TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday, 11 April 2012

***THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 19



THƯ NGỎ

Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức và Ban Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị đã phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.

Hơn 2600 năm trước, đức Phật ra đời, tu hành, đạt đạo, thuyết pháp ngay trên thế gian này. Trải qua thời gian dài truyền bá dưới hình thức của một tôn giáo, xuyên qua nhiều quốc độ khác nhau, giáo pháp của đức Phật không nhiều thì ít cũng bị xen lẫn tín ngưỡng dân gian, văn hóa địa phương.

Để thích hợp với nhiều căn cơ khác nhau, nhiều văn hóa tín ngưỡng, tập quán khác nhau, chư vị Tổ sư đã lập ra nhiều tông phái, giảng dạy nhiều pháp môn, thực hành nhiều hình thức nghi lễ. Nhưng tất cả đều không ra ngoài mục đích: giác ngộ và giải thoát.

Giác ngộ điều gì?
          Giác ngộ rằng căn bản giáo lý đạo Phật dạy:
          - luật nhân quả,
          - lý vô thường.

Suy ngẫm,  quán chiếu luật nhân quả, con người sẽ giác ngộ được chân lý là: ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, ai làm nấy hưởng, ai làm nấy chịu, không ai cứu giúp mình, che chở cho mình thoát được quả báo, cầu nguyện van xin vô ích thôi.

Suy ngẫm, quán chiếu lý vô thường, con người sẽ giác ngộ được chân lý là: cuộc đời luôn luôn biến đổi, tâm tánh con người cũng biến đổi, cầu nguyện van xin sự bình an, hạnh phúc, công danh sự nghiệp tồn tại mãi mãi là không tưởng và vô ích.

Từ sự giác ngộ như vậy, con người giải thoát được phiền não và khổ đau. Bản ngã, tự ái, tự cao, tự đại, tự tôn, tự ti không còn nữa, con người đạt được thân an nhiên, tâm tự tại, dù vẫn còn sống trên trần đời đầy tham lam, sân hận, si mê.

Niết bàn chính là đây.
[]

Tâm nguyện của PHTQ là tạo thiện duyên, hiểu rằng Phật Pháp tại thế gian, được an lạc hạnh phúc, giác ngộ chân lý, giải thoát khổ đau. Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, chưa phải là chân lý. Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống đời an nhiên tự tại.

Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ, 3 số mỗi năm, vào các dịp sau:

          Tết Nguyên Đán,
          Đại Lễ Phật Đản,
          Đại Lễ Vu Lan.

Kính mong Quí vị độc giả khắp nơi phát tâm gieo duyên với Tam Bảo, tùy tâm tùy hỷ, tùy duyên phát nguyện, bảo trợ phương tiện hoằng pháp này, như là một nhân duyên bố thí pháp, phước đức và công đức, tự lợi và lợi tha, tự độ và độ tha.

Sự đóng góp này dù số tịnh tài bao nhiêu, nhưng với tấm lòng vị tha rộng rãi, thì phước báu sẽ rất lớn, bao la, vô lượng vô biên. Ví như chỉ với một nhân hạt cam gieo trên mảnh đất từ thiện thì kết quả thu được biết bao nhiêu trái cam ngon ngọt sau này.

Đó chính là phước báo vậy.
Con người tai qua nạn khỏi, chính là nhờ phước báo này, không phải nhờ phép lạ.





Quí vị thiện hữu, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến,
khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, cúng dường tịnh tài,
tùy duyên thỉnh sách, xin gửi cước phí $10/quyển,
qua thư bưu điện, không qua điện thoại,
gửi về VP.PHTQ.CANADA trước 30.4.2012.
Chi phiếu ghi trả cho 
PHẬT HỌC TỊNH QUANG
và gửi về:

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108 - 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016

Ngưỡng nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo thùy từ chứng minh công đức này và gia hộ quí vị độc giả cùng bửu quyến thân tâm an lạc, trí tuệ khai minh và cư trần lạc đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Chủ nhiệm: Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ   

Ban Biên-Tập PHTQ

      
As this is a Dharma text,
please pass it to others.
Thank you for your kindness
and co-operation.
No copyright.
This book is for free distribution,
IT IS NOT TO BE SOLD.
Tập san này được phát hành miễn phí.
KHÔNG BÁN.


Mục Lục Tập San PHTQ.19 Lễ Phật Đản 2012

 
1) Trang 1 PHTQ. 19. Bộ Sách CTLĐ
2) TRANG MỤC LỤC PHTQ. 19 (1 trang)
3-4) PHTQ. 19 THƯ NGỎ (2 trang)
5) LỜI PHẬT DẠY (1 trang)
6) Thích-Thanh-Từ Làm sao bỏ được tham sân si (7 trang)
13) Đừng vội kết án ai (3 trang)
16) Như Cơn Mê (2 trang)
18) Tâm Diệu Bi - Vấn đề Tang Lễ (2 trang)
20) Phơi quần rớt xuống giếng - Don't judge (1 trang)
21) Thích-Chân-Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh (38 trang).
59) Nên cười mỗi ngày (1 trang)
60) NỤ CƯỜI BẰNG MƯỜI THANG THUỐC BỔ
61) Tín Ngưỡng Dân Gian - Mê Tín Trong Đạo Phật
62) Thích Nữ Chân Liễu Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn (8 trang)
70) Trí Tuệ Bát Nhã khác với Trí Tuệ Thế Gian (3 trang)
73) Giúp vợ thoát khỏi mê tín dị đoan (6 trang)
79) Lạy Phật có bao nhiêu phước. Uống nước (1 trang)
80) Việc Tang Lễ Trong Phật Giáo (3 trang)
83) Trình độ giác ngộ (3 trang)
86) Hòa Thượng và Chú Tiểu (3 trang)
89) Người thông suốt giáo pháp PC 259 (2 trang)
91) Thượng Tọa Hay Chú Tiểu (4 trang)
95) Một giám đốc bỗng đi ăn xin (4 trang)
99) Life is like making tea. Cúng đèn (1 trang)
110 - 115) Thư Độc Giả PHTQ 19 (6 trang)
116-117-118) PHÁP THÍ BALAMẬT PHTQ.19 (3 trang)

 

Chư Tổ có dạy:

Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.

Nghĩa là: Bên trong, chúng ta luôn luôn, chế ngự khắc phục, thúc liễm tâm niệm, lăng xăng lộn xộn. Mỗi khi những niệm, lăng xăng lộn xộn, khởi lên trong tâm, chúng ta liền biết, bỏ đi không theo. Mọi chuyện sẽ yên, an vui lợi lạc. Lúc đó gọi là: "Bản tâm thanh tịnh". 

Còn thế nào là: Tâm niệm lăng xăng?  Đó là tâm niệm: phân biệt kỳ thị, tranh chấp hơn thua, tự cao tự đại, tự đắc tự ái, tự phong tự mãn.  Nói chung đó là, những niệm do tâm: chấp ngã chấp pháp, đều là vọng  niệm, lăng xăng lộn xộn.  Hiểu biết như vậy, chính là công phu, tu tập thực sự, của người Phật Tử, tại gia xuất gia. 

Đối với bên ngoài, chúng ta luôn luôn, giữ hạnh nhẫn nhịn, luôn luôn thực hành, hạnh nguyện lắng nghe, không lời phê phán, không hề tranh cãi, dù là chuyện lớn, chuyện nhỏ cũng vậy.  Hiểu biết như vậy, chính là đức độ, tu tập thực sự, của người Phật Tử, tại gia xuất gia. 

Người nào muốn có, công đức thực sự, phải nên triệt để, thực hành lời dạy, của chư Tổ sư, chứ không phải là: đi chùa thiệt nhiều, cúng kiến thiệt nhiều, lễ lạy thiệt nhiều, làm phước thiệt nhiều, tưởng rằng như vậy, được nhiều công đức, phước đức hàng đầu. Thực chẳng phải đâu! []


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016


BBT.PHTQ.CANADA

HỎI VÀ ĐÁP

TRÌNH ĐỘ GIÁC NGỘ
KHÔNG PHÂN BIỆT TÔN GIÁO

Kính Thầy,
Cám ơn Thầy đã lý giải việc "vãng sanh cực lạc". Theo link:
1. Lướt trên trang web của Thầy, tôi bắt đuợc 1 câu mà tôi rất tâm đắc: 
«Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, chưa phải là chân lý.
Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống đời an nhiên tự tại».

Số là nhóm bạn tụi tui có cả người thì Tin Lành, người thì Kito giáo, người thì Phật giáo.
Chúng tôi thẳng thắn trao đổi cái hay cái dở trong cách hành đạo của từng tôn giáo.
Và để có một khái niệm tượng hình, dựa trên hình học để hổ trợ cho chân lý trích dẫn. Tôi đưa ra thí dụ sau đây:

Trong hình học, có 1 định lý như sau: Tổng số đo các góc của mọi hình tam giác = 180 độ. Tương tự, ví dụ tam giác cân (TG 1)  tượng trưng cho Phật giáo, (TG 2) đều 3 cạnh tượng trưng cho Ky tô giáo, (TG 3) vuông góc tượng trưng cho Hồi giáo hay bất cứ hình tam giác nào tượng trưng cho một tôn giáo, tất cả đều có tổng số đo các góc bằng 180 độ.

2. Bài viết cách "xưng hô" đã giúp tôi hiểu rõ thêm về thứ bậc trong phẩm trật giáo hội.
Vậy thì hiện trạng có rất nhiều chùa độc lập, ai phong phẩm cho các sư hay ni trụ trì?

3. Sau chót Tỳ kheo, Tỳ khưu có khác biệt gì không?

Cám ơn Thầy rất nhiều ! 




Mon.5.3.2012
Kính thưa quí vị,

1. Quí vị cho thí dụ hình tam giác tượng trưng cho một tôn giáo, nghe qua hay lắm.
Nhưng thực sự qúi vị chưa nghiên cứu nhiều về các tôn giáo và so sánh. Ngay cả rất nhiều người theo PG - tại gia và xuất gia - nhưng vẫn chưa nắm vững cốt tủy của đạo Phật, chỉ chấp vào các nghi thức quá sức rườm rà, mang nặng tính chất linh thiêng huyền bí, nhằm mê hoặc tâm người và cho đó là đạo Phật.

Đa số chỉ tu học căn bản rồi thôi, an phận tu hành, lấy công phu công quả trong chùa làm sự nghiệp, lấy số năm cơm gạo ở trong chùa (đếm mấy hủ tương chao) làm niềm tự hào, tự cao, tự đại, phách lối, ngã mạn, mục hạ vô nhân, càng tu lâu năm lên lão làng tâm địa càng tàn độc. Hạng này nhiều lắm.

Đạo Phật chủ trương:
DUY TUỆ THỊ NGHIỆP.

Họ cạo tóc gọi là đi tu nhưng không theo trường lớp Phật học chính qui nào, chỉ học lóm từ sư phụ (đôi khi gặp nhằm sư phụ ít học, quê mùa, cạo tóc cho rồi bỏ đi tứ phương, chẳng được dạy dỗ gì), người trước làm sao, người sau làm vậy, cóp y chang, chứ chẳng hiểu ất giáp gì cả. Tệ hại trong các chùa là ở điểm này.

Họ dẫn dắt, gạt gẫm Phật tử nhiều điều mê tín dị đoan vô cùng. Chẳng hạn như: họ tụng chú vào chai nước, hay vào nắm cát mạn đà la, rồi la lên có thể trị bá bệnh, giúp người được an tâm.

Nếu sự thực là như vậy, bệnh viện, bác sĩ, y tá nên giải nghệ, và không có nhà sư nào chết vì bệnh. Muốn không bị dẫn dắt, gạt gẫm, con người cần phải ra sức nghiên cứu, tìm hiểu sâu xa hơn chân lý tuyệt vời, vượt lên trên tất cả các tôn giáo (kể cả giáo lý căn bản của đạo Phật).

Mình muốn phê phán người nào, mình phải vượt trội hơn người đó. Bậc thầy phê bình chấm điểm học trò, có đời nào ngược lại đâu. Không kể mấy ông thầy dốt, sống lâu lên lão làng, làm phách phê phán người đi sau, nhưng trình độ người sau cao hơn người trước rất nhiều.

Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa đi tu 6 năm đắc đạo, năm 35 tuổi, trong khi biết bao nhiêu vị đạo sĩ già nua, tu suốt đời nhưng vì tâm cố chấp, cao ngạo, nên không đắc đạo, không thấy đạo, kiếp sao tu tiếp, đừng tự hào thâm niên trong chùa.

Điều này có nghĩa là người Phật tử nên tu học cẩn thận mới có thể nhận rõ chánh tà, rất khó nhận qua hình tướng nhà sư, trông có vẻ tốt đấy, nhưng sự thật thế nào? Vài hàng không thể giải thích cặn kẻ việc này được.

2. Những chùa hay những vị tu hành không dự vào tổ chức giáo hội nào, cũng có thể nộp đơn khi có các đại lễ truyền giới, tấn phong giáo phẩm. Rất nhiều người tự phong, tự xưng, chẳng ai chứng giám. Phật tử không biết rõ nên rất dễ bị lầm.

Tuy nhiên, như trên đã nói, số năm cơm gạo trong chùa không bảo đảm đức hạnh, hay công phu tu tập, trình độ tu chứng của một vị sư. Sống lâu lên lão làng không phải là chuyện mới lạ gì cả.

Người giác ngộ chân lý tuyệt vời không phân biệt theo đạo Phật hay tôn giáo nào, không phân biệt tại gia xuất gia, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, trình độ, già trẻ, đẳng cấp, tu trước tu sau, tu mau tu chậm, nghĩa là: không phân biệt bất cứ điều gì.
Trình độ giác ngộ hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối.

3. Trong bài Cách xưng hô trong PGVN có nói rõ:
«Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu».

CÁCH XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO

http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2011/01/cach-xung-ho-trong-phat-giao-viet-nam.html


 THÔNG BÁO TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 19




        Nguyện cầu

         *Ngày 6 tết Nhâm Thìn giữa mùa Đông lạnh giá
         Tôi đi lễ chùa_thuộc Tu-viện Kim-Cang
         Cuối đường Browns Mill, thành phố Lithonia
         Bang Georgia, góc một khu rừng nho nhỏ.

.        *Kiến trúc một tầng với basement kiên cố
         Hai mái cong chính giữa có rồng chầu
         Ngay lối vào,tượng Quán-Thế-Âm trên hồ sen xanh lá
         Rồi phía sau,tượng Di-Lặc ngồi thoải mái trong sân.

         *Lên chính điện bằng một cầu thang nhiều bậc
         Tượng rồng chầu mỗi bên tả hữu thật nghiêm trang 
         Hai trụ chống mái hiên cũng rồng con uốn khúc
         Ba hành lang với hàng cột đứng chạy chung quanh.
  
         *Tôi dón dén bước vào ngôi chính điện
         Phật-Tổ-ngự-toà-sen,rực rỡ ánh hào quang
         Trước lễ đài, khoảng sàn trống rộng thênh thang
         Bên hai cánh thêm vài hàng ghế dựa.

         *Đức Phật-từ-bi dường như nhìn tôi đứng dưới
         Khiến lòng tôi chợt cảm thấy xôn xao
         Như nghe thấy tiếng Người vang vang kêu gọi
         Từ nơi xa, xa thẳm tận trời cao.

         *Tôi kính cẩn cúi đầu niệm Nam-Mô-Phật
         Xin chứng lòng con tín ngưỡng thật thâm sâu
         Phật pháp nhiệm mầu lan toả khắp năm châu
         Con tâm nguyện theo con đường Phật dạy.

        *Người trên đó,ánh đạo vàng sáng lạn
         Rọi hồn con đang chìm đắm giữa u mê
         Tạ ơn Người, con đã thấy được đường đi
         Bước chập chững theo Người trên Phật đạo.
 
         *Bát-chánh-đaọ đưa loài người thoát vòng khổ ải
         Luật vô thường,nhân quả buộc chặt đời ta
         Vòng luân hồi nghiệp báo dứt không ra
         Ngàn vạn kiếp thăng trầm qua ngục tối.

         *Hãy gột bỏ tham sân si, tội lỗi
         Ánh tà dương,bóng xế vụt qua mau
         Hãy từ-bi-hỉ-xả để thương nhau
         Cho thế giới được an bình,hạnh phúc.                   .

         *Cuộc-sống-đời-thường vẫn còn đang vẫy gọi
         Tôi trở về, nhưng tâm trạng thảnh thơi sao!
         Bàu trời xanh lơ lửng áng mây cao
         Tôi ao ước được bay về nơi cõi Phât.

         ChinhNguyen/H.N.T. GA/USA, 6 Tết N.Thìn/29.01.12