người biết tu tâm dưỡng tánh nên xem những người tạo thiện duyên (giúp đỡ phương tiện vật chất hay tinh thần)
và những người tạo nghịch duyên (phê phán phỉ báng ngăn đường cản bước)
đều là các bậc thiện hữu tri thức, tất cả đều giúp mình rèn luyện chữ nhẫn và thử thách tâm kiên cố. 

Được như vậy,
con người sống hạnh phúc, chết bình an,
không cần theo tôn giáo nào, cũng chẳng cần cầu nguyện thánh thần thiên địa chi cả.

Con người biết tự làm chủ bản thân trước sóng gió cuộc đời ví như hòn đảo tự đứng vững trước phong ba bão táp vậy. []

 Chuyện gì rồi cũng qua
Hơn thua phiền não mà
Biết tu tâm dưỡng tánh
Không còn người với ta

Chuyện gì rồi cũng xong
Phê phán thêm phiền lòng
Biết tu tâm dưỡng tánh
Muôn sự thảy đều không

&

Nên học hạnh của đất
Nhận chịu của thế gian
Thơm tho và hôi thúi
Hóa thành đóa hoa tươi

Người đời tặng tên đạn
Phê phán và phỉ báng
Biết tu tâm dưỡng tánh
Hóa thành đóa hoa tươi

&

Niệm Phật hay tọa thiền
Nên nhớ lời Tổ dạy
Nhứt định không tranh cãi
Gắng giữ tâm thanh tịnh

Ngày mai ai cũng chết
Ngày nay không tranh cãi
Muôn sự không còn mãi
Gắng giữ tâm thanh tịnh