TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 13 September 2015

CHƯƠNG TRÌNH LỄ CHUNG THẤT CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG thượng TÂM hạ CHÂU THƯỢNG THỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI








Logo_-giao_hoi




GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
WORLD VIETNAMESE BUDDHIST ORDER
ORDRE BOUDDHIQUE VIETNAMIEN MONDIAL
1978 Rue Parthenais, Montreal, QC. H2K-3S3, Canada.
Tel: (514) 525-8122 – Email: todinhtuquang@gmail.com
________________________________

   
THÔNG BẠCH THAY THƯ MỜI
LỄ CHUNG THẤT CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG thượng TÂM hạ CHÂU
THƯỢNG THỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI

Kính gửi:         - Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng,
                        - Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni,
                        - Quý vị Thiện hữu tri thức cùng đồng bào Phật tử,

            Để tỏ lòng tri ân và báo ân trong muôn một đối với vị Thầy tôn kính, bậc thạch trụ của Phật Giáo; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới cùng môn đồ pháp quyến đồng thuận tổ chức Lễ Chung Thất, tưởng niệm và truy tiến Giác Linh Cố Trưởng lão Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới.

Lúc 10:00 sáng ngày Chủ Nhật ngày 11 tháng 10 năm 2015
Tại Tu Viện Viên Quang, 1044 Galway Lane, Clover, SC, 29710
Tel: 803-222-6629 – Email: tuvienvienquang@gmail.com
(Phi Trường Charlotte Douglas International Airport, North Carolina, code - CLT)

            Ban Tổ Chức thành kính cung thỉnh chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni hoan hỷ quang lâm chứng minh cầu nguyện, cùng kính mời quý đồng bào Phật tử về tham dự. Sự hiện diện của Quý Ngài và Quý vị sẽ là phúc duyên thù thắng để tưởng nhớ một bậc Thầy đã gần trọn thế kỷ cống hiến cho ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước.

            Thành kính tri ân và cung nghinh đón tiếp Quý Ngài và Quý liệt vị tại buổi lễ. Xin Quý Ngài và Quý vị hoan hỷ cho biết ngày, giờ và chuyến bay gửi qua email, hoặc điện thoại về Tu Viện Viên Quang để Ban Tổ Chức cung đón.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma ha Tát

T/M Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
và môn đồ pháp quyến
Kính mời,
Phó Thượng Thủ
(đã ấn ký)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành


******************
 
 
CHƯƠNG TRÌNH LỄ CHUNG THẤT
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG thượng TÂM hạ CHÂU
THƯỢNG THỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI

Thứ Bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2015

06:00               Công phu sáng
07:30               Điểm tâm
09:00               Niêm hương bạch Phật
                        - Tụng kinh Thủy Sám - Quyển 1
                        - Cúng Ngọ
                        - Truy tiến Giác Linh
11:30               Thụ trai
14:00               Tụng kinh Thủy Sám - Quyển 2
16:00               Tụng kinh Thủy Sám - Quyển 3
18:00               Dược thực
19:30               Cung an chức sự tại Bảo Pháp Đường
20:00               Lễ Thỉnh Di Cốt Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng nhập Lưu Phương Tháp
                        - Lễ Thắp Nến Tưởng Niệm Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng tại Đài Di Lặc
21:30               Chỉ tịnh


Chủ Nhật, ngày 11 tháng 10 năm 2015

06:00               Công phu sáng
07:30               Điểm tâm
09:30               Tác bạch thỉnh sư
10:00               Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu
                        - Chuông trống Bát Nhã cung nghinh chư Tôn Thiền Đức quang lâm Đại Giác Điện
                        - Tuyên bố lý do - Giới thiệu thành phần tham dự - Cung tuyên Tiểu Sử

