https://phtq-canada.blogspot.com/2023/01/tin-nguong-dan-gian.html
25 tháng 1, 2023
Kính thưa Quí vị,
Nếu xem đây như là tín ngưỡng dân gian hay văn hóa bình dân, đại chúng thì không có gì đáng bình luận hay bàn bạc thêm. Đây cũng là dịp người dân vui chơi, du lịch, làm ăn, kiếm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, có người hiểu lầm đây là sinh hoạt có tính chất Phật giáo hay hình thức cúng kiến theo Phật giáo. Thực ra, đây là hình thức phi chánh pháp. Bởi lẽ dễ hiểu: CẦU NGUYỆN CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU ? Tại sao Bà Đen Bà Đỏ Bà Chúa xứ, Chúa trời ban phước lộc cho người van xin cầu khẩn, không ban cho người khác ? Người van xin cầu khẩn nhất bổn vạn lợi là người có lòng tham. Ban phước lộc cho hạng người tham sân si là điều sai trái. Thần linh sao có thể ăn hối lộ cúng kiến. Thực ra, ban lãnh đạo các đền miếu kiểu này hưởng của dâng cúng từ bá tánh u mê, ngu si bởi tâm tham van xin cầu khẩn. Dâng sớ cầu an. Tiền mất tật mang. Cúng sao giải hạn. Tai nạn vẫn tới. Kính mời Quí vị ghé thăm Trang Blog Văn phòng Phật Học Tịnh Quang Canada để tìm hiểu, khám phá thêm về vấn đề tâm linh. LINK: https://phtq-canada.blogspot.com/. Kính chúc Quí vị và gia đình an lạc hạnh phúc trọn năm mới Quí Mão 2023. Kính Đa Tạ SAIGON Nhỏ. vp.phtq.canada 2023.
Hàng ngàn người đổ về núi Bà Đen xin lộc ngày mùng 4 Tết Quí Mão 2023
25 tháng 1, 2023
Chùa Bà Đen đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu – Ảnh: VietnamNet |
Tại khu vực
nhà ga cáp treo, dòng người ken đặc chờ đến lượt lên cabin cáp treo. Quầy bán
vé cũng hoạt động liên tục từ thời điểm mở bán. Còn tại khu vực đỉnh núi Bà
Đen, lượng người tập trung dâng hương, vui chơi cũng khá đông. Tuy nhiên, do
khu vực này có diện tích rộng, nên không xảy ra tình trạng quá tải.
Biển người chờ vào khu vực nhà ga cáp treo núi Bà Đen – Ảnh: VietnamNet |
Chỉ tính 4
ngày từ 29 Tết đến mùng 2 Tết Nguyên đán Quí Mão, núi Bà Đen đã đón hơn 212.000
lượt du khách. Trong đó, riêng 2 ngày mùng 1-2, nơi đây đã đón gần 190.000 lượt
du khách đến tham quan. Do trong mùng 4 Tết diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà
Đen 2023, nên lượng khách tăng mạnh.
Hàng ngàn du khách chật kín tại khu du lịch núi Bà Đen trong ngày mùng 4 Tết – Ảnh: VietnamNet |
Bà Đen được cho là linh thiêng từ
lâu, và mỗi năm cứ dịp Xuân về người dân miền Nam lũ lượt đổ về Tây Ninh, đi bộ
lên núi thắp nén nhang cho Bà để cầu xin tài lộc, bình yên cho gia đình, rồi
năm sau lên trả lễ.
Sau năm
1975, chính quyền Cộng sản cho đó là “mê tín dị đoan”, ra lệnh cấm tổ chức lễ
tài các đền miếu khắp miền Nam, trong đó có miếu thờ Bà Đen, miếu Bà Chúa Xứ
Câu Đốc,…
Mãi sau này,
khi thấy hoạt động tâm linh kiếm được tiền nhiều quá nên chính quyền cho mở lại
rồi quản lý các hòm công đức từ chùa, đến lăng miếu cả nước. Việc mở rộng, tôn
tạo các nơi thờ cúng không phải tôn trọng văn hóa tâm linh của người dân, mà
chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để những người hành hương móc tiền túi ra
cho vào hòm công đức nhiều nhất mà thôi.
Tên núi bà Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi này – Ảnh: Bách Hóa Xanh |
Truyền
thuyết về núi Bà Đen
Có rất nhiều
truyền thuyết khác nhau được người dân truyền tai về núi Bà Đen nhưng có ba câu
chuyện nổi tiếng được dân gian truyền tai nhau cho đến tận bây giờ.
1
Truyền
thuyết thứ nhất cho rằng chủ của vùng núi rộng lớn này là một người phụ nữ Phù
Nam tên là Rê Đeng, tên gọi Bà Đen là do đọc chệch từ “Đeng” mà thành.
Tên núi bà
Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi nàyTên núi bà Đen xuất phát từ tên
của chủ nhân vùng núi này
Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ – Ảnh: VietnamNet
2
Truyền
thuyết thứ hai cho rằng Bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị
quan tên là Lý Thiên. Trong làng có một chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt đã giải
cứu nàng Thiên Hương trong lúc nàng bị một đám côn đồ vây bắt. Để đền ơn chàng,
cha mẹ nàng đã hứa gả Thiên Hương cho chàng nhưng chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ
Triệt phải lên đường tòng quân đánh Tây Sơn.
Trong một
lần lên núi cúng, Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt và hãm hiếp, nàng đã nhảy xuống
núi để giữ gìn lòng trung trinh của mình và qua đời. Sau đó, nàng đã báo mộng
cho một vị sư trụ trì trên núi biết với hình dáng một người phụ nữ đen đúa nên
vị trụ trì này gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau này gọi nàng là Bà Đen để
thể hiện sự tôn kính của mình dành cho nàng.
Trong hang đá có tượng và tủ đựng y trang của Bà Đen do người dân dâng cúng – Ảnh: VietnamNet |
Trong hang đá có tượng và tủ đựng y trang của Bà Đen do người dân dâng cúng – Ảnh: VietnamNet
3
Truyền
thuyết thứ ba ghi trong quyển “Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh” rằng con gái
của một viên quan trấn thủ vùng chân núi tên là Thạch Nương hay thường gọi là
Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi đã theo nhà sư Trừng Thanh học đạo ở ngôi chùa ở
lưng chừng núi để học đạo.
Thấy nàng
xinh đẹp nên quan trấn thủ Trảng Bàng đã nhờ người hỏi cưới cho con trai. Khi
hai bên gia đình đang chuẩn bị lễ cưới thì nàng mất tích và khi gia đình hai
bên đi tìm thì tìm thấy một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Người dân trong
làng đồn đoán rằng nàng đã bị cọp vồ và gia đình đã mai táng, lập cho nàng một
ngôi mộ dưới chân núi. Tên gọi Bà Đen cũng là do đọc chệch chữ “Đênh”.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an không đốt vàng mã
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) yêu cầu các chùa khi tổ chức, thực hành nghi lễ cầu an phải đảm bảo
trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những
nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo.
Hòa thượng Thích Thiện
Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN đã có thông báo về tổ chức nghi lễ
cầu nguyện bình an trong dịp Tết cổ truyền xuân Quý Mão 2023.
Theo Hòa thượng Thích Thiện
Nhơn, lễ nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc trong dịp đầu xuân
năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam và đã trở thành nhu cầu tất
yếu của xã hội.
Tết Quý Mão năm nay đất nước đã kiểm soát
được dịch Covid-19, các chùa, cơ sở tự viện tổ chức đón
xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và tổ chức các khóa cầu nguyện
bình an cho người dân.
Theo thông báo, Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự đề nghị các chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni tổ chức tụng
kinh cầu an và thuyết giảng về ý nghĩa của luật nhân quả của Phật giáo, tạo
phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt sẽ được hưởng sự an
lạc, hạnh phúc, thịnh vượng và gặp nhiều thiện duyên trong đời sống.
Khi tổ chức, thực hành các
nghi lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung không
phù hợp với truyền thống của Phật giáo. Đồng thời, trong công tác tổ chức phải
lưu ý tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh không đúng với thuần
phong mỹ tục và văn hóa truyền thống dân tộc.
Ban Thường trực Hội đồng
Trị sự cũng đề nghị các chùa, cơ sở tự viện không được lơ là chủ quan, tiếp tục
thực hiện 2K an toàn trong phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, nhân dịp Tết Quý
Mão, Hội đồng Trị sự GHPGVN cũng kêu gọi toàn thể Tăng Ni, Phật tử các Ban,
Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở
tự viện trong cả nước tích cực tăng cường trong công tác thiện nguyện, từ thiện
xã hội, tổ chức tặng quà tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, tri ân
những người có công với đất nước.
TIN LIÊN QUAN
§ Hàng nghìn người
đổ về ngôi chùa bên bờ vịnh Hạ Long để cầu an
§ Mùng
1 tết, người dân TP.HCM dâng hương rất đông ở các chùa: ‘Mong bình an!’
§ ‘Mua
vàng mã, lấy tiền đó giúp người nghèo tốt hơn’: Phật giáo quan niệm thế nào về
đốt vàng mã?