TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday, 28 March 2012

***MUỐN TU THÌ PHẢI HỌC - MUỐN ĐỌC PHẢI BIẾT CHỮ



Kính gửi Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ PHTQ Canada và quí vị bài thơ Tâm Lành
mới ngẫu hứng dựa theo bài viết của Tỳ Kheo TCT/Canada:

TÂM LÀNH
Khi ta chưa biết rành
Đừng cái kiểu lanh chanh
Vội phê bình chỉ trích
Đó là tâm không lành
**
Muôn việc ở đời khó
Nó không như thế đó
Nhiều uẩn khúc bên trong
Chi tiết to và nhỏ
**
Không liên quan đến ta
Nghe xong rồi bỏ qua
Nhiều việc hữu ích khác
Chúng vẫn đang chờ ta
**
Cái tâm của người lành
Trong sáng như bình minh
Chớ để gợn mây xám
Làm hại vẻ thanh quang!


Tác giả: GS. BÚT XUÂN TRẦN ĐÌNH NGỌC
(CALI - USA)
* * *



THÓI QUEN NÓI XẤU
GS. Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Tôi có nhiều thói hư tật xấu
Nói xấu người thường xẩy ra luôn
Nhìn người thành đạt, tôi buồn
Nhìn người nổi tiếng, tôi luôn âu sầu!
Nhìn người có nhà cao cửa rộng
Công việc làm tốt đẹp, con ngoan
Là tôi lại thở với than
Buồn thân trách phận càm ràm ngày đêm
Rồi từ đó tôi đi nói xấu
những người tôi đố kị ghét ghen
Lòng tôi nhỏ hẹp và hèn
Nhưng tôi vẫn thích được khen thật nhiều
Cá nhân mãi làm tôi mất hứng
Tôi quay ra nói xấu đạo người
Đạo tôi số một trên đời
Đạo người thấp kém, sao người tin theo?
Rồi càng ngày tôi xa sự Thiện
Nói xấu người thành nghiện với tôi
Chuyện trò với bạn một hồi
Tôi quay nói xấu một thôi về người!
Ngày nào không có màn nói xấu
Ấy là tim tôi nẫu ruột sôi
Thói quen nói xấu, than ôi!
Ăn sâu vào tủy não tôi hồi nào!

Gs. Bút Xuân Trần Đình Ngọc (Cali, USA)
Cựu Dân Biểu VNCH
ngocdtran@gmail.com
* * *
From: BacKieu Phong <backieuphong100@yahoo.com>
Sent: Thursday, March 29, 2012 10:22:28 AM
Subject: Phải phân biệt nói xấu và nói thật về những kẻ xấu để người khác biết mà tránh

Phải phân biệt nói xấu và nói thật:

1. Nói xấu tức là bịa chuyện người ra mà vu khống,
chuyện không nói là có.
2. Nói sự thật cho người khác biết về các trò gian manh xấu xa

để người ta biết mà tránh:
Ví dụ có kẻ đến gặp cha thì bảo con là người rửa tội rồi,
đến chùa thì bảo con là Phật tử thuần thành...
Những người này là lưu manh
thì mình nên nói cho mọi người đều biết
để tránh vì những người này
hay phỉnh nịnh người khác
để lợi dụng, nhờ vả,
lưu manh như vậy thì phải biết mà né tránh
3.
Đại Đức Thích Chân Tuệ là các vị can đảm,
dám nói sự thật
về các người đồng đạo là tốt* * *

MUỐN TU THÌ PHẢI HỌC - MUỐN ĐỌC PHẢI BIẾT CHỮ

Trích
Tập san PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG 19 (Phật-Đản 5.5.2012)

CHUYỆN TU HÀNH

- Thế nào gọi là tu?

- Khi mình nghe một câu chuyện về một người nào đó, mình không quen biết, không rõ câu chuyện thực hư ra sao, mình không nên vội tin, nhất là không nên loan truyền câu chuyện đó cho người khác.
Như vậy gọi là tu đó.

- Vâng, con xin cám ơn lời nhắc nhở của Thầy. Nhưng nếu mình biết rõ câu chuyện đó có thực, và biết về người trong câu chuyện, thì mình xử sự ra sao, thưa Thầy ?

- Sống trên đời này, mình còn chưa biết rõ về bản thân mình nữa là, làm sao dám nói rằng mình biết về người khác. Nay mình thương, mình có cảm tình, mình suy nghĩ như thế này. Mai mình ghét, mình mất cảm tình, mình suy nghĩ thế khác. Còn sự việc xảy ra trên đời, thường có nhiều uẩn khúc, thấy vậy mà không phải vậy, người trong cuộc đôi khi còn chưa hiểu rành rẽ ngọn ngành, huống là người bàng quan.

Bởi vậy, nếu muốn yên thân để tu tập, mình chỉ nên quan sát chính bản thân mình, xem coi mình là người thế nào, tốt hay xấu, thiện hay ác, dễ tin hay sáng suốt, mê hay ngộ, tiến hay lùi, không nên nghe, bàn chuyện thị phi, thiên hạ sự, chẳng ích lợi gì cho sự tu tập, chẳng ích lợi gì cho hạnh phúc bản thân và gia đình. Phóng tâm ra nghe bàn chuyện bên ngoài chỉ làm loạn tâm mà thôi. Nên nhiếp tâm quán xét bản thân.
Như vậy gọi là tu đó.

người ngu trên đời này
thường nghe lời đồn nhảm
tin theo rồi loan truyền
phiền não và khổ đau
*
người trí không quan tâm
chuyện thế gian thị phi
không loan truyền tin đồn
tâm an nhiên tự tại  ■


 
Có câu chuyện của hai con chim như sau

Một hôm con chim cú vọ sửa soạn dọn tổ sang nơi khác.
Con chim bồ câu thấy vậy bèn hỏi thăm: Chẳng hay chị dọn tổ đi đâu vậy?

Con chim cú vọ trả lời rằng: Con người nơi đây ác ôn quá đi, cứ hễ thấy tôi nơi đâu, họ liền lấy đá ném, lấy cây đánh. Tôi không chịu nổi, định dọn qua phương tây, hy vọng bên đó dân chúng hiền lành hơn.

Con chim bồ câu bèn nói: Ở chỗ hàng xóm thân tình, tôi nói thiệt chị nghe, chị đừng giận tôi nhé. Nếu chị không chịu sửa tiếng kêu ghê rợn khó nghe của chị, thì dù dọn đi đến đâu, chị cũng bị bạc đãi mà thôi. 

Bởi vậy chúng ta mới biết giọng nói, tiếng cười có khi gây được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Chỉ cần lỡ một lời nói có khi hư hỏng việc lớn. Chỉ cần lỡ một lời có khi bị vạ lây, thậm chí bị tù tội, chỉ vì người nghe không vừa tai, cho nên đi tố cáo! 

Điều này cũng tùy người, tùy lúc và tùy cảm giác của người nghe nữa.  Sách có câu: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", chính là nghĩa đó vậy. 

Hai viên gạch xấu xí
Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kĩ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây xong một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt. Mặc dù chú rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi chùa, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có hai nhà sư già đến thăm quan ngôi chùa. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến chỗ bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao ! ”.

“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?” – chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao” – vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta đã quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nghĩ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi ta nhớ kĩ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ…Hãy tha thứ và bạn sẽ được tha thứ !!!


Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa:
 
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa. Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!
 
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa. Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.
 
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa. Chúng ta biết mình thực sự là ai, biết mình thực sự đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết mình thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên quên "con người chân thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng. "Con người chân thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức, kiểm soát được hành động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, trình độ, xuất xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải có chánh kiến, theo chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp, sống với chánh mạng, có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh định.
 
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa. Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.

  (Trích trong bài :"Ý NGHĨA CUỘC SỐNG" TK Thích Chân Tuệ CTLĐ TẬP 3)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật



Quí vị muốn thỉnh bộ sách "CƯ TRẦN LẠC ĐẠO" TẬP 1,2,3 liên lạc với tác giả:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016

Ban Biên-Tập PHTQ
Kính mời viếng thăm các bài viết theo link:

LỜI NÓI – ÁI NGỮ
LUẬT NHÂN QUẢ
CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN