TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 12 June 2016

KHÔNG QUI Y TĂNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG ? - THẾ NÀO LÀ TĂNG THIỆT TĂNG GIẢ ? - TAM BẢO THIỆT TAM BẢO GIẢ ?


Anh QT (4).jpg

Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh - không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA





---------- Forwarded message ---------- 
From: VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG  VP.PHTQ_CANADA@yahoo.ca
Date: 2013/7/26
Subject: [VP.PHTQ.CANADA] - Hỏi : KHÔNG QUI Y TĂNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG ? - THẾ NÀO LÀ TĂNG THIỆT TĂNG GIẢ ? - TAM BẢO THIỆT TAM BẢO GIẢ ?
To: Thomas D. Tran tdtran747@gmail.com
Cc:
Sent: Thursday, July 25, 2013 10:08 PM
 
Kính chuyển đọc và tùy nghi suy ngẫm, chuyển tiếp. 
Nếu vụ này là có thật thì tôi phải than "Ới Trời ơi! Phật ơi! Sư ơi là sư!"
Do đó tôi nói mà không ngượng miệng rằng 
Tôi Trọng Phật, Trọng Pháp mà không Trọng Tăng. 
Ai muốn lên án tôi thì cứ tùy tiện, chứ sư tăng mà gian dối thì trọng sao được? 
Còn tệ hơn tục nữa!
Kính
TDT




VAN-PHONG PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA

Quí vị đừng quá dễ tin theo bọn xấu trong các chùa cũng như trên các diễn đàn. 
Bọn chúng hàng ngày ra sức tấn công, bôi nhọ các vị giáo phẩm CG lẫn PG.
Mọi người cần nên cẩn trọng, đề cao cảnh giác. 
Kính mời quí vị theo dõi bài viết dưới đây của BBT.PHTQ.CANADA




SUNDAY 2016.6.12

Kính thưa quí vị,

Từ trước đến nay, đa số hiểu một cách thiển cận và sai lầm ý nghĩa của TAM QUI Y (qui y Tam Bảo gồm có: Phật; Pháp; Tăng).

Đúng như quí vị đã thấy, thời nay có TAM BẢO GIẢ tràn đầy trong các chùa, trong và ngoài nước, như sau:


1. Phật giả: Tượng Phật chỉ là hình tượng để nhà chùa làm các nghi lễ tôn giáo, có mục đích nhắc nhở mọi người tu tập theo lời Phật dạy, chứ không có mục đích để van xin, cầu khẩn Phật ban cho điều này điều kia. Tự lực mới thực là tu theo Phật giáo.



Tượng Phật Ngọc được quảng cáo là linh thiêng, cúng vái cầu gì được nấy, người già tê liệt ngồi xe lăn ở Mississauga, Canada vái tượng Phật Ngọc liền đứng dậy chạy vòng quanh chùa. 

Đến tháng 7 năm 2011, tượng Phật Ngọc này đến Germany bị xe lật sứt mẻ, phải tu sửa, có gì là linh thiêng đâu, rồi biến mất trên thị trường buôn bán ngọc giả, bởi không còn gạt gẫm được ai - do các ông sư giả quảng cáo láo, lấy tiền thiệt.

 
 

xe chở tượng Phật Ngọc bị lật
trong tai nạn giao thông tại Germany (7-2011)
từ đó đến nay biến mất luôn trong cộng đồng người Việt

2. Pháp giả: Hiện nay có một số không ít kinh giả tràn lan, đầu độc rất nhiều người gọi là Phật tử, nhưng nhẹ dạ, mê tín, qua phong trào: niệm Phật vãng sanh - không cần kinh sách. Pháp môn Tịnh độ rất vi diệu, nhiệm mầu đã bị bọn tăng ni và cư sĩ trọc lợi dụng để dụ dỗ làm tiền các người không cần tu tập theo kinh sách thiệt - bởi phải hạ thủ công phu nhiều - lại muốn được hưởng sự sung sướng cùng cực (cực lạc, cực sướng) ở kiếp sau.



Đây là một số kinh sách giả tràn đầy trong các chùa do mê tín dị đoan.
Bọn sư giả khuyến khích để đầu độc lợi dụng quyên góp ấn tống



3. Tăng giả: chỗ này cần phân biệt với chữ Tăng Thiệt (Sangha-Tăng già).
Bọn trọc này càng ngày càng nhiều do dễ kiếm cơm qua hình thức tôn giáo. 
Bọn trọc này bày vẻ linh thiêng huyền bí như các lễ hội Quán Âm (Chùa Việt Nam, Texas, USA) lễ Trai Đàn Bạt Mạng (Chùa Việt Nam, Phoenix, AZ, USA) Quán Âm Linh Ứng ngoi lên từ biển Phú Yên (Chùa Thanh Lương, Phú Yên, VN) và vô số hình thức cúng kiến, niệm Phật vãng sanh như bọn trọc cư sĩ Diệu Âm (Australia)


Chuyện khó tin không có thật - Ly kỳ chuyện Phật Bà “ngoi lên” từ biển ở Phú Yên [HD, 720p]
Published on Jun 8, 2016
Thí dụ như:

Ni cô Quảng Hạnh - Ni viện Kiều Đàm VN
Đây là một ni cô tuyên bố vãng sanh để gạt gẫm bá tánh - bị hình phạt kỷ luật.

sân chùa biến thành sân khấu - 
sư trọc biến thành diễn viên điện ảnh - thành ca sĩ trọc ôm hoa như ca sĩ thiệt

tên trọc thích tuệ uy (tu viện hộ pháp - Cali, USA) đem y áo cà sa ra diễu như đồ ma haloween
các lễ hội trai đàn bạt mạng với ban kinh hoàng màu mè như tuồng cải lương kiếm nhiều tiền.
Tại sao? - Bởi vì ai ai cũng có thân nhân qua đời.
Các lễ hội tà pháp trai đàn bạt mạng này từ VN xuất khẩu sang các chùa hải ngoại USA, Canada, France, Germany, Australia.


TÓM LẠI, QUÍ VỊ KHÔNG MUỐN QUI Y TĂNG - CŨNG ĐƯỢC - KHÔNG SAO C
QUÍ VỊ CÒN TỐT HƠN LÀ NHIỀU NGƯỜI TÔN THỜ MỘT VỊ TĂNG NHƯ PHẬT SỐNG, THÁNH SỐNG - VỊ TĂNG ĐÓ NÓI GÌ CŨNG TIN - DẠY SAO NGHE VẬY.

THẦN TƯỢNG BẤT C VỊ TĂNG NÀO CŨNG LÀ VÔ MINH (NGU) 
- CHÁN CHƯA ?




BBT. PHTQ. CANADA XIN GIẢNG RÕ
Ý NGHĨA CỦA TAM BẢO TRONG PHẬT GIÁO



Thế nào là Tam Bảo?
- Tam Bảo là ba điều quí giá, cao tột.
Tam Bảo Bên Ngoài là Phật Pháp Tăng (nhiều khi là Phật giả, Pháp giả và Tăng giả).
Tam Bảo Tự Tâmtâm sáng suốt, tâm chân chánh và tâm thanh tịnh.
Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân Ngài chứng đắc trong quá trình tu tập và hành đạo khổ hạnh, đã để lại cho hàng đệ tử xuất gia, tại gia, con đường đi đến Niết Bàn, là sự giải thoát hoàn toàn viên mãn.

- Phật: Bậc sáng suốt, giác ngộ cao tột, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đức và trí tuệ lưỡng toàn. Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.
- Pháp: Con đường chân chánh, phương pháp lợi ích rốt ráo, pháp môn đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện. Pháp là tự tâm chân chánh của mỗi người.
- Tăng: Tăng già là tập thể thanh tịnh hòa hợp, đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh. Tăng còn là tự tâm thanh tịnh của mỗi người.  


Nên ghi nhớ:
tâm sáng suốt của mỗi người
tâm chân chánh của mỗi người
tâm thanh tịnh của mỗi người
AI AI CŨNG CÓ TÂM SÁNG SUỐT, CHÂN CHÁNH, THANH TỊNH.
Cho nên, con người dù theo bất cứ tôn giáo nào  
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh - không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA

 
Kính mời viếng thăm
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW
Mời quí vị xem bài viết: 
Sự Mê Tín Trong Dân Gian - Phật Giáo có mê tín không? - Chớ vội tin
(Thư Phật Tử Ngô Phúc)
  
Lâu lắm mới có người bạo miệng nói ra Lẽ Thật.



Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca   

CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator  


 Ý NGHĨA CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tu



Chấp ngã:  Hầu như mọi người trên thế gian này đều cho rằng: thân xác này là thực, tâm hồn này là thực. Nhưng thực ra, thân xác tứ đại này do đất, nước, gió, lửa, tạo thành, không có gì gọi là thực. Tại sao vậy? 

Bởi vì nếu ngày nào chúng ta không bồi dưỡng cho tấm thân, những chất từ đất sinh ra như cơm gạo, những chất như nước sữa, những chất như không khí, những chất tạo hơi ấm, thì ô hô tử vong. Ðến cuối cuộc đời, thân xác này cũng phải để lại và tan rã, cát bụi trở về với cát bụi. Có gì là thực đâu? Còn tâm hồn của chúng ta thay đổi liên miên, từ bé đến lớn, từ hôm qua đến hôm nay, từ giây phút trước đến giây phút hiện tại. Tâm hồn của chúng ta, trong kinh sách gọi là "tâm thức", không có gì gọi là thực, đó chỉ là một dòng chuyển biến, trong từng sát na, trong từng giây phút, không bao giờ ngừng nghỉ, khi con người chưa ngộ đạo.


Trong đạo Phật, chấp thân tứ đại là mình, chấp tâm vô thường là mình, gọi là "chấp ngã". Vì vậy bản ngã mà người đời coi như là một "linh hồn vĩnh cữu", đó chỉ là "ảo tưởng" mà thôi. Chính cái ảo tưởng này là nguyên nhân của phiền não và khổ đau trong cuộc đời.


Chấp pháp: Con người thường cho rằng mọi việc trên đời đều tồn tại vĩnh viễn. Chúc tụng nhau hạnh phúc trăm năm. Tình bạn muôn năm, tình yêu bất diệt. Cầu xin mãi mãi bình yên, không gặp nạn tai, không chuyện phiền toái. Tất cả chỉ là niềm mơ ước, mong muốn mà thôi, không phải là sự thực. Con người khi đạt được một địa vị nào đó trong xã hội, có được một sự nghiệp nào đó trên đời, thường nghĩ rằng, mong rằng, những thứ đó là miên viễn, là thường còn. Con người vĩnh viễn giữ được những điều mình đang có. Bởi vậy cho nên mới có Hoàng Thượng vạn tuế, Tổng Thống muôn năm, Chủ Tịch muôn đời, Hội Trưởng vạn niên!
 

Sự thực, muôn pháp trên thế gian, muôn việc trên cõi đời, từ vật chất cho đến tinh thần đều biến chuyển đổi thay, không bao giờ ngưng. Nhứt là những thứ có hình thức, tướng mạo, lớn như quả địa cầu, dãy núi, nhỏ như trái cam, hạt cải, đều trải qua bốn giai đoạn:"sinh, trụ, dị, diệt". Nghĩa là mọi vật được sinh ra bằng cách nào đó, trụ thế được một thời gian nào đó, rồi cũng đến lúc biến dị và cuối cùng là hoại diệt. Trong đạo Phật gọi đó là "vô thường". Ở thế gian người ta gọi đó là "sự tàn nhẫn vô tình của thời gian". Mọi pháp thế gian đều không tồn tại qua thời gian. Một tòa nhà cao chọc trời kiên cố, một hệ thống xa lộ vĩ đại, tất cả chỉ còn là đống gạch vụn sắt vụn sau một cơn động đất. Một thị trấn sầm uất đông dân, nhà cửa đông đúc, tất cả chỉ còn là một khoảnh đất điêu tàn hổn độn, sau khi một cơn bão tố khủng khiếp đi ngang qua. Con người thấy đó rồi mất đó. Trên đời không có gì đáng để cho "con người tỉnh thức" phải hơn thua tranh chấp cả!

 

Còn theo đuổi việc hơn thua tranh chấp, con người vẫn còn si mê, chưa thức tỉnh, cho nên không thể có cuộc sống ý nghĩa được.

Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng".

Nghĩa là phàm ở trên đời những gì có hình thức, tướng mạo, có thể nhìn thấy bằng cặp mắt thường, đều là hư vọng, là giả tạm, không tồn tại vĩnh viễn, kể cả cái thân xác của chúng ta hiện có.
Các câu tục ngữ như: "Bèo hợp rồi tan, trăng tròn rồi khuyết", "Thương hải biến vi tang điền", hay "Bức tranh vân cẩu, kiếp người tang thương", chính là nghĩa đó vậy.
 
Cái tâm nghĩ suy, tính toán hơn thua, lăng xăng lộn xộn, suốt ngày suốt đêm, có phải thực là: chúng ta hay chăng? Sách có câu: "Người vui cảnh đẹp bao lâu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nghĩa là cùng một cảnh, nếu chúng ta có tâm sự buồn phiền áo não, không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là của chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là của chúng ta?

Sách cũng có câu:"Tâm buồn cảnh được vui sao. Tâm an thì cảnh ngộ nào cũng an". Cùng một câu nói, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cho là: nói-đúng-nói-phải, nói-sao-cũng-được, nói-ngược-cũng-xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cho là: nói-sai-nói-bậy, nói-xiên-nói-xỏ, nói-bóng-nói-gió, nói-hành-nói-tỏi, nói-quấy-nói-quá. Ðối với người thân, thương yêu trìu mến, tâm chúng ta tốt, mặc dù chưa chắc, lúc nào cũng tốt, được y như vậy. Còn như đối với, kẻ thù người oán, tâm mình không tốt, sẵn sàng gây nên, phiền não khổ đau, cho cả nhà họ. Họ càng khổ đau, nhiều đến chừng nào, mình khoái chừng đó!

Vậy, thực sự nghĩ xem, chúng ta là người, có tâm thực tốt, hay tâm không tốt? Chẳng hạn như nếu, chúng ta đang cần, giúp đỡ khẩn cấp, khi gặp tai biến, thì viên cảnh sát, chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta, vi phạm luật pháp, làm chuyện mờ ám, làm ăn phi pháp, bóng dáng cảnh sát, thực chẳng đáng ưa, chút xíu nào cả. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích, thì cho là đúng, ngược lại không ưa, mình cho là sai. Cái tâm thay đổi, bất thường như vậy, "thực" là chúng ta, như vậy hay sao? Bởi vậy, kinh sách có câu: "Tùy tâm biến hiện". Nghĩa là mọi sự việc trên thế gian này biến hiện như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Cái sự cảm thọ, tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không có lúc nào, giống với lúc nào, không có nơi nào, giống với nơi nào, không thời đại nào, giống thời đại nào. Do đó cho nên, "tâm thọ" thực sự, hết sức nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.

Do tâm tham lam, con người thọ nhận, đủ thứ vật chất, của cải tiền bạc, vinh thân phì gia, không cần biết đến, của đó chính tà, bo bo giữ gìn, cho đến lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ nhận, đủ thứ lời nói, thiệt là khó nghe, dù vô nghĩa lý, sinh lòng thù oán, bực dọc tức tối, khó chịu bất an. Do tâm si mê, con người thọ nhận, những chuyện thị phi, phải quấy đúng sai, hơn thua tốt xấu, những chuyện thương ghét, trả thù báo oán, gặp điều bất bình, chạm chút tự ái, hăm he thưa kiện, gây bao đau khổ, phiền lụy người khác, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều khổ nhiều, chấp nhiều mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Chuyện hiểu rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả. 

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Thắng lợi sinh thù oán. Thất bại chịu khổ đau. Không quan tâm thắng bại. Sống an lạc hạnh phúc", chính là nghĩa đó vậy.
Lại thêm nữa, tâm của chúng ta luôn luôn giàu sự tưởng tượng nên mới gây ra đau khổ. Có người nói ra, một câu thực là: vô-thưởng-vô-phạt, chúng ta tưởng tượng, suy diễn thêm ra, vẽ rắn thêm chân, để rồi chuốc lấy, giận dỗi bực bội, phiền não khổ đau. Chuyện này xảy ra, trong mọi cuộc sống, của mọi gia đình, ở khắp mọi nơi, rất là thường xuyên. Trong cuộc nói chuyện, thảo luận đông người, thường dễ xảy ra, những chuyện mích lòng, chỉ vì câu nói, hiểu lầm nào đó, từ miệng một người, được cộng thêm với, tâm trí tưởng tượng, của các người khác. Tâm trí tưởng tượng, của vợ hay chồng, cũng thường dẫn tới, những chuyện ghen tuông, tạo nên sóng gió, làm giảm rất nhiều, hạnh phúc gia đình. Có một đám mây, ở trên không trung, lơ lửng bay qua, ánh sáng thái dương, hiện ra ngũ sắc, rực rỡ huy hoàng, con người tưởng tượng, đó là thần linh, thượng đế giáng trần, ban phước phép lành, giáng điển ứng nghiệm. Thực là quá sức, mê tín dị đoan! Do đó cho nên, "tâm tưởng" thực sự, hết sức nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.

Tâm trí suy nghĩ, luôn luôn tiếp nối, không ngừng không nghỉ, từ chuyện này đến chuyện khác, từ việc này đến việc khác, từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ xứ này đến xứ khác, từ đời này đến đời khác, tạo thành một dòng tư tưởng, kéo dài vô cùng vô tận, gọi là tâm hành. Trong những lúc đó, tâm chúng ta có, những dòng tư tưởng, tiếp nối liên tục, chúng ta hãy thử, tìm cách dừng lại, không suy nghĩ tiếp, xem được hay không? Chắc chắn là không!

Lúc đó, dừng nó không dễ, thì mới biết rằng: chúng ta không làm chủ được tâm hành của chính chúng ta vậy. Lúc còn khỏe mạnh như vậy, chúng ta còn không kiểm soát, không điều khiển, không làm chủ được tâm hành của chính mình. Lúc sắp lìa đời, thân thể rã rời, tứ chi đau đớn, thần kinh suy nhược, chắc chắn chúng ta, sẽ bị tâm hành, dẫn dắt đi đâu, thì đến đó vậy. Thí dụ như lúc lên giường muốn ngủ, nhưng cái tâm hành cứ lo lắng, suy nghĩ vớ vẩn vẩn vơ hoài, muốn dừng cũng không được, cứ tiếp nối liên tục, trằn trọc suốt đêm thâu, không thể nào chợp mắt được! Do đó, chúng ta nên biết: "tâm hành" chính là động cơ, dẫn dắt con người vào vòng sanh tử luân hồi, nên trong kinh sách, còn gọi là "hành nghiệp".

Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm đẹp hay xấu, khi mắt trông thấy một hình sắc nào đó, gọi là nhãn thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ nghe hay khó nghe, khi tai nghe thấy một âm thinh nào đó, gọi là nhĩ thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ chịu hay khó chịu, khi mũi ngửi thấy một mùi nào đó, gọi là tĩ thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm ngon hay dở, khi lưỡi nếm thấy một vị nào đó, gọi là thiệt thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm thích hay không thích, khi thân xúc chạm một vật nào đó, gọi là thân thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm luyến thương hay tức giận, khi ý nghĩ nhớ tới một chuyện nào đó, gọi là ý thức. Ðể rồi những vọng niệm như vậy, gọi chung là lục thức, được đưa đến kho tàng tâm thức, trong kinh sách gọi là tàng thức, là nơi chứa đựng những chuyện vui hay buồn, thương hay ghét, suốt cả cuộc đời của mình. Chính những vọng niệm, vọng thức này là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao vậy?

Bởi vì, những vọng niệm như: đẹp hay xấu, dễ nghe hay khó nghe, dễ chịu hay khó chịu, ngon hay dở, thích hay không thích, đâu có phải lúc nào cũng tuyệt đối đúng hết đâu. Thí dụ như: cùng một con người, chúng ta khen đẹp, người khác chê xấu, sanh ra mích lòng, đưa đến đấu tranh, cãi cọ cãi vã, cuối cùng đánh nhau, tức nhiên khổ đau. Thí dụ như: cùng một món ăn, lúc mới bắt đầu, vì quá đói bụng, chính mình khen ngon, ngon đáo ngon để, đến lúc no rồi, thì lại thấy dở, hết còn ngon miệng. Cùng một món trái cây như sầu riêng, một món ăn như khô mắm chẳng hạn, người khen ngon thơm quá xá, thấy là phát thèm, người chê hôi thúi, khó nuốt khó ngửi, tức nhiên sanh ra, tranh cãi với nhau, đưa đến khổ đau, tạo ra phiền não. Như vậy, "tâm thức" hay các vọng niệm, vọng thức đó chính là nguồn gốc của sự khổ đau vậy.

Cái thân tứ đại gọi là hình sắc, và vọng tâm gồm có: tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành, tâm thức, nói chung gọi là "ngũ uẩn". Nếu chúng ta "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không", tức là quán sát, chiếu soi, xem xét, thấu hiểu "ngũ uẩn" giai không, nghĩa là không thực, không thường còn, không vĩnh viễn, không cố định, không đáng để chúng ta quan tâm, thì chắc chắn chúng ta sẽ "độ nhất thiết khổ ách", tức là độ được, qua được hết thảy mọi khổ ách trên đời. Chúng ta sẽ sống một cuộc đời an lạc và hạnh phúc, không nghi ngờ gì cả. Lúc đó, lòng tự ái của chúng ta, tức là sự chấp ngã, giảm bớt được bao nhiêu, chúng ta được an vui lợi lạc trong cuộc sống được bấy nhiêu. Khi chúng ta thực sự "xét thấy năm uẩn đều không", khổ nạn nào cũng qua khỏi, tức là chúng ta đã hành thâm bát nhã. Chứ không phải mỗi ngày đọc tụng đều đều, lưu loát, trơn tru, rào rào, rầm rầm, gọi là hành thâm bát nhã đâu, đó chỉ là trả bài thuộc lòng mà thôi. Hỏi rằng như vậy có ích lợi gì không? Câu trả lời: Tùy! Tại sao vậy? Bởi vì con người vẫn chưa qua khỏi được các khổ nạn.
* * *
Chúng ta đã hiểu qua: thế nào là chấp thân và chấp tâm, nói chung là "chấp ngã". Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu: Thế nào là "chấp pháp"? Chấp pháp nghĩa là: đối với tất cả, các pháp trên đời, bao gồm mọi sự, mọi việc thế gian, con người chấp chặt, ý kiến cá nhân, thành tích khả năng, suy nghĩ hiểu biết, kiến thức sở học, kinh nghiệm lão luyện, không muốn thay đổi, không muốn cải thiện, không muốn sửa chữa, không muốn chuyển hóa, không muốn nghe ai, bịt cả hai tai, chỉ mở cái miệng. Thậm chí biết rằng, mình đã nghĩ sai, làm sai nói sai, tin sai hiểu sai, cũng vẫn chấp chặt !!!

Có câu chuyện hai anh chàng vào rừng kiếm củi. Ngày kia, cả hai mỗi người bó được một gánh củi đem về. Trên đường về, hai anh chàng gặp được quế. Anh thứ nhứt bỏ củi, gánh quế đem về vì biết quế có giá trị hơn, bán được nhiều tiền hơn. Anh thứ hai tuy cũng biết như vậy, nhưng chấp chặt cái công phu gánh củi từ sớm đến giờ, không chịu thay đổi. Ở trên thực tế, lắm khi con người, biết là sai đường, biết làm sai việc, biết nói lỡ lời, suy nghĩ tầm bậy, nhưng đã lỡ rồi, cho nó lỡ luôn, sửa lại quê quá, xin lỗi mất mặt, chạm tự ái quá, nhứt định không được, tới-đâu-thì-tới, đâu ngán ai chứ !!!

Trong lòng cố chấp, nặng nề như vậy, thường dẫn chúng ta, đến chỗ đấu tranh, bắt đầu bằng lời, rồi tới võ lực, tức nhiên dẫn đến, phiền não khổ đau. Những người có thêm, một chút học thức, trong lòng cố chấp, tăng thêm một chút, họ ít khi chịu, nhìn thấy sự thực, ít khi chịu nhận, lỗi lầm của mình, ít khi chịu nhịn, nhường bước người khác. Trong kinh sách gọi là "sở tri chướng". Nghĩa là cái sở tri, cái kiến thức, sự hiểu biết, đã có từ bấy lâu nay, thường làm chướng ngại, ngăn đường cản lối, không cho chúng ta, nhận ra lẽ phải, thấu suốt chân lý.
Chân lý không lệ thuộc tôn giáo nào, giai cấp nào, dân tộc nào, quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào. Chân lý bất biến, bất tùy phân biệt, chính là nghĩa đó vậy.

Có câu chuyện một học giả đến xin hỏi đạo với một thiền sư. Thiền sư mời học giả ngồi, rồi mang trà ra tiếp đãi. Thiền sư chậm rãi, rót trà ra tách, để trước mặt khách, tiếp tục rót trà, đến khi tràn ra, vẫn không chịu dừng. Học giả thấy vậy, không còn chịu được, bèn lên tiếng hỏi, lý do tại sao. Thiền sư từ tốn đáp rằng: Ngài đến đây với đầy ắp kiến thức trong tâm trí, đâu còn chỗ để thu nhận lý thiền, lẽ đạo. Cũng như tách trà đã đầy, không còn chỗ nhận thêm nữa vậy.
Trong cuộc sống, chúng ta chứa đầy ắp những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, trong tâm trí, cho nên khó mà chấp nhận được bất cứ ý kiến nào của người khác, khó mà nhận được thế nào là chánh kiến. 

Trong cuộc sống vợ chồng, ai cũng chấp chặt ý kiến của mình là đúng, không chịu nghe giải thích, không chịu bàn luận với nhau, làm sao gia đình có được hạnh phúc! Lại đi nghe lời, ông bà thầy bói, bèn đổi cái cửa, bèn sửa cái bếp, thêm xoay cái bàn, lại trở cái giường, đi phá cái tường, xây thêm tấm vách, thực là lãng nhách, tốn công phí sức, hao tiền tốn của, một cách vô ích. Ðiều cần phải sửa, chính là cái "lòng cố chấp" của chúng ta, mà thôi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật




Kính thưa quí vị,
Trong thời gian qua, VP.PHTQ.CANADA có nhận được nhiều thư hỏi đạo, nêu nhiều thắc mắc trên bước đường tu tập và trong cuộc sống.
VP.PHTQ.CANADA nêu ra hôm nay, kính mong quí đạo hữu bốn phương đóng góp ý kiến, để rộng đường tìm hiểu chánh pháp, giải đáp các thắc mắc để mọi người cùng tu học. 
VP.PHTQ.CANADA sẽ kính chuyển các câu trả lời đến quí vị có lời thỉnh cầu tham gia việc hỏi đáp này mà thôi, nhằm tránh việc gửi Email đến những vị không cần đến nhu cầu học hiểu này.  
VP.PHTQ.CANADA dùng nhiều Emails khác nhau để chuyển tải thông tin Phật học đến quí vị khắp bốn phương, theo nhiều danh sách khác nhau.
Kính xin quí vị chỉ gửi về Email: cutranlacdao@yahoo.com mà thôi.

From: Phúc Duyên (Brampton)
Subject: Tre em khong biet noi Tieng Viet thi lam sao doc va hieu duoc sach kinh Phat ?
To: cutranlacdao@yahoo.com
Thua Thay

1/ Nhieu bac cha me khong cho tre em hoc tieng Viet, hay day con ve bat cu dao nao, thi lam sao tre em ngay nay hay tre em ngay mai hieu ranh duoc dao Phat la gi? Ngay ca cha hay me khong hoc hoi ve dao Phat thi tuong lai tre em se ra sao?
Con biet khong it nguoi Viet tai hai ngoai co dieu suy tu nay. Thay co giai phap gi khong, neu duoc xin Thay goi bai cho moi nguoi cung doc.

2/ Co hoc ve dao thi tot hon la khong hoc ve dao Phat va dao Cong giao:
Dao Phat co 5 dieu cam ky khong duoc lam: khong sat sanh, khong noi doi, khong ta dam, khong trom cap, khong uong ruou.
Dao cong giao co 10 dieu ran day: hieu thao cha me, khong giet nguoi, khong quyen ru lay vo chong nguoi khac, khong noi doi, khong lam chung doi wrong witness, khong tham cua nguoi khac……
Nguoi co dao, thi neu co bat cu luc nao trong doi, co nguoi muon lam dieu sai, thi nho den nhung dieu ngan cam thi se khong lam? Chang han nhu noi doi hay lam chung doi, trom cap hay khong tham lam lay cap do cua nguoi khac, ta dam, hay quyen ru vo chong nguoi khac ….
Nhu vay co hoc ve dao thi van tot hon phai khong Thay ?
Con cam on Thay
Con


Phúc đáp của VP.PHTQ.CANADA

1. Những gia đình không cho con em học tiếng Việt, thì trẻ em phải dùng tiếng địa phương. Trẻ em lớn lên sẽ dùng tiếng địa phương để sinh hoạt trong xã hội, đọc sách báo, xem TV bằng tiếng địa phương. Nếu các em muốn tìm hiểu về tôn giáo, hay bất cứ lãnh vực nào khác, dĩ nhiên phải dùng tiếng địa phương. Sách vở về tôn giáo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay các thứ tiếng khác đầy dẫy trong các thư viện. Hiện nay, một số nhà sư trẻ có khả năng ngoại ngữ đang cố gắng truyền bá đạo Phật cho thế hệ trẻ. Trẻ em sẽ tự quyết định theo tôn giáo nào - khi đã trưởng thành.

Vấn đề là các bậc cha mẹ, những người lớn tuổi, mãi lo kiếm sống hay làm giàu, quên đi việc chăm sóc tương lai của con em qua việc giữ gìn tiếng Việt trong gia đình. Thêm nữa, những người lớn tuổi này bận rộn trong cuộc sống vật chất, chẳng còn thời giờ nào cho đời sống tâm linh, chẳng đi đến chùa, cũng chẳng viếng nhà thờ.Có chăng, họ thích viếng thăm casino, đi du lịch, đi picnic, đi ăn nhậu party.
Nhiều ông bà già 70, 80 còn lên internet chửi lộn om trời, văng tục không ai chịu nổi. Nhiều ông bà già vô chùa, vô nhà thờ đâu phải để cúng lễ Phật, cầu nguyện Chúa, tìm học giáo lý, hay suy ngẫm chân lý gì đâu. Họ đi chùa vì danh (tranh làm chức sắc), vì lợi (bán hột xoàn, bán bảo hiểm), vì nhiều chuyện (ở nhà không nói chuyện được với ai). Họ đi chùa, nhà thờ, để soi mói xem các sư, các cha có tu đàng hoàng hay không? Còn họ chẳng cần tu gì ráo. Khi có chuyện xảy ra, các sư các cha là người tu phải nhịn. Họ vổ ngực tui không phải là người tu, cho nên tui tới luôn. Kiếp nạn của các sư các cha là thế đó.

Đợi đến khi con cái bỏ nhà đi hoang, gia nhập băng đảng, gây ra án mạng, phạm tội hình sự, bậc cha mẹ mới giựt mìn, không còn nói chuyện với con được nữa, bèn chạy vô chùa, hay nhà thờ, tìm sư, kiếm cha, nhờ cầu Phật, nguyện Chúa từ bi bác ái giáng trần cứu giúp cho. Chúa ơi cứu con! Phật ơi cứu con! 
Tệ nữa, đến khi ngã bệnh, bác sĩ bó tay, họ đâm ra hoảng hốt, lúc đó mới chạy lo heo gà cúng kiến, van vái khắp bốn phương. Thầy bùa, thầy pháp, thầy cúng, đồng cô, bóng cậu, cục đất, cục đá, cây chuối, cây dừa, suối nước, hang đá, chỗ nào nghe đồn linh thiêng, họ không hề tiếc tiền tìm tới. Nhiều người bị các tay cò mồi gạt bán thuốc trị bá bệnh của sư tây tạng 1000 đô 1 viên, trị hết ung thư, cũng chịu mua luôn. Nếu họ còn chút phước báo, tai qua nạn khỏi, họ lại quên hết chùa chiền, nhà thờ, lại đi chơi tiếp.

2. Đối với các tôn giáo, nhờ những hình thức nghi lễ, các nhà tu hành đưa giáo lý đến với đại chúng. Nếu đại chúng chỉ tới các cơ sở tôn giáo (chùa chiền, nhà thờ) khi có chuyện bất trắc xảy ra thì thật là mê tín. Họ  không biết rằng các chuyện bất trắc vẫn xảy ra cho các sư trong chùa, hay các cha trong nhà thờ. Các sư các cha nhiều khi không vượt qua được làm sao cứu giúp tín đồ? Không có Chúa hay Phật nào cứu giúp con người qua lời cầu khẩn van xin, khi chính con người không biết làm lành, lánh dữ.
Các giới cấm hay các điều răn của các tôn giáo là những điều kiện căn bản cho đời sống đạo đức, đời sống tâm linh của con người trong xã hội. Giữ gìn các giới cấm hay các điều răn, con người sẽ đạt hạnh phúc thế gian, xã hội được bình an.
Sách có câu: bình an dưới thế cho người thiện tâm, chính là nghĩa đó vậy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật




Chuyện Trong Đời

- Thưa Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy để con người cảm nhận được hạnh phúc trên đời này, dù cuộc đời quá nổi trôi, đầy sự bất như ý.

- Con người thường có đủ 3 tâm: tham, sân và si.
Khi tâm tham nổi lên, con người cảm thấy thiếu thốn, chưa đủ, muốn thêm, dù cho nhiều người đã có tiền rừng bạc biển trong tay. Có nhiều người mãi mê chạy theo lợi và danh cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa thấy đủ.
Cho nên, con người muốn cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống cần phải biết đủ (tri túc).
Sách có câu:

          Tri túc tiện túc

          đãi túc hà thời túc.

Tạm hiểu:

          Biết đủ thời đủ

          đợi đủ khi nào đủ.
Nghĩa là: Khi nào đủ ăn, đủ mặc, không đói rách, con người thấy biết là đủ thì ngay khi đó có hạnh phúc.
Với tâm tham, đợi kiếm thêm nhiều nữa mới cho là đủ thì khó hưởng hạnh phúc vì sẽ không bao giờ cho là đủ.
Có lời khuyên: trong đời con người nên nhìn xuống sẽ cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình. Lúc đó con người sẽ phát tâm cứu người giúp đời, tạo phước báu. Nếu con người nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Tóm lại, khi tâm cảm thấy biết đủ, con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc ngay trong tầm tay.

Khi tâm sân hận nổi lên, con người cảm thấy bị xúc phạm bị khinh khi, bèn khởi tâm trả đủa trả thù, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Muốn dẹp bỏ tự ái hay giảm bớt tâm sân hận, con người cần quán chiếu đó chính là bản ngã. Bản ngã chính là nguồn gốc của phiền não khổ đau trên đời, sao có thể cảm nhận được hạnh phúc? Tóm lại, muốn cảm nhận được hạnh phúc, con người cần nên quán chiếu biết đủ và tập sống theo vô ngã (dẹp bỏ tự ái xằng). Dĩ nhiên như vậy là sống ngược không theo dòng đời thường.[]

VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Kính mời viếng thăm 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời tham khảo:
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Chuyện Trong Chùa

- Thưa Thầy, có vị sư tu hành từ nhỏ, khoảng 7 tuổi, hay 7 tháng tuổi, gọi là đồng chơn xuất gia. Có vị sư xuất gia tu hành khi đã trưởng thành, khôn lớn, có trí tuệ, có học thức, có địa vị, có gia đình gọi là bán thế xuất gia. Vị sư nào đáng kính hơn, có ích lợi lớn cho việc hoằng dương chánh pháp hơn?

- Chuyện trong đời cũng như chuyện trong đạo, luôn luôn có 2 mặt và tùy theo nhiều yếu tố, chứ không thể kết luận vội vàng được.
Vị sư đáng kính là một vị sư chân tu thực học, có đức độ, làm nhiều lợi ích lớn nhỏ cho việc hoằng dương chánh pháp và phổ độ được nhiều bá tánh giác ngộ chân lý, không phân biệt vị đó xuất gia ở độ tuổi nào và lý do gì đi xuất gia.
Đối với các vị xuất gia từ thuở ấu thơ, chưa nhuốm bụi trần, đó là cái phước lớn, nhân duyên thiện lành. Vị sư đó có thuận điểm là tu hành được lâu năm, nhiều năm hơn so với các vị sư khác cùng tuổi tác. Do đó theo tâm lý chung, người đời kính trọng các vị sư này hơn.

Tuy nhiên có nhiều vị thực ra bị quăng vô chùa từ thuở nhỏ vì không biết cha mẹ là ai, con vô thừa nhận, con mồ côi, con nhà nghèo nuôi không nổi, con chạy loạn lạc chiến nạn. Các vị này lớn lên có muốn ra đời cũng không kiếm sống được, cho nên ở lì trong chùa cả 100 năm, sống lâu lên lão làng, hận người thù đời. Các vị này tâm địa vô cùng tàn nhẫn, độc ác đối với mọi người, ngay cả với đệ tử. Bề ngoài các vị này rất nghiêm trang, đạo mạo, cho nên gạt gẫm vô số người, khó nhận ra.
 
Đối với các vị bán thế xuất gia, tự quyết định việc tu hành khi tuổi trưởng thành. Nhiều vị trở thành rường cột của thiền lâm, lịch sử ghi chép đầy đủ công hạnh của các vị đại sư, tổ sư này. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị thất bại công danh, gãy đổ tình duyên, tìm nương náu cảnh chùa. Có vị cũng thành những vị sư hiền đức. Cũng có nhiều vị ghét người hận đời, vô chùa trả thù.
Tóm lại, khó nói trọn vẹn tất cả các trường hợp. Ai ăn nấy no ai tu nấy chứng.[]



Kính thưa Quí Ông Nguyễn Văn Lộc, BBT NUTB (Nam Úc Tuần Báo)
Trước hết VP.PHTQ.CANADA trân trọng cảm tạ tấm lòng của quí BBT NUTB
và của riêng quí Ông.
Quí vị đã phục vụ độc giả đồng hương tại Úc châu với tấm lòng vị tha, đem ánh sáng
chánh pháp (an lạc và hạnh phúc) đến mọi người, không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng.
Các bài viết của VP.PHTQ.CANADA tuy mang hình thức PG - bởi do các nhà sư viết - nhưng nội dung vượt qua những cố chấp thường tình trên thế gian để đến với tất cả mọi người biết đọc tiếng Việt và hiểu tiếng Việt (có một số người không phải Người Việt Nam, nhưng biết tiếng Việt, cũng thích đọc các bài viết này).

Đối với vấn đề áo lam hay áo nâu trong nhà Phật, thực ra không có qui định rõ ràng nào cả.
Nhiều người tưởng rằng áo lam thấp, áo nâu cao cấp hơn, và hành động của nhà sư đó có vẻ "nịnh" vị Phật tử chủ nhà hàng, người có tiền và có thế lực đời.

Việc gì trong đời cũng như trong chùa đều có 2 mặt: thị và phi (đúng và không đúng - sai)

1. Việc một thí chủ phát tâm cúng dường nhà chùa là đúng chánh pháp.
Tuy nhiên, vị đó cúng dường với cái tâm nào?
- Thiện tâm (bất vụ lợi, không mong cầu, chỉ vì muốn giúp cho chánh pháp được phổ cập trong nhân gian)
- Bất thiện tâm (vụ lợi, rửa tiền, chạy bớt tội làm ăn gian dối, mua chuộc nhà chùa)
Từ đó, phước báu vô biên do tâm vô lượng, hay phước báu nhỏ nhoi bởi tâm nhỏ hẹp tương ứng.
Phước báo (đáp lại khi đã tạo phước báu trước đây) có công năng giúp người gặp may mắn,
được tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
Do đó con người cần tu nhân, tích phước hàng ngày để khi hữu sự (gặp tai nạn, hay sự bất trắc),
mọi việc sẽ hanh thông. Đợi đến khi có chuyện vào chùa nhờ các sư tụng kinh chú cầu an là điều vô ích.
Tại sao vậy? Bởi nhà sư, nhà chùa cũng gặp đủ chuyện tai nạn, bất trắc, chứ đâu có bình yên mãi mãi.
Có khi nhà chùa bị cháy, hay nhà sư bị bệnh, rồi cũng chết như mọi người thôi.

2. Việc nhà chùa, nhà sư nhận của cúng dường là đúng chánh pháp.
Tuy nhiên, vị đó nhận với cái tâm nào?
- Thiện tâm (không đòi hỏi hay phân biệt người cúng là ai, tịnh tài bao nhiêu và phải giảng giải chánh pháp rõ ràng rằng: việc cúng dường này chỉ tạo phước đức - không có chút công đức nào)
- Bất thiện tâm (mê hoặc người đời qua các chuyện mê tín để làm tiền, lợi dưỡng, không có chánh pháp giảng giải, chỉ có mấy món vật phẩm tầm thường: xâu chuỗi, áo tràng, nịnh bợ, phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ ít tiền người lắm tiền)

3. Trước đây, VP.PHTQ.CANADA đã vạch rõ cho mọi người thấy một số người khoác áo cà sa nhưng không phải là nhà tu chân chính - dù họ sống trong trong chùa to, tượng lớn, chức vụ cao tột, ngồi ghế nạm rồng,
y áo như phường tuồng cải lương, thùng thình xanh đỏ tím vàng lòe loẹt, đi đứng lọng che như vua quan thời phong kiến, tổ chức văn nghệ gây quỹ liên miên để xây tòa phương trượng, đem ca xướng vào gây náo động thiền môn, để có dịp thưởng thức. Một số sư trong nước ra, dù đã có chùa lớn, chính là bọn giả sư nằm vùng, bên Úc nhiều lắm. Tiếc thay, một số lớn tín đồ vẫn cúng kiến lễ lạy chúng, thực khó phân biệt giả chân.

Tóm lại, đối với vấn đề y áo trong nhà chùa, VP.PHTQ.CANADA sẽ có bàì viết dài hơn, chi tiết hơn. Ở miền Nam, áo tràng màu nâu dùng cho Tăng chúng, áo tràng màu lam dùng cho đại chúng cư sĩ, Phật tử tại gia hay các vị mới xuất gia và chư vị Ni chúng. Ở miền Bắc, các vị Phật tử, cư sĩ nam nữ và tăng chúng, ni chúng đều dùng áo tràng màu nâu. Cần phân biệt áo tràng tay hẹp bình thường dùng hàng ngày cho đại chúng nói chung với áo hậu tay rất rộng (màu vàng hay màu lam) chỉ dùng cho chư vị xuất gia khi đắp y hành lễ mà thôi.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
108-123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9, CANADA



 
 SUI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH TRONG ĐẠO PHẬT


TKN. Thích Nữ Chân Liễu


Pháp vũ đồng lưu, lưu bất đoạn
Phật đăng phổ chiếu, chiếu vô cùng
(tạm hiểu)
Mưa pháp tràn lan, lan chẳng dứt
Ðèn từ rạng chiếu, chiếu không cùng.
(Tổ Khánh Hòa)

Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, Phật Giáo đồ khắp năm châu đã đón nhận ánh sáng khai ngộ của Ðức Phật bằng sự chân thành cung kính và tri ơn vô cùng vô tận. Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, nhận thấy cảnh sanh lão bịnh tử, đem đến sự thống khổ cho nhân loại, Ngài quyết tâm ra đi tìm đạo giác ngộ giải thoát cho chúng sinh. Trải qua nhiều chặng đường cầu đạo gian lao, với sáu năm kiên trì khổ hạnh, Ðức Phật đoạn trừ được hết tham ái, lậu hoặc và vô minh, chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, trở thành Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau khi đắc đạo, Ðức Thế Tôn nhắn gởi nhân loại thông điệp: “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng trong Phật tánh, không phân biệt giai cấp quí tộc hay hạ tiện. Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Nghĩa là không có giai cấp phân biệt trong Phật tánh, khi mê lầm là chúng sanh, khi giác ngộ sẽ thành Phật. Ai cũng có Phật tánh giống nhau và có thể tu hành để thoát vòng luân hồi sanh tử. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” chân thật tuyệt đối.

Sự Bình Ðẳng Trong Nhân Gian:
Xưa kia, xã hội sống dưới sự thống trị của giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Do đó, tạo ra nhiều bất công và bất bình đẳng về vật chất, quyền lợi và địa vị. Nhân gian thống khổ lầm than, đấu tranh, hận thù, chết chóc luôn xảy ra. Vì phải chịu đựng sự áp bức bất công, đau khổ, nghèo đói, và ly tán, người dân thường hay cầu khẩn, van xin, để được nhiều điều ước muốn bình an như ý. Họ tìm tới những thuật sĩ và đạo sĩ, chuyên dụ dẫn mê hoặc tín đồ nhẹ dạ, nhắm mắt tin tưởng những vị thần thánh huyền thoại tưởng tượng, đầy vạn năng, có thể ban phước giáng họa theo lời cầu khẩn van xin. Dựa vào những ảo tưởng mơ hồ đó, thường không được như ý, con người chìm đắm trong đau khổ và thù hận, chiến tranh bùng nổ khắp nơi. Ngày nay, luật pháp do con người đặt ra, tôn trọng nhân quyền trong xã hội tuy có tiến bộ, bình đẳng được cải thiện trong một số lãnh vực cần thiết về đời sống, đạo đức được đánh giá cao, nhưng đó chỉ là bình đẳng tương đối trong thế gian mà thôi.
                          
Trong đời sống gia đình, giữa vợ chồng, con cái, sự bình đẳng được đặt vào vị trí cho từng thành viên. Ðạo đức giữa vợ chồng là phải có sự tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Cha mẹ phải có trách nhiệm về sự trưởng thành của các con. Phận làm con cũng phải vẹn tròn hiếu đạo đối với cha mẹ. Như vậy ngay trong gia đình, sự bình đẳng tương đối đem lại an lành và hạnh phúc. Ðạo đức xã hội được cải thiện, đời sống bớt đi tranh chấp, phân biệt đối xử, phải trái, hơn thua, được mất, giấc ngủ mọi người tương đối được bình yên. Kinh Pháp Cú có dạy:

Người hơn thì thêm oán
Kẻ thua ngủ chẳng yên
Hơn thua đều xả bỏ
Giấc ngủ được bình yên.

Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh Trong Nhân Quả:
Chân lý nhân quả chi phối việc thiện ác từ quá khứ, hiện tại và vị lai, trong nhiều đời nhiều kiếp. Những hành vi thiện ác đều bình đẳng trong nhân quả, không có sự biệt trừ. Ai tạo nhân lành thì hưởng kết quả an vui, ai gieo nhân ác thì lãnh hậu quả đau khổ. Con người nếu biết dừng các nghiệp nhân xấu ác, bất thiện từ trước, ngày nay biết tạo nhiều nghiệp nhân thiện lành phước báu; đến khi nghiệp quả, nghiệp báo xảy đến, còn gọi là quả báo, con người cũng phải đền trả, nhưng nhờ có phước báo nên chỉ đền trả một cách nhẹ nhàng hơn. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Ðẳng TánhTrong Nhân Quả”. Kinh Pháp Cú có dạy:
       
Hận thù diệt hận thù
                     Trên đời không thể có
Từ bi chuyển hận thù
Hận thù sẽ tự diệt.

Như muốn được an lạc hạnh phúc, con người phải biết xả bỏ oán kết với người, lấy ân báo oán, oán nghiệp sẽ tự tiêu tan. Người muốn tạo phước đức, để không phải đền trả quả báo một cách nặng nề do nghiệp nhân cũ, trước hết phải tự thanh lọc thân khẩu ý cho toàn thiện, tự chế tham sân si của bản thân, tu nhân tích đức, giúp đỡ người hoạn nạn. Ðó là phép tu chuyển nghiệp tốt nhất.

“Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh Trong Nhân Quả”, là tự thân mỗi người khi sanh ra trong thế gian này đều khác nhau về hoàn cảnh, phước báo, khả năng, thể chất, tri thức. Hiểu rõ được các sai khác này là sự suy nghĩ chân chánh, trong bát chánh đạo gọi là chánh tư duy. Từ đó, chúng ta sẽ sống vì người, nghĩa là không so đo, không hơn thua, không ganh ghét đố kỵ và không thù hằn vô cớ với người.

Chúng ta cảm thấy vui với hạnh phúc của người, biết chia sẻ nỗi khổ của người bất hạnh, biết cách đối xử với nhau bằng sự chân thật của lòng bình đẳng vị tha. Nếu con người luôn sống đời phạm hạnh đạo đức, tâm tánh bình đẳng khiêm cung, lòng bao dung và bình đẳng với người kém phước hơn mình, chính là nhân lành đem về kết quả an vui. Sống trên đời không ai muốn bị sỉ nhục, tài sản bị chiếm đoạt, hay bị mất thân mạng. Những hành động tốt giúp đỡ người cô thế, an ủi người bị thất bại, lòng tôn trọng người sẽ được người tôn kính trở lại.

* Tôn trọng nhân phẩm người như nhân phẩm của mình
* Tôn trọng tài sản người như tài sản của mình.
* Tôn trọng sinh mạng người như sinh mạng của mình.

Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh Trong Ðạo Phật:
Ðức Phật như một tấm gương sáng ngời, đạo hạnh của Ngài chuyển hóa được xã hội đầy những chia rẽ, bất công, trở về đời sống đạo đức. Giáo lý của Đức Phật là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” công bằng tuyệt đối, đã đem mọi người trong xã hội ngồi gần lại với nhau. Đạo Phật dạy, giữa người với người một cái nhìn khinh mạn, một cử chỉ chê cười cũng không nên có.

Ngày nay, mọi người gặp nhau trong chùa, thường chắp tay chào nhau một cách cung kính, đó là thể hiện sự trân trọng Phật Tánh bình đẳng sẵn có của mỗi người, không phân biệt tại gia hay xuất gia, hoặc tướng giàu, tướng nghèo, địa vị cao hay thấp. Khi chào nhau như vậy, tâm con người trở nên khiêm hạ vô tư, tinh thần bình đẳng tánh trong đạo Phật là không thấy mình lễ và không phân biệt người nhận lễ. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Ðó là hình ảnh thật đẹp và cao quí vô cùng của những người biết tôn trọng “Sự Bình Đẳng Tánh Trong Đạo Phật”.

Căn bản của đạo Phật là sự sáng suốt ngay tự thân tâm thanh tịnh, rèn luyện người tu đức tánh bình đẳng bằng Phật tâm, Phật tánh. Con người muốn tu phải diệt lòng tham lam, sân hận, si mê và ích kỷ ngã mạn, trở về với “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” chân thật cao thượng theo lời Phật dạy. Sự tôn trọng nhân phẩm tất cả mọi người, từ hành động thân khẩu ý đều do tâm từ thanh tịnh mà ra. Đạo Phật khuyến khích con người tu tâm dưỡng tánh, khai mở trí tuệ, tăng trưởng thiện căn, tạo nhiều phước đức, an lạc và hạnh phúc khắp mọi nơi. Kinh Pháp cú, Đức Phật dạy:

Tâm dẫn đầu mọi pháp
Làm chủ và tạo tác
Lời nói hay hành động
Với tâm từ thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình.  

Diệu Dụng Của Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh:
Khi bản tánh cao thượng của con người không còn thấy ai hơn ai kém, không còn tánh kiêu căng ngã mạn, con người sống trong Phật tánh sáng suốt của “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh”, nghiã là luôn luôn sống với tâm giống như chư Phật. Sự an lạc chân thật của người có tâm hạnh bình đẳng ảnh hưởng đến những người thân sống chung quanh, cũng là gương giác ngộ sáng suốt lợi tha hiệu quả vô cùng. Tuy con người mê ngộ không đồng, nhưng Phật tánh đều bình đẳng. Người biết cách tu, không phân biệt tại gia hay xuất gia, có được tánh khiêm cung và bình đẳng, sẽ gặt hái được rất nhiều điều lợi ích cho cuộc sống. Muốn có được công đức và phước đức, dùng làm chiếc thuyền vượt qua biển khổ phiền não vô cùng vô tận từ nhiều đời kiếp, chúng ta cố gắng làm được 10 điều sau:

Tâm cầu đạo, nhiệt thành tinh tấn
Biết hổ thẹn, ghê sợ tội lỗi
Không độc hiễm, thù oán hại người
Không ganh tỵ, đức tánh trong sạch
Không bỏn sẻn, tâm từ quảng đại
Không khinh người, nếp sống đạo đức
Tu đạo hạnh, trau giồi Phật pháp,
Làm từ thiện, giúp đời cứu người
Biết hy sinh, vì người quên mình.
Hành việc đạo, sáng suốt khôn ngoan.

Ðức Phật thành đạo ngay cõi ta bà và thuyết pháp độ sanh suốt 45 năm cho đến lúc nhập diệt, để lại bao nhiêu lời dạy vàng ngọc quí báu hơn cả trân châu trong cõi đời. Tâm đại từ đại bi như cha lành thương con, tất cả đệ tử đều phải nương vào giáo lý của đức Thế Tôn trao truyền mà được giác ngộ sáng suốt theo chánh đạo, không đi sai đường vào tà đạo. Ðức Phật dạy ba môn học “Giới Ðịnh Tuệ” làm căn bản, nghĩa là hành giả tu theo Phật phải tự thắp đuốc lên mà đi, để biết đường mà tu, biết đạo mà hành.                                 
   
- Giới là những điều luật giữ cho con người không tạo nghiệp ác.
- Ðịnh là sự hành trì tu tập đoan chánh đi đến nhất tâm không còn, loạn động.
- Tuệ là sự giác ngộ sáng suốt đưa đến giải thoát sanh tử, đoạn tận vô minh.

Tóm lại, đạo Phật là đạo giác ngộ và giải thoát, đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ cao tột. Trí tuệ giác ngộ biết đời sống vô thường, sanh diệt không ngừng, con người chuyển biến từ sanh, lão, đến bịnh, tử; và hiểu được sự bình đẳng vô phân biệt của Phật tánh.

Tâm từ bi đưa con người đến sự giải thoát phiền não của nghiệp chướng nhiều đời kiếp. Người tu biết trưởng dưỡng tâm từ bi, biết giữ giới, tu thiền định, được trí tuệ, tự tu tự độ sẽ được giải thoát khỏi khổ đau và sanh tử luân hồi. Ðó là con đường thành đạo quả chánh đẳng chánh giác mà Ðức Thế Tôn đã đi và chỉ dạy với tâm đại từ đại bi cao thượng.

Trong Kinh Pháp Hoa, Thường Bất Khinh Bồ Tát đã giác ngộ được Phật tánh bình đẳng cao thượng, gặp ai Ngài cũng nói: “Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài đều sẽ thành Phật”. Suối nguồn bình đẳng tánh là sự giác ngộ và giải thoát của Phật tâm, Phật tánh nơi tự thân mỗi con người. Tự mình là ngọn đèn cho chính mình, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa. Chánh pháp của đức Phật mãi mãi là con đường tiến đến tâm hạnh thiện lành trọn vẹn cho người tu, và đem lại đời sống đạo đức cao thượng, để không còn cái ta khổ đau và phiền não nữa. Chân lý tối thượng vượt trên tất cả chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” vô ngã tuyệt đối. []

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TKN. Thích Nữ Chân Liễu (Canada)    






TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN
DUY NGÃ ĐỘC TÔN
TAI HẠI CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN
TU MÀ KHÔNG HỌC LÀ TU MÙ
TẬP SAN TỪ BI TRÍ TUỆ SỐ 30 (DỌN KHO ĂN TẾT)
GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT – TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM