TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday, 24 October 2024

Mục đích của đạo Phật: GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

 Mục đích của đạo Phật: GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

https://phtq-canada.blogspot.com/2024/10/muc-dich-cua-dao-phat-la-giac-ngo-va.html


ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIÁC NGỘ 

Đạo Phật là đạo của con người. Đức Phật ra đời vì muôn loài, trong đó chủ yếu là loài người. Cho nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người. 

Đạo Phật dạy chúng ta phải thấy được Chân Lý, đạt được lẽ thực,

nên nói tới đạo Phật là nói tới Đạo Giác Ngộ. 

Tôi nhấn mạnh lại:

Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ chớ không phải đạo của Lòng Tin.

Lâu nay chúng ta nhìn đạo Phật có vẻ huyền bí nhiều quá, mà đã huyền bí thì tăng trưởng lòng tin chớ không tăng trưởng trí tuệ. 

Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được. 

Phật tử khi bước chân vào đạo Phật, quý vị thấy Phật có dạy chúng ta điều gì huyền bí mầu nhiệm không?

Phật dạy chúng ta toàn những sự thật.

Ví dụ Phật tử tại gia, Phật dạy phải giữ năm giới, rõ ràng có gì cao siêu huyền bí đâu, chỉ là những lẽ thực.

Nếu chúng ta sống giữ được như thế thì mình là một con người tốt, hiện tại gây ảnh hưởng tốt với gia đình xã hội, mai kia cũng được sanh nơi tốt. 

Đó là lẽ thực chớ không có gì huyền bí cả.

Bởi vì Đức Phật là một con người thực,

chứng nghiệm lẽ thực,

cho nên những gì Ngài nói cũng là lẽ thực. []

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Chính Trị Và Tôn Giáo

 

https://phtq-canada.blogspot.com/2024/10/chinh-tri-va-ton-giao.html

CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO 

Tỳ-khưu Thích-Chân-Tuệ

Tôn giáo tốt nhứt chính là con đường dẫn con người đến chân lý & đem lại tâm bình an cho con người.

VP.PHTQ.CANADA

Kính thưa quí vị,

Tôn giáo chỉ là phương tiện giúp cho đời sống tâm linh của con người được bình an.

Muốn được bình an, con người cần phải thiện tâm.

Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Con người không nên chấp chặt bất cứ tôn giáo nào hiện hành và tự cho đó là tôn giáo tốt nhất.

Hình thức của tất cả các tôn giáo hiện hành đều có tính chất mê tín.

Từ sự mê tín ngu si tin tuyệt đối vào một tôn giáo nào đó, cũng đều đưa đến sự cuồng tín hung hăn.

Sự cuồng tín hung hăn này đưa đến sự tấn công niềm tin và cách thức hành đạo của các tôn giáo khác. Nhiều khi và nhiều người tấn công luôn đồng đạo bởi sự thấp kém hiểu biết của các người mê tín và cuồng tín này.

Tóm lại trình độ hiểu biết về tâm linh của con người tuy có khác nhau, con người theo nhiều tín ngưỡng hay tôn giáo khác nhau. Nhưng người nào thấy được, hiểu được, thực hành được chân lý, người đó đạt được sự bình an trong tâm trí ngay trên cõi đời này, ngay trong đời sống hiện tại.

Chân lý đó chính là sự thật, vượt trên tất cả các hình thức truyền bá của các tôn giáo hiện hành. Điều đó gọi là chánh tín.

Điều nào tôn giáo này công nhận, nhưng các tôn giáo khác không công nhận, điều đó không phải là chân lý, không phải là sự thật. Điều đó gọi là mê tín.

Tránh được mê tín, chiêm nghiệm chánh tín, tâm con người được bình an, thế giới được hòa bình, chúng sanh được an lạc.

Kính thư,

VP.PHTQ.CANADA

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

BÀN VỀ CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO

Tỳ-khưu Thích-Chân-Tuệ

Chính Trị và Tôn Giáo là hai lãnh vực rất nhạy cảm, dễ gây tranh cãi và thường dẫn đến đấu tranh, chia rẽ và hận thù.

Tuy nhiên hai phạm trù này gắn liền với đời sống thế gian, nên dù muốn hay không con người cũng phải đối diện.

Bản chất của con người thường cảm thấy yếu đuối trước thiên nhiên và cuộc sống. Cho nên, con người thường cảm thấy khiếp sợ trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, nhất là những khi phải đối diện với thiên tai, bão tố, lũ lụt, động đất, sóng thần, cháy rừng, sấm sét, sạt lở. Từ đó, con người tin tưởng có một vị thượng đế toàn năng, có quyền thưởng phạt, gây ra các thảm cảnh như thế. Thêm nữa, còn có các vị thần đất, thần sông, thần biển, thần núi, thần sấm, thần gió, thần hỏa. Các tín ngưỡng hay tôn giáo tin như vậy, thường được gọi là hữu thần. Trái lại, người nào không tin tưởng quá nhiều thứ thần linh như thế xưa nay, thường bị gọi là bọn vô thần, với ngụ ý là người xấu, bất lương bất thiện. Trong khi những người tự nhận là hữu thần với mặc ảm tự tôn hay thượng tôn, thường hành động tàn nhẫn độc ác, với ý tưởng xóa sổ bọn vô thần hạ đẳng, qua các cuộc chiến tranh tôn giáo còn gọi là thánh chiến, hoặc qua các hình thức kỳ thị trong cuộc sống hàng ngày.

Bản chất của con người thường hay dễ tin, dễ bị dụ đi theo các hình thức tôn giáo hay chủ thuyết chính trị, nhất là những điều nào, những sự kiện nào hợp với tính cách cá nhân mình. Từ đó, con người hành động, nói năng hay suy nghĩ một cách say mê gọi là mê tín, nhiều khi đưa đến điên cuồng gọi là cuồng tín. Điều này gây nên biết bao nhiêu đau thương, đổ vỡ, hận thù, nhiều khi đưa đến chiến tranh như trong lịch sử đông tây kim cổ có ghi rõ ràng.

Ngày xưa, các chế độ phong kiến, độc tài, phát xít gây đau khổ vô vàn cho nhân loại. Bởi con người thường ích kỷ, tham lam, sân hận, si mê, luôn nghĩ đến bản thân và những gì thuộc về bản thân, như gia đình mình, đoàn thể mình, phe đảng mình, tổ quốc mình, đạo giáo của mình, cho nên sẵn sàng ra tay chiếm đoạt, đánh cướp, hủy diệt đối phương, tạo ra các đế quốc với các lãnh tụ tàn nhẫn độc ác trong lịch sử nhân loại.

Ngày nay, với ánh sáng văn minh của nhân loại, con người tập sống với tư tưởng tự do dân chủ, tôn trọng ý kiến, tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng tự do của người khác. Trên thế gian, có nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề, không thể bắt buộc mọi người đều suy nghĩ giống như mình. Cho nên, việc chửi bới, nhục mạ, gây hấn với những ý kiến, những suy nghĩ của người khác, chứng tỏ người đó không có văn hóa, thiếu giáo dục và phi nhân cách. Nói cách khác, những người như vậy không biết giá trị của ánh sáng văn minh và không biết sống hạnh phúc với tư tưởng tôn trọng tự do dân chủ. Họ không khác chi với các lãnh tụ độc tài tàn bạo trong lịch sử xưa nay, cố chấp với định kiến, không thích ai nghịch ý với mình, họ chỉ gây phiền não khổ đau cho người và cái kết thường cay đắng đến với họ sau đó.

Tóm lại, đề tài chính trị và tôn giáo xưa nay đã có bao nhiêu tác giả và tác phẩm nghiên cứu đầy đủ chi tiết. Nơi đây, chỉ mong mọi người hiểu rằng không có kẻ thù, không có đối thủ trên cuộc đời, nếu con người biết tôn trọng tự do dân chủ, sẵn sàng chấp nhận những ý kiến trái chiều, xả bỏ cái tôi ích kỷ đáng ghét, con người sẽ được bình an và mọi người sẽ được hạnh phúc. []


Con người vốn ích kỷ do tự ngã (bản ngã)

Tính ích kỷ là nguồn gốc của mọi sự tàn ác trên đời.

Do tính ích kỷ con người mong cầu và ước nguyện, muốn tối đa cho bản thân và những điều liên quan bản thân (gia đình, dòng họ, đẳng cấp, tổ chức, sắc tộc, phe phái, quê hương, tổ quốc)

Mong cầu và ước nguyện, qua tôn giáo gọi là cầu nguyện.

Con người cầu nguyện được mọi điều tốt đẹp cho bản thân, không cần biết tâm hồn mình thiện hay ác.

Con người cầu nguyện bản thân giàu sang, sung sướng, triệu phú tỷ phú, làm chủ nhân ông, không làm việc thấp kém, nguy hiểm, nhọc nhằn.

Nếu việc mong cầu ước nguyện thành tựu, con người vẫn xử dụng cầu tiêu, nhưng không có ai là người chùi rửa cầu tiêu.

Nguy hại cho thế gian toàn những người ích kỷ, u mê, tin chuyện cầu nguyện thượng đế ban cho bản thân mà không quan tâm đến bản tánh thiện hay ác.

 

Do tính ích kỷ, con người cầu mong những kẻ thù, đối nghịch, đối thủ, khác đạo, khác màu da, khác đẳng cấp, biến mất.

Trên đời này không còn ai sống sót. Chết hết ráo.

Tóm lại, may mắn thay, cầu nguyện có được gì đâu. Cho nên con người mới còn tồn tại đến ngày nay.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll