TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday, 1 August 2011

*** LÒNG BAO DUNG CỦA NGƯỜI MẸ



Trong lúc các báo đua nhau khai thác mọi ngóc ngách của vụ án Hoàng Hùng, người bị sát hại bởi
chính bàn tay của vợ mình thì ở một góc riêng nào đó, bà cụ già 74 tuổi vẫn vẫn mở lòng bao dung...
Theo dõi vụ án, từ nhiều ngày nay qua các phương tiện thông tin, chưa ai ghi nhận được một lời nói nào, một cử chỉ
nào từ phía gia đình anh Hoàng Hùng nhằm lên án hay thóa mạ thủ phạm gây ra cái chết đau thương này.

Mọi việc về pháp lý đã có cơ quan chức năng lo liệu. Vấn đề ở đây là tấm lòng của những người trong cuộc.
Cụ bà Nguyễn Thị Kim Nga  (ảnh Huỳnh Hải – báo Dân Trí)


Anh Hoàng Hùng là con đầu trong số 6 người con của cụ Nguyễn Thị Kim Nga.
Cụ Nga hàng ngày thui thủi một mình tại căn nhà lá trống trước hở sau ở ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa.
Mặc dù đông con nhưng vì sinh kế, họ đều ra riêng (ở riêng), thi thoảng mới ghé về thăm cụ.
 Điều đáng ghi nhận ở đây là tất cả các anh em của Hùng đều đùm bọc nhau, đều thương mẹ
nhưng vì cuộc sống đều phải cắn răng chịu đựng không một ai muốn gây ra điều tiếng gì để khiến mẹ phải buồn phiền.

Tin anh Hùng mất đến với cụ Nga như sét đánh ngang tai. Suốt một tháng trời ròng rã, dư luận báo chí, dư luận

của người chung quanh đều hướng về thủ phạm là người thân trong gia đình. Cụ Nga không muốn tin điều đó.
Nhưng khi đứa cháu nội báo tin, "bác hai tự thú rồi" thì trước mặt cụ đất trời như sụp đổ.

Bây giờ đối mặt với sự thật, cụ không thể phủ nhận điều con dâu là thủ phạm giết con trai cụ.
Đôi mắt cụ thẫn thờ lạc điệu.

Những sợi tóc trắng phau phất phơ như sương khói, trên gương mặt cụ hiển hiện một tấm lòng độ lượng.
Cụ bày tỏ rằng mình không hề oán giận hay căm thù một đứa con dâu con rể nào cả, cho dù chúng gây ra thảm kịch.
Cái đáng tiếc ở đây cụ muốn nhấn mạnh là con dâu của cụ (bà Thúy Liễu), tuổi đã qua nửa đời người
nhưng vẫn còn nông nổi dại dột gây ra cảnh tan đàn xẻ nghé.
Cụ thương hai đứa cháu nội vừa mất cha nay phải xa mẹ sẽ sống ra sao trước búa rìu dư luận
ngày một nhiều ?

Có lẽ, người đau khổ nhất trong vụ án này là ông Trần Văn Mến. Ông Mến là cha bà Thúy Liễu,

 nhạc phụ của anh Hùng.

Vừa mang nỗi đau mất rể, vừa mang mặc cảm là cha của thủ phạm, ông Mến đã quì lạy cụ Nga:

“Tôi làm cha mà không dạy được con để gây ra bi kịch này. Xin chị tha thứ...”.

Đỡ ông Mến dậy, cụ rót đầy chung trà:

 “Xin dùng trà thay rượu, uống cạn chung này mình vẫn là sui gia với nhau.
Hãy dồn sức lo cho cháu ngoại anh và cháu nội tôi anh nhé”.

Không phải ông Mến bất ngờ mà cả những ai có mặt tại đây trong giây phút này cũng hết sức ngỡ ngàng

 trước lòng vị tha bao la của cụ Nga...

Các cụ tự động viên nhau rằng, mất mát đã mất mát rồi. Đau thương cũng đã đau thương rồi.

Oán giận, thù hằn để làm gì khi trước mắt còn nhiều vấn đề phải làm...

Người chết đã nằm xuống. Người gây nên tôi đã vướng vào vòng lao lý.

Cái lo của cụ Nga quả là cái lo rất đáng để mọi người quan tâm. Hai đứa trẻ tuổi đời còn quá nhỏ
cùng một lúc nhận được những hung tin dồn dập.
Có thể chúng chưa đủ sức để thấu hiểu, nhưng ngày một lớn lên,
những hệ lụy của cuộc đời sẽ gặm nhấm tâm hồn chúng.
Trước mắt, đứa lớn đã bỏ học trước khi bà Liễu ra đầu thú vì những câu hỏi của người lớn,
 của bạn đồng song:
“má đốt ba?”.


"Hãy dồn sức lo cho cháu ngoại anh và cháu nội tôi" 
Cần phải nghĩ đến tương lai của hai đứa trẻ nhất là trong lúc này. Những người như cụ Nga, ông Mến,
các cô dì chú bác của hai cháu
 sẽ phải làm gì để đưa hai cháu vượt qua ?
 Đó là vấn đề đáng nói hơn là giữ trong lòng sự thù hận oán ghét.
 "Cháu nội tôi và cháu ngoại anh",
câu nói của cụ Nga hàm chứa nhiều tình yêu thương và trách nhiệm...

Riêng với bà Thúy Liễu, thời gian vừa qua, lương tâm đã day dứt bà nhiều rồi.

 Tiếp sau, những ngày tháng trong trại giam bà sẽ còn đối mặt với sự dày vò cắn xé.
Bà đã không chiến thắng được mình, sa ngã vào những việc làm không chính đáng để rồi
cái giá phải trả quá đắt.
Nếu có dịp trở lại với đời sống bình thường liệu bà sẽ trả lời sao với các con?
Bà sẽ làm gì trước thái độ rộng mở của các đấng sinh thành và những người thân yêu?

Cụ Nga quả là người phụ nữ đầy tính nhân văn và lòng bao dung. Không giận, không thù, không ghét,

có lẽ cũng phù hợp với ý nguyện của anh Hùng, không hề hé môi cho bất cứ ai biết thủ phạm khi
 vẫn còn trên giường bệnh? 

Trần Chánh Nghĩa; vietnamnet.vn