TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 30 November 2022

CHỢ BẾN THÀNH SAIGON

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/cho-ben-thanh-saigon.html 

Wednesday, November 30, 2022

CHỢ BẾN THÀNH SAIGON 1971 - Kiến Trúc Sư Huỳnh Kim Mãng (1920-2007)

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/cho-ben-thanh-saigon.html 

Ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 (cuối trang)

ĐÔI NÉT VỀ SAIGON XƯA NAY

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/doi-net-ve-saigon-xua.html

Phối cảnh Đồ án Chợ Bến Thành 1971 của KTS Huỳnh Kim Mãng, Giáo sư Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon.

Chợ Bến Thành Saigon & Những Điều Bạn Cần Biết

https://www.klook.com/vi/blog/cho-ben-thanh/

Klook Vietnam Last updated 7/1/202

Chợ Bến Thành, Saigon là biểu tượng không thể quen thuộc hơn khi nói đến thành phố mang tên Bác. Chợ Bến Thành ở đâu? Có gì hay ở Chợ Bến Thành? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Klook Vietnam nhé. 
Du lịch Saigon – thành phố HCM có hàng chục nơi để đi, hàng trăm điểm để khám phá, và hàng nghìn hoạt động chờ bạn tham gia. Tuy vậy, nếu chưa ghé chợ Bến Thành, một ngôi chợ sầm uất bậc nhất đồng thời là biểu tượng của thành phố, thì hành trình của của bạn vẫn chưa trọn vẹn đâu nha.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Saigon. Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị, cùng Klook lang thang chợ Bến Thành một ngày và xem ngôi chợ này chứa đựng những gì nha.

Giới Thiệu Chợ Bến Thành

cho-ben-thanh-sai-gon
Nguồn ảnh: saostar
Chợ Bến Thành là một ngôi chợ lớn nằm ở trung tâm thành phố. Từ một khu chợ được dựng bên bờ sông Bến Nghé vào thế kỷ 17, chợ Bến Thành chuyển mình thành một công trình kiên cố mang tính biểu tượng của Saigon.
Ban đầu, khu chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ và lợp tranh, nằm cạnh một bến sông gần thành Gia Định. Bến này dùng để đón khách vãng lai và quân nhân vào thành, nên có tên gọi là Bến Thành, và vì thế, khu chợ cũng được gọi theo là chợ Bến Thành.
Tuy nhiên, vào khoảng giữa năm 1911, khu chợ trở nên xuống cấp và có nguy cơ bị sụp đổ. Để tránh rủi ro, người Pháp đã chọn khu vực ao Bồ Rệt (Marais Boresse), lấp bằng và quy hoạch 4 mặt đường, từ đó xây dựng một ngôi chợ mới vững chãi hơn. Đó chính là vị trí chợ Bến Thành cho đến nay.
Sau hơn 100 năm hiện diện cùng với những đổi thay của thành phố lịch sử này, hình ảnh chợ Bến Thành gắn liền với bao thế hệ thị dân Saigon, mang vẻ đẹp hoa lệ ngày xưa và nhịp sống năng động ngày nay.
Với diện tích hơn 13.000m2, chợ Bến Thành là nơi buôn bán và trao đổi hàng hóa của người dân Sài thành cũng như các vùng phụ cận, với gần 6.000 tiểu thương và khoảng 1.500 sạp hàng, níu chân hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.

Chợ Bến Thành Xây Dựng Năm Nào?

cho-ben-thanh-tphcm
Nguồn ảnh: vnexpress
Theo văn bản chính thức đăng trên báo Le Nouvelliste Cochinchinois (Nam Kỳ Tân Báo) vào ngày 31/3/1914 thì dự án xây lại chợ Bến Thành xuất hiện từ năm 1894, nhưng đến năm 1912 mới khởi công xây dựng. Chợ Bến Thành chính thức làm lễ khai thị vào ngày 28/3/1914.
Chợ Bến Thành trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1985, từ nhà lồng chợ cho đến các gian hàng đều được làm mới, chỉ có kiến trúc bên ngoài và tháp đồng hồ là được giữ nguyên.

Vì Sao Chợ Bến Thành Nổi Tiếng?

cho-ben-thanh-o-dau
Nguồn ảnh: wikipedia
Tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố, sau hơn 100 năm, chợ Bến Thành không chỉ là nơi kinh doanh buôn bán mà còn là nơi chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của mảnh đất Sài thành. 
Không những thế, đây còn là một trong những địa điểm du lịch rất nổi tiếng của Saigon mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé qua. Du khách tìm đến chợ Bến Thành không đơn thuần để mua sắm, mà còn tìm hình ảnh, cá tính đặc trưng của một thành phố, thể hiện nơi sinh hoạt đời thường của người dân.

Chợ Bến Thành Có Bao Nhiêu Cửa?

cho-ben-thanh-co-gi-choi
Nguồn ảnh: wikipedia
Chợ Bến Thành thiết kế 4 cửa chính giáp 4 mặt đường và 12 cửa phụ tỏa ra 4 hướng. Mỗi cửa chính bao gồm nhiều mặt hàng phổ biến để du khách có thể tham quan hoặc thưởng thức tại chỗ.
  • Cửa Nam (cổng chính) nằm ở đường Lê Lợi (bồn binh Quách Thị Trang), là nơi bày bán các loại vải vóc, quần áo, thực phẩm khô. Đặc biệt, nơi cửa Nam còn đặt tháp đồng hồ 3 mặt được giữ nguyên từ lúc khởi dựng, thu hút rất nhiều người đến check-in chụp ảnh.
  • Cửa Bắc nằm ở đường Lê Thánh Tôn, dẫn vào hàng thực phẩm tươi sống, trái cây. 
  • Cửa Ðông nằm ở đường Phan Bội Châu, là thiên đường bánh kẹo, mỹ phẩm.
  • Cửa Tây nằm ở đường Phan Chu Trinh, tập trung các gian hàng giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm. 

Chợ Bến Thành Ở Đâu?

cho-ben-thanh-co-gi-an
Nguồn ảnh: wikipedia
Chợ Bến Thành có địa chỉ chính thức là đường Lê Lợi, quận 1, phường Bến Thành, thành phố SAIGON. Đối diện chợ là công trường Quách Thị Trang, nay là nhà ga tàu ngầm Bến Thành.

Hướng Dẫn Cách Đi Đến Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành tọa lạc ở trung tâm quận 1 của thành phố Saigon nên không hề khó để bạn di chuyển đến đây bằng bất kỳ phương tiện nào nhé.
  • Nếu đi bằng xe buýt, bạn tham khảo các tuyến có dừng gần chợ Bến Thành như: 01 02 03 11 12 13 18 19 20, v.v . Các điểm dừng thường cách chợ khoảng 200 – 600m, chỉ cần vài phút là bạn đi bộ đến chợ luôn.
  • Với những bạn thích di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, có thể gửi xe tại các điểm giữ xe tư nhân với giá khoảng 10.000 – 20.000đ/lượt.
  • Thuận tiện nhất là dùng taxi truyền thống hoặc taxi công nghệ. Các tài xế sẽ đưa bạn đến ngay trước cổng chợ.
  • Ngoài ra, với voucher xe buýt Hop On Hop Off trên tay, bạn không những được ghé qua chợ Bến Thành mà còn vô số những địa điểm nổi tiếng của Saigon nữa nè.
  • xe buýt Hop On Hop Off

    lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Tuesday 29 November 2022

ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ XƯA VÀ NAY

 https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/dailo-nguyenhue-xuanay.html 

Tuesday, November 29, 2022

Hình ảnh so sánh đường Saigon xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 3: Đại lộ Nguyễn Huệ

https://nhacxua.vn/hinh-anh-so-sanh-duong-sai-gon-xua-va-nay-voi-cung-mot-goc-anh-phan-3-dai-lo-nguyen-hue/

Thiết kế của tòa nhà này được mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Có thể thấy trước tòa nhà ghi chữ Hotel de Ville, dịch sang tiếng Anh có nghĩa là City Hall, trong tiếng Việt gọi là Tòa Thị Chính.

Sau năm 1955, nơi này được gọi là Tòa Đô Chánh, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô Saigon. Sau năm 1975 cho đến nay, Tòa Đô Chánh trở thành trụ ở của UBND TP.

Đằng trước Tòa Đô Chánh từng có một công viên, gọi là công viên Đống Đa. Hiện nay công viên này trở thành một phần của phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Cách Tòa Đô Chánh chỉ vài mươi mét là ngã 4, bùng binh đầu tiên và lớn nhất của Saigon, là giao lộ của 2 đại lộ sầm uất Nguyễn Huệ – Lê Lợi (tên cũ là Bonard).

Bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi nhìn về phía đầu đường Lê Lợi, nơi có Opera House. Bên trái hình này là thương xá Eden (hình cũ), nay là Union Square (hình mới).

REX Hotel nằm ngay góc bùng binh, ảnh thập niên 1960 và ảnh năm 2021.

Thương xá TAX nổi tiếng, với 3 hình ảnh được chụp vào 3 thời kỳ: Đầu thế kỷ 20, thời thập niên 1960, và hiện nay đã không còn.

Đại lộ Nguyễn Huệ thập niên 1960 và năm 2021, hình ảnh cách nhau hơn nửa thế kỷ. Bên trái của hình ngày xưa là Thương Xá TAX, ngày nay đã bị đập bỏ để xây cao ốc mới. Bên phải là trung tâm thương mại EDEN cũng đã không còn, thay thế là Union Square.

Đi tới một đoạn nữa về phía bờ sông, chỉ cách bồn binh Bồn Kèn vài chục mét là ngã 3 Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiếp. Đường Nguyễn Thiếp có thể xem là con đường ngắn nhất ở khu trung tâm Saigon, kéo dài chỉ vài chục mét nối 2 con đường phồn hoa nhất Saigon là Nguyễn Huệ – Tự Do. Sau 1975, tên đường này bị đổi thành đường Nguyễn Thiệp (là tên bị sai)

Qua những tấm hình được chụp cách nhau gần 60 năm này, có thể thấy 2 tòa nhà nằm ngay góc ngã 3 vẫn còn, dù không như xưa nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra.

Đi tới thêm một chút nữa là một tòa nhà nổi tiếng được xây từ cuối thế kỷ 19, đó là Tòa Hòa Giải, thời Pháp mang tên là Justice de Paix. Đến nay Tòa Hòa Giải đã không còn, từ khu đất đó mọc lên tòa cao ốc từ năm 1995 mang tên Sunwah Tower.

Hai bên tòa hòa giải là 2 con đường mang tên Huỳnh Thúc Kháng và Tôn Thất Thiệp. Trong hình bên trên là ngã 3 Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Huệ, hình ảnh xưa và nay. Trong hình cũ, có thể thấy bên phải hình có tường rào của Tòa Hòa Giải. Trong hình mới có thể nhìn thấy 1 phần của tòa nhà Sunwah Tower. Dãy nhà bên trái vẫn giữ được phần nào kiến trúc xưa.

Đối diện bên kia Tòa Hòa Giải là ngã 3 đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh. Sau năm 1975, đường Nguyễn Văn Thinh bị đổi tên thành Mạc Thị Bưởi. Khu nhà ngay góc ngã 3 ngày nay là cửa hàng Hoàng Phúc, bên cạnh đó là chung cư 42 Nguyễn Huệ, ngày nay vẫn còn và trở thành một khu hàng quán độc đáo thu hút giới trẻ đến “check in”.

Cũng ngay góc ngã 3 Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi), góc bên kia là khách sạn Palace Hotel, do Gs. Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon KTS Huỳnh Kim Mãng thiết kế, ngày nay vẫn còn.

Từ phía bờ sông nhìn ngược lại phía Tòa Đô Chánh. Tòa nhà gần nhất trong hình cũ là Imexco được xây từ năm 1974, cao 12 tầng và 1 tầng hầm, ở số 8 Nguyễn Huệ, là tòa nhà cao nhất khi nó được xây dựng, đó là NGÂN HÀNG QUỸ TIẾT KIỆM QUÂN ĐỘI (VNCH) . Vị trí này ngay nay là tòa nhà VTP. Phía xa xa có thể thấy Palace Hotel.

Tiếp tục đi về phía bờ sông Saigon thì sẽ đến ngã 4 Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế.