                        - Cảm Từ của chư Tôn Thiền Đức - Đạo Từ của Hòa Thượng Chứng Minh
                        - Cảm tạ của Ban Tổ Chức
                        - Niêm hương bạch Phật - Đại Bi - Cúng Ngọ - Bát Nhã
                        - Truy tiến Giác Linh - Hồi hướng
12:00               Trai Tăng
15:00               Mông Sơn thí thực
16:00               Thỉnh chuông
17:00               Lễ tất
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Trên đời này, mọi người đều phải chết dù không theo tín ngưỡng nào, hoặc là tín đồ hay chức sắc - kể cả các vị sáng lập của tất cả các tôn giáo xưa nay.
Cho nên người trí không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo nào,
với lời hứa hẹn được lên thiên đàng hay vãng sanh cực lạc.
Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng 
hay 
các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào
bị bệnh cũng phải uống thuốc, đi điều trị tại bệnh viện,
bị tai nạn, bị ám sát cũng chết,
không chết cũng phải nhập viện cứu chữa,
vi phạm luật pháp thế gian cũng bị xử trị thích đáng như tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Luật Chúa Luật Phật Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả.
Con người cần nên tránh làm điều ác, siêng làm việc thiện, giữ tâm ý thanh tịnh
khi sống được an lạc hạnh phúc,
khi chết được bình an
không cần các ban hộ niệm tào lao, không cần các nghi lễ cầu hồn cầu siêu do các Cha hay các Sư đặt ra
Tại sao?
Đơn giản, bản thân các Cha hay các Sư chết đã chắc gì khá hơn bá tánh,
bá tánh suốt đời bất lương, chỉ cần các nghi lễ như vậy là siêu sanh, là lên trời, lên cõi trên hay sao?
Chỉ có những người ngu si, u mê, tham lam vô độ, mới tin nên bị gạt gẫm.

Bá tánh khi qua đời, thân xác nên hiến cho khoa học cứu người giúp đời,
không nên làm tang lễ rườm rà tốn kém theo phong tục,
không nên bận tâm với hũ tro cốt vô nghĩa.
Các hũ tro hay các nấm mồ chỉ là tượng trưng một thời gian rồi cũng đi vào quên lãng.
Các hũ tro lại chính là điều tranh cãi của thân nhân.
Các hũ tro lại chính là con tin trong các chùa, làm khó thân nhân.
Các hũ tro đem rãi trên núi, trên sông, trên biển chỉ tạo nên công ăn việc làm cho các nhà sư truyền bá mê tín,
cho dù nhà sư đó là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, là lãnh đạo của Giáo Hội,
họ tổ chức vớt vong trên sông biển như người ta đi vớt bèo.

Trong các tang lễ, bá tánh đến viếng thăm nói lên những lời thương tiếc,
tán thán ca ngợi người chết, cho các người khác nghe.
Những lời nói tốt đẹp đó, nếu người chết được nghe khi còn sống,
thế giới này chính là thiên đàng, là cực lạc.
Tóm lại, bá tánh nên tu tâm dưỡng tánh - không phân biệt tín ngưỡng - tự bản thân được sống hạnh phúc,
chết bình an, không cầu cũng siêu.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll




Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể
Là Dịch Vụ Cao Cả Nhất Của Nhân Loại


(Donating Organs Greatest Service To Mankind: Dalai Lama - PTI, New Delhi)

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Là Dịch Vụ Cao Cả Nhất Của Nhân Loại

Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, hôm Thứ Sáu khuyến khích mọi người hiến tặng nội tạng, ngài nói rằng đây là một sự thực hành rất quan trọng của "Phật Pháp", và đây cũng là dịch vụ cao cả nhất của nhân loại.
"Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp. Chúng ta có thể hiến tặng một phần của gan và thận của chúng ta, bởi vì với kỹ thuật chuyên môn hiện đại, hiến tặng không có nghĩa là chúng ta phải hy sinh mạng sống của mình", Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong một buổi tụ họp, để kỷ niệm Ngày Viêm Gan Lần Thứ 16 tại đây.
"Chắc chắn đây là một việc làm tốt đẹp khi chúng ta hiến tặng bộ phận cơ thể cho những người nghèo khó, và cho những người đang có nhu cầu, thay vì chúng ta để những bộ phận nầy khô héo trong quan tài," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích các bác sĩ làm việc với lòng từ bi và sự quyết tâm, rồi ngài nói rằng sự chuyên môn về y khoa sẽ trừ tuyệt hết bệnh tật.
"Nếu chúng ta chỉ cầu phước lành của Thượng Đế thì không đủ. Sự chuyên môn của bác sĩ là điều rất cần thiết. Chỉ có kiến ​​thức hiện đại về bệnh tật gây ra do vi khuẩn, và nguyên nhân gây ra bệnh tật, cùng với công nghệ, là có thể chữa hết bệnh tật, chứ không phải chỉ ngồi cầu nguyện mà thôi" ngài nói.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh về sự cần thiết, thực hiện các biện pháp phòng chống như chủng ngừa Viêm Gan, và ngài cho biết rằng điều nầy giúp ích rất nhiều cho việc làm giảm bệnh tật.
"Chúng ta không nên bỏ qua biện pháp phòng ngừa. Ở Ấn Độ, hàng triệu người vẫn còn nghèo đói, vì vậy chúng ta cần phải khuyến dụ những người từ những khu vực nầy. Bên cạnh đó, chúng ta cần cắt giảm chuyện uống rượu và hút thuốc lá. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân giết chết nhiều người nhất trên toàn cầu. Bệnh tật của chúng ta chính là do chúng ta sáng tạo, vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm về bệnh tật của mình," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi sự tham gia phát triển ở các ngôi làng Ấn Độ, và ở các vùng sâu vùng xa để chuyển hóa đất nước thật sự.
"Tôi nhìn thấy sự phát triển rất rộng lớn tại các thành phố Ấn Độ, nhưng các vùng nông thôn thì cần phải có những chuyển hóa thật sự. Giáo dục và y tế sẽ góp phần đáng kể trong lãnh vực nầy," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Donating Organs Greatest Service To Mankind: Dalai Lama

Tibetan spiritual leader the Dalai Lama on Friday encouraged people to donate organs saying it was a serious practice of "dharma" and the greatest service to mankind.
"Organ donation is a serious practice of dharma. It is possible to donate a part of your liver and kidney, as with modern expertise donating does not mean sacrificing your own life," said the Dalai Lama while addressing a gathering here to commemorate 16th Hepatitis Day.
"It is better to offer your organ to poor and needy people rather than let it dry in a coffin," he said.
Exhorting doctors to follow their duty with compassion and determination, he said medical expertise will only eradicate illness.
"God's blessing is not sufficient. A doctor's expertise is very essential. Only modern knowledge of disease causing virus and causes of illness and technology and not just prayer can cure the illness," he said.
The Dalai Lama stressed on the need for implementing preventive measures like vaccination against Hepatitis and said it will go a long way in reducing the illness.
"Preventive measure should not be neglected. In India millions of people remain poor so we must recruit people in those areas. Besides that one should cut down on alcohol and smoking. Smoking is one the greatest killers of human beings globally. Your illness is your own creation, so you are responsible for your problems," Dalai Lama said.
The Dalai Lama called for taking development to India's villages and remote areas for the real transformation of the country.
"I see huge development in cities of India, but the real transformation must come from rural side. Education and health will make a significant contribution in that resp

Các y sĩ hành lễ một cách kính trọng, với cô bé qua đời tự nguyện hiến tạng cho y khoa.



NGHĨA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH
HT Thích Thanh Từ  

Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cái đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn ngay cái mầm đau khổ chúng ta đừng gieo, cái mầm an vui phải tung vãi. Không gieo nhân khổ thì quả khổ làm gì có. Cứ tung vãi nhân vui thì quả vui không vời cũng đến. Đây là hành động của người giác ngộ. Chúng sanh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái quả mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui, mà nhân đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo. Một khi quả đau khổ đến thì cầu khẩn van xin, song làm sao qua khỏi, vì đã hình thành. Cầu mong mơ ước quả an vui, nhưng nhân không gây thì quả từ đâu mà đến. Đây là hình ảnh trái ngược của kẻ mê người giác. Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào nhân là giác, ai không thể làm được việc đó. Thế nên, Bồ-tát là chuyện tất cả chúng ta có thể làm được và chúng sanh chúng ta cũng bỏ được.

BỒ-TÁT SỢ NHÂN
Bồ-tát là con người giác ngộ và hay làm giác ngộ người khác. Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là nhân đau khổ liền sợ hãi tìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là nhân đau khổ, Bồ-tát tu bố thí để tiêu diệt nên nói bố thí độ san tham. Thấy buông lung ngạo mạn là nhân phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp, nên nói trì giới độ phá giới. Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tội lỗi. Bồ-tát tu nhẫn nhục để dẹp, nên nói, nhẫn nhục độ sân hận. Thấy lười biếng bê tha là nhân hư thân mất công đức, Bồ-tát tu tinh tấn để đánh đuổi, nên nói tinh tấn độ giải đãi. Thấy tâm tán loạn là nhân điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp, nên nói thiền định độ tán loạn. Thấy ngu si là nhân trầm luân sanh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá, nên nói trí tuệ độ ngu si.
Sở dĩ Bồ-tát tu lục độ là để diệt trừ sáu cái nhân xấu xa tội lỗi mù tối hiểm nguy, dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái nhân ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Giai đoạn tu lục độ là đang hành hạnh Bồ-tát, đến khi giác ngộ là Bồ-tát thật sự. Phần này là tu hạnh Bồ-tát nặng về tự giác. 

CHÚNG SANH SỢ QUẢ
Chúng sanh là những con người mê muội, một bề sợ khổ mà không biết nguyên nhân. Thấy cái gì khổ đau đến là kinh hoàng khiếp sợ van xin cầu cứu, mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân nào. Khi cái khổ qua rồi, thì bình thản như thường không biết gì tu sửa. Những cái quả chúng sanh sợ nhất là:
Sợ người khác giết hại mình, mà tâm giết hại người không bỏ. Còn ôm mưu đồ giết hại người thì quả người giết hại mình làm sao tránh khỏi. Sợ người khác lén lấy, cướp giựt tiền bạc của cải của mình mà tâm tham lam của người không chừa. Đã tham của người thì người tham của mình là sự đương nhiên. Sợ người ta xâm phạm tiết hạnh vợ con mình, mà mình vẫn dòm ngó thèm thuồng vợ con người. Ôm lòng phá hoại sự trinh bạch của gia đình người thì người phá hoại hạnh phúc gia đình mình khó tránh khỏi. Sợ người ta dùng lời lường gạt vu cáo mình, mà mình vẫn thích lường gạt vu cáo người. Đã có cái nhân lường gạt vu cáo người thì quả người lường gạt vu cáo mình làm sao trốn được. Sợ say sưa như điên như dại bị người cười chê, mà rượu không từ không kiêng. Sẵn sàng uống rượu thì phải chấp nhận say sưa. Đây là những cái quả mà chúng sanh sợ hãi. Song sợ quả mà không tránh nhân, thật là khờ khạo ngây thơ. Đó là nói lên tính mê muội của con người, được gọi là chúng sanh. 

BỒ-TÁT TẠO NHÂN
Đến phần giác tha, Bồ-tát thấy bổn phận mình phải đem sự giác ngộ lại cho mọi người. Để đạt mục đích ấy, Bồ-tát phải tạo dựng cho mình đầy đủ những điều thiết yếu này: Một là Bồ-tát phải thông suốt Phật pháp (nội minh). Vì mục đích dạy người tu theo đường lối giác ngộ mà không thông suốt giáo lý Phật thì không thể thực hiện được. Hai là Bồ-tát phải thông hết các môn tâm lý học, xã hội học, khoa học. (ngoại minh). Có suốt thông các môn này thì sự giáo hóa không bị chướng ngại. Ba là Bồ-tát phải biết các môn y dược (y phương minh). Trị cho người được lành bệnh, chỉ dạy đạo lý cho họ rất dễ dàng, vì họ có cảm tình sẵn sàng nghe mình dạy. Bốn là Bồ-tát phải học các nghề nghiệp thật hay thật khéo (công xảo minh). Cần giúp đỡ mọi người, chúng ta phải có tài giỏi nghề khéo, vừa chỉ dạy dân chúng, vừa gầy được nền kinh tế tốt đẹp cho đồng bào.
Nhờ tài nghệ đặc biệt của mình, người ta mới đến cầu học, là cơ hội tốt để giáo hóa họ. Năm là Bồ-tát phải giỏi ngoại ngữ (thanh minh). Muốn tiếp xúc với nhiều hạng, nhiều giống người, cần phải biết nhiều thứ tiếng. Biết tiếng họ, chúng ta mới dễ thông cảm và giáo hóa họ. Tạo dựng cho mình đầy đủ năm điều kiện này, Bồ-tát mới làm tròn sự nghiệp giác tha. Chúng ta không thể ôm ấp lý tưởng suông rằng "thệ nguyện giác tha", khi đó nơi mình không có một chút khả năng, một ít phương tiện thì sự giác tha trở thành vô nghĩa. Trước tiên chúng ta phải tạo dựng cho mình đầy đủ điều kiện thiết yếu (ngũ minh), sau đó mang hành lý lên vai tiến trên đường giác tha, chúng ta mới làm tròn nhiệm vụ.

Tạo dựng cho mình đủ năm điều kiện trên rồi, Bồ-tát còn phải ứng dụng bốn việc thì sự giáo hóa mới dễ thành tựu: Một là Bồ-tát phải sẵn sàng giúp đỡ tiền bạc của cải hoặc sức lực của mình khi người cần. Nhờ sự giúp đỡ người ta dễ có cảm tình, nhiếp hóa họ mới được (bố thí nhiếp). Hai là Bồ-tát phải nói lời hòa nhã dịu dàng dễ mến. dù chúng ta có giúp ai bao nhiêu, mà thốt ra những lời thô bạo họ đều bực bội chán ghét. Khéo dùng lời hiền hòa nhu nhuyến nhiếp hóa người (ái ngữ nhiếp) là dễ thành công. Ba là Bồ-tát phải xông pha làm những điều gì để đem lợi ích thiết thực cho người. Chúng ta không phải chỉ nói suông, mà phải làm thật sự.
Ai cần điều gì có thể làm được, chúng ta phải nỗ lực làm giúp, để đem đến kết quả lợi ích cho họ. Nhờ bàn tay của mình giúp họ thành công một việc, sau đó mình đem chánh pháp giáo hóa họ, họ dễ dàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốn là Bồ-tát phải lăn xả vào trong mọi ngành mọi nghề để cùng làm cùng sống với họ. Dễ thông cảm nhau nhất là bạn đồng nghiệp. Đồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điều gì thật là dễ cảm thông. Chính chỗ chung nghề nghiệp, chúng ta đem chánh pháp giáo hóa họ được sự chấp nhận không khó khăn gì (đồng sự nhiếp). Bốn điều này là phương tiện không thể thiếu của Bồ-tát trên con đường giác tha. 

CHÚNG SANH CẦU QUẢ
Chúng sanh không ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quả tốt. Quả tốt làm gì đến được, bởi không có nhân. Tuy thế mà họ vẫn ước mơ trông đợi quả tốt. Như người ta cứ mong cho mình được sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúp vật. Sanh mạng của người không được tôn trọng mà muốn mọi người tôn trọng sanh mạng mình là điều không thể được. Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủng hộ mình, mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ người lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia đình mình hòa vui hạnh phúc vợ con đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnh trinh bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừng ai lừa gạt mình, mà không chịu nói lời chân thật. Quả là muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông.
Có người cầu nguyện gia đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng hòa hợp. Có người cầu mong đừng ai dùng lời hung ác nói với mình, mà mình không chịu dùng lời hiền hòa nói với người. Có những người muốn ai cũng trình bày lẽ thật với mình, mà mình không trình bày với người. Có những người cầu mong đừng ai tham lam với những cái có của mình, mà mình không chịu bỏ lòng tham với những cái có của người. Có những người cầu xin đừng ai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉ xả cho người. Có những người cầu cho mình có trí tuệ sáng suốt, mà những cố chấp tà kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mong này không bao giờ người ta toại nguyện, chỉ vì mong quả mà không chịu tạo nhân. Đây là sự cầu mong suông của những con người mê muội. 


SỰ SAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH
Nhìn trên cái "SỢ" giữa Bồ-tát và chúng sanh đã quá khác biệt nhau. Bồ-tát biết là nhân đau khổ liền hoảng sợ tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Còn một chút mầm đau khổ, Bồ-tát vẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độ để khử dẹp mọi mầm nhân đau khổ. Nhân đau khổ đã diệt sạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-tát không bao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng không đến. Ngược lại, chúng sanh nom nớp sợ quả khổ, mà nhân đau khổ không ngăn ngừa, cho nên càng sợ chúng lại càng đến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà không chịu nhìn xem quả khổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đất hận người, chỉ là việc vô ích, có khi quả khổ lại tăng thêm. Không trời Phật nào cố làm chúng ta khổ, do sự dại khờ ngu muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ, nhân đã có thì quả cố nhiên phải đến. Khóc than oán trách chỉ làm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.

Đến phần giác tha, Bồ-tát cố tạo cho mình đầy đủ khả năng, nào ngũ minh, nào tứ nhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớt chúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông, mà phải cụ thể thực tế nhìn thẳng vào lẽ thật. Cho nên phải rèn luyện mình có thật tài, thật đức, mới nói đến sự giáo hóa mọi người. Bồ-tát không có thái độ ngây thơ như những người nói từ bi, nói thương chúng sanh, mà chỉ có ở đầu môi. Bồ-tát là con người hành động, mang trí tuệ và tài năng của mình đi vào cuộc đời, sống bên cạnh quần chúng, như pháp "Lợi hành" và "Đồng sự" của Tứ-nhiếp-pháp , Bồ-tát không phải những hình ảnh thờ ở chùa ngồi trên tòa sen hay cỡi sư tử, mà là những người có kỹ năng khéo léo, mình mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, trong hãng xưởng chế tạo, tự mình làm và chỉ dạy người làm, đây là "Công xảo minh" trong Ngũ minh.
Ngược lại, chúng sanh một bề mong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt. Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốn gặt quả mà không gieo nhân; nếu được, quả ấy chỉ là quả gian lận, quả cướp giựt, bất chánh. Ví như có người thấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại hái ngang, nếu chủ vườn thấy đánh gãy tay, nếu không thấy hái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quả xấu xa nhục nhã. Cầu quả mà không chịu gây nhân, là kẻ mơ ước hão huyền, xa rời thực tế, là kẻ lười biếng muốn ăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻ mê muội nên gọi là chúng sanh.
Bồ-tát và chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉ chịu đổi cái nhìn. Nhìn thẳng vào nhân để thấy rõ nhân khổ thì tránh, nhân vui thì hành là Bồ-tát. Chỉ một bề sợ quả khổ, cầu quả vui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúng sanh. Bồ-tát, chúng sanh trên con người không khác, chỉ khác cái nhìn nhân và nhìn quả thôi. Như hai người cùng đứng một địa điểm, một người xây mặt về đông, một người xây mặt về tây; nếu nguời xây mặt về tây chịu quay lại nhìn về đông, thì đâu có khác nhau. Như thế thì tất cả chúng sanh đều có khả năng làm Bồ-tát, không phải việc Bồ-tát chỉ dành riêng cho Bồ-tát, còn chúng ta không có phần.
Xuyên suốt bài này, chúng ta thấy rõ Bồ-tát và chúng sanh cách nhau chừng kẽ tơ sợi tóc. 

Chúng sanh đổi cái "sợ quả" thành "sợ nhân" là chuyển thành Bồ-tát. Thật là mê giác chỉ khác nhau một cái nhìn. Bồ-tát ở đây rất gần gũi thân thiết với chúng sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh cho mọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, vì ngài thông suốt "Nội minh". Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốc cho mọi người, âu cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hành "Y phương minh". Một người thợ giỏi đang hướng dẫn chỉ dạy đàn em với nhiệt tình không vụ lợi, biết đâu chừng cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hiện "Công xảo minh". Cho đến người bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà nói đạo lý chân thật chúng ta nghe, ai ngờ là Bồ-tát, vì Ngài thực hành "Đồng sự nhiếp".
Bồ-tát là những con người thiết thân với chúng ta, chỉ khác với chúng ta ở chỗ thấy rõ nhân ác để tránh, nhân thiện để tạo. Còn chúng ta chỉ một bề sợ quả khổ cầu quả vui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhân của nó. Gần đây bên ngành y học cũng có câu "ngừa bệnh hơn chữa bệnh", cũng na ná sợ nhân hơn là sợ quả. Đạo Phật là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rõ ràng là giác, giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật là đi trên con đường giác, xét rõ nguyên nhân của mọi việc xảy ra để ngừa tránh là theo hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khả năng thực hiện việc "sợ nhân", thì chúng ta ai cũng làm Bồ-tát được.
HT Thích Thanh Từ (Trích “Bước Đầu Học Phật”)


BÁT CHÁNH ĐẠO
PHẬT DẠY CÁCH TRỊ MÊ TÍN
CHÁNH NGỮ - TU THEO ĐẠO PHẬT
TU PHƯỚC VÀ TU TUỆ
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 28
TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ LÀ TÀ PHÁP
CÚNG GIẢI OAN
CHÁNH PHÁP HAY TÀ PHÁP - CẦU AN & CẦU SIÊU THẬT HAY GIẢ
PHTQ SỐ 29