TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 30 January 2019

Cầu Nguyện

Cầu Nguyện – J. Krishnamurti
 

Hỏi : – Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện có quan trọng trong đời sống thường nhật không?

J. Krishnamurti đáp :– Tại sao bạn cầu nguyện? Và cầu nguyện là gì?

Phần lớn nội dung sự cầu nguyện chỉ là xin xỏ, nài nỉ. Khi bạn đau khổ, bạn thả mình vào cái loại cầu nguyện này để tự an ủi. Khi bạn cảm thấy quá cô đơn, xuống tinh thần, phiền muộn, bạn cầu Thượng Đế giúp; cho nên bạn coi cầu nguyện như một cuộc van xin.

Hình thức cầu nguyện có thể khác nhau, nhưng mục đích tiềm ẩn phía sau thì thường là giống nhau. Cầu nguyện, đối với đa số quần chúng, là xin xỏ, van lơn, nài nỉ. Bạn có cầu nguyện theo kiểu như vậy không? Tại sao bạn cầu nguyện? Tôi không nói rằng bạn “nên” hay “không nên” cầu nguyện. Nhưng tại sao bạn cầu nguyện? Bạn cầu nguyện để được tăng thêm kiến thức, thêm bình an chăng? Bạn cầu nguyện để cho thế giới có thể thoát khỏi đau khổ chăng?

Có còn cách cầu nguyện nào khác chăng?

Có cách cầu nguyện, đúng ra thì không phải là cầu nguyện, mà là tỏa rộng thiện chí, lòng thương yêu, quảng bá tư tưởng đẹp. Vậy thì bạn cầu nguyện ra sao?

Phải chăng khi cầu nguyện, thường là bạn xin Thượng Đế, hoặc các vị Thần Thánh, hãy cho bạn được đầy bát cơm? Bạn không thỏa mãn với cái bạn đã được, bạn muốn cái bát của bạn được đầy theo ý bạn muốn. Cho nên sự cầu nguyện chỉ vẻn vẹn là một cuộc xin xỏ, một đòi hỏi phải được thỏa mãn, vậy thì hiển nhiên nó không còn là cầu nguyện nữa. Bạn nỉ non với Thượng Đế:

“Con đau khổ quá, xin hãy vì con, trả em con, con trai con lại cho con. Xin cho con được giầu có”.

Bạn nài nỉ dai dẳng, chắc chắn đó không phải là cầu nguyện rồi.

Chính ra bạn phải tự tìm hiểu để coi tại sao bạn cứ nằn nì van vỉ để được cái gì đó, tại sao từ trong nội tâm của bạn lại có cái sự thôi thúc nó bắt bạn phải đi khẩn cầu xin xỏ này.

Càng hiểu rõ mình qua sự tỉnh thức về những điều mình suy tư, về cảm giác của mình, bạn càng phát hiện ra thực tại, cái chân lý này sẽ giúp bạn hoàn toàn giải thoát.

J. Krishnamurti – Life Ahead
Người dịch: Danny Việt

 Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca   

                    CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator

 
 
 
 
 
 
 


Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?
 
Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo.
Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng:
mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây,
giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo
(gọi chung là quả báo).

Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: 
đó là phước báo, 
do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: 
đó là quả báo, 
do việc bất thiện chính mình đã làm.
Theo chánh pháp, nên biết rằng: 
chỉ có phước báo mới làm giảm bớt
hay tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?

Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!
Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.

Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng, 
đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:

Dù lánh lên non núi,
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.

Theo quan niệm Phật giáo, 
cầu nguyện không phải van xin đức Phật, Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.

Cầu nguyện là 
tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là 
một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là 
phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín,  khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.

- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! 
Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương.
Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. 
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.

Trái lại, đức Phật dạy:
Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, 
chính là phỉ báng Như Lai vậy.

- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp. 

Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!

- Tóm lại,
người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. 
Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu
đến chỗ mê tín.
Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA
 

Tuesday 29 January 2019

sư thật sư giả



https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/philadelphia-thuc-hu-chuyen-ni-co-ban-chua-phat-quang-bo-di-biet-tich/


Philadelphia: Thực hư chuyện “Ni cô bán chùa Phật Quang, bỏ đi biệt tích”



Bên trong chùa Phật Quang ở Philadelphia trong ngày bị bỏ hoang. (Hình: Facebook Anh Ly)

Ngọc Lan/Người Việt
PHILADELPHIA, PA. (NV) – Trong vài ngày qua, tin “một ni cô ở Philadelphia bán chùa Phật Quang, và đưa thầy trụ trì đi đâu biệt tích” được lan truyền trên mạng xã hội Facebook khiến không ít người quan tâm, bàn tán trong cộng đồng người Việt ở địa phương. Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào, phóng viên Người Việt đã tìm hiểu từ một số người có liên quan.

Chùa Phật Quang là một ngôi chùa nằm ở địa chỉ 1001 S 4th St, Philadelphia, PA 19147, được thành lập vào năm 2010. Theo ghi nhận từ Facebook của những người có liên quan đến ngôi chùa này, thì trụ trì hiện tại của chùa Phật Quang là thầy A Mi Giác Nghiên. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn theo những nguồn tin này, “người được các Phật tử biết đến như một người điều hành trị sự chùa Phật Quang là sư cô Thích Tuệ Đức.”
Từ lời nhắn “mở cửa chùa cho ai muốn đem bất cứ thứ gì trong đó đi thì cứ đem’
“Hôm đó là ngày 23 Tháng Giêng, 2019, không biết ai đưa đường dẫn lối mà khi đi cắt tóc tôi nhờ ông xã chở ngang qua chùa Phật Quang để xem chùa có bán chưa vì từ vài tháng qua chùa để bảng bán. Khi chạy ngang đó, tôi nhìn thấy nhiều xe đang dọn đồ, riêng chiếc xe van của sư cô Tuệ Đức thì không thấy,” cô Lý Ngọc Ánh, một nha sĩ có nhà và phòng răng gần chùa Phật Quang bắt đầu câu chuyện.
Theo lời cô Ánh, có một Phật tử tên Tâm “ở New Jersey, cách chùa Phật Quang khoảng hơn 1 tiếng lái xe, là người có chìa khóa chùa” cho cô biết rằng: “Sư cô dặn khoảng 3 giờ chiều hôm nay (tức ngày 23 Tháng Giêng) sẽ có 2-3 chùa tới chùa Phật Quang, họ muốn đem bất cứ thứ gì trong chùa đi thì cứ đem.”
“Khi vào chùa thì tôi mới hay là những sư thầy ở đây đã bỏ đi hết, hình như họ chỉ mang theo quần áo cá nhân, còn lại tất cả kinh sách, tượng Phật, bàn thờ hương linh… đều để lại,” cô nói.
Cô Ánh kể, “Trong lúc người ta kêu xe khiêng các bức tượng, thì tôi cầm máy chụp hình đi chụp một vòng. Không thể nào có thể tưởng tượng được những thứ tôi nhìn thấy, nào là nửa chai rượu mạnh còn sót lại, bịch lobster ăn rồi còn vứt lại chưa dọn, chả lụa Ba Lẹ, rồi có cả thùng beer được giấu dưới tủ chén.”
“Tôi cảm thấy buồn quá, thấy sư thầy ở đây gạt mình, qua mắt mình để làm những chuyện mà mình không thể ngờ được,” cô nói.
Cô Ánh cũng cho biết, theo giấy tờ mà cô tìm hiểu được thì việc mua bán chùa này mới hoàn tất hôm 22 Tháng Giêng, giá bán chùa Phật Quang bằng tiền mặt là 1 triệu 675 ngàn đô la.

Bia, chả lụa tìm được trong nhà bếp của chùa Phật Quang. (Hình: Facebook Anh Ly)
“Nghĩa là vừa bán xong là họ bỏ chạy liền, bỏ luôn cả ngôi chùa với bàn thờ hương linh còn đó. Đây không phải là cách hành xử đúng mực của những vị chân tu. Thật là vô trách nhiệm,” cô nhận xét.
Cũng có mặt tại chùa Phật Quang vào thời điểm nhiều người đến “khuân vác” đồ đi, ông Trần Quán Niệm, một phật tử trong Ban trị sự chùa Bồ Đề gần đó, kể.
“Hôm 23 Tháng Giêng, cô Lý Ngọc Ánh đi ngang thấy chùa tan hoang nên gọi tôi đến. Khi đến chùa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là chùa như một bãi rác, kinh kệ, tượng Phật lớn nhỏ vứt đầy. Đó là hình ảnh làm đau lòng người Phật tử. Đó là cảnh tượng chưa bao giờ tôi nhìn thấy trong đời.”
Theo lời ông Niệm, do chùa Phật Quang có rất nhiều tượng lớn cần phải có xe chuyên chở, nên ông chỉ mang về chùa Bồ Đề một vài pho tượng nhỏ. Đồng thời, khi đến tối, nhìn thấy bàn thờ hương linh, tức nơi đặt di ảnh của những người đã mất, không ai dòm ngó tới, cô Ánh nhờ ông mang về chùa Bồ Đề, đồng thời cô thông báo trên Facebook để cho thân nhân ai có đặt di ảnh ở đó biết.

Ông Trần Quán Niệm (trái) sắp xếp đưa những hương linh ở chùa Phật Quang về chùa Bồ Đề. (Hình: Facebook Anh Ly)
“Không biết có ai đã đến nhận di ảnh thân nhân mình trước đó chưa, vì chùa này đăng bảng bán cũng vài tháng nay, chỉ biết là khi tôi đến thì còn khoảng 70-90 di ảnh, tôi mang hết về chùa Bồ Đề,” ông Niệm cho hay.
Trong khi đó, sư cô Tịnh Phước ở chùa Phổ Đà tại vùng Little Saigon cũng được biết về chuyện “bán chùa, cho tượng” này.
“Nói chung là cổ nói (cổ = sư cô Tuệ Đức) ở đó có nhiều tượng Phật do ngày trước các Phật tử cúng dường, giờ cổ không ở đó nữa thì có muốn thỉnh thì cổ cho thỉnh thôi, chứ cũng không có gì. Nhưng mà cô không thỉnh vì ở xa quá,” sư cô Tịnh Phước nói với phóng viên Người Việt.
Về mối quan hệ quen biết với sư cô Tuệ Đức ở chùa Phật Quang, sư cô Tịnh Phước cho rằng, “Cũng biết sơ sơ vậy đó mà. Hồi xưa có lần lên Phila thì cô có ghé đó, chắc khoảng năm 2010 hay lúc nào quên rồi. Chỉ ghé một lần thôi.”
Khi nghe phóng viên nhận xét, “Ghé một lần mà cô Tuệ Đức nhớ cô, gọi cô đến lấy tượng thì cũng phải thân thiết lắm,” thì sư cô Tịnh Phước nói liền, “Không phải, là ngày hôm qua cô nghe có một cô kia đi công việc, mà không phải hôm qua, cách đây mấy bữa có nghe cô kia, mà nói chung là lòng vòng qua hai ba người chứ không phải cổ trực tiếp cho. Tức là cũng cho vòng vòng nhiều người, rồi người ta không lấy nên mới gọi lại cho cô.”
Cũng theo sư cô Tịnh Phước thì lý do sư cô Tuệ Đức bán chùa Phật Quang là “để về Việt Nam ở luôn. Cũng nghe đồn vậy thôi. Không nghe chính xác nên cũng không nói bậy được.”

Chùa Phật Quang vốn là giáo đường Lutheran của người Đức xây dựng vào năm 1868, thuộc loại di tích cổ nhưng bị bỏ hoang phế mục nát, nên đã nhượng lại cho nhà chùa với giá rất rẻ chỉ $150 ngàn vào Tháng Bảy, 2010.(Hình: Google Map)
Biết chùa rao bán nhiều tháng, không lên tiếng, tại sao giờ mới lao xao?
Trả lời câu hỏi này của phóng viên Người Việt là “Biết chùa rao bán từ vài tháng trước không lên tiếng, tại sao giờ mọi người mới lao xao?” cô Ánh cho rằng, “Có thể lúc rao bán nhiều Phật tử không biết, nhất là những người cho chùa mượn tiền, không biết. Nhưng như đã nói, sư thầy là chủ, họ có quyền bán mình không có quyền can thiệp, nhưng nói về niềm tin tâm linh Phật giáo thì nó không đúng với lương tâm của những người tu hành.”
Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Người Việt, cô Ánh nhắc lại lịch sử hình thành ngôi chùa này.
Theo cô Ánh, ngôi chùa này khởi sự do Hòa Thượng Thích Kiến Như đi tìm mua. “Khi đó thầy Kiến Như đang trụ trì một ngôi chùa ở Pittsburgh, cách thành phố Philadelphia khoảng 5 tiếng rưỡi lái xe, nhưng muốn mua thêm ngôi chùa ở Philadelphia để cho hòa thượng Thích Chân Lý, một huynh đệ của thầy Thích Kiến Như, và sư cô Thích Tuệ Đức, đệ tử của thầy Thích Chân Lý, có chỗ tu tập vì họ không có chùa, tôi nghe người ta nói như vậy,” cô Ánh giải thích.
Liên quan đến vấn đề này, trong một bài viết đăng ngày 18 Tháng Mười, 2010 trên trang PlanPhilly của tác giả Alan Jaffe, nhan đề “Preservation Row: New life for landmark church in South Philadelphia” (Tạm dịch: Cuộc sống mới cho ngôi thánh đường ở Nam Philadelphia), có đoạn:
“Tòa nhà mới này sẽ phục vụ cộng đồng người Việt đang phát triển tại vùng Nam Philadelphia. Tiến sĩ Ánh Lý, một nha sĩ sống cạnh tòa nhà, người đóng vai trò tích cực trong việc giúp đỡ cho ngôi chùa mới này cho biết. Nha sĩ Ánh cũng giải thích, ngôi chùa mới này đang được dẫn dắt bởi hai nhà sư và một sư cô từ Việt Nam, người đã từng làm trụ trì một ngôi chùa ở Pittsburgh.”

Bên hông chùa Phật Quang. (Hình: Google Map)
Ngôi chùa này vốn là giáo đường Lutheran của người Đức xây dựng vào năm 1868, thuộc loại di tích cổ nhưng bị bỏ hoang phế mục nát, nên đã nhượng lại cho nhà chùa với giá rất rẻ chỉ $150 ngàn vào Tháng Bảy, 2010.
“Phòng mạch và nhà ở của tôi đều rất gần chùa nên tôi gắn bó với chùa ngay từ lúc ban đầu. Lúc ban đầu các sư thầy đó dĩ nhiên là không có tiền nên cũng kêu gọi người này người kia đóng góp. Mình là Phật tử nên như bao người khác thấy khó khăn ban đầu ai cũng muốn giúp hết. Nhưng khi vô giúp và sinh hoạt ở chùa đó một thời gian thì tôi thấy đạo hạnh của sư cô trong chùa đó không có. Nên chừng 1-2 năm sau là tôi xa lánh ngôi chùa đó, không lui tới nữa,” nha sĩ Ánh kể.
Theo lời cô, do “cách sư cô Tuệ Đức đối xử với nhiều người không tốt, rồi cổ lừa gạt người này người khác không có giống người tu. Chính vì vậy mà 8-9 năm qua chùa đó không có đạo tràng, không có Phật tử gắn bó, người ta đến giúp rồi bỏ đi, Thứ Bảy, Chủ Nhật đi qua thì thấy chùa vắng lặng không ai lui tới đọc kinh. Rất hoang lạnh.”
Cô Ánh nói, “Người nắm hết, trị sự hết mọi chuyện trong chùa này là sư cô Thích Nữ Tuệ Đức. Còn thầy Kiến Như 86 tuổi, thầy Chân Lý 84 tuổi không có khả năng làm gì hết.”
Cũng trong tinh thần là người gắn bó với chùa thời gian đầu, cô Ánh cho biết thêm, “Theo tôi biết lúc ban đầu, thầy Kiến Như cho một hội, nếu tôi nhớ không lầm là Thiền Viện Chân Như đứng tên mua chùa. Không bao lâu sau đó, tôi nghe thầy Kiến Như phàn nàn là họ đã âm thầm sang tên và lấy tên thầy Kiến Như ra khỏi đó, thay vào là chùa Phật Quang Congregation. Tôi không biết họ có hỏi ý kiến thầy Kiến Như hay không, nhưng có một lần thầy Kiến Như đến phòng mạch của tôi làm răng và tỏ ra rất phẫn nộ về vấn đề những người đó lấy tên thầy ra khỏi giấy tờ chủ quyền (deed). Tôi biết rất là rành về những vị này vì họ đều là bệnh nhân của tôi.”
“Nói thật là lúc ban đầu tôi có giúp đỡ họ có số tiền downpayment cho ngôi chùa đó. Tôi giúp tiền downpayment không nhiều, nhưng họ may mắn lắm vì hội nhà thờ bán qua chùa chỉ $150,000 thôi mà cho trả góp trong vòng 1 năm. Một năm trả góp mà Phật tử tới ào ào lúc ban đầu thì chuyện trả tiền đó trong vòng 1 năm không là vấn đề gì. Nhưng sau đó họ cứ tiếp tục gây quỹ rất nhiều,” cũng theo lời cô Ánh.
Chia sẻ thêm những hiểu biết của mình liên quan đến chùa Phật Quang, ông Trần Quán Niệm cho biết, “Tôi biết chùa Phật Quang từ 8 năm qua, và biết họ rao bán chùa khoảng 1-2 tháng nay.”
“Khi hòa thượng Thích Kiến Như mua chùa này, thì cô Lý Ngọc Ánh, là cháu dâu của thầy Kiến Như, có hỗ trợ tiền bạc và giúp làm giấy tờ ban đầu. Thầy Kiến Như xưa là một giáo sư, sau vào lính và nửa đời còn lại đi tu. Thầy Kiến Như trụ trì chùa Phật Quang khoảng 4-5 năm, sau bỏ lên Boston ở chùa khác, rồi thầy Chân Như mới xuất hiện rồi tiếp đến là sư cô Tuệ Đức.”
Theo lời ông Niệm, “do chùa quá lớn, lại cũ nát nên Phật tử góp công, góp sức rất nhiều để sửa sang chùa Phật Quang. Tuy nhiên, khi nhận ra đạo hạnh của sư cô Tuệ Đức không tốt nên người ta không lui tới nhiều nữa.”
Giải thích thêm với phóng viên Người Việt về nhận xét đạo hạnh không tốt là như thế nào, ông Niệm dẫn chứng “sư cô có những cử chỉ không phải của một nữ tu, mà như của một người bình thường, ví dụ như nắm kéo tay Phật tử chẳng hạn. Hoặc sư cô không rõ ràng về tiền bạc như nhân danh chùa để mượn tiền, nhưng rồi không trả, nhờ Phật tử đi mua đồ về thì sau đó lại đề nghị Phật tử xem đó là vật phẩm cúng dường để không phải hoàn tiền lại.”
“Kế nữa là sư cô này rất hay tổ chức các buổi văn nghệ ca hát để gây quỹ. Nhưng chùa không phải là nơi tụ tập để đàn ca xướng hát, chưa kể chùa này có hai tầng, thì họ hay tổ chức ở tầng trên, nhiều Phật tử phản đối, cho rằng họ nhảy nhót trên đầu Đức Phật, vì nhiều tượng Phật được tôn thờ ở tầng dưới,” ông Niệm nói.
“Chị em với sư cô Tuệ Đức”: ‘Đây chỉ là hành động của những kẻ tham lam, ganh tị…”
Để rộng đường dư luận, phóng viên Người Việt đã gọi điện thoại xin phỏng vấn sư cô Thích Tuệ Đức vào chiều Chủ Nhật, 27 Tháng Giêng 2019.

Trụ trì chùa Phật Quang A Mi Giác Nghiên cũng đồng thời là trụ trì rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam. (Hình chụp qua màn hình Facebook A Mi Giác Nghiên)
Ở cuộc gọi đầu tiên, một phụ nữ đứng tuổi, nói chuyện một cách từ tốn bắt phone. Khi nghe phóng viên Người Việt hỏi, “Có phải đây là sư cô Thích Tuệ Đức không?” thì người phụ nữ kia trả lời “Không phải.” Khi nghe hỏi tiếp, “Vậy cô có biết sư cô Thích Tuệ Đức không?” người đó trả lời ngay, “Không biết.”
Tuy nhiên, chỉ hơn 5 phút sau, khi phóng viên gọi lại lần thứ hai, thì một phụ nữ khác bắt máy. Khi nghe giới thiệu là phóng viên báo Người Việt xin được nói chuyện với sư cô Thích Tuệ Đức, người phụ nữ này nói liền bằng giọng miền ngoài, và nói rất nhanh, “Ồ, báo chí muốn viết gì thì cứ viết nhưng hãy coi chừng quả báo. Bọn người đó chẳng qua chỉ là bọn ganh tị, tham lam…” Phóng viên phải chặn ngang hỏi “Bọn người đó là ý sư cô nói ai?” – “Thì là vợ chồng của Lý Ngọc Ánh đấy. Đấy là bọn tham lam, vu khống. Chúng sẽ bị quả báo.”
Và cứ thế người phụ nữ đó nói liên tục không ngưng nghỉ trên phone trong suốt gần 7 phút, không để phóng viên có thể chen ngang được bất cứ lúc nào để đặt câu hỏi.
“Chùa của người ta thì người ta có quyền bán, sao lại viết trên Facebook gọi người ta là ma cô. Sư cô chỉ muốn mua một chùa nhỏ hơn để dễ dàng trông nom thì phải bán chùa lớn này đi. Mà khi bán thì bao nhiêu tượng quý đều kêu người tới cho free chứ có bán lấy tiền đâu. Chẳng qua là vợ chồng Lý Ngọc Ánh đó quá tham lam, họ muốn rêu rao người tu hành thì họ cứ việc làm, nhưng họ sẽ nhận quả báo. Sư cô là một người rất tốt…”
“Ủa, vậy ra  nãy giờ cô không phải là sư cô Tuệ Đức, vậy cô là ai, cô tên gì?” Người Việt cố chen vô hỏi – “Thì chỉ là chị em với sư cô Tuệ Đức thôi, không cần biết tên làm gì. Những gì cần nói thì đã nói hết rồi. Nhà báo muốn viết gì cứ viết.” Và rồi người phụ nữ đó tắt phone khi phóng viên còn đang hỏi dang dở, “Nhưng mà cô có thể cho biết là….”

Một status được đưa lên Facebook Chùa Phật Quang USA. (Hình chụp qua màn hình Facebook Chùa Phật Quang USA)
Phóng viên để lại thêm tin nhắn cho sư cô Thích Tuệ Đức đề nghị được nghe ý kiến của sư cô liên quan đến sự việc này, tuy nhiên, đến giờ bài báo lên khuôn Người Việt vẫn không thấy hồi đáp.
Theo tìm hiểu của phóng viên Người Việt qua Facebook của sư cô Thích Tuệ Đức, trong một thông báo được đưa lên trang này vào cuối Tháng Hai, 2018 thì trụ trì của chùa Phật Quang là Thích Giác Nghiên, và viện chủ là Hòa thượng Thích Chân Lý.
Cũng từ trang Facebook này, phóng viên Người Việt tìm tới trang Facebook có tên Chùa Phật Quang USA, trong đó có một post ngày 23 Tháng Chín, 2018, chỉ để ảnh chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang có hoa rơi và đoạn nhạc của bài “Hồn Tử Sĩ”.
Cũng từ trang của Thích Tuệ Đức, phóng viên Người Việt còn tìm thấy trang của hòa thượng Thích Giác Nghiên, tức A Mi Giác Nghiên, trong đó có ghi thầy là “Trụ Trì at Chùa Phật Quang-Mỹ Quốc, Trụ Trì at Linh Sơn Phật Đường, Trụ Trì at Vinhome Lan Nhã, Trụ Trì at An Nhẫn Tịnh Cư, Trụ Trì at Chùa Cao Linh Hải Phòng.”
“Lý do tôi đồng ý chia sẻ câu chuyện này là vì tôi không muốn họ tiếp tục đi tới những địa phương khác để tiếp tục gạt những Phật tử nhẹ dạ ở những địa phương khác cho nên mình mới post hình ảnh này lên, tung ra cho mọi người biết họ là ai. Chứ thực sự tôi không muốn nói tôi đi vu cáo,” nha sĩ Lý Ngọc Ánh nói.
Ông Trần Quán Niệm thì nêu nhận xét, “Chưa bao giờ tôi thấy hình ảnh một ngôi chùa bị đối xử như thế. Cho nên tôi muốn đặt câu hỏi liệu đây có phải là một người tu chân chính? Theo tôi, hành động của họ là một việc làm có chủ đích, có ý đồ phá hoại Phật Giáo. Chúng tôi muốn gióng lên tiếng chuông báo động cho mọi người về hiện tượng có những người khoác áo thầy tu nhưng lại không hành xử như một vị chân tu.” (Ngọc Lan)


Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com