Từ đường ngã 4 đường Ngô Đức Kế – Nguyễn Huệ nhìn về phía bờ sông.

Từ đường ngã 4 đường Ngô Đức Kế – Nguyễn Huệ nhìn về Tòa Đô Chánh.

Sát bên cạnh đường Ngô Đức Kế là Tổng Nha Ngân Khố năm trên nền Chợ Cũ. Thời pháp, tòa nhà này là Kho bạc Saigon, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Saigon, ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước.

Tòa nhà này được xây dựng ngay trên nền chợ Cũ trên đường Kinh Lớn (tức đường Nguyễn Huệ thời thế kỷ 19. Sau đó con đường này đổi tên thành Charner, đồng thời chợ cũng bị dẹp sau khi chợ Bến Thành khởi công xây dựng vào năm 1012 và khánh thành ngày 28/3/1914. Ngày nay tòa nhà này nằm trên đường Nguyễn Huệ, đoạn giữa Ngô Đức Kế và Hải Triều, ngay sau lưng tòa Bitexco.

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Monday 28 November 2022

SAIGON QUẬN 3

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/saigon-quan-3.html

Monday, November 28, 2022 

Hình ảnh Saigon xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba


Bên cạnh Quận Nhứt là trung tâm hành chính, trung tâm thương mại của Saigon, nơi mà lúc nào cũng nhộn nhịp, sầm uất, đông đúc, thì ngay sát bên cạnh đó có một Quận Ba bình yên đến lạ thường, dù đây cũng là trung tâm của Sài Gòn từ xưa đến nay. Dù ngày nay Quận Ba đã không còn thoáng đãng như xưa, nhưng có một số con đường vẫn giữ được nét yên tĩnh nhẹ nhàng, như là đường Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm…

Cũng vì có được sự yên tĩnh thơ mộng đó nên từ năm 1955, người đặt tên đường cho Saigon đã ưu ái cho khu vực này những con đường mang tên toàn là những thi sĩ, văn sĩ nổi tiếng, như là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Thời Nhiệm, Yên Đỗ… Sau năm 1975, nhiều tên đường đó vẫn được giữ nguyên, duy chỉ có Yên Đỗ bị đổi tên (hay là người ta không biết Yên Đỗ chính là Nguyễn Khuyến?)

Sau đây mời các bạn xem lại loạt ảnh xưa và nay của một số nơi ở Quận Ba, ảnh chụp cách nhau tầm nửa thể kỷ, thời gian đủ dài để nhìn thấy những sự thay đổi:

Hình cũ là ngã tư Phan Thanh Giản – Trương Minh Giảng xưa, nay là Điện Biên Phủ – Trần Quốc Thảo. Căn villa bên tay trái hình là thứ duy nhất còn lại ở góc ảnh này.

Hình góc ngã 4 đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo).

Trong hình cũ, đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục.

Có thể nhận thấy có sự thay đổi rất lớn sau 60 năm giữa 2 tấm hình này.

Ngay ngã tư này là tòa nhà nhà có tuổi đời trên 100 năm như hình bên dưới.

Đây là tòa Tổng Giám Mục Saigon được xây từ năm 1911. Ngay bên cạnh tòa nhà là ngôi nhà cổ xưa nhất Saigon có tuổi đời hơn 200 năm, được gọi là Nhà Nguyện. Ngôi nhà này mái ngói, vách gỗ, trước đó là mái tranh, từng là nơi ở của linh mục Bá Đa Lộc, nơi dạy học cho hoàng tử Cảnh.

Hình ảnh ngôi trường nổi tiếng Marie Curie năm 1974 và năm 2021. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn (hoạt động từ năm 1918), cũng là trường duy nhất vẫn đang mang cái tên ban đầu do người Pháp đặt, dù có một khoảng thời gian ngắn mang những tên khác nhưng đến nay cái tên Marie Curie được giữ nguyên.

Một ngôi trường nổi tiếng khác cũng nằm ở quận 3 là trường nữ sinh Áo Tím, tức trường nữ Gia Long trên đường Phan Thanh Giản, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai trên đường Điện Biên Phủ.

Trường chính thức hoạt động từ năm 1915, khai giảng năm đầu tiên với 42 nữ sinh cấp tiểu học. Lúc này đồng phục của nữ sinh là màu tím, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam. Từ đó trường có tên là Trường Áo Tím.

Năm 1953, trường đổi tên lại thành Trường Nữ Trung Học Gia Long, sau năm 1975 mang tên Nguyễn Thị Minh Khai.

Một ngôi trường nổi tiếng khác nữa nằm ở góc ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa), đó là trường Lê Quý Đôn, đối diện bên kia đường là Dinh Độc Lập.

Trường Lê Quý Đôn ở Saigon là ngôi trường trung học lâu đời thứ 2 ở Saigon. Thời Pháp, ngôi trường này thường được biết đến với cái tên Collège Chasseloup Laubat, nằm giữa 3 con đường trung tâm là Chasseloup Laubat, Testard và Palais, sau này đường Palais đổi tên thành Barbet, rồi trở thành Barbé. (Ba con đường này sau năm 1955 mang tên Hồng Thập Tự, Trần Quý Cáp, Lê Quý Đôn, nay lần lượt là Nguyễn Thị Minh Khai – Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn).

Góc Công Lý – Hồng Thập Tự (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai). Tòa nhà trong ảnh là trường Lê Quý Đôn. Phía bên trái là tường rào Dinh Độc Lập.

Hình cũ được chụp từ năm 1954, là hỉnh ảnh của bệnh viện Clinique Saint-Paul tại địa chỉ số 280 Legrand de la Liraye. Từ năm 1955, đường này đổi tên thành Phan Thanh Giản.

Bệnh viện Saint-Paul còn có các tên khác là Dưỡng đường Saint-Paul, Bệnh xá Saint-Paul, là bệnh viện tư nhân hoạt động từ năm 1938. Bệnh viện Saint-Paul hoạt động liên tục đến năm 1976 thì bị quốc hữu hóa và đổi thành Bệnh viện Mắt như hiện nay.

Ở tấm hình dưới được chụp năm 2021, có thể thấy cái tên nguyên thủy Clinique Saint-Paul vẫn còn được giữ lại. Kiến trúc của cổng và bên trong cũng không thay đổi nhiều. Ngày nay, nhiều người vẫn quen gọi đây là bệnh viện Xanh Pôn.

Tòa nhà Clinique Duy Tân được KTS Tô Công Văn thiết kế, nằm ở gần góc Duy Tân – Phan Thanh Giản (nay là Phạm Ngọc Thạch – Điện Biên Phủ). Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, là văn phòng của Bộ Y Tế ở số 51 Phạm Ngọc Thạch.

Một góc đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Góc dưới bên phải của hình là ngã ba Công Lý – Tú Xương, đi thêm một chút là tới ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ).

Tòa nhà mái ngói bên trái ngày nay là CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TP.HCM (VIETNAMTOURISM HCMC JSC), địa chỉ: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P6, Q3.

Khách sạn Duc Hotel, nay là Victory Hotel ở góc đường Công Lý – Trần Quý Cáp, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần.

Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đoạn giao với Công Lý xưa và nay. Đoạn kẽm gai trong hình cũ là tường rào Dinh Độc Lập, vì sự kiện Mậu Thân năm 1968 nên thép gai giăng khắp đô thành.

Hồ Con Rùa nổi tiếng, nằm ở trung tâm quận 3, giao lộ 3 con đường Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) và Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Hồ được xây dựng năm 1967, nhìn từ xa hồ nước là một khối kiến trúc hình thành một vòng xoay xung quanh, có một cái tháp cao nhất ở giữa nhìn như một bông hoa xoè ra. Đúng ra là các bàn tay xòe ra.

Sở dĩ hồ mang tên là Hồ Con Rùa là vì giữa hồ có tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn.

Xung quanh Hồ Con Rùa là nhiều trường đại học Luật Khoa, Y Khoa, Kiến Trúc, và con đường đi ngang hồ tên là Duy Tân có cây dài bóng mát như trong nhạc Phạm Duy. Với những tán lá 2 bên đường đan vào nhau thơ mộng, đường Duy Tân là nơi hẹn hò lý tưởng cho những cặp đôi đang ở lứa tuổi đôi mươi ở giảng đường đại học, và Hồ Con Rùa cũng thường là nơi hẹn gặp nhau để cùng tản bộ trên con đường mát mẻ này.

Hồ Con Rùa cách Nhà Thờ chỉ vài trăm mét, là trục đường quen thuộc với người Saigon xưa, được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào nhạc: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

Từ ngã tư đường Duy Tân – Hồng Thập Tự nhìn về bùng binh. Ngày nay 2 con đường này mang tên Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai.

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

KÍNH MỜI THAM KHẢO

https://phtq-canada.blogspot.com/

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

SAIGON XƯA VÀ NAY (1) SAIGON XƯA VÀ NAY (2)

SAIGON XƯA VÀ NAY

ĐÔI NÉT VỀ SAIGON XƯA

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/saigon-quan-3.html

 https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/vietnam-war-nickut.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/saigon-in-1973.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/saigon-thap-nien-1960.html

Monday, 28 November 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/cholon-ngay-xua.html

CHỢ LỚN NGÀY XƯA - Bàn Cờ xóm tôi- Hột “dzịch lộn”

Friday, 25 November 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/buu-chinh-vietnam-conghoa.html

Monday, November 21, 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/doi-net-ve-saigon-xua.html

Saturday, 22 October 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/xom-chieu-quan-4-saigon.html

Thursday, 20 October 2022

SÁCH QUÝ HIẾM CỦA NHỮNG NHÀ SƯU TẬP KHỦNG

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/08/bao-chi-xua.html

BÁO CHÍ XƯA BÁO CHÍ XƯA

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/08/dinh-doc-lap-saigon.html

Dinh Độc Lập ngày nay như thế nào?

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/tien-te-viet-nam-cong-hoa.html     

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/gia-dinh-trung-luu-hanoi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/ben-bach-dang-saigon.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html

Monday, 16 May 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay_17.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html

Những bức ảnh Saigon được chụp cách nhau 100 năm tại cùng một vị trí

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html

Monday, May 30, 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/saigon-xua-va-nay.html

Saturday, 26 February 2022

Kiến Trúc Sư Huỳnh Kim Mãng và các sinh viên Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon 1971

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/cho-ben-thanh-saigon.html

Ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 (cuối trang)

https://nhactrinh.vn/nhung-buc-anh-sai-gon-duoc-chup-cach-nhau-100-nam-tai-cung-mot-vi-tri-phan-2/

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/01/saigon-1960-1970.html

BẾN BẠCH ĐẰNG SAIGON - CỘT CỜ THỦ NGỮ XƯA VÀ NAY

Ảnh màu về cuộc sống sôi động của Saigon 1954 (cuối trang)

Loạt ảnh về sân bay Phù Cát (Bình Định) thời chiến tranh Việt Nam

Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước - Qui Nhơn năm 1968

Hàng rong Saigon những năm 50 Bởi Brown Sugar 06 October 2017

Ảnh thú vị về Saigon năm 1969 của C. W. Barrett

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/10/ha-noi-xua.html

Wednesday, 7 October 2020

https://miennamvietnam.com/nho-saigon-chon-cu-duong-xua-tan-dinh-dakao-nhung-ngay-xua-cu/

Nhớ Saigon, chốn cũ đường xưa: Tân Định & DaKao những ngày xưa cũ

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

Friday, 18 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hinhanh-trieunguyen.html

Wednesday, 16 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/tin-nguong-dan-gian.html

Saturday, 12 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/dakao-tan-dinh.html

Friday, 4 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hoc-duong-va-cuoc-song.html

Tuesday, 1 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/08/hinh-anh-ngay-xua.html

Sunday, 16 August 2020

Những hình ảnh quý giá của tạp chí Life về Chợ Lớn 1950

40 bức ảnh màu vô giá về miền Bắc Việt Nam thời chiến

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/08/dinh-gia-long.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/blog-post.html

Saigon 1965-1975 - Saigon xưa: Hòn ngọc viễn đông của thuở nào

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1966.html

Saigon 1966 - Ảnh màu cực hiếm về Saigon năm 1965 – 1966

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1900.html

Saigon 1900

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1971.html

Saigon 1971

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll