TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 24 April 2022

CHUYỆN TU HÀNH

LTS: Bài viết dưới đây nói lên một phần thực tế của chốn thiền môn hiện nay, trong và ngoài nước. Tùy theo sự suy nghĩ của mỗi người, bài viết này có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Quí vị có ý kiến, xin gửi về vp.phtq.canada <cutranlacdao@yahoo.com>. Kính đa tạ và kính chúc vạn an.

NÓ......

nghề Thầy Chùa (cuối trang)

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

http://phtq-canada.blogspot.com/2022/04/chuyen-tu-hanh.html

CHUYỆN TU HÀNH

Người muốn thưởng thức một thứ trái cây bắt buộc phải lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, có khi dễ dàng, có khi khó khăn, chẳng hạn như vỏ trái dừa hay vỏ trái sầu riêng.

Con người muốn đạt được cứu cánh của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, bắt buộc phải cố gắng công phu thật nhiều, buông bỏ những cố chấp nặng nề từ nhiều năm qua đã quá quen với các sinh hoạt chùa chiền. Người đi chùa càng nhiều, càng lâu năm, càng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và những mê tín dị đoan trong chùa. Người vào tu trong chùa lại càng tệ hại hơn nếu không học hiểu và nắm vững giáo lý, lại gặp phải vị trụ trì dốt nát, sống lâu lên lão làng dạy cho toàn là những chuyện mê tín sai lạc, trái với giáo lý đạo Phật.  

Cốt tủy của đạo Phật chính là bản tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.

Bá tánh thấy các vị sư cụ già nua tuổi tác, nghĩ rằng vị này tu lâu, hiểu nhiều, chứ đâu biết, đâu ngờ các vị đó mua danh mua chức, nhận đệ tử chỉ dạy các nghi thức tụng đám để kiếm tiền cho tổ chức, ngoài ra không có gì khác. Ai cũng lầm. Nhưng khi nhận ra chân tướng của sư cụ này, họ chỉ lẳng lặng rời bỏ tông môn.

Người muốn tu theo Phật phải buông bỏ tâm cố chấp, cho rằng:

- tất cả nhà sư đều hiểu chánh pháp,

- tất cả nhà chùa đều hoằng dương chánh pháp,

- tất cả các nghi lễ cúng kiến đều là chánh pháp,

- tất cả các pháp môn tu đều là chánh pháp,

- tất cả kinh điển hiện hành đều là chánh pháp.

Phải lột bỏ tất cả các lớp vỏ cũ kỷ này, người tu mới giác ngộ được chân lý cao siêu vi diệu nhiệm mầu của đạo Phật, dù người đó tu tại gia hay tại chùa. []

BBT.PHTQ.CANADA

TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

7 ĐIỀU CẦN HỌC SUỐT ĐỜI

 Thứ nhất, "Học nhận lỗi".

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, "Học nhu hòa".

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mõng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn.

Thứ ba, "Học nhẫn nhục".

Trên thế gian này, nhẫn được một chút, sống yên bễ lặng, lùi lại một bước, biển rộng trời cao.

Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không.

Thứ tư, "Học thấu hiểu".

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nẩy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu, nên thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau, không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, "Học buông bỏ".

Cuộc đời như chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt xuống, thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề, không tự tại chút nào cả.

Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình,

biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, "Học cảm động".

Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là thương yêu, tâm bồ đề. Trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nổ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, "Học sinh tồn".

Để  sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình,

bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính mời tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=PYbcb3F2qpE  6:17

Chuyện "Ni cô" đến với Linh mục - Đâu là sự thật?

https://www.youtube.com/watch?v=Y97C2ByFjpw   31:26

Những điều nên biết về Lm. Giuse Trần Đình Long - Cong Giao Sharing

https://www.youtube.com/watch?v=sQ_sd9mGTpg  (20:26)

Có được đặt tay chữa bệnh không? Cần hiểu đúng về Lòng Chúa Thương Xót. Lm. Giuse M Lê Quốc Thăng

Cha Long và những Phép Lạ nơi Lòng Thương Xót Chúa #170419  1:00:43

https://www.youtube.com/watch?v=mXAWvsGdGwo  (13:30)

Sự thật về cha Giuse Trần Đình Long - Lòng Chúa Thương Xót

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 29

Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ.CANADA trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.

Từ nhiều năm qua, những người theo đạo Phật cứ đặt hết tin tưởng nơi chùa chiền. Quí sư nói sao nghe vậy, tin vậy. Quí sư xuất gia vô chùa tu, người tu trước nói sao, người vô sau tin như vậy. Cho nên đừng tưởng cứ trọc là tu, đừng tưởng chùa là chánh pháp. Thế gian xưa nay hiếm có chùa hoằng dương chánh pháp, càng hiếm có bậc chân tu.

Người đi đến chùa thường không học hiểu giáo lý, nghĩ rằng việc đó là bổn phận của người tu trong chùa học kinh điển rồi giảng sao, người đi chùa tin như vậy.

Cái tai hại vô cùng là người tu trong các chùa thường lười biếng, chẳng ai chịu học, chỉ tập chuông mõ để làm pháp sự, thường là đi tụng đám ma để kiếm sống. Chùa chỉ chăm lo cho người chết, không chú tâm giảng giải lời Phật dạy, không thiết tha việc hoằng dương chánh pháp.

Cái phước lớn nhất của người tu theo Phật là gặp được bậc minh sư. Vị chân tu là bậc minh sư hướng dẫn đúng chánh pháp. Người tu theo Phật với bậc minh sư hiểu rằng tất cả các hình thức cúng kiến trong chùa chỉ là phương tiện, giống như vỏ bọc ngoài của trái cây.  Người thực tâm tu theo Phật phải cố tìm hiểu cốt tủy của đạo Phật, cũng như người muốn ăn trái cây phải lột bỏ các lớp vỏ bên ngoài. Có những loại trái cây lớp vỏ bên ngoài rất khó lột như trái dừa hay trái sầu riêng. Do đó, người tu theo Phật phải quyết tâm mạnh mẽ mới ngộ được chánh pháp.

Người muốn tu theo Phật phải buông bỏ tâm cố chấp cho rằng: tất cả nhà sư đều hiểu chánh pháp, tất cả các chùa đều hoằng dương chánh pháp, tất cả các nghi lễ cúng kiến đều là chánh pháp, tất cả các pháp môn tu đều là chánh pháp, tất cả kinh điển hiện hành đều là chánh pháp. []

VP.PHTQ.CANADA

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính mời tham khảo:

https://phtq-canada.blogspot.com/

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/04/an-lac-va-hanh-phuc.html Tuesday, April 5, 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2013/01/lac-va-hanh-phuc.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/12/an-lac-va-hanh-phuc.html (HAPPY NEW YEAR 2019)

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/12/an-lac-va-hanh-phuc.html (MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2020)

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/an-lac-va-hanh-phuc.html Tuesday, 1 February 2022

http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/09/muoi-ieu-tam-niem-cu-tran-lac-ao-tap-1.html

http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2011/09/muoi-ieu-tam-niem-cu-tran-lac-ao-tap-1.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/09/thap-ai-nguyen-ngai-pho-hien-bo-tat.html  Saturday, 1 September 2012

http://phtq-canada.blogspot.ca/2013/11/muoi-ieu-tam-niem-cu-tran-lac-ao-tap-1.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/01/muoi-dieu-tam-niem.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/02/thap-dai-nguyen.html  Monday, 1 February 2021

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/muoi-dieu-nguyen-lon.html  Tuesday, 30 November 2021

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/04/muoi-dieu-tam-niem-muoi-dieu-nguyen-lon.html Friday, 01 April 2022

 AN CƯ KHO BÁU NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2015/06/cu-kho-bau-niem-tin-va-tri-tue.html

XUÂN BÌNH YÊN

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2019/02/xuan-binh-yen.html

SEN HỒNG MỘT ĐÓA

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2019/03/800x600-normal-0-false-false-false-en.html

XUÂN TRONG NÉT ĐẸP NGƯỜI TU

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2021/04/xuan-trong-net-ep-nguoi-tu.html

BÁT CHÁNH ĐẠO

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2021/03/normal-0-false-false-false-en-us-x-none.html

TỘI VÀ NGHIỆP

https://www.phtq-canada.blogspot.ca/2015/03/toi-va-nghiep.html

BAT CHÁNH ĐẠO

https://www.phtq-canada.blogspot.ca/2015/03/bat-chanh-ao-cu-tran-lac-ao-1.html

PHẬT DẠY CÁCH TRỊ MÊ TÍN

https://www.phtq-canada.blogspot.ca/2015/04/phat-day-tri-binh-me-tin-cot-tuy-cua-ao.html

CHÁNH NGỮ - TU THEO ĐẠO PHẬT

http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2015/05/chanh-ngu-tu-theo-ao-phat.html

TU PHƯỚC VÀ TU TUỆ

http://phtq-canada.blogspot.ca/2015/05/tu-phuoc-va-tu-tue.html

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 28

https://phtq-canada.blogspot.ca/2015/06/tap-san-phtq28-ai-le-phat-01-6-2015-muc.html

TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ LÀ TÀ PHÁP

https://www.phtq-canada.blogspot.ca/2015/06/cac-hieu-lam-pho-bien-ve-ao-phat.html

CÚNG GIẢI OAN

https://phtq-canada.blogspot.ca/2015/07/chanh-tin-me-tin-gat-tien-phat-tu-la.html

CHÁNH PHÁP HAY TÀ PHÁP - CẦU AN & CẦU SIÊU THẬT HAY GIẢ

 https://phtq-canada.blogspot.com/2015/10/tap-san-tu-bi-tri-tue-so-phtq30-tet.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2015/10/cac-su-me-tin-trong-pg-va-tang-le-theo.html

CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW

https://phtq-canada.blogspot.com/2015/06/cac-hieu-lam-pho-bien-ve-ao-phat.html

Kính mời xem tiếp:
https://phtq-canada.blogspot.ca/2011/12/thuong-toa-hay-chu-tieu-phtq-so-19-se.html

thầy chùa = thầy bùa & TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ CHẨN TẾ CÔ HỒN = TÀ PHÁP

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 

NÓ......

… Một lần lễ Chùa ......Tôi tình cờ gặp lại Nó.

Nó là… Trụ Trì tại một chùa X!  Dù thân Nó tròn trịa, mặt no đầy, da dẻ hồng hào khác hẳn thuở xưa. Dù Nó đang đầu tròn áo vuông, dù có dáng oai nghi của một Nhà Tu, Tôi cũng nhận ra ngay. Tôi vừa bàng hoàng, vừa mừng. Mừng vì được gặp lại người bạn thân; bàng hoàng vì không biết ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào mà kéo Nó đến cửa Thiền!

Đợi lúc vắng khách thập phương, Tôi nhẹ nhàng đến bên Nó, chấp tay có vẻ cung kính, nhưng lời nói lại có phần đùa nhiều hơn:
– Bạch Thầy ! Thầy còn nhớ… Con không ?
Nó sựng một giây, rồi vỗ mạnh vào vai Tôi, lớn tiếng mừng rỡ. Như quên mình là Nhà Sư:
– Thằng quỉ, sao Mầy lại ở đây? 
Câu nầy đáng lý Tôi hỏi Nó mới đúng hơn. Tôi vẫn chấp tay, cười cười:
– Dạ!… Con là Phật Tử…

Nó nắm tay Tôi kéo đi, dẫn Tôi qua một dãy phòng. Đến môt phòng riêng biệt, trên có hàng chữ Phòng Trụ Trì, Nó đẩy Tôi vào. Đó là một phòng tương đối rộng, ngăn nắp sạch sẽ; bày biện đơn sơ, khác với bản tính cẩu thả và… ở dơ ( ! ) của Nó. 

Đảo mắt một vòng, Tôi hỏi Nó:
– Theo Tôi biết, chỗ ngủ của Trụ Trì như hàng đại gia. Sao chỗ của Thầy đơn giản quá vậy?
– Thầy Bà gì!
– Vậy chứ sao Mầy là Trụ Trì ngang xương vậy?

Nó tự hào :
– Sao lại ngang xương? Đó là sự suy nghĩ đầy trí tuệ của Tao. Từ lúc tụi bây ghi danh vào đại học, Tao nghĩ, dù tụi mình có học hết đại học đi nữa, thì khi ra trường làm được cái gì với cái bằng cử nhân văn chương hay cử nhân luật? 

Là luật sư, nếu tụi mình có chút lương tri thì chẳng nói chi; bằng không thì sẽ vì tiền mà dùng miệng lưỡi cứ điều thay đen đổi trắng, làm nghiêng cán cân công lý, thì tạo ác biết bao nhiêu? Nếu an phận thủ thường làm nghề bán cháo phổi (dạy học), thì thường ngày phải hít bao bụi phấn, đến già không chừng cũng sẽ vô Viện Bài Lao! Đó là chưa nói không may thi rớt, bị sa vào lính, lại phải làm bia cho họng súng? Sống là một trường tranh đấu. Mạnh được yếu thua. Khôn thì ăn trước ngồi trên. Dại thì ra đứng hai bên cột đình.

Tôi nóng mặt:
– Vì vậy Mầy mới chọn nghề Thầy Chùa?

– Đúng vậy! Thì đã sao chứ? Làm nghề Thầy Chùa thì dù có chiến tranh khốc liệt thế nào, Tao cũng khỏi phải đi lính, nên luôn mang chữ Thọ trước ngực! 

Cái ăn cái mặc khỏi chạy đổ mồ hôi. Tiền thì có người quỳ dâng tận tay. Cơm thì có người hầu hàng buổi. Chỗ ở thì đồ sộ nguy nga. Trăm kẻ kêu bằng Thầy, vạn người xưng là Con. 

Ở ngoài đời, dù cho kẻ có đại quyền, cũng chưa hẳn được tôn trọng như vậy. Có gì không tốt chứ?

– Chùa Mầy giàu như vầy, sao chỗ ngủ cùa Mầy bèo quá vậy?
Nó cười :
– Mầy cứ mãi giữ cái đầu non nớt của Mầy thì làm sao thấu lý chuyện đời? Tao xây biệt thự cho Mẹ Tao hàng tỉ còn được, thì huống chi cái chỗ nằm cỏn con nầy? 

Thường thì con người ta có tiền thì hay phô trương, không ngoại trừ những kẻ tu hành. Vật dụng thì xài những thứ đắt tiền, đi xe máy đời mới, thậm chí sắm cả xe con. Đó là những thằng ngu! Bá tánh có hàng vạn người, nhưng có cả hàng triệu đôi mắt. Đừng bảo họ mê muội mà lầm! Họ cúng dường Tam Bảo là để trùng tu chùa chiền, hương hoa cho Phật, chứ nào để cho Trụ Trì lấy đó mà xài sang, xa hoa phung phí? 

Ai đời Trụ Trì mà kéo cả Vợ Con vào Chùa, thật là chướng mắt! 

Ai đời sau giờ công phu thì vứt áo cà sa đi nhậu với loại đàn bà goá điếm đàng. Thầy Chùa gì mà vừa dứt tiếng mõ thì vội trốn về nhà hú hí với vợ con. 

Ai đời lại chiều chiều lại mặc quần sọt đi đánh tenis như hạng thượng lưu…

– Vậy Mầy sống thanh đạm thế nầy là để che mắt thế gian?

Như không để ý đến câu hỏi của Tôi, Nó tiếp:
– Trong đám sâu độc có thể làm hỏng hoa sen Phật Giáo, thì cũng không thiếu những bậc Đại Sư hết lòng vì Đạo, xả thân vì Pháp, nếu không thì làm gì Phật Giáo tồn tại đến ngày nay? 

Tao không phải là chân tu, nhưng cũng biết dừng lại đúng lúc. Trước là Tao che mắt thế gian thực đó, nhưng giờ thì chưa hẳn. Trong mấy mươi năm niệm trì kinh chú, Tao cũng đã ít nhiều thấm nhuần giáo lý của Đấng Chí Tôn.  

Lấy tiền bạc của đàn na tín thí cúng dường mà làm của riêng mình, thì kiếp sau cũng phải mang lông đội sừng để trả nợ mà thôi! Mầy khỏi lo....

Nó lấy tay áo cà sa lau miệng, giảng pháp:
– Danh lợi là hai miếng mồi béo bở mà kẻ phàm phu nào cũng thích: Thùng Cúng Dường Tam Bảo của mỗi chùa thường là chỉ có tờ mười ngàn, hai chục ngàn, năm chục ngàn. 

Những kẻ cúng đường bạc triệu, thì đòi cho được gặp Trụ Trì để được ghi tên; như là một ký hiệu cho Trụ Trì biết, hầu lần sau được tiếp đón nhiệt tình! Hoặc để lên mặt, hay phơi bày một chút giàu sang cho người xung quanh thán phục. Hay để khoe mình đã tạo nhiều phước đức

Trong lúc đó, Cha Mẹ ở nhà, mới chính là Phật trước mắt, thì lại bỏ bê, không màng tới.

Cũng vì chữ lợi mà Mầy ca tụng phường vô sỉ ư, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rỗi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. 

Xét ra cũng là tội ác! 

Tôi giật mình vì dường như Nó nói đúng! 

Không ngờ cái thằng quỉ sứ nầy sau 40 năm ăn tương chao lại có những lý luận sâu xa, sắc bén như vậy. Tôi thường dùng cụm từ Những phường háo lợi háo danh một cách khinh miệt. 

Nhưng nay, nhờ Nó mà Tôi phát hiện chính Tôi cũng đã đồng hội đồng thuyền với bọn người ấy.  

Mắt Tôi đã tinh tường thấy được hạt cát nhỏ bé trong mắt người khác, nhưng lại đui mù không thấy được cọng rơm tổ bố trong mắt của mình! Với bộ óc tí ti như óc tép riu của Tôi, lại còn bất hạnh mang thêm cái tự ái lớn như đầu bò. 

Tôi tìm cách quơ quào của một người thua cuộc:
– Vậy chứ cái nghề bán lòng tin của Mầy có phước lắm?

Nó lặng thinh. Trong cái im lìm đó, đã chứa đựng cả lòng vị tha to lớn, hay chứng tỏ lòng Nó đã lắng mọi sân si. 

Tôi cũng chẳng nói lời nào. Nhưng sự lặng yên nầy lại mang nhiều xấu hổ của kẻ thiếu tài. 

Nó là một thằng thông minh từ còn bé tí! 

Và Tôi...lúc nào cũng thấp hơn nó một cái đầu.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Chuyện Cô Lái Đò

  • cô lái đò
  • Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người.
    Sau hết đến nhà sư.  Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
  • Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

    Cô lái mỉm cười:
    – Vì Thầy nhìn em…
  • Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
  • Một hôm khác, nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.
  • Nhà sư hỏi vì sao?
  • Cô lái cười bảo:
    –  Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
  • Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0onhà sư
  • Và một lần khác nhà sư lại qua sông.
    Vừa bước xuống đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
  • Đò cập bến, cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
    Nhà sư hỏi vì sao?
  • Cô lái đáp:
    – Lần này, Thầy không nhìn thẳng mặt em, nhưng Thầy nhắm mắt lại nghĩ đến em.
  • Nhà sư trả tiền và bước lên bờ.
o0o
  • Lại một hôm khác, nhà sư lại qua sông.
  • Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
    Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
  • Cô lái đáp:
    – Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
  • Thiền sư hỏi:
    – Vì sao vậy?
  • Cô lái cười đáp:
    – Lần này, Thầy nhìn em, nhưng Thầy chỉ nghĩ đến Phật và Thiền, không còn nghĩ tới em nữa…
    Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà không thâu tiền…
o0o
  • Vài năm sau đó có một Việt kiều trở về thăm quê hương.
  • Cô lái đò đưa khách qua sông. Thuyền ra giữa dòng, khách nhìn cô lái đăm đăm.
  • Cô lái cũng chợt nhận ra khách… là vị thiền sư năm xưa, bây giờ đã đổi khác…
    Mái tóc để dài, bộ quần áo thời trang thay cho bộ nâu sòng ngày cũ.
  • Đò cập bến, cô lái thu tiền từng người. Vị khách Việt kiều kia là người cuối cùng rời đò.
  • Cô lái đòi tiền gấp mười. Khách hỏi vì sao ?
    Cô lái trả lời tỉnh queo:

    – Đó là giá đặc biệt dành cho “Dziệt kìu !!” mà.
  • Sưu tầm

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll