TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday, 1 June 2011

*** MINH TÂM KIẾN TÁNH - QUI CHÂN ĐẠT BỔN (PHTQ SỐ 11)



tâm tánh chân bổn
minh tâm kiến tánh, quy chân đạt bổn
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
THẢO LUẬN
Pháp môn niệm Phật là một trong những pháp môn tu của đạo Phật.
Thoạt nghe thì khó tin, người hiểu biết nhiều thì tự cho rằng
pháp môn này chỉ để dành cho những bà nhà quê ít học,
nhưng khi bước chân vào mới hay mình nông nỗi,
mới hay nó thậm thâm vi diệu vô cùng,
mới hay rằng có bỏ cả đời theo học
cũng không sao thông hết được.




Trước hết xin chào anh Diệu Âm và các bạn đồng tu,

Tôi là người mới bước vào học Phật, nên tôi chỉ có vài ý kiến nhỏ nhoi để trả lời email của anh, tôi không luận bàn sâu vì chúng ta không có nhiều thời giờ email qua lại, hơn nữa để hiểu về một pháp môn tu cũng không thể với vài email qua lại mà có thể thấu đáo diễn giải hết được.

1)**    Bởi chúng sanh sở thích và tánh dục có muôn ngàn sai biệt không đồng, nên có vạn pháp môn tu để nghĩ suy, ví như ngàn hạt châu nơi cái lưới của Ðế Thích, mỗi hạt châu chẳng lẫn vào nhau, nhưng ánh sáng mỗi châu lại chiếu vào hàng ngàn hạt châu khác, ánh sáng của ngàn hạt châu chiếu vào một hạt châu. Soi rọi lẫn nhau nhưng chẳng tạp, riêng biệt nhưng chẳng thể phân khai. Kẻ câu nệ thì bảo: “Hết thảy pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo hiểu sẽ nói: “Hết thảy pháp, các pháp đều viên thông”.
Như bốn cửa thành, gần cửa nào theo cửa đó mà vào. Cửa tuy khác nhau, nhưng vào thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu mới là pháp để “quy chân đạt bổn” (thấu hiểu một cách chân thật, thông đạt tận nguồn cội), minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Ðại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh!
Mà mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!

Tất cả thế gian dù là căn thân hay là thế giới đều là do đồng nghiệp, biệt nghiệp trong tâm của chúng sanh cảm thành, đều có thành hoại, đều chẳng trường cửu. Thân có sanh, già, bệnh, chết. Thế giới có thành, trụ, hoại không. Do Nhân đã là sanh diệt, thì Quả cũng chẳng thể không sanh diệt. 

Con người chẳng ngoài tám nỗi khổ: sanh, già, bệnh, chết, ân ái biệt ly, oán ghét nhưng vẫn phải gặp mặt, cầu chẳng được thỏa ý, năm ấm lừng lẫy. Tám nỗi khổ này dù người cả đời giàu sang tột bực hay kẻ nghèo đến nỗi phải ăn mày, ai nấy đều có. Nỗi khổ thứ tám (năm ấm lẫy lừng) là do hiện tại khởi tâm động niệm cũng như những hành động, nói năng. Ðây chính là nhân thọ khổ trong đời sau. Nhân quả vấn vít lôi kéo liên tục từ kiếp này sang kiếp khác chẳng thể giải thoát. 

Người chưa ngộ Vô Sanh mang tâm luân hồi đối đãi thì cảnh chưa xảy đến đã mong chờ sẵn, cảnh hiện tiền bèn nắm níu, cảnh đã qua rồi thì vẫn nghĩ nhớ. Người ngộ Vô Sanh thì cảnh tuy sanh diệt, tâm chẳng sanh diệt, hệt như gương sáng, đến không dính, đi không tăm tích. Như cánh chim bay ngang qua biển lặng, in bóng hình trên giòng nước mà chẵng mảy may hay biết, nước không có ý, chim cũng không có ý. Tâm ứng theo cảnh như gương hiện bóng, trọn chẳng có mảy may ý niệm nào chấp trước, quyến luyến. Dù đối cảnh vẫn vô tâm, vẫn sóng trào biển hạnh, mây bủa cửa từ. Thế mới thấy: Lý thế gian hay xuất thế gian chẳng ra khỏi hai chữ “tâm tánh” sự thế gian và xuất thế gian cũng chẳng ra khỏi hai chữ “nhân quả”.

2)**    Kẻ thế trí biện thông thường đem cái hiểu biết để câu nệ, đem cái tâm "hư tình giả ý" mà đối đãi với chúng sanh, hay lấy trộm vài nghĩa lý trong kinh Phật rồi tưởng như đã thông hiểu.

Nếu như trăng là sắc pháp thế gian. Một vầng trăng sáng rực trên không, hiện bóng trong vạn con sông, trăng có tâm chăng? Trên trời chỉ có một vầng trăng, nhưng biển cả, sông ngòi, sông to, suối nhỏ, đều hiện trọn vẹn khuôn trăng. Dù nhỏ như một chước, một giọt nước, không nơi nào chẳng hiện toàn thể bóng trăng.  Vả nữa, vầng trăng hiện nơi sông, rạch, một người nhìn thì có một vầng trăng ở ngay trước người ấy. Trăm ngàn vạn ức người trong trăm ngàn vạn ức chỗ cùng nhìn, không một ai là chẳng có một vầng trăng ở ngay trước mặt.

Nếu trăm ngàn vạn ức người ai nấy đi qua Ðông, Tây, Nam, Bắc; mỗi người đi đến đâu, luôn thấy trăng cũng đi theo đấy, chẳng hề gần xa! Nếu trăm ngàn vạn ức người đứng yên chẳng động, trăng cũng đứng yên chẳng động, thường ở bên người. Chỉ là nước trong lặng, trăng sẽ hiện. Nước đục chao động, trăng ẩn mất. Trăng vốn chẳng lấy bỏ, trăng chẳng hiện là do nước đục ngầu, lay động, chẳng phản chiếu được bóng trăng.  Tâm chúng sanh như nước, nếu tâm chẳng thanh tịnh như nước, vừa đục vừa xao động, dù trăng vẫn chiếu xuống nhưng chẳng thể hiện bóng rõ ràng.  Nên mới thấy hiểu được đạo Phật là khó lắm vậy!

Pháp môn niệm Phật là một trong những pháp môn tu của đạo Phật. Thoạt nghe thì khó tin, người hiểu biết nhiều thì tự cho rằng pháp môn này chỉ để dành cho những bà nhà quê ít học, nhưng khi bước chân vào mới hay mình nông nỗi, mới hay nó thậm thâm vi diệu vô cùng, mới hay rằng có bỏ cả đời theo học cũng không sao thông hết được.

Người học Phật rồi mới biết: Phật giáo là bao gồm hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Đối với người học Phật tại gia, vốn phải sống trọn vẹn nhân đạo mới hòng hướng đến được. Nếu chẳng thật sự thực hành hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ, dù có suốt ngày thờ Phật, niệm Phật, cúng ngàn tôn tượng, Phật cũng chẳng gia hộ!  Vì thế với cha nói Từ, với con nói Hiếu, ai nấy đều phải tận hết bổn phận làm người, sau đấy mới tu pháp xuất thế.  Ví như muốn dựng lầu cao vạn trượng, ắt trước hết phải đắp nền móng kiên cố, khai thông đường nước thì lầu cao vạn trượng mới có thể xây lên được, mới vĩnh cửu chẳng hư hoại. Nếu như nền móng chẳng vững, ắt chưa xây xong đã sụp.

Còn luận về tại sao niệm Phật thành Phật thì không thể trả lời ngắn gọn trong phút giây được. Chỉ biết rằng khi bạn học pháp môn niệm Phật, bạn phải xây dựng được nền móng nhân đạo như trên, phải luôn gìn giữ tâm bạn không khởi động chấp trước hư tình giả ý, tham, sân si, để mà đối đãi với chúng sanh tức là tâm bạn đã trong sáng, tâm bạn không dính mắc tức tương ưng gần với tâm Phật.  Ví như bạn đứng trước tấm gương nói cười, tâm bạn nói cười có hình tướng (tâm kẻ vô duyên thì bị bụi vô minh che phủ còn đó) chứ còn tâm người trong gương (như tâm Phật) thì không hề có hình tướng. Tâm có hình tướng biết đau khổ, tâm không hình tướng đâu có khổ đau. Để không có khổ đau bạn chọn tâm nào?

Anh Diệu Âm nói: "Hãy thâm tín Nhân Quả. Niệm Phật là nhân, thành Phật là Quả. Niệm Phật thành Phật. Không có Nhân Quả nào qua được Nhân Quả này". Anh Diệu Âm nói câu này rất hay, rất thâm thúy, đáng để ghi nhớ trong lòng đối với người mới học Phật như tôi.

3)**   Mỗi một người chúng ta, cho dù đối với bất cứ pháp môn tu nào cũng hiểu rằng trên vai chúng ta đang đeo cái ‘backpack’ (nghiệp của cuộc đời) nặng nhẹ khác nhau. Trên con đường thiên lý, nặng nhẹ tùy theo người ấy cảm nhận. Ta trồng cây khế ắt phải có quả khế, không thể có quả chanh. Thì tại sao ta trồng nhân Phật lại không có được quả Phật?

Anh viết: "Diệu Âm nói rất đúng: pháp của Phật, thật ra, để ứng đối với nhiều căn cơ khác nhau, theo tôi cần nói thêm: nên sẽ dẫn đến các quả khác nhau. Làm gì có chuyện phương pháp thì dễ dàng, mà nhân địa lại cao".

Thưa anh, Phật chỉ độ người có duyên, tương ưng với Phật, chẳng độ người vô duyên. Vì sao?  Phật không bỏ người vô duyên nhưng tại người vô duyên, lại không thể có cảm ứng đạo giao tương đồng với Phật, thì làm sao Phật độ được. Chúng sanh của Phật là chúng sanh có tâm không dính mắc, chúng sanh của Phật không thể hòa đồng được với kẻ vô duyên, không hoan nghinh kẻ vô duyên, vì không thể kết họ là bạn đồng giao đồng thuyền được. Cho nên mới nói: Phật chỉ độ người có duyên là vậy. Kết quả tu có viên mãn, hay không viên mãn, không do Phật, mà do ngay chính tâm của chúng ta đúc luyện thành kẻ có duyên hay là kẻ vô duyên.

Anh không hiểu  nhiều về đạo Phật (như mở đầu email anh nói anh chưa tu học pháp môn nào) tất không thể dễ bàn, và khó mà bàn sâu, cứ coi như cỏ ở trước ngọn gió cứ tất phải thuận theo chiều gió vậy.
Có câu chuyện sau:

Một hành giả đến bộc bạch cùng vị thiền sư Tăng Xán rằng:
-        Con khổ quá! Xin Thầy dạy cho con pháp môn giải thoát.
Thiền sư nhìn học trò rồi nghiêm giọng hỏi:
-        Ai trói buộc ngươi?
Thân,
Khánh Ngọc

Sent: Monday, March 30, 2009 10:06 PM
Subject: v/v: Fwd: Thiền hay Tịnh? & forward 2nd

Thật vui khi chúng ta có người bạn thông tuệ, thành chính như Diệu Âm. Xin chân thành gửi đến các bạn sự hân hoan khôn tả này.
Tớ không hiểu nhiều về Phật Pháp nên tớ thấy trong phát biểu của Diệu Âm có vài điều chưa thông, xin chia sẻ với các bạn như sau, ai thông thì chỉ hộ:

 *****
1.* Thật khó tin khi bảo "Niệm Phật thành Phật". Vì sao? Phật là đấng liễu ngộ, thông tuệ vô biên, tâm trí tương thông đồng biến hư không. Nhìn như người, nhưng năng lực không thể tưởng tượng hết được. Nhìn như không, mà biến ra tướng nào thì thâm diệu không cùng. Do đó không chỉ đức Thích Ca Mâu Ni để lại bát vạn tứ thiên pháp môn, mà tất cả chư Phật đều để lại bát vạn tứ thiên pháp môn.
Một con cù lần nào đó chỉ nhắm mắt ôm 6 chữ "Nam mô A Di Đà Phật" dù trải qua vô lượng kiếp, liệu có thể có được pháp môn nào khác nữa không?  
Theo luật nhân quả, nếu "Niệm Phật" là nhân, thì quả là kỹ năng niệm Phật ngày càng tăng tiến, sau này không ai niệm lại, chứ không thể "thành Phật" là quả được.
Nếu "Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả" thì con cóc ở đáy giếng cứ "nhìn trời là nhân, ắt thành trời là quả". Theo tôi niệm Phật là để những người yếu tâm linh có nơi nương tựa ảo, nhờ đó có thể tự lừa mình mà sống trọn cuộc đời, không thể có sự thanh thản khinh khoát được.
Hãy nhìn những người đang nhắm mắt, tay lần tràng hạt, miệng mấp máy mà xem, họ hiện lên sự nô lệ đến tội nghiệp.
Đức Phật khi sinh tiền có làm như vậy không? Diệu Âm nói rất đúng: pháp của Phật, thật ra, để ứng đối với nhiều căn cơ khác nhau, theo tôi cần nói thêm: nên sẽ dẫn đến các quả khác nhau.
Làm gì có chuyện phương pháp thì dễ dàng, mà nhân địa lại cao. 

2.* Tôi không phải người tu hành, chưa tu học theo bất kỳ một pháp môn nào. Nên những điều tôi trình bày trên chỉ là luận vấn chứ không có ý bình.
Nếu ai đó cho rằng tôi chê bai cách này cách nọ thì Nam mô A Di Đà Phật, cầu chúa ban phước lành cho họ.
Bây giờ lại giả sử rằng tôi đã làm điều không phải là chê bai cách này cách nọ thì xin Diệu Âm cũng đừng cho là quá dở nhé. Hãy suy nghĩ lại mà xem.

Kẻ vô tu mạo muội
Vân Vũ 


Thắc mắc:

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Hình Đức Phật Thích Ca của trang nhà ĐPNN có hình thủ ấn bàn tay trái nằm trên bàn tay phải.  Theo chỗ chúng tôi thấy thì phần lớn các hình Phật có thủ ấn ngược lại.  Xin giải thích lý do. 

Thực đúng như vậy, phần lớn các hình Phật Thích Ca có thủ ấn bàn tay phải nằm trên bàn tay trái, ngược lại với hình Đức Phật của trang nhà ĐPNN.

Các tranh vẽ trong Phật giáo thường do các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng, dựa vào những chi tiết trong kinh sách, thường có ý nghĩa tượng trưng, không đúng sự thực như trong hình vẽ diễn tả.

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật A Di Đà đứng trên đóa hoa sen, một tay cầm hoa sen, một tay giơ ra, như đang chờ đón rước chúng sanh về với chư Phật ở cõi cực lạc, theo kinh A Di Đà. 

Hoa sen tượng trưng cho "bản tâm thanh tịnh" của chư Phật và của mỗi người.  Người nào tu tâm dưỡng tánh đạt được "nhất tâm bất loạn", tức là sống được với "bản tâm thanh tịnh", người đó sẽ vãng sanh tây phương cực lạc.

Chứ không phải chỉ tu tập sơ sơ, được chút ít công đức phước đức, rồi tưởng tượng sẽ được về cực lạc sau khi mãn phần, một cách dễ dàng.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc".  
Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề, trên đóa hoa sen, cũng có ý nghĩa: người nào giác ngộ và sống được với "bản tâm thanh tịnh" thì đó chính là một vị Phật. 

Thực sự lúc thành Phật dưới cội bồ đề, Đức Thích Ca chỉ tọa thiền trên tấm thảm cỏ (tức là bồ đoàn).  Lúc đó, Đức Phật để bàn tay mặt trên bàn tay trái, hay ngược lại, không có kinh sách nào nói rõ. Tuy nhiên, việc đó không quan trọng. Tại sao như vậy? 

Bởi vì, đó chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi.  Không phải các thủ ấn có thể giúp mình hàng phục ma quân bên ngoài gì đâu?
Cốt tủy của đo Pht là: giúp đỡ con người hàng phục "tâm ma" trong lòng chính mình, lúc đó tâm được an thì "tâm Phật" hiển lộ. 

Khi nào tất cả mọi chúng sanh trong lòng chúng ta được độ hết, tức là chúng ta hàng phục được tâm của chính mình, chúng ta sẽ thành một vị Phật, chứ không phải lo đi độ hết mọi người bên ngoài xong rồi, mới được thành Phật. Tại sao như vậy?  Bởi vì, đã có biết bao nhiêu vị Phật đã thành, mà chúng sanh vẫn còn vô số trên thế gian!

Tóm lại, cốt tủy của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM.  
Tâm được an tịnh là điều hạnh phúc quí báu nhứt trên trần đời.  Tất cả những gì thuộc hình thức, hình tướng bên ngoài, chỉ là phần phụ thuộc mà thôi. []

 

CHUYỆN TRONG CHÙA


-        Tôi thấy có một vị ni sư trọng tuổi, thường phục vụ cơm nước, hầu hạ một vị tăng trụ trì trẻ tuổi, tuổi đời chỉ đáng hàng con cháu, tuổi đạo cũng chẳng hơn bao nhiêu, sự tu học cũng chẳng có gì đặc sắc. Điều này không biết có đúng đạo lý không, xin được từ bi chỉ giáo.

-        Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì tuổi đời lớn nhỏ, tranh hơn thua chi chuyện ai phục vụ ai, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, danh xưng, nếu có, trong nhà đạo.  Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.

-        Điều quan trọng của người tu tập là kiệm đức. Bởi lẽ, sự phát tâm tu tập, dù tại gia hay tại chùa, là một phước đức và công đức lớn, giúp con người an lạc hạnh phúc hiện tại, dẫn dắt con người đến chỗ cứu cánh: giác ngộ và giải thoát. Do đó, người biết công phu tu tập, nên phát tâm phục vụ chúng sanh, nhưng không nên tiếp nhận sự phục vụ quá đáng, khi tuổi đời, tuổi đạo còn non kém và sự tu học chưa đến đâu, chưa làm lợi ích bao nhiêu cho chúng sanh. Như vậy, chẳng những không lập bồi thêm công đức, phước đức, mà trái lại, tiêu mòn đức độ, phước báo cạn dần, đường tu sẽ gặp nhiều trắc trở. []

BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG