TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday 21 November 2022

BƯU CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/buu-chinh-vietnam-conghoa.html

BƯU CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (BẮC VIỆT)

Độc đáo ngôi nhà cổ năm gian của người Hoa ở Sóc Trăng

cuối trang




Kính mời tham khảo - Kính mời viếng thăm 
VĂN-PHÒNG PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA Lotus Lantern

SAIGON XƯA VÀ NAY (1)

SAIGON XƯA VÀ NAY (2)

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/buu-chinh-vietnam-conghoa.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/gia-dinh-trung-luu-hanoi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay_17.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/saigon-xua-va-nay.html

Saturday, 26 February 2022

CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ KHÔNG - CẦU NGUYỆN CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU -

Ý NGHĨA CỦA PHƯỚC BÁU

Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.

Tôi đã chứng kiến nhiều Phép Lạ và dám cam đoan điều đó !

Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

MỘT VÀI CHUYỆN CHO VUI ĐỜI

https://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2016/02/nen-lo-tu-tam-chuyen-tanh-cho-tin-loi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/09/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/01/cau-nguyen.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/04/deadly-easter-sunday-louisiana-tornado.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/02/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html 

Đức Phật không phải là thần linh. Đúng. Nhưng thần linh là gì?

CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT 

(Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện - Chuyện Trong Chùa - Chuyện Trong Đời - Thế nào là một vị Chân Tu)

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2022/05/chu-tam-trong-ao-phat.html 

https://thuvienhoasen.org/p22a12010/04-chu-tam-trong-dao-phat

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2019/09/chu-tam-trong-ao-phat-cu-tran-lac-ao.html

CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT

https://phtq-canada.blogspot.com/2013/10/chu-tam-qua-loi-chu-to-day.html 

(MC Viet Thao Tiền Làm Động Tâm - Tiền Sinh Bất Tịnh)

*** CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 3)

CHỮ TU TRONG ĐẠO PHẬT 

- TU TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY - SỐNG AN LẠC TRONG ĐỜI

https://phtq-canada.blogspot.ca/2014/09/xuat-gia-hay-tai-gia.html

Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG

The Meaning of Life (Ý nghĩa sự sống)

Ý Nghĩa Của Cuộc Sống  Lý Liên Kiệt giác ngộ được ý nghĩa của cuộc đời

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/03/muon-tu-thi-phai-hoc-muon-oc-phai-biet.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/04/y-nghia-cua-cuoc-song-ctl-tap-3.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/12/y-nghia-cua-cuoc-song.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2017/12/ly-lien-kiet-giac-ngo-uoc-y-nghia-cua.html 

Tuesday, 19 December 2017

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/11/y-nghia-cua-cuoc-song.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/cuoc-song-co-y-nghia.html

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Độc đáo ngôi nhà cổ năm gian của người Hoa ở Sóc Trăng

Share:
 
 
 
 
Cổng vào nhà gỗ dòng họ Lai ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Dân Trí

Du khách đến Khóm 6, Phường 1 (TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), hỏi về nhà tổ họ Lai, người dân trong vùng ai cũng biết và tận tình chỉ đường. Đây là căn nhà cổ do các thế hệ con cháu của gia chủ xây dựng, bồi bổ nên.

Ngôi nhà tổ họ Lai là một căn nhà năm gian được xây dựng bằng tường gạch, cột gỗ, mái ngói, nền lát gạch tàu với kiến trúc truyền thống của người Hoa. Nhà được xây dựng từ năm 1925, ròng rã một năm mới hoàn thành. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, căn nhà cổ này được trùng tu vào năm 2014 và có diện mạo như hiện nay.

Toàn cảnh căn nhà nhìn từ bên ngoài

Ông Lai Văn Thông (cháu cố đời thứ 4 của dòng họ Lai) cho biết: Nhà được xây dựng từ năm 1925, đến năm 1926 mới hoàn thành và được trùng tu vào năm 2014 vẫn giữ nguyên hiện trạng cũ. Nhà có chiều ngang 19.5m, hai bên hiên trước có cửa thông với hai gian phụ dùng để nấu nướng, chứa hàng hóa. Hiện, hai gian phụ này được các thế hệ con cháu đời thứ 8, 9 sử dụng.

Cửa chính căn nhà.

Nhà có đến 36 cột bằng loại gỗ căm xe, bốn bộ ván gỗ căm xe và bố chiếc đèn măng xông. Ngoài ra, trong nhà còn có những bộ lư đồng, bình cổ, đồng hồ có tuổi cũng bằng tuổi ngôi nhà.

Đèn măng xông quý hiếm

Giống như nhiều căn nhà truyền thống của người Hoa ở đất Vĩnh Châu này, nhà tổ họ Lai chọn cho mình các chữ có ý nghĩa tốt đẹp treo ngay lối ra vào chính của căn nhà là “Lai Hòa Lợi”. Hai bên là cặp câu đối “Hòa vi quý tiên vương chi đạo (hòa làm quý là đạo của các vua đời trước)/Lợi ư nhân hậu duệ tất xương (lợi ở người đời sau chắc chắn được tốt đẹp). Ở các lối ra vào phụ cũng được trang trí bằng các cặp câu đối với nội dung giáo huấn con cháu, như: “Vi thiện tối lạc” (làm thiện là việc vui vẻ nhất), “Thi lễ truyền gia” (lấy kinh Thi và kinh Lễ truyền nếp nhà, Thi và Lễ là hai trong bộ ngũ kinh của Nho giáo, thường được sử dụng chỉ về gia giáo).

Hành lang

Ở hai bên cửa sổ lại là các cặp câu đối ca ngợi cảnh thiên nhiên theo tính ước lệ cổ điển của văn học Trung Hoa: “Trúc bao tùng mậu” (tùng trúc tốt tươi), “Thủy nguyệt tùng phong” (trăng trong nước, gió lùa qua tùng). Đầy vách nhà trước được trang trí bởi các bức bích họa với chủ đề “điểu thú” mà chủ yếu nhất là vẽ các loài chim: Từ phượng hoàng, khổng tước (công), trĩ, hạc đến uyên ương, anh vũ (vẹt), gà, vịt… rất sống động. Hành lang này thông qua hai gian chái phụ ngày trước được dùng làm kho chứa lúa gạo. Hiện nay đã được con cháu họ Lai tu sửa lại để làm nhà ở.

Bên trong sảnh chính nổi bật với những cây cột bằng gỗ quý

Cháu đời thứ 4 của người xây nên căn nhà tổ họ Lai là ông Lai Văn Tìa, hiện đang sống ở một chái nhà. Ông Tìa chia sẻ: “Người xây căn nhà cổ này là bà cố của tôi. Tôi cũng không rõ tên họ của bà cố là gì. Chỉ biết ông cố mất sớm, một mình bà cố tảo tần nuôi dạy năm người con trai”. Để trả lời cho câu hỏi bà cố làm công việc gì mà có được nguồn kinh phí xây dựng nên căn nhà này, ông Lai Văn Tìa đưa chúng tôi trở ra gian nhà trước và chỉ vào các bức bích họa sát chân tường. Đó là những bức vẽ với chủ đề về các công việc ở địa phương, như: Trồng lúa, đánh bắt cá, làm ruộng muối, trồng hành, trồng nhãn… Ông  Tìa cho biết, ngày xưa bà cố là người ăn chay trường nhưng rất cố gắng làm nông, bất cứ công việc nào có thể làm được ở địa phương, bà đều làm để kiếm tiền nuôi dạy các con và tích lũy với quyết tâm xây dựng được căn nhà to đẹp cho con cháu sống quây quần bên nhau.

Trên vách có nhiều bức vẽ tái hiện nghề nghiệp sinh sống của dòng họ Lai như trồng lúa, làm muối…

Ông Tìa cho biết, thời ông còn nhỏ, căn nhà cổ này là nơi sinh sống của cả dòng họ nên rất đông đúc. Giờ đây con cháu dòng họ Lai có nhiều người đi làm ăn xa hay xuất ngoại nên căn nhà cũng trở nên vắng lặng. Năm người con trai của bà cố đã thống nhất sử dụng căn nhà cổ này làm nhà tổ của dòng họ để thờ cúng tổ tiên, không ai được phép chuyển nhượng, chia chác.

Bộ lư hương cổ trên bàn thờ.

Cũng theo lời ông Tìa, gian trước của căn nhà được sử dụng làm gian thờ với bàn thờ ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân. Đây là bàn thờ trang trọng nhất ở nhà với các bao lơn được chạm khắc tỉ mỉ và thếp vàng. Ở giữa thờ chữ “Thần” với tượng thờ Quan Công ngồi trên ngai và hai tỳ tướng Quan Bình, Châu Thương (hay còn gọi là Châu Sương) đứng hầu hai bên. Biển hiệu đề trên gian thờ này cũng thật phù hợp là “Thiên Nam trình thụy” – tức là ở trời Nam trình ra điều tốt lành. Hai bàn thờ hai bên đều thờ tổ với chữ “Tổ” ở giữa và các câu đối xung quanh. Các bàn thờ này cũng được chạm khắc ở bao lơn nhưng không tinh xảo bằng bàn thờ chính. Như vậy mới thấy hết được tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa tại Vĩnh Châu sâu sắc đến thế nào. Gian nhà chính còn trưng bày các bộ ván ngựa gỗ, bàn ghế và các tủ thờ có niên đại đồng đại với căn nhà.

Chiếc bình cổ hơn trăm năm tuổi vô cùng quý

Những gian phía sau các bàn thờ được khéo léo bố trí đến sáu phòng ngủ. Hiện nay, các phòng này đều bỏ trống do con cháu đều đã có nhà riêng. Đếm số lư hương trên hai bàn thờ tổ, chúng tôi đoán rằng hiện nay căn nhà cổ này đang thờ phượng 11 người quá vãng của dòng họ Lai và hẳn là sẽ có nhiều dịp giỗ trong năm. Nhưng để chọn một ngày cả dòng họ tụ họp về nhà tổ, dòng họ Lai chọn ngày 16 Tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Theo ông Tìa, đó cũng là dịp căn nhà này vui nhất do con cháu tề tựu về đông đủ.

Ông Lai Văn Tìa bên bộ phản (bộ ván) bằng gỗ quý.

Ông Tìa cũng cho biết nhà tổ họ Lai luôn sẵn lòng mở cửa để chào đón du khách đến tham quan. Ở TX. Vĩnh Châu khá xa xôi nên hễ có khách đến nhà là ông rất vui. Ông xem đây là việc góp phần cho phát triển du lịch của thị xã cũng như giao lưu, giới thiệu văn hóa của bà con người Hoa ở TX. Vĩnh Châu.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll