TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT (cuối trang)
http://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/napalm-lady-in-vietnam-war.html
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời tham khảo
SAIGON XƯA VÀ NAY (1)
SAIGON XƯA VÀ NAY (2)
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay_17.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/saigon-xua-va-nay.html
“Napalm Girl” Kim Phuc, from iconic Vietnam photo, on pain and forgiveness | Brief But Spectacular
https://www.youtube.com/watch?v=2FrVpX-E0kI 5:02
https://www.youtube.com/watch?v=or_9B677RXg 2:37
https://www.youtube.com/watch?v=SWH2Vi0PcoI&t=239s 4:40
LTS. Cuộc chiến tranh Việt Nam 1955-1975 đã đem lại bao nhiêu tang thương thảm khốc cho cả hai miền đất nước. Chiến tranh đã thật sự chấm dứt gần 50 năm qua, từ ngày 30-4-1975. Con người Việt Nam khắp nơi cần suy nghiệm, hãy sống với tâm tha thứ, hãy đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhau. Mong thay. vp.phtq.canada
Kính mời xem video clip:
Nick Út cựu phóng viên AP và Bà Phan Thị Kim Phúc |
Bà Kim Phúc trong một buổi nói chuyện (ảnh: Alain Nogues/Sygma/Sygma via Getty Images) |
Bức tượng miêu tả bà Kim Phúc của điêu khắc gia Adel Abdessemed tại David Zwirner Gallery, London (Anh) – ảnh: Dan Kitwood/Getty Images |
Bà Kim Phúc nhận được giải thưởng DresdenPeacePrize vì hoạt động tích
cực và vì công việc ủng hộ Unesco và trẻ em bị thương trong chiến tranh.
(Ảnh: Twitter) |
Cùng với vết sẹo bỏng, ký ức chiến tranh là vết sẹo nằm sâu trong tâm trí bà Kim Phúc (ảnh: Michael Brennan/Getty Images) |
Sau 50 năm, Kim Phúc “Cô gái Napalm” tiết lộ thêm những điều chưa kể.
Bà Kim Phúc kể lại rằng sau 14 tháng nằm trong bệnh viện để hồi phục vết bỏng 65% cơ thể, bà nhìn thấy bức ảnh của mình đang ám ảnh cả thế giới. “Tôi về nhà và bố tôi cho tôi xem bức ảnh của tôi, được cắt từ một tờ báo Việt Nam, lần đầu tiên”, người phụ nữ 59 tuổi nói với tờ Insider từ nhà của cô ở ngoại ô Toronto, Canada. “Tôi đã rất bối rối. Tôi thấy mặt mình đau đớn, khóc lóc, trần truồng. Tôi ghét bức ảnh đó quá”. Hình ảnh đau đớn đó không chỉ thay đổi cuộc đời của bà, mà sau khi lên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế, nó đã làm thay đổi thế giới và thay đổi cả diễn biến của Chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 8 Tháng Sáu 1972, lúc đó bà Kim Phúc mới 9 tuổi, bất ngờ chứng kiến cuộc tấn công từ trên không của những chiếc Skyraiders, và gây thương tích cho bà. Ngọn lửa nóng của bom napalm đã khiến bà la hét trên Quốc lộ 1, sau khi tự xé toạc quần áo, trong khi người nhà của bà vây lại. Khoảnh khắc ấy có một nhiếp ảnh gia tên Nick Út, lúc ấy 21 tuổi đã ghi lại được. Sau bức ảnh đoạt giải Pulitzer đó, số phận của hai người gắn liền với nhau.
Nick Út, cũng là người Việt Nam, là một nhiếp ảnh gia của AP, kể lại rằng khi chụp ảnh, ông nhìn thấy cô gái nhỏ đau đớn tột cùng – da thịt cô ấy tái đi khi cô ấy rên rỉ “Tôi sắp chết”.
“Tôi nhìn Kim Phúc và tôi nghĩ rằng không thể để cô ấy chết”, Nick Út nói với Insider. Ông chính là người sau khi chụp bức ảnh đó đã đích thân đưa cô đến bệnh viện, dùng áp lực của tên hãng tin AP bảo đảm cô bé đó nhận được sự chăm sóc y tế, lúc ấy đã quá tải. Ít ai biết rằng Kim Phúc đã được đưa vào nhà xác sau khi được cho là bị thương quá nặng nên không thể sống sót.
Khi Nick Út đưa bức ảnh của mình vào hệ thống tin tức, ông nhớ lại rằng đã có một số biên tập viên yêu cầu anh chỉnh sửa hình ảnh vì mọi thứ nhìn giống ảnh khoả thân. Nhưng cuối cùng thì nó được xuất bản nguyên vẹn, mở ra một giai đoạn tranh cãi dữ dội về sự can dự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Bà Kim Phúc kể “tôi mang ơn anh Nick, vì cách anh ấy không chỉ chụp ảnh tôi, mà còn cứu mạng tôi. Anh ấy đặt máy ảnh xuống và đưa tôi đến bệnh viện”. Còn ông Nick Út thì nói “khi cứu sống cô ấy, tôi coi Kim Phúc như người trong gia đình”, ông Nick Út, năm nay 71 tuổi, nói với Insider.
Tuy nhiên, phải 17 năm họ mới đoàn tụ. Sau khi Cộng sản chiếm miền Nam, Nick Út đã di tản khỏi Việt Nam, nhưng Kim Phúc thì kẹt lại ở đó. Hai người gặp lại nhau khi Kim Phúc được đưa học ở Cuba như một biểu tượng tuyên truyền của chính quyền. Lúc đó bà Phúc nói với ông Út rằng bà khao khát được chạy trốn khỏi quê hương bị cộng sản xâm chiếm, như ông vậy.
Nick Út đi khỏi Saigon vào năm 1975, sau khi Saigon thất thủ và chuyển đến Los Angeles hai năm sau đó, năm 1977. Cách nhau không xa theo đường bay nhưng với bà Kim Phúc, thì Đại sứ quán Cộng sản Việt Nam ở Cuba theo dõi rất chặt. “Tôi muốn hét lên ngay khi gặp chú Út, và muốn được giúp đào thoát, nhưng tôi biết cả hai sẽ gặp rắc rối”, bà Phúc kể. Sau đó bằng một kế hoạch tẩu thoát mong manh và mạo hiểm trong một chuyến đi máy bay, bà Kim Phúc đã đào thoát an toàn đến Canada vào năm 1992.
Được tị nạn chính trị cách quê hương áp bức hàng nghìn dặm, bà định cư gần Toronto với người chồng Việt Nam, trở thành bà mẹ của hai cậu con trai và rồi làm Đại sứ thiện chí UNESCO nổi tiếng toàn cầu. Còn ông Nick Út sống ở Hollywood và quay phim cho AP trong nhiều thập niên. Chiếc máy ảnh ông dùng để chụp cho Kim Phúc, chiếc Leica M2 35 mm ống kính f2, đã được giữ trong một viện bảo tàng lịch sử ở Washington. “Khi tôi có được tự do ở Canada, tôi muốn thoát khỏi bức tranh đó”, bà Phúc, người thường được mô tả hay có sự buồn bã và hy vọng hoà trộn trong mình, hồi tưởng và kể lại. “Tôi không thích trở thành cô bé trong bức ảnh đó chút nào, tôi không cảm thấy cuộc đời mình thuộc về tôi”.
Bà Kim Phúc đã trải qua 17 lần phẫu thuật và 11 lần điều trị bằng laser, đã thay đổi cuộc đời mình bằng những tư tưởng mới. “Tôi có tự do và tôi có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới”, bà nói. Đối với tất cả sự đáng sợ và nhân văn trong bức ảnh danh tiếng của mình, bà Phúc đã cho nó trở thành đại diện cho sự trân quý bình yên, với sự tức giận nhường chỗ cho sự chấp nhận – và cuối cùng là lòng biết ơn: “Tôi quay lại ôm bức ảnh đó và làm việc với nó vì hòa bình. Khoảnh khắc đó đã trở thành một món quà mạnh mẽ đối với tôi”.
Ngày nay, bài học nhọc nhằn giành được sự sống còn của bà Kim Phúc trở nên hiện thực hơn bao giờ hết. Khi những hình ảnh từ Ukraine xuất hiện, trong đó có cuộc diễn hành hình ảnh trẻ em bị thương và chạy trốn, bà Phúc nói bằng chiêm nghiệm dài nửa thế kỷ của mình: “Tôi là một trong số hàng triệu trẻ em bị tổn thương vì chiến tranh. Đừng đánh mất hy vọng của bạn”.
https://www.youtube.com/watch?v=2FrVpX-E0kI 5:02
https://www.youtube.com/watch?v=SWH2Vi0PcoI&t=239s 4:40
https://www.youtube.com/watch?v=or_9B677RXg 2:37
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.
GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.
Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.
GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu
Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu ĐÃ xong.
Run RẨY phát RẪY dọn nương
GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.
Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh
Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.
BẨM thưa, bụ BẪM con người
Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.
MÃ ngoài mồ MẢ xinh tươi
Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.
Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi
CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.
TẺ nhạt, gạo TẺ của ta
Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.
KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru
CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.
BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ
BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.
Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai
LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.
Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.
CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.
CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.
CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.
CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh
Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.
BẢO ban, BÃO tố khắp miền
HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.
Hồ đầy XẢ nước cho vơi
Giữ gìn XÃ tắc kẻo thời suy vong.
Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng
Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.
NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương
TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.
TIỂU đội còn bận TIỄU trừ
Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.
SẢI tay chú SÃI thập thò
Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.
Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma
Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.
TRẢ nợ bằng một TRÃ xôi
NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.
Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm
GIẢ dại GIÃ gạo thăng trầm cho qua.
QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà
Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.
Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi
Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.
Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim
Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.
TỦM tỉm, đánh TŨM không lời
VĨ cầm, VĨ tuyến... VỈ ruồi giúp ta.
Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua
ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.
ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư
DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.
LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già
ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.
ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau
Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.
DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường
RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.
Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca
QUẢNG cáo - thực tế cách ba QUÃNG đường.
RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương
RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.
CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi
Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.
Phá CŨI làm CỦI bếp nhà
Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ
Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.
Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong
RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.
Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.
CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay
Xin đừng cà RỠN... RỞN gai ốc rồi.
SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi
SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.
MẨU bánh dành biếu MẪU thân
Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.
SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha
GIẢ thật, GIÃ gạo cho qua tháng ngày.
Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay
Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.
Mưa rỉ RẢ mệt RÃ người
RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.
Cây SẢ, suồng SÃ là anh
TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục, HŨ gạo ngày đông
Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng....!
(Đinh Trực sưu tầm)
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Lãnh đạo nhà thờ lớn ở Mexico lạm dụng tình dục nhiều bé gái Mỹ
Người đứng đầu nhà thờ tiếng tăm của Mexico thừa nhận lạm dụng tình dục nhiều trẻ em tại Mỹ. Trước đó, ông đã bị cáo buộc nhiều tội danh khác.
Naasón Joaquín García, người đứng đầu nhà thờ La Luz del Mundov (Tạm dịch: Ánh sáng của thế giới) có hàng triệu tín đồ trên toàn cầu, hôm 3/6 đã nhận tội lạm dụng nhiều tín đồ trẻ của nhà thờ quanh khu vực Los Angeles trong nhiều năm.
Tổng chưởng lý tiểu bang California Rob Bonta cho biết rằng: “Với tư cách là người đứng đầu của La Luz del Mundo, Naasón Joaquín García đã dùng quyền lực của mình để lạm dụng trẻ em“
Theo các công tố viên, García (53 tuổi) đã lợi dụng địa vị của mình và ép các bé gái vị thành viên thực hiện hành vi tình dục.
Trong quá trình điều tra, nhà chức trách cáo buộc Garcia và các đồng phạm nói nhiều nạn nhân rằng việc từ chối làm theo mong muốn của ông ta là hành động chống lại Chúa.
García đã phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc liên quan đến những hành vi sai trái trước khi bị bắt tại sân bay quốc tế Los Angeles vào năm 2019.
Ông sẽ bị kết án trong tuần tới với lời nhận tội mới cùng ba tội danh trước đó.
Date: 2016-02-11 11:40 GMT-05:00
Subject: [diendan_songvui] Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai.
lê duy san <sanduyle@yahoo.com>,
TVBQGVN <vanhainguyen999926@yahoo.com>,
bao cao su <vinhbao6711@gmail.com>
Nguyễn Thiếu Nhẫn Đại Úy CTCT Micae Nguyễn Văn Nghiêm <laomoc247@gmail.com>; chửi tôn thất sơn là dog.doctor (bác sĩ chó)