TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 1 January 2012

*** CHUYỆN TU HÀNH-TRONG CHÙA-TRONG ĐỜI-TRONG NHÀ (TẬP SAN PHTQ)

CHUYỆN TU HÀNH


-        Thưa Thầy, do nhân duyên gì con người phải sinh kiếp sau?

     -  Con người sanh ra trên đời này và sẽ tiếp tục luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, do nghiệp lực tạo tác, trong đời này hoặc nhiều đời quá khứ. Nghiệp lực tạo tác do nơi thân hành động, khẩu nói năng và ý nghĩ suy, thường được gọi là tam nghiệp: thân, khẩu, ý.
-  Xin Thầy từ bi giảng rõ hơn.
  - Nếu khi sanh tiền, con người tạo tác nghiệp lành, kiếp sau, sẽ sanh vào cõi lành.
Nếu khi sanh tiền, con người tạo tác nghiệp chẳng lành, kiếp sau, sẽ sanh vào cõi chẳng lành.
Nếu khi sanh tiền, con người tạo tác nghiệp thanh
tịnh, kiếp sau, sẽ sanh vào cõi thanh tịnh, còn gọi là tịnh độ, hay tây phương cực lạc.
Trong kinh sách thường ghi là: tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng tây phương, chính là nghĩa đó vậy.
-     -  Có cách nào con người thoát ly khỏi vòng sanh tử luân hồi chăng?
-   Đây chính là mục đích cứu cánh của đạo Phật.

Đức Phật khi còn là Thái tử, ngài không chấp nhận việc sanh tử luân hồi, cho nên ra đi tìm đạo giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Sau khi đắc đạo, ngài giảng rõ nguyên nhân của sự sanh tử luân hồi chính là nghiệp lực.
Sanh tử luân hồi gây ra phiền não khổ đau: sanh, lão, bệnh, tử.
Ngài cũng giảng dạy các phương pháp (còn gọi là pháp môn tu tập) để thoát ly sanh tử luân hồi.
Tu tập theo các pháp môn này, hiện nay là tịnh tông hay thiền tông, tùy theo căn cơ và hoàn cảnh, cũng như sở thích, con người đạt được sự giác ngộ bản tâm thanh tịnh thường hằng, bất biến, không sanh diệt, chứng đắc cảnh giới niết bàn, nhờ đó thoát ly ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, chấm dứt sự phiền não khổ đau từ vô lượng kiếp.
-  Tóm lại, cốt tủy của đạo Phật là: giác ngộ và giải thoát, nhờ hai yếu tố chính là: từ bi và trí tuệ. ٱ

 

Ban Biên-Tập PHTQ.

  

SUY NGẪM



Thực trạng PGVN ta hiện nay có một bộ phận tín đồ quá mê vào "kinh điển", họ chỉ biết tụng kinh cầu phước báu, mong giải thoát, cầu vãng sanh, nhưng không hiểu Kinh đó dạy gì, áp dụng như thế nào.

Kinh Phật là lời dạy của Phật để ứng dụng vào cuộc sống, chuyển hóa con người từ phàm phu trở nên thánh thiện, chứ không phải là những bài cầu an, cầu siêu, hay cầu nguyện suông.



CHUYỆN TRONG ĐỜI


- Thưa Thầy, tôi đang ở trong chung cư, thường hay bỏ cơm, gạo hay bánh mì cho chim đến ăn. Tội nghiệp mấy con chim đói, kiếm ăn không được, bay đến ban công nhà tôi nhiều lắm. Vậy mà Thầy biết không, ông quản lý cái chung cư la tôi quá trời, cấm không cho tôi bỏ thức ăn ra ngoài cho chim ăn nữa. Thầy coi thiên hạ chẳng biết thương loài súc sanh chút nào cả! Tội nghiệp mấy con chim! Thầy nghĩ sao?
- Bố thí thức ăn cho chim là thể hiện tâm từ bi thương xót chúng sanh đang đói khổ. Điều này đáng quí, tốt lắm! Tuy nhiên, nhà Phật dạy: Từ Bi và Trí Tuệ phải song hành. Chúng ta nên hiểu rằng chim chóc đến nhiều nơi chung cư, gây phiền hà cho láng giềng, gây mất vệ sinh cho khu vực. Chính vì thế, người quản lý chung cư mới thi hành biện pháp bảo vệ trật tự, vệ sinh chung. Chúng ta thương loài vật, cũng nên thương loài người sống chung quanh, nên tôn trọng cuộc sống riêng tư của mọi người, tránh gây phiền muộn cho người cũng là một cách tu hành.
Tóm lại, chỗ ở của người không nên để chim chóc làm phiền. Để thực hiện tấm lòng từ bi, chúng ta có thể đem thức ăn ra sân trước sân sau nếu có, hoặc ra công viên, bờ sông hay chỗ đất trống, và nên nhớ tránh sự xả rác nơi công cộng. Mọi việc, mọi người đều vui vẻ là đúng pháp. []


BỘ QUẦN ÁO CŨ

Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh, là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là cấp chỉ huy, ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm. Hôm nay, đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
- Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
- Nhưng bố thích mặc bộ này
Tôi bắt đầu cau có:
- Nhưng mặc như vậy đến chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
- Bố thích bộ quần áo này.
Tôi cũng cương quyết:
- Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
- Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã.


SUY NGẪM

Trong cuộc sống, cần cẩn thận lời nói. Khi phê phán người khác cố chấp, thì chính mình đang cố chấp đó.

BBT.PHTQ.CANADA



CHUYỆN TRONG NHÀ

- Nãy giờ vợ chồng mình cãi nhau thiệt là vô duyên phải không em? Thôi, ngưng nha! Hòa bình, nha! Mình còn phải ăn cơm cho ngon chứ, đúng không?
- Đúng vậy, thì huề. Chuyện chả ra gì mà mình cũng cãi nhau om trời, ha! Nghĩ lại thiệt là vô duyên. Cái người đó là đàn ông hay đàn bà kệ họ. Cãi nhau chi dzậy hở?
- Anh đã nói, thằng cha đó rõ là đàn ông, em cứ cãi hoài!
- Em thấy rõ ràng bà ta là đàn bà mà! Đàn ông sao được! Anh cứ cãi hoài cho nên chuyện!
- ?
- ?

CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Thế nào là vô thường.
- Vô thường là không tồn tại lâu, mãi mãi, vĩnh viễn. Vật chất cũng như tâm thần, tinh thần.
- Thí dụ?
- Nay thương mai ghét!
- Nay thân mai thù
- Nay thích mai chán
- Nay còn mai mất
- Nay hợp mai tan.
- Nay tốt mai xấu.


CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Xin lỗi bà, bà làm ơn cất con chó này ra khỏi đầu gối của tôi. Tôi có cảm giác bọ chét đang bò trên người tôi.
- Xuống ngay KiKi, bà này có bọ chét trên người đấy!

MUA VÉ SỐ
- Ông ơi! Mua một tấm vé số đi ông, bảo đảm thế nào cũng trúng độc đắc 25 triệu đô.
- Tôi đã mua rồi!
- Mua thêm một tấm nữa đi, mua nhiều trúng nhiều mà ông!
- Nếu không trúng thì sao?
- Thì ông cứ đến đây tìm tôi!
- Tìm anh để làm gì?
- Để mua thêm vài tấm nữa!
-----------------------------------------------------------------------
STORY OF A BOY
AND
AN APPLE TREE



Long time ago, there was a huge tree.
It loved a little boy very much.
The boy loved to come and play around it every day.
He climbed to the tree top.
Ate the apples.
Take a nap under the shadow.
He loved the tree.
The tree was so happy!
Time went by…
DON’T FORGET THE HAPPY TIME

One day, the boy came back to the tree.
The tree said "come and play with me".
-    I am no longer a kid. I do not play around a tree anymore. I want toys. I need money to buy them.
-    Sorry, I do not have money. But you can pick all my apples and sell them. So you will have money.
The boy was so excited. He grabbed all the apples on the tree and left happily. The tree was so happy.
The boy never came back after picked the apples.
The tree was sad.
One day, the boy, who now turned into the man, returned and the tree was excited.
"Come and play with me" the tree said.
-    I do not have time to play. I have to work for my family. We need a house for shelter. Can you help me?
-    Sorry, I do not have any house. But you can chop off my branches to build your house.
So the man cut all the branches of the tree and left happily.
The tree was glad to see him happy but the man never came back since then.
The tree was again lonely and sad.
One hot summer day, the man returned and the tree was delighted: "Come and play with me" the tree said.
-    I am getting old. I want to go sailing to relax myself. Can you give me a boat? Said the man.
-    Use my trunk to build your boat, the tree said. You can sail far away and be happy.
So the man cut the tree trunk to make a boat. He went sailing and never showed up for a long time. The tree was happy but it was not true.
Finally, the man returned after many years.
-    Sorry my boy. But I do not have anything for you anymore. No more apples for you, the tree said.
-    No problem. I do not have any teeth to bite, the man replied.
-    No more trunk for you to climd on.
-    No problem. I am too old for that now, the man said.
-    I really cannot give you anything… The only thing left is my dying roots. The tree said with tears.
-    I do not need much now, just a place to rest. I am tired after all these years, the man replied.

-    Good! Old tree roots are the best place to lean on and rest. Come, come and sit down with me and rest.
The old man sat down and the tree was glad and smiled with tears.
NO MATTER HOW BUSY YOU ARE,
SHARE  SOMETIME WITH PARENTS!

Take sometime to visit them, even you work hard, even you are far from them or something else. But they will so happy if you will have visited.
                                                                    Chonglin Zhan.
Shel Silverstein.

DÙ BẬN BỊU ĐẾN ĐÂU,
BẠN HÃY DÀNH THỜI GIAN CHO CHA MẸ!
Hãy dành thời gian thăm viếng Cha Mẹ, dù bạn làm việc khó nhọc, hay bạn ở thật xa, hay bất cứ việc gì. Chắc chắn Cha Mẹ sẽ rất vui lòng khi bạn viếng thăm.


Tu Theo Đạo Phật

Muốn chân chính tu theo đạo Phật để giác ngộ chân lý và giải thoát khỏi cảnh khổ đau của muôn kiếp sanh tử luân hồi, con người phải tích cực dùng sức tự lực của chính mình, chuyển hóa thân tâm, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chứ không phải bằng sự mong cầu, trông chờ, van xin, cầu khẩn tha lực của người khác, dù cho thành tâm tha thiết đến đâu, cũng như tín ngưỡng ngoại đạo mà thôi.
Trong kinh sách, đức Phật thường dạy tu hành một cách tích cực bằng những pháp môn tự lực, tịnh tông hay thiền tông, không có bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực một cách tiêu cực, ỷ lại. Chẳng hạn như là pháp môn: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Chúng ta nên biết:
Phật là tâm sáng suốt,
Pháp là tâm chân chánh,
Tăng là tâm thanh tịnh.
Đó là Tự Tánh Tam Bảo.