TỰ LỰC MỚI THỰC LÀ TU
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Từ khi con người sinh ra cho đến khi từ giả cõi đời này, cuộc sống đầy dẫy khổ đau, khổ như thật, khổ thiệt sự, khổ vì phiền não tham sân si đầy ắp thân tâm, khổ vì nay thương mai ghét, nay thân mai thù, khổ vì mọi người sống chung quanh mình tư tưởng không đồng nhau, khổ vì hoàn cảnh trái ngang lúc thuận lúc nghịch, khổ vì cơm ăn áo mặc vất vả gian nan, khổ vì cầu khẩn van xin thì nhiều, nhận được chẳng bao nhiêu, hoặc chẳng được gì cả! Khổ ơi là khổ! Đời là bể khổ! Cuộc sống con người khổ nhiều hơn vui, bất như ý nhiều hơn sự cát tường, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh hay địa vị nào của xã hội.
Khi nhận đúng, thấy đúng, biết đúng như thực, đời là bể khổ, nhưng không vì thế cảm thấy bi quan, chán đời, sanh tâm mong cầu cõi sung sướng hơn cho thỏa tâm tham, thì con người mới thực sự gọi là phát tâm chọn con đường chân chính tu hành của đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy cuộc đời hạnh phúc, vui sướng và hướng tâm mong cầu sanh về cõi sung sướng hơn, sung sướng cực điểm, thì đừng nên chọn con đường tu hành của đạo Phật. Chọn lựa như vậy là sai lầm.
- Tại sao như vậy?
Tại vì lòng tham cõi sung sướng hơn như vậy sẽ dẫn dắt người tu lạc vào tà đạo. Con đường tu hành chân chính của đạo Phật là con đường đi ngược lại với tâm tham lam, sân hận, si mê và mong cầu ỷ lại của người đời.
Con đường tu hành chân chính theo đạo Phật là phải xả bỏ những tâm niệm đầy tham lam, sân hận, si mê, trong kinh sách gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm. Dù tại gia hay xuất gia, người tu phải tự lực rèn luyện tu tập, luôn giữ gìn chánh niệm, luôn trau giồi thúc liễm thân tâm, cố sức tránh xa các ác pháp lợi mình hại người.
Con người phải đầy đủ nghị lực, phải gan dạ, kiên trì, chịu đựng và kham nhẫn, để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ biết thường vào nơi điện Phật chỉ để cúng kiến, lễ bái, cầu khấn, van xin, nương nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, tiếp độ, trợ lực, cứu khổ cứu nạn, giải thoát khổ đau, tai ương, bệnh tật, hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Con người phải phát tâm tự lực học hiểu chánh pháp, suy tư nghiền ngẫm những lời dạy quí báu trong kinh sách, để biết cách áp dụng, thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày. Chứ không phải tu hành suông bằng cách chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, hay chuyên luyện bùa, luyện phép để có thần thông, hay huyễn thuật, hoặc để khẩn cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những oai thần, tha lực của chư Phật, chư Bồ Tát, ngoài ra không còn gì hết, không biết gì hết !
Muốn chân chính tu theo đạo Phật để giác ngộ và giải thoát khỏi cảnh khổ đau của muôn kiếp sanh tử luân hồi, con người phải tích cực dùng sức tự lực của chính mình, chuyển hóa thân tâm, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chứ không phải bằng sự mong cầu, trông chờ, van xin, cầu khẩn tha lực của người khác, dù cho thành tâm tha thiết đến đâu, cũng như tín ngưỡng ngoại đạo mà thôi.
Trong kinh sách, đức Phật thường dạy tu hành một cách tích cực bằng những pháp môn tự lực, tịnh tông hay thiền tông, không có bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực một cách tiêu cực, ỷ lại. Chẳng hạn như là pháp môn: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, và niệm Giới.
Chúng ta nên biết: Phật là tâm sáng suốt, Pháp là tâm chân chánh, Tăng là tâm thanh tịnh. Đó là Tự Tánh Tam Bảo.
Đức Phật dạy niệm Phật là nhớ nghĩ đến tâm sáng suốt, nghĩ đến Phật và sống như Phật, chứ không phải chỉ niệm suông danh hiệu Phật; niệm Pháp là nhớ nghĩ đến tâm chân chánh, nghĩ đến Pháp và sống như Pháp, tu tập đúng như pháp, nói năng như pháp, im lặng như pháp, chứ không phải chỉ tụng kinh suông; niệm Tăng là nhớ nghĩ đến tâm thanh tịnh, nghĩ đến tăng và sống như chúng tăng hòa hợp, không chống trái nhau, chứ không phải chỉ cúng dường trai tăng, lễ lạy các vị tăng để cầu phước báu; niệm Giới là nhớ nghĩ đến phẩm hạnh, giới đức và sống đúng giới hạnh, không hề vi phạm giới luật, dù chỉ phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải chỉ hằng tháng vào ngày 30 ngày rằm cùng nhau tụng giới suông, mà thôi.
Ở đây, Đức Phật dạy niệm tức là tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới, để thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, rồi noi theo đó mà thực hiện nếp sống và tu tập như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy.
Có hiểu biết và tu tập như vậy, thì mới có giác ngộ và giải thoát thực sự. Còn như chỉ biết niệm suông danh hiệu Phật, tụng kinh suông, cúng dường trai tăng và đảnh lễ chư tăng và tụng Giới, dù có niệm Phật, Pháp, Tăng, và Giới như vậy cho đến muôn kiếp ngàn đời, thì cũng chẳng có giác ngộ và giải thoát được chút nào. Tham sân si, cố chấp và ngã mạn, nếu không tăng thì cũng còn y nguyên. Những sự tu hành sai lạc này khiến chẳng còn ai tu chứng. Người tu hành mà hiểu Phật giáo như vậy, tức là chẳng hiểu Phật giáo gì cả.
Tương tự, trong Kinh A Di Đà, đức Phật có dạy: “Kỳ độ chúng sinh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”. Hoặc: “Văn thị âm giả, tự nhiên giai sinh, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm”.
Nghĩa là: Những diệu pháp ấy, chúng sinh cõi này, khi nghe được rồi, hết thảy đều niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Hoặc: Ai nghe tiếng ấy, tự nhiên sinh tâm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Họ lập ra các ban hộ niệm, tự phong cái quyền quyết định dám tuyên bố người này được vãng sanh, người kia không vãng sanh, người này lưu xá lợi, người kia không, mặc dù người mới chết suốt đời không biết chùa chiền, kinh kệ hay tu tập gì ráo! Tiếc thay, số người này thu hút được đám đông si mê, cùng tần số cố chấp, lười tu tập nhưng mong cầu và tin chắc được vãng sanh cực lạc cho sướng cái đã, rồi hẹn lên trên đó tu tiếp sau, dễ dàng hơn nơi cõi ta bà này.
Khi bước chân vào đạo, ta thường được nghe dạy: bài học tu tập tự lực đầu tiên là phải dứt bỏ các nghề nghiệp ác đang sanh sống hàng ngày, nghĩa là người muốn tu hành theo đạo Phật, thì phải ngưng nghề ác, hành nghề thiện, ngưng việc ác, làm việc thiện. Qua bài kinh dứt các nghề ác, chúng ta thấy rõ sự tự lực của đạo Phật ngay từ ban đầu. Không làm các điều ác. Siêng làm các việc thiện. Giữ tâm ý thanh tịnh. Đó là chư Phật giáo.
Khi bước chân vào đạo, ta thường được nghe dạy: “Thông suốt những gì cần phải thông suốt, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần phải tu tập, trau giồi những gì cần phải trau giồi”. Những việc làm này là những hành động tự lực.
Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng thiện pháp, mọi ác pháp cần phải loại trừ dứt bỏ. Nhờ có loại trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, cuộc sống mới có sự giải thoát an vui, hạnh phúc cho mình, cho người. Không có con đường nào khác hơn.
Loại trừ ác pháp, chỉ có tự lực, không thể có tha lực. Những điều làm ác phải tự mình dứt bỏ chứ không thể cầu cạnh người khác giúp mình được. Ví như nhờ người khác giúp mình đừng ăn cắp, ăn trộm có được không?
Không có thể được, phải tự mình biết đó là một việc làm xấu ác, khiến người ta sầu khổ thì mình nên tự lực dứt bỏ, cũng như tự lực dứt bỏ các nghề nghiệp ác, chứ không thể cầu chư Phật giúp mình được.
Đạo Phật nhìn cuộc đời với đôi mắt nhân quả, chỉ có tự lực dứt bỏ được nghiệp nhân nghiệp quả mà thôi, dù cho có một đấng vạn năng nào đó cũng không giúp con người việc này được. Đã gieo nghiệp nhân, thì con người chạy đàng trời cũng không tránh thoát nghiệp quả. Thâm tín chánh lý nhân quả là pháp tu tự lực của đạo Phật.
Thời đức Phật còn tại thế, khi nghiệp quả đến với các vị đại đệ tử do nghiệp nhân đã tạo từ nhiều kiếp trước, kiếp này dù đã chứng đắc, các ngài vẫn phải đền trả, chứ không có chuyện còn nghiệp mà được vãng sanh, đức Phật còn không can thiệp, cứu giúp gì được cả. Con người nên nhớ việc này để làm gương, cố gắng hết sức, tự lực tu tập, tinh tiến không ngừng, không lười mỏi. Ðó mới là chánh kiến và chánh tín của người phát tâm tu theo Phật.
Đạo Phật qua hình thức, nghi lễ của một tôn giáo nhằm phát triển, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ tới quảng đại quần chúng, độ tận chúng sanh, nhưng cốt tủy cao siêu của đạo Phật là phi tôn giáo.
Nghĩa là: Đạo Phật là tôn giáo duy nhất chủ trương không tôn thờ một đấng thiêng liêng vạn năng có quyền lực tối cao hay ban phước giáng họa trên sinh mệnh con người. Đạo Phật là một tôn giáo bi trí dũng, xây dựng con người tự giác, tự lực, tự độ, tự cứu mình thoát ra khỏi cảnh khổ, nên còn gọi là “Độc Cư, Độc Bộ, Độc Hành”.
Tóm lại, Khi mê lầm, chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ.
Khi giác ngộ, chúng con khổ, nguyện xin tự độ. Nhờ thế, con người mới biết đạo Phật là đạo tự lực, tự lực mới thực là tu, chính là nghĩa đó vậy. Con người phải tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với chánh pháp. Kinh sách tha lực không phải là kinh sách liễu nghĩa của đạo Phật. Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa.
Đạo Phật có nền đạo đức nhân bản – chánh lý nhân quả:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất
trắc, bất như ý,
con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn,
phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời,
những bước thăng trầm của thế sự.
Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai,
không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào,
chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suông sẻ, may mắn,
chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý.
Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện,
van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay,
tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.
Chúng ta cần nên biết rằng:
Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai.
Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn",
để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời,
bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử,
tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp".
Nghĩa là
chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,
bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật,
và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày,
để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp,
để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
Bởi vì những người như vậy rất nhạy cảm, phản ứng nhanh lẹ, khi tiếp xúc với cảnh trần đời.
Một lời nói vô tình, một ý kiến trái nghịch, một việc làm không vừa ý, một cử chỉ vụng về của người khác, tất cả đều có thể khiến cho những người như vậy nổi sân, bực tức, khó chịu, gây gổ, phê phán, bình phẩm, chỉ trích, miệt thị, hơn thua, sống để dạ, chết mang theo.
Qua những hình ảnh trên, chúng ta có đủ kinh
nghiệm trong việc tiến tu, không còn e dè nghi ngại gì nữa. Bởi vì không có vị
nào đã là thánh rồi thành thánh, mà tất cả đều bị bao vây bởi phiền não dục
trần. Cái đặc điểm của các ngài là nhạy cảm sớm thức tỉnh và anh dũng khi cần
thoát nó. Điều đó chúng ta có thể học được, có ai thấy cảnh già bệnh chết mà
chẳng buồn, có ai không khí khái khi thốt ra những lời thề bán mạng.
Khi nhận đúng, thấy đúng, biết đúng như thực, đời là bể khổ, nhưng không vì thế cảm thấy bi quan, chán đời, sanh tâm mong cầu cõi sung sướng hơn cho thỏa tâm tham, thì con người mới thực sự gọi là phát tâm chọn con đường chân chính tu hành của đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy cuộc đời hạnh phúc, vui sướng và hướng tâm mong cầu sanh về cõi sung sướng hơn, sung sướng cực điểm, thì đừng nên chọn con đường tu hành của đạo Phật. Chọn lựa như vậy là sai lầm.
- Tại sao như vậy?
Tại vì lòng tham cõi sung sướng hơn như vậy sẽ dẫn dắt người tu lạc vào tà đạo. Con đường tu hành chân chính của đạo Phật là con đường đi ngược lại với tâm tham lam, sân hận, si mê và mong cầu ỷ lại của người đời.
Con đường tu hành chân chính theo đạo Phật là phải xả bỏ những tâm niệm đầy tham lam, sân hận, si mê, trong kinh sách gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm. Dù tại gia hay xuất gia, người tu phải tự lực rèn luyện tu tập, luôn giữ gìn chánh niệm, luôn trau giồi thúc liễm thân tâm, cố sức tránh xa các ác pháp lợi mình hại người.
Con người phải đầy đủ nghị lực, phải gan dạ, kiên trì, chịu đựng và kham nhẫn, để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ biết thường vào nơi điện Phật chỉ để cúng kiến, lễ bái, cầu khấn, van xin, nương nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, tiếp độ, trợ lực, cứu khổ cứu nạn, giải thoát khổ đau, tai ương, bệnh tật, hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Con người phải phát tâm tự lực học hiểu chánh pháp, suy tư nghiền ngẫm những lời dạy quí báu trong kinh sách, để biết cách áp dụng, thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày. Chứ không phải tu hành suông bằng cách chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, hay chuyên luyện bùa, luyện phép để có thần thông, hay huyễn thuật, hoặc để khẩn cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những oai thần, tha lực của chư Phật, chư Bồ Tát, ngoài ra không còn gì hết, không biết gì hết !
Muốn chân chính tu theo đạo Phật để giác ngộ và giải thoát khỏi cảnh khổ đau của muôn kiếp sanh tử luân hồi, con người phải tích cực dùng sức tự lực của chính mình, chuyển hóa thân tâm, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chứ không phải bằng sự mong cầu, trông chờ, van xin, cầu khẩn tha lực của người khác, dù cho thành tâm tha thiết đến đâu, cũng như tín ngưỡng ngoại đạo mà thôi.
Trong kinh sách, đức Phật thường dạy tu hành một cách tích cực bằng những pháp môn tự lực, tịnh tông hay thiền tông, không có bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực một cách tiêu cực, ỷ lại. Chẳng hạn như là pháp môn: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, và niệm Giới.
Chúng ta nên biết: Phật là tâm sáng suốt, Pháp là tâm chân chánh, Tăng là tâm thanh tịnh. Đó là Tự Tánh Tam Bảo.
Đức Phật dạy niệm Phật là nhớ nghĩ đến tâm sáng suốt, nghĩ đến Phật và sống như Phật, chứ không phải chỉ niệm suông danh hiệu Phật; niệm Pháp là nhớ nghĩ đến tâm chân chánh, nghĩ đến Pháp và sống như Pháp, tu tập đúng như pháp, nói năng như pháp, im lặng như pháp, chứ không phải chỉ tụng kinh suông; niệm Tăng là nhớ nghĩ đến tâm thanh tịnh, nghĩ đến tăng và sống như chúng tăng hòa hợp, không chống trái nhau, chứ không phải chỉ cúng dường trai tăng, lễ lạy các vị tăng để cầu phước báu; niệm Giới là nhớ nghĩ đến phẩm hạnh, giới đức và sống đúng giới hạnh, không hề vi phạm giới luật, dù chỉ phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải chỉ hằng tháng vào ngày 30 ngày rằm cùng nhau tụng giới suông, mà thôi.
Ở đây, Đức Phật dạy niệm tức là tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới, để thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, rồi noi theo đó mà thực hiện nếp sống và tu tập như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy.
Có hiểu biết và tu tập như vậy, thì mới có giác ngộ và giải thoát thực sự. Còn như chỉ biết niệm suông danh hiệu Phật, tụng kinh suông, cúng dường trai tăng và đảnh lễ chư tăng và tụng Giới, dù có niệm Phật, Pháp, Tăng, và Giới như vậy cho đến muôn kiếp ngàn đời, thì cũng chẳng có giác ngộ và giải thoát được chút nào. Tham sân si, cố chấp và ngã mạn, nếu không tăng thì cũng còn y nguyên. Những sự tu hành sai lạc này khiến chẳng còn ai tu chứng. Người tu hành mà hiểu Phật giáo như vậy, tức là chẳng hiểu Phật giáo gì cả.
Tương tự, trong Kinh A Di Đà, đức Phật có dạy: “Kỳ độ chúng sinh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”. Hoặc: “Văn thị âm giả, tự nhiên giai sinh, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm”.
Nghĩa là: Những diệu pháp ấy, chúng sinh cõi này, khi nghe được rồi, hết thảy đều niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Hoặc: Ai nghe tiếng ấy, tự nhiên sinh tâm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xưa nay, chỉ có những người lười biếng, dối mình gạt người, không chịu nghiên tầm học hiểu giáo lý, không thấu rõ lời dạy của chư Phật, chư Tổ, do đó tin bừa, làm càn và rao giảng những điều sai lầm, mê tín, mù mờ. Số người mê tín tu mù này, có cả tu sĩ và cư sĩ, đơn giản hóa pháp tu tịnh độ đến mức tối đa, khuyên người chỉ cần niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, thì chắc chắn được vãng sanh, không cần đọc tụng kinh điển, không cần học hiểu giáo lý, sợ bị loạn tâm, không vãng sanh.
Họ lập ra các ban hộ niệm, tự phong cái quyền quyết định dám tuyên bố người này được vãng sanh, người kia không vãng sanh, người này lưu xá lợi, người kia không, mặc dù người mới chết suốt đời không biết chùa chiền, kinh kệ hay tu tập gì ráo! Tiếc thay, số người này thu hút được đám đông si mê, cùng tần số cố chấp, lười tu tập nhưng mong cầu và tin chắc được vãng sanh cực lạc cho sướng cái đã, rồi hẹn lên trên đó tu tiếp sau, dễ dàng hơn nơi cõi ta bà này.
Khi bước chân vào đạo, ta thường được nghe dạy: bài học tu tập tự lực đầu tiên là phải dứt bỏ các nghề nghiệp ác đang sanh sống hàng ngày, nghĩa là người muốn tu hành theo đạo Phật, thì phải ngưng nghề ác, hành nghề thiện, ngưng việc ác, làm việc thiện. Qua bài kinh dứt các nghề ác, chúng ta thấy rõ sự tự lực của đạo Phật ngay từ ban đầu. Không làm các điều ác. Siêng làm các việc thiện. Giữ tâm ý thanh tịnh. Đó là chư Phật giáo.
Khi bước chân vào đạo, ta thường được nghe dạy: “Thông suốt những gì cần phải thông suốt, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần phải tu tập, trau giồi những gì cần phải trau giồi”. Những việc làm này là những hành động tự lực.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:
Tự mình điều ác nhiểm ô.
Tự mình thanh tịnh chính mình.
Tự mình phân minh thiện ác
Không ai giúp ai thanh tịnh.
Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng thiện pháp, mọi ác pháp cần phải loại trừ dứt bỏ. Nhờ có loại trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, cuộc sống mới có sự giải thoát an vui, hạnh phúc cho mình, cho người. Không có con đường nào khác hơn.
Loại trừ ác pháp, chỉ có tự lực, không thể có tha lực. Những điều làm ác phải tự mình dứt bỏ chứ không thể cầu cạnh người khác giúp mình được. Ví như nhờ người khác giúp mình đừng ăn cắp, ăn trộm có được không?
Không có thể được, phải tự mình biết đó là một việc làm xấu ác, khiến người ta sầu khổ thì mình nên tự lực dứt bỏ, cũng như tự lực dứt bỏ các nghề nghiệp ác, chứ không thể cầu chư Phật giúp mình được.
Đạo Phật nhìn cuộc đời với đôi mắt nhân quả, chỉ có tự lực dứt bỏ được nghiệp nhân nghiệp quả mà thôi, dù cho có một đấng vạn năng nào đó cũng không giúp con người việc này được. Đã gieo nghiệp nhân, thì con người chạy đàng trời cũng không tránh thoát nghiệp quả. Thâm tín chánh lý nhân quả là pháp tu tự lực của đạo Phật.
Thời đức Phật còn tại thế, khi nghiệp quả đến với các vị đại đệ tử do nghiệp nhân đã tạo từ nhiều kiếp trước, kiếp này dù đã chứng đắc, các ngài vẫn phải đền trả, chứ không có chuyện còn nghiệp mà được vãng sanh, đức Phật còn không can thiệp, cứu giúp gì được cả. Con người nên nhớ việc này để làm gương, cố gắng hết sức, tự lực tu tập, tinh tiến không ngừng, không lười mỏi. Ðó mới là chánh kiến và chánh tín của người phát tâm tu theo Phật.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:
Lên non xuống biển vào hang
Nghiệp nhân quả báo đã mang
Không ai tránh được thoát được
Như hình bóng đeo theo mình.
Đạo Phật qua hình thức, nghi lễ của một tôn giáo nhằm phát triển, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ tới quảng đại quần chúng, độ tận chúng sanh, nhưng cốt tủy cao siêu của đạo Phật là phi tôn giáo.
Nghĩa là: Đạo Phật là tôn giáo duy nhất chủ trương không tôn thờ một đấng thiêng liêng vạn năng có quyền lực tối cao hay ban phước giáng họa trên sinh mệnh con người. Đạo Phật là một tôn giáo bi trí dũng, xây dựng con người tự giác, tự lực, tự độ, tự cứu mình thoát ra khỏi cảnh khổ, nên còn gọi là “Độc Cư, Độc Bộ, Độc Hành”.
Tóm lại, Khi mê lầm, chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ.
Khi giác ngộ, chúng con khổ, nguyện xin tự độ. Nhờ thế, con người mới biết đạo Phật là đạo tự lực, tự lực mới thực là tu, chính là nghĩa đó vậy. Con người phải tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với chánh pháp. Kinh sách tha lực không phải là kinh sách liễu nghĩa của đạo Phật. Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa.
Đạo Phật có nền đạo đức nhân bản – chánh lý nhân quả:
sống
không làm khổ mình,
không làm khổ người,
không làm khổ chúng sanh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
sóng gió của cuộc đời
con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn,
phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời,
những bước thăng trầm của thế sự.
Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai,
không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào,
chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suông sẻ, may mắn,
chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý.
Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện,
van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay,
tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.
Chúng ta cần nên biết rằng:
Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai.
Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn",
để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời,
bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử,
tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp".
Nghĩa là
chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,
bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật,
và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày,
để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp,
để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
Điều 10: Điều thứ mười trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng:
"Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh".
Tại sao vậy?
Bởi vì con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo,
cho nên kiếp này mới gặp nhiều điều oan ức.
Cho nên khi gặp chuyện oan ức, không cần phải than trời trách đất gì cả.
Muốn cuộc sống bớt những điều oan ức trái ngang, con người cần tích cực tu tâm dưỡng tánh,
cần cố gắng làm phước nhiều hơn, cố tránh đừng gieo tiếng oán,
đừng loan truyền tin đồn, đừng vu oan giá họa, đừng làm đau khổ cho người khác,
dù cho đó là kẻ thù của mình, kẻ mình không ưa cũng vậy.
"Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh".
Tại sao vậy?
Bởi vì con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo,
cho nên kiếp này mới gặp nhiều điều oan ức.
Cho nên khi gặp chuyện oan ức, không cần phải than trời trách đất gì cả.
Muốn cuộc sống bớt những điều oan ức trái ngang, con người cần tích cực tu tâm dưỡng tánh,
cần cố gắng làm phước nhiều hơn, cố tránh đừng gieo tiếng oán,
đừng loan truyền tin đồn, đừng vu oan giá họa, đừng làm đau khổ cho người khác,
dù cho đó là kẻ thù của mình, kẻ mình không ưa cũng vậy.
Người nào nói xấu mình, mình bèn tìm đủ cách nói xấu lại, cho bỏ ghét.
Người nào hại mình, mình bèn tìm đủ cách hại lại nặng hơn, cho đáng đời.
Người nào không chịu giúp mình, không tốt với mình,
mình bèn tìm đủ mọi cách trả thù, cho hả giận, rỉ tai biêu riếu, vu khống cáo gian,
vu oan giá họa, kiện cáo tụng đình, cho chúng chết luôn, cho chúng mạt luôn, khỏi ngóc lên nổi.
Mình cho rằng người ta xấu xa, người ta ác độc,
người ta bất chính, người ta bất lương, người ta bất thiện, người ta bất nhơn, người ta ác đức,
người ta dã man, mà mình cũng làm y như vậy,
chỉ khoác danh nghĩa "trả thù", thì mình có khác gì người ta đâu?
Phản ứng y chang những điều người đời làm cho mình thực là dễ dàng.
Người nào hại mình, mình bèn tìm đủ cách hại lại nặng hơn, cho đáng đời.
Người nào không chịu giúp mình, không tốt với mình,
mình bèn tìm đủ mọi cách trả thù, cho hả giận, rỉ tai biêu riếu, vu khống cáo gian,
vu oan giá họa, kiện cáo tụng đình, cho chúng chết luôn, cho chúng mạt luôn, khỏi ngóc lên nổi.
Mình cho rằng người ta xấu xa, người ta ác độc,
người ta bất chính, người ta bất lương, người ta bất thiện, người ta bất nhơn, người ta ác đức,
người ta dã man, mà mình cũng làm y như vậy,
chỉ khoác danh nghĩa "trả thù", thì mình có khác gì người ta đâu?
Phản ứng y chang những điều người đời làm cho mình thực là dễ dàng.
Còn
như nhịn được mới thực là khó khăn vô cùng.
Nhịn được như vậy chứng tỏ chúng ta không còn chấp mình nhận chịu khổ đau,
không còn chấp người tạo đau khổ cho mình,
tức là chúng ta đã thấu rõ và hành được "giáo lý vô ngã" của đạo Phật.
Trong giáo lý vô ngã của đạo Phật, không có cái gì là "Ta", nên không có gì là "của Ta".
Đó chính là triết lý cao thượng vô cùng mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu cho thấu đáo,
để khi gặp chuyện oan ức trên thế gian này,
chúng ta vẫn giữ được tâm trí bình tĩnh, thản nhiên.
Được như vậy, oan ức chính là cửa ngõ tiến vào con đường đạo hạnh.
Nhịn được như vậy chứng tỏ chúng ta không còn chấp mình nhận chịu khổ đau,
không còn chấp người tạo đau khổ cho mình,
tức là chúng ta đã thấu rõ và hành được "giáo lý vô ngã" của đạo Phật.
Trong giáo lý vô ngã của đạo Phật, không có cái gì là "Ta", nên không có gì là "của Ta".
Đó chính là triết lý cao thượng vô cùng mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu cho thấu đáo,
để khi gặp chuyện oan ức trên thế gian này,
chúng ta vẫn giữ được tâm trí bình tĩnh, thản nhiên.
Được như vậy, oan ức chính là cửa ngõ tiến vào con đường đạo hạnh.
Người nào có nhiều "tự ái", thường cho rằng ta đây là nhứt,
cái gì của mình cũng đứng nhứt, cái gì liên quan đến mình cũng nhứt,
chấp nhứt từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nhặt,
chẳng bao giờ chịu nghe lời khuyên,
thường thấy lỗi lầm của người khác, không bao giờ cho là mình có lỗi gì cả,
bất cứ chuyện gì xảy ra cũng tìm đủ mọi cách, viện đủ lý lẽ, đổ lỗi người này, đổ thừa người kia,
tại thế này, bị thế khác, chứ không bao giờ tại mình, bởi mình, do mình mà chuyện sai trái xảy ra cả! Người như vậy chính là người có "tâm chấp ngã" quá cao.
Cho nên người đó vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi.
Tại sao vậy?
cái gì của mình cũng đứng nhứt, cái gì liên quan đến mình cũng nhứt,
chấp nhứt từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nhặt,
chẳng bao giờ chịu nghe lời khuyên,
thường thấy lỗi lầm của người khác, không bao giờ cho là mình có lỗi gì cả,
bất cứ chuyện gì xảy ra cũng tìm đủ mọi cách, viện đủ lý lẽ, đổ lỗi người này, đổ thừa người kia,
tại thế này, bị thế khác, chứ không bao giờ tại mình, bởi mình, do mình mà chuyện sai trái xảy ra cả! Người như vậy chính là người có "tâm chấp ngã" quá cao.
Cho nên người đó vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi.
Tại sao vậy?
Bởi vì những người như vậy rất nhạy cảm, phản ứng nhanh lẹ, khi tiếp xúc với cảnh trần đời.
Một lời nói vô tình, một ý kiến trái nghịch, một việc làm không vừa ý, một cử chỉ vụng về của người khác, tất cả đều có thể khiến cho những người như vậy nổi sân, bực tức, khó chịu, gây gổ, phê phán, bình phẩm, chỉ trích, miệt thị, hơn thua, sống để dạ, chết mang theo.
Nghĩa là vọng tâm của họ khởi lên đều đều mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút,
mỗi giây.
Những người như vậy thường xuyên sống trong tâm trạng bất an, vọng động,
thậm chí đau khổ nhiều thứ, nhiều mặt bởi
vì kho tàng tâm thức chứa nhóm quá nhiều phiền não.
Những người như vậy thường xuyên sống trong tâm trạng bất an, vọng động,
thậm chí đau khổ nhiều thứ, nhiều mặt bởi
vì kho tàng tâm thức chứa nhóm quá nhiều phiền não.
Cúng
Giải Oan: thiệt hay giả
Kính
thưa Cô Diễm Hương,
Em
có một người anh mất lúc còn trong trại cải tạo. Cách đây bốn mươi năm, một bà
mẹ của tù cải tạo tìm đến nhà em báo tin buồn. Bà nói lúc bà đi thăm con, con
bà đã nhét vào tay bà một địa chỉ và dặn gắng về báo cho gia đình này hay con
của họ là anh Nguyên đã bị VC đánh chết trong tù. Lý do họ đánh anh chết vì họ
sỉ nhục anh này là “Đồ ngụy”. Anh trả lời là “Thời thế mà thôi. Nếu anh
(VC) sinh ra ở trong Nam thì anh cũng phải đi lính như tôi. Nếu tôi sinh ra ở
Miền Bắc thì bây giờ tôi là người chiến thắng!”. Câu chuyện có vậy thôi mà anh
bị VC đánh đến chết.
Được
tin này cả gia đình em rất đau lòng. Gia đình chúng em cúng ở nhà và lên chùa
nhờ quý Thầy cầu nguyện, nhưng em không biết vong linh anh em có được về cõi
tịnh độ bên kia thế giới hay vẫn còn vướng mắc với lòng thù hận VC? Những năm
sau chiến tranh, ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại vào dịp Vu Lan nhiều chùa
tổ chức lễ cúng cô hồn, Trai Đàn Bạt Độ Giải Oan. Em có thấy nhiều video
trên Youtube, VC tổ chức Trai Đàn Bạt Độ do nhiều sư quốc doanh tổ chức.
Một lễ giải oan ở Vùng Tàu lớn lắm.
Một
nhà ngoại cảm kể lại, lúc đang làm lễ ở Vũng Tàu, thức ăn được dọn lên bàn thờ,
trong lúc các Thầy đang tụng kinh, giải oan cho những tử sĩ VC thì đột nhiên có
một cơn gió lớn thổi hết thức ăn bay xuống đất cát. Nhà ngoại cảm nói, lúc đó
bà nghe thấy những chiến sĩ của VNCH nói, phải cúng cho họ nữa, nếu không thì
thức ăn bay xuống đất hết. Từ đó về sau buổi lễ Trai Đàn nào do VC tổ chức cũng
cầu nguyện cho tất cả những người chết oan. Nếu không BanTổ Chức luôn bị trở
ngại.
Những
người tổ chức Trai Đàn giải thích, mục đích của Trai Đàn Bạt Độ là để tạo
duyên lành, tháo gỡ những oán thù để người đã chết oan nhận chân được nhân quả,
nghiệp báo mà họ đã gây ra từ nhiều kiếp trước. Lễ này giúp cho người đã khuất
hiểu rõ được mọi sự việc xảy ra trên đời là “không”, là huyễn. Khi
nhận chân được căn bản giáo lý nhà Phật, nhân quả, nghiệp báo cũng như vạn vật
là “không” (không có thật) thì những oan hồn sẽ buông bỏ thù hận, sám hối
nghiệp chướng mà trở về với tâm thanh tịnh, giải thoát…
Thưa
Cô, cố nhiên những chùa tổ chức cúng Giải Oan, không tổ chức cúng tế, cầu
nguyện miễn phí cho bá tánh, mà mỗi người muốn cầu siêu cho hương linh người
thân, phải dâng bài vị với tiền cúng dường. Em thấy hình ảnh quý Thầy cử hành
lễ Trai Đàn mặc y phục màu sắc rực rỡ, đầu đội mão như vua chúa trong các tuồng
cải lương, tay bắt ấn có vẻ rất huyền bí nên hơi thắc mắc vì em có đọc
kinh sách chút ít. Em thật sự không tin cái kiểu bẻ tay bắt ấn có vẻ tạo
phù phép mê tín. Nhưng trong gia đình có người thân chết oan nên mẹ em
cũng cố gắng đến chùa, gởi bài vị nhờ Thầy cúng, may ra anh của em được siêu
thoát. Nhưng em rất thắc mắc, không biết cúng Trai Đàn Bạt Độ như vậy có thật
sự giải oan hay chỉ tốn tiền mà các Thầy đã biến Đạo Phật thành đạo mê tín, để
nhà chùa hốt bạc?
Hồ
Phương Thanh
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Diễm
Hương
ViệtMymagazine.
Trả
lời:
Thật
tình với em, tôi không hiểu nhiều về đời sống tâm linh, bên kia cõi chết. Tôi
có chuyển thư em tới một vị sư mà tôi thường liên lạc học hỏi về giáo lý nhà
Phật, để hỏi ý kiến Thầy. Thầy trả lời sao tôi chuyển cho em xem để suy ngẫm.
Theo Thầy thì có tới 90% các tu sĩ Phật giáo đã hiểu và thực hành sai giáo pháp
Đạo Phật. Trong Kinh điển Nhà Phật không hề có chỉ vẽ cách cúng kiến sau khi
người thân mất, chẳng hạn như cúng thất, cúng một trăm ngày, cúng một năm hay
Trai Đàn Bạt Độ giải oan.
Giáo
lý căn bản của Đạo Phật dạy Lý Nhân Quả, Lý Nhân Duyên, Lý Vô Thường, Tứ Diệu
Đế, Bát Chánh Đạo. Con người lúc còn sống nên tu tập “làm lành,
lánh dữ, tâm ý trong sạch”, thực hiện được lời dạy này thì đương nhiên con
người có được đời sống an lành, chết được siêu thoát, không cần phải đi chùa,
tụng kinh cầu xin Phật ban cho phước đức hay cúng tế giải oan gì cả. Tất
cả những lễ cúng tế là do nhân gian đặt ra vì lòng thương người thân đã mất.
Nhà chùa có thể coi như là một cơ sở tôn giáo nên cử hành những nghi lễ là để đáp
ứng nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử. Một số ni, sư đã lợi dụng những lễ này, bày
vẽ thêm để lôi cuốn Phật tử đến chùa cúng dường, để thu tiền cho chùa, lợi
dưỡng cho cá nhân họ.
Theo
vị sư này thì ngay cả Phật cũng không có khả năng cứu độ một mạng người khi đến
lúc người đó phải trả quả báo. Trong lịch sử, lúc quân của vương quốc bên cạnh
kéo sang đánh chiếm vương quốc của Vua Tịnh Phạn là cha của Đức Phật, Đức Phật
cố gắng giúp vua cha ngăn chận, nhưng đến lần thứ ba thì Đức Phật phải để mất
nước vì đã đến lúc phải thọ nhận quả báo. Vì lẽ đó vị sư này đặt câu hỏi,
Phật không cứu độ được, những vị sư tổ chức Trai Đàn Bạt Độ làm sao có khả năng
cứu độ hằng trăm, hằng ngàn vong linh đã mất bao nhiêu năm qua. Ông tin là
những vị sư tổ chức Trai Đàn Bạt Độ đã lợi dụng tình cảm của người còn sống.
Ông khuyên không nên tin tào lao vào những bàn tay bắt ấn, chuông mỏ rền trời,
phi chánh pháp.
Trước
đây mỗi khi đi chùa tôi chỉ trang nghiêm lạy tượng Đức Phật. Còn tượng vị Thiên
Thủ Thiên Nhãn, nghìn tay nghìn mắt, tôi không hiểu tượng trưng gì nên rất lơ
là. Nhưng sau tôi được vị sư này giải thích, cho biết, mỗi bàn tay của vị Thiên
Thủ Thiên Nhãn đều có con mắt trí tuệ. Trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng
phục ma chướng trong tâm con người, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa,
châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy,…tượng trưng
cho mọi ngành nghề trên thế gian.
BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
Tượng
vị Thiên Thủ Thiên Nhãn, nghìn tay, nghìn mắt tượng trưng vị Bồ Tát có đầy đủ
năng lực khắc chế sự trói buộc của mọi cảnh trần. Con người do lục căn (mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý) dính mắc với lục trần bên ngoài (sắc, thinh, hương,
vị, xúc, pháp), trong tâm tạo ra suy tư cảm nghĩ gọi là lục thức. Vì sự dính
mắc đó mà con người bắt đầu tạo nghiệp, thường là nghiệp chẳng lành, nên lẫn
quẫn mãi trong vòng lục đạo, luân hồi.
Vị
sư này giảng, nếu tâm chúng ta không dính mắc, không phê phán, không nhiều
chuyện, không chạy theo sự suy nghĩ sinh diệt liên tục thì không phiền não, tức
là giải thoát. Hành Bồ Tát Đạo là con đường nhập thế của người tu. Con đường
cứu cánh của Bồ Tát là sự kiên định, ý chí bền vững để giác ngộ được chân lý
là: Khổ, Không, Vô ngã và Vô Thường trong thật tánh của mỗi nguời. Thân
khẩu ý, nhất là khẩu, thường là nguồn gốc của sinh tử luân hồi.
Tóm
lại, theo vị sư này, nhiều người mê tín, hiểu Đức Phật là đấng thần linh có
quyền lực ban ơn, giáng họa. Thật ra Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh
vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ
Thích Ca. Phật là Thái tử xứ Ca Tỳ La Vệ, nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal
và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca sống tới năm 80 tuổi, truyền giáo pháp 45 năm. Đức
Phật sinh ra như một con nguời, không phải là thần thánh. Lớn lên, Ngài rời bỏ
cung vàng điện ngọc, đi tìm con đường thoát khỏi khổ đau trên thế gian.
Việc
thờ phượng Đức Phật dưới hình thức một tôn giáo là do nguời đời sau bày vẽ ra.
Nhiều người quên mất việc quan trọng chánh yếu là tự nổ lực tu tập, hành đạo,
ứng dụng giáo pháp vào đời sống thực tế để giác ngộ và giải thoát.
Mục
tiêu của Đạo Phật không phải là cõi Thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết
phiền não khổ đau trong cuộc sống này và mai sau. Ngày nay phần lớn các chùa
đều có sự thờ cúng hương khói, nhiều chùa lo hoạt động cúng bái, lễ hội cho
khách thập phương vô cùng sôi động hơn là giảng dạy kinh sách giúp cho
Phật tử tu học. Nhiều người đến chùa lễ Phật với tâm mong cầu Đức Phật ban cho
nhiều may mắn, tiền tài, con cái được an lành, đều không đúng với lời Phật dạy.
Đức Phật không ban ơn giáng họa hay đáp ứng những lời cầu khẩn van xin. Vậy
Phật tử không nên tin những điều huyền bí, huyễn hoặc, mà nên theo ba pháp môn
phát sinh trí tuệ là: Văn, Tư, Tu. Nghĩa là học hỏi, nghe giảng, đọc
kinh sách, rồi suy nghĩ, quán chiếu cho chính chắn thấu đáo, trước khi thực
hành, tu tập theo.
Đọc
tới đây thì chắc em đã có ý niệm được phần nào là có nên cúng giải oan không?
Những vị Thầy chủ lễ cúng giải oan có thật sự giúp cho những vong linh buông bỏ
hận thù để đuợc siêu thoát chăng, phải không?
Diễm
Hương
Muốn
liên lạc với Diễm Hương xin gởi thư về ViệtMymagazine.
PHẬT NGỒI
TRÊN ĐÀI SEN
HT THÍCH THANH TỪ
Chúng ta
đọc lịch sử Phật, ai cũng biết Bồ-tát đến cội bồ-đề trải cỏ làm tòa ngồi, và
thành đạo ngay dưới cội cây này. Hiện nay chúng ta thờ Phật đúng theo tài liệu
lịch sử, phải để Ngài ngồi trên tòa cỏ. Tại sao ngày nay chùa nào thờ Phật cũng
ngồi trên tòa sen? Đây là để biểu trưng con người của Ngài. Vì trước kia là ông
hoàng, Ngài cũng nhiễm ô ngũ dục, như mầm sen còn ở trong bùn. Khi Ngài vượt
thành xuất gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ở trong nước. Lúc Ngài ngồi tu ở
dưới cội bồ-đề và thành đạo là hoa sen ra khỏi nước nở tròn đầy hương thơm ngào
ngạt. Hoa sen lại tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen
thì mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi
thắm hương thơm ngạt ngào. Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng
thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quả
không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần,
có quyết tâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quả gọi là Vô thượng giác, là giác ngộ không
ai trên, song có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật
tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình.
Bài
kệ nói :
Như
giữa đống rác nhớp.
Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở.
Thơm sạch đẹp ý người.
Cũng vậy, giữa quần sanh.
Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệ tử bậc Chánh Giác.
Sáng ngời với trí tuệ. -- (Pháp cú câu 58-59)
Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở.
Thơm sạch đẹp ý người.
Cũng vậy, giữa quần sanh.
Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệ tử bậc Chánh Giác.
Sáng ngời với trí tuệ. -- (Pháp cú câu 58-59)
Hoa
sen mọc chỗ nhớp nhúa mà thơm tho tươi đẹp, sống trong đời nhiễm nhơ mù tối,
người Phật tử chúng ta phải khéo dùng trí tuệ vượt ra để cứu mình, và cứu
người. Cái quí của hoa sen là sanh từ chốn bùn lầy mà tinh khiết, cái cao cả
của người tu là sống trong mọi dục lạc nhiễm ô mà vượt ra an toàn siêu thoát.
Hoa hường, hoa lan thơm hơn hoa sen, mà không được nhắc tới, vì sanh ở chỗ đất
sạch. Nếu Thái tử là người từ trên trời rơi xuống mà đắc đạo thì không có giá
trị gì. Chính trong vòng kềm tỏa của dục trần, mà thoát được mới là bậc đại
hùng.
CÁ NHẢY KHỎI LƯỚI
Đời Tống ở Trung Hoa có hai Thượng tọa Thâm và Minh. Hai vị có duyên sự
cùng sang đò qua sông Hoài. Đang sang sông, thấy người bủa lưới đang kéo, có
con cá to nhảy khỏi lưới ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thay!
Như Thiền sư." Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới
mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn." Thượng tọa Thâm nói:
"Huynh Minh chưa hiểu." Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận
ra chỗ sai, liền sám hối.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy thế nào? Con cá trong lưới nhảy là
hay, con cá thong dong ngoài lưới là hay? Đạo lý nhà Phật dạy, trong cảnh bủa
vây của phiền não mà thoát ra được mới thật là hay. Đây mới thi thố được sức
mạnh phi thường của con người thoát tục. Nếu ở ngoài lưới nói gì nhảy, không
nhảy làm sao biết được sức mạnh của mình. Hơn nữa, bản thân con người đầy đủ
tam bành (tam độc), lục tặc (sáu giặc) lại sáu trần dụ dỗ cuốn lôi, nếu không
phải là bậc siêu quần bạt tụy làm sao thắng trận giặc nội công ngoại kích này.
Cùng là cá, bao nhiêu con khác bị lưới cuốn không thể giãy vùng, cuối cùng bị
người đánh cá bắt bỏ vào giỏ, chỉ một con này nhảy vọt khỏi lưới, không đồng
với người xuất trần thoát tục là gì? Nếu chúng ta sanh ra đã là Thánh thì còn
nói gì tu. Chính vì chúng ta mang đầy đủ thói hư tật xấu trong mình, chứa đầy
tham sân si trong lòng, cho nên gặp cảnh thì nhiễm, trái ý thì sân, quẳng chúng
thoát ra, thật là điều khó khăn trăm phần, ai làm được điều đó, đáng cho chúng
ta chắp tay tán thán. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm bài kệ:
XUẤT TRẦN
XUẤT TRẦN
Tằng
vi vật dục dịch lao khu
Bài lạc trần hiêu thế ngoại du
Tán thủ na biên siêu Phật Tổ
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Bài lạc trần hiêu thế ngoại du
Tán thủ na biên siêu Phật Tổ
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Dịch:
RA
KHỎI BỤI HỒNG
Đã
từng ham muốn phải long đong
Ném quách mà ra khỏi bụi hồng
Buông thõng bờ kia lên Phật Tổ
Một lần phủi giũ một lần xong.
Ném quách mà ra khỏi bụi hồng
Buông thõng bờ kia lên Phật Tổ
Một lần phủi giũ một lần xong.
Bởi
vì chúng ta chạy theo vật dục nhân gian nên phải khổ sở gian nan. Nếu can đảm
ném phắt hết, vượt ra ngoài vòng trần lụy, quả là can đảm phi thường. Có thể,
mới buông thõng tay bước lên ngôi nhà Phật Tổ được. Song phải mạnh dạn dứt
khoát, một lần bỏ đi không thèm ngó lại. Chớ đừng học thói nhầy nhụa, dùng dùng
thẳng thẳng cắt không đứt, bứt không rời, một chân bước tới hai chân bước lui,
không làm nên trò trống gì, chỉ chuốc trò cười cho hàng thức giả. Bởi vậy nên
nhà thiền thường dùng câu "giết người không ngó lại" là ý này. Phải
can đảm dứt khoát thì việc khó mấy cũng thành công.
TRẦN NHÂN
TÔNG: ÔNG VUA, TU SĨ
Vua Trần
Nhân Tông sanh năm 1258, lên ngôi vua năm hai mươi tuổi, xuất gia năm bốn mươi
mốt tuổi và năm mươi mốt tuổi tịch (1308). Suốt hai mươi năm, Ngài là bậc nhân
chủ lãnh đạo quốc gia giữ nước chăn dân, ngồi trên ngai vàng sống trong cung
ngọc, mọi thứ dục lạc đều dư thừa. Hai phen cầm quân chống giặc xâm lăng, nhân
mạng hy sinh rất lớn. Bổn phận giữ nước chăn dân, Ngài làm đầy đủ. Năm bốn mươi
mốt tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, đi xuất gia. Lúc nhỏ Ngài đã được vua cha
và thầy là Tuệ Trung Thượng sĩ chỉ dạy đạo lý thiền nhuần thấm sâu xa, nên khi
xuất gia Ngài không cần tầm học, chỉ thực hiện điều đã học được.
Trong
mười năm, là kẻ xuất gia Ngài mang hiệu Trúc Lâm Đầu-đà, tích cực hoạt động
truyền bá chánh pháp. Trong giới xuất gia, Ngài giáo dục chúng Tăng, có khả
năng đảm đang giáo hội. Trong dân chúng, Ngài đem pháp Thập thiện giáo hóa toàn
dân, khiến Phật pháp mở rộng trong nhân gian. Công tác hoằng truyền Phật pháp,
giáo hóa nhân dân, Ngài làm suốt đời không dừng nghỉ.
Khi sắp
tịch, Ngài nằm tại Ngọa Vân am sai người gọi Bảo Sát đến. Ngày một tháng mười
một, đúng nửa đêm, sao sáng đầy trời, Ngài hỏi: Bây giờ là giờ gì? Bảo Sát
thưa: Giờ Tý. Ngài đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: Đến giờ ta
đi vậy. Bảo Sát hỏi: Tôn đức đi đâu bây giờ? Ngài đọc lại bài kệ:
Nhất
thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Dịch:
Tất
cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đi có lại?
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đi có lại?
Bảo
Sát hỏi thêm: Khi chẳng sanh chẳng diệt thì sao? Ngài khua tay nói: Thôi đừng
nói mê nữa. Rồi Ngài ngồi theo kiểu sư tử tọa mà tịch... (Tam Tổ thực lục).
Qua ba
giai đoạn trên, chúng ta thấy Ngài sống giai đoạn nào ra giai đoạn ấy. Lúc làm
vua thì quên mình giữ nước, hết dạ chăn dân. Khi đi tu, nhiệt tâm vì đạo mài
miệt tu hành, chẳng ngại nhọc nhằn hết tình với tăng tục. Vì thế, trên đường
đời Ngài thành công viên mãn, trên đường đạo thì đạo quả viên thành. Chính thái
độ dứt khoát tích cực, nên lãnh vực nào Ngài cũng thành công. Ngài cũng hưởng
dục lạc trong hoàng cung, cũng cầm binh khiển tướng ngoài trận mạc, nếu nói là
tội lỗi thì cũng tràn trề. Song khi dứt khoát tiến tu thì cắt đứt mọi quá khứ,
sống kham khổ tu hành, nên lấy hiệu đầu-đà (khổ hạnh). Với ý chí cương quyết
đó, chỉ trong vòng mười năm, Ngài đã tiến đến chỗ sanh tử tự tại. Đây là tấm
gương sáng rỡ để nhắc nhở chúng ta, không sợ mình trước mê lầm tội lỗi, chỉ sợ
xuất gia rồi mà thái độ vẫn mập mờ. Ngài là con người thấy được đạo lý và sống
được đạo lý. Chúng ta đọc bài kệ kết thúc bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Ngài thì
rõ:
Cư
trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Trong
đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.
Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.
Sống
ngay trong lòng trần tục mà khéo biết đạo vẫn thấy an vui. Duyên cảnh đổi thay
tùy thời linh động, như khi đói thì ăn, khi mệt thì nghỉ, đừng cố chấp cứng
nhắc mà tự khổ đau. Phật đã sẵn nơi ta, khỏi phải nhọc nhằn sang đông tìm tây.
Cái khôn ngoan khéo léo của chúng ta là "đối cảnh tâm không động",
chính nơi đây là thiền rồi, còn thưa hỏi đâu nữa. Người học đạo nhận thấy Phật
đã sẵn nơi tâm mình, song muốn Phật hiện thì tâm đừng chạy theo cảnh. Đây là
lối tu thật giản đơn, thật cụ thể, mà người đời khó tin khó nhận. Người ta chỉ
tin Phật ở Tây phương, phải siêng năng lễ bái thì được phước, được Phật rước về
cõi Phật. Bởi vậy Tổ Lâm Tế nói: "Người ngu cười ta, kẻ trí biết ta."
Cười, vì thấy không tụng kinh lễ bái, chẳng biết tu cái gì? Biết, vì thấy lối
tu tế nhị cụ thể thiết thực, không còn gì nghi ngờ. Một ông vua, xuất gia chỉ
có mười năm mà đạt đạo như vậy, thật đáng quí kính biết dường nào. Cho nên
triều đình tôn xưng Ngài là Điều Ngự Giác Hoàng.
THÁI TỬ
TẤT-ĐẠT-ĐA VÀ TRẦN NHÂN TÔNG
Thái tử
là ông hoàng chưa từng đối đầu với mọi việc khó khăn ở đời, chỉ thấy cảnh già,
bệnh, chết là phát tâm đi tu. Mục đích Ngài đi tu để tìm phương pháp phá vỡ cái
luật khắc nghiệt của kiếp con người mà muôn thuở đã chấp nhận. Ngài phải trả
cái giá rất đắt là, mười một năm nằm gió phơi sương lang thang trong rừng núi,
ăn uống sơ sài cho đến kiệt sức. Đến khi giác ngộ viên mãn phương pháp giải
thoát sanh tử tuyên bố thành Phật. Đây là người khai mở con đường đạo giác ngộ
giải thoát. Tức là Ngài đã phá vỡ luật khắc nghiệt (già bệnh chết) chi phối
mình và đem ra chỉ dạy mọi người. Việc làm của Ngài là muôn thuở không hai.
Vua Trần
Nhân Tông là người kế thừa con đường của Phật đã vạch sẵn. Bởi kế thừa nên công
phu đơn giản và nhẹ nhàng, chỉ cần đem đuốc mình mồi vào đuốc Phật là cháy
sáng. Do đó đi tu Ngài không khổ công tầm đạo, chỉ cần ứng dụng đạo đã sẵn vào
việc tu hành là thành công. Tuy vậy cũng không phải là việc dễ dàng, mặc dù có
công thức chỉ rõ, muốn ứng dụng công thức ấy phải gan góc cùng mình, phải mạnh
tay chặt đứt mọi xiềng vàng xích ngọc, phải hùng dũng nhảy vọt khỏi mấy lớp rào
tình cảm bịt bùng.
Hai Ngài
đều chôn mình trong cung vàng điện ngọc, bị bao vây bởi đám cung nữ phi tần, bị
phủ kín trong tiếng đàn ngọt hát hay, bị siết chặt bởi mùi thơm vị quí. Song cả
hai đều quả cảm thoát ra không chút đoái hoài luyến tiếc. Do đó hai Ngài làm
được việc khó làm, để lại cho đời tấm gương phi phàm xuất chúng. Hai Ngài là
hai mầm sen chôn sâu trong vũng bùn ngũ dục, vươn lên khỏi nước nở tròn tươi
thắm và tỏa ra mùi hương tinh anh thanh khiết bủa khắp cả trần gian.
Bài đọc có giá trị để suy nghĩ
Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng
....Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.
Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sao buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực.
Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu !
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.
Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:
- Con có thấy gì không?
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:
- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ.
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè?
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:
- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
Tôi lặng im không nói được lời nào.
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!
Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó...
Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng
....Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.
Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sao buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực.
Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu !
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.
Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:
- Con có thấy gì không?
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:
- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ.
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè?
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:
- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
Tôi lặng im không nói được lời nào.
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!
Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó...
NGUỒN GỐC CỦA KHỔ
ĐAU
GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT
GIÚP VỢ THOÁT KHỎI MÊ TÍN DỊ ĐOAN
PHƯỚC TUỆ SONG TU
GỐC RỄ CỦA SỰ AN LẠC
PHẢI CÓ TRÍ TUỆ MỚI MONG VÃNG SANH
http://phtq-canada.blogspot.ca/2012/02/phai-ay-u-tri-tue-moi-mong-vang-sanh.html