TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday, 29 August 2015

Hòa Thượng Thích Tâm Châu Giảng Pháp - THÀNH KÍNH PHÂN ƯU (Điện Thư – Kính Lễ và Phân Ưu)




llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

HT Thích Tâm Châu (1921-2015)

Thursday, August 20, 2015
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
TỔ ĐÌNH TỪ QUANG
2176 Rue Ontario E., MONTREAL, QC H2K 1V6 CANADA (514) 525-8122
_______________________________________________

CÁO BẠCH
ht-thich-tam-chau
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Và hàng Tứ chúng cùng môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin:
ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG thượng TÂM  hạ CHÂU
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
 Viện Chủ Tổ Đình Từ Quang, Tu Viện Viên Quang, Tu Viện Thanh Quang
đã thu thần thị tịch 
tại phương trượng Tổ Đình Từ Quang, Canada
vào lúc 10 giờ 20 phút sáng Thứ Năm ngày 20 tháng 08 năm 2015
 (nhằm ngày 07 tháng  07 năm Ất Mùi).
Trụ thế: 95 năm - Hạ lạp: 74 hạ
Lễ nhập kim quan được chính thức cử hành vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 22 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 09 tháng 07 năm Ất Mùi), kim quan được tôn trí tại Tổ Đình Từ Quang, số 2176 Rue Ontario Est, Montreal QC, H2K1V6, Canada.Tel: 514-525-8122. Phi trường Montreal/Pierre Trudeau (YUL).
Lễ viếng bắt đầu vào lúc 08 giờ sáng Chủ Nhật ngày 23 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 10 tháng 07 năm Ất Mùi)
Lễ truy niệm được cử hành lúc 08 giờ  sáng Thứ Tư ngày 26 tháng 08 năm 2015  
(nhằm ngày 13 tháng 07 năm Ất Mùi)
Lễ Trà tỳ được cử hành tại Crematorium Le Repo St.Francois D’Assise, 6893 Sherbrookes Montréal  
vào lúc 10:30 giờ sáng cùng ngày.
T/M Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Và Hàng Tứ chúng cùng môn đồ pháp quyến
Phó Thượng Thủ
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành

Vui Trong Anh Dao
Tang Lễ Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu
Published on Aug 20, 2015
Cáo Bạch Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu đã thu thần thị tịch tại Tổ Đình Từ Quang Canada
Tiểu Sử Đức Trưởng Lão Ht Thích Tâm Châu Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Chùa Điều Ngự Tổ Chức Lễ Cầu An Cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu 18.8.2015
Hòa Thượng Thích Chơn Thành Chia Sẻ Những Kỷ Niệm về Hòa Thượng Thích Tâm Châu _20.8.2015
Lễ Nhập Kim Quan - HT Thích Tâm Châu - LIVE Montreal Canada - 10am 22.8.2015
Tường Trình Lễ Tang Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu Thượng Thủ GHPGVNTTG Part 1
Tường Trình Lễ Tang Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu Thượng Thủ GHPGVNTTG Part 2
Lễ An Vị Giác Linh Cố HT Thích Tâm Châu - 2pm 22.8.2015
Lễ Trà Tỳ Cố HT Thích Tâm Châu – 11.00AM 26.8.2015
Lễ Cung Thỉnh Di Ảnh Giác Linh Lễ Phật Yết Tổ 6.00PM 25.8.2015
Lễ Cúng Ngọ & Truy Tiến Giác Linh Cố HT Thích Tâm Châu - 10:30AM * 25.8.2015
Lễ Viếng Tang Lễ Cố HT Thích Tâm Châu – 8:30AM 23.8.2015
Thăm Viếng & Cầu Nguyện - Tang Lễ Cố HT Thích Tâm Châu – 7:30PM 24.8.2015
Thăm Viếng Cố HT Trưởng Lão Thích Tâm Châu - 530PM 23.8.2015
Lễ Tiến Trà Cố HT Thích Tâm Châu - 700AM 26.8.2015 (27:18)
Sliceshow Hình Ảnh Cố HT Thích Tâm Châu - 700AM 26.8.2015
Đại Lễ Khánh Thọ 90 Tuổi Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Lễ Tưởng Niệm Đức Thượng Thủ Trưởng Lão Hòa Thượng thích Tâm Châu tại chùa Phước Bửu


NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THÊ GIỚI ĐẠI TỪ  ĐẠI BI
TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THÊ GIỚI ĐẠI TỪ  ĐẠI BI
TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THÊ GIỚI ĐẠI TỪ  ĐẠI BI
TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Hòa Thượng Thích Tâm Châu Giảng Pháp Tại NPĐ Hoằng Pháp (Melbourne, Úc Châu)
Chùa Phật Quang
Phat Quang Temple • 176 Rupert Street, WEST FOOTSCRAY, Vic 3012 TEL: (03) 9687 4920 ABBESS: Ven. Thich Nu Chan Kim
Uploaded on Apr 25, 2011 Hòa Thượng Thích Tâm Châu Giảng Pháp Tại NPĐ Hoằng Pháp

 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Chùa/Pagode Kim Quang
75 Allée Circulaire
93600 Aulnay Sous Bois-France
Tel : 01.48.69.01.24
e-mail: kimquangtu@gmail.com
website: chuakimquang.com

Một vị cao Tăng vừa viên tịch
Sáng nay ngày 21/08/2015, nhằm ngày mồng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, vừa hay tin đại lão Hoà Thượng thượng Tâm hạ Châu vừa viên tịch, chúng con rất đau buồn, Phật giáo vừa mất đi một cây đại thụ, một vị cao Tăng trưởng lão suốt đời hi sinh vì đạo pháp và dân tộc.
Nơi nào cần Ngài đều đến, không ngại tuổi tác đã cao, không ngại đường xá xa xôi, Ngài đều đi khắp năm châu bốn biển, đều vì Phật pháp, đều vì lợi lạc chúng sinh. Từ nay không còn thấy hình bóng báo thân của Ngài nữa, vô thường là thế đó, làm hết bổn phận và trách nhiệm
của một vị sứ giả của Như Lai, 
Ngài đã thị hiện vào cảnh Niết Bàn.
Thành kính chia buồn cùng môn đồ pháp quyến Tổ Đình Từ Quang Canada.
Nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho Ngài sớm được cao đăng Phật quốc, 
thừa nguyện trở lại cõi Ta Bà để hoằng pháp lợi sinh.
Hòa cùng pháp giới khứ lai tự tại
Thượng báo ân Phật dưới độ chúng sinh
Tâm nguyện phụng sự đạo pháp dân tộc
Châu viên quả mãn thị hiện viên tịch.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Trụ trì Chùa Kim Quang Pháp quốc
Khể thủ
Tỳ Kheo Thích Minh Định
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Chùa Phước Huệ
Thành Phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng VN
Điện Thư – Kính Lễ và Phân Ưu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính Gửi:  Ban Tổ Chức tang lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu 
-  Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới.
Con Tỷ kheo Thích Thái Thuận,
thay mặt Tứ chúng chùa Phước Huệ T.P Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng VN,
thành kính đảnh lễ giác linh Cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu - Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới,
cầu nguyện giác linh Ngài cao đăng Phật Quốc,
thể theo bản nguyện hội nhập Ta Bà,
phân thân vô số hóa độ chúng sinh.
Và xin thành kính phân ưu đến Chư Tôn Đức trong Giáo hội
cùng môn đồ pháp quyến sự mất mát to lớn này.
Cầu nguyện Đức Phật từ bi gia hộ cho các Ngài cùng pháp quyến
vô lượng an lành.
Thành Phố Bảo Lộc, ngày 22/ 08/ 2015.
Thay mặt Tứ chúng chùa Phước Huệ, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Trú trì
Tỷ Kheo Thích Thái Thuận 
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

On Sunday, August 23, 2015 11:01 AM, Kam Hovan wrote:
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN!!!
Con nhất tâm Cung Kính Cầu Nguyện Tam Bảo Từ Bi Tiếp Độ Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH TÂM CHÂU
Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
ĐƯỢC CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC Ngài là ân sư đã tạo điều kiện cho việc hình thành
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
Do Quyết Định số 165-VT/VP/QĐ ngày 13-11-1964
của
Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh
            (Nghi Định số 1805/GD/PC/NĐ ngày 17-10-1964
              của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, hợp thức hóa Viện Đại Hoc Vạn Hạnh)

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Hồ Văn Cầm
Môn sinh VĐH/Vạn Hạnh
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Wednesday, August 26, 2015 8:07 AM, le congminh wrote:
A di đà Phật,
Xin quý Ngài hoan hỷ chuyển đến TT Giác Dũng, hoặc môn đồ Pháp quyến Tổ đình Từ Quang.
Chân thành cảm niệm tri ân.
Kính
Chân Truyền ( huyền đạt )
 VỌNG BÁI ÂN SƯ
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư tôn đức chứng minh,
Kính thưa Quý đồng hương phật tử,
Kính thưa quý vị,

Hôm nay, trời cuối đông nơi xứ Úc, trăng lạnh phương bào, mây mờ viên đãnh, Đại lão Hòa thượng thượng Tâm hạ Châu là bổn sư của chúng con, đã thuận lý vô thường, trở về với Pháp giới Chân như, để lại một sự mất mát to lớn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới nói chung, cho môn đồ pháp quyến chúng con nói riêng. Chúng con và Tăng Ni, Phật tử đang có mặt tại đạo tràng Tu viện Tường Quang, tiểu bang Queensland, Australia, cùng nhau kết nối tâm giao, hướng về đất Tổ Đình Từ Quang Canada, nhất tâm truy niệm Giác linh đại lão Hòa thượng mật thùy chiếu giám.

Thầy ôi!

Nơi đây, còn vương bao nỗi nhớ,
Tịnh phòng vắng bặt, tiếng tôn sư,
Trời Tây một cõi Thầy an trú,
Chốn cũ chùa đây, dạ thẩn thờ.
Ngưỡng bạch giác linh Thầy,
Suy niệm cuộc đời của Thầy với hành trạng tu tập và hoằng pháp rộng khắp gần một thế kỷ trôi qua. Bao nhiêu công đức, bấy nhiêu hương hoa, làm sao con nói hết trong một trang giấy trắng nhỏ nhoi này? Có chăng cũng chỉ là lời huyễn hóa phi chân mà thôi. Nhớ lại, khi xưa Đức thế tôn nơi song lâm thị tịch, các đệ tử của Ngài cũng chỉ nói được hai chử “Niệm ân” để tưởng nhớ đến bậc Tôn sư. Thì xưa cũng như nay, tình cảm cao quý này luôn luôn được tôn kính, được trân trọng và giữ gìn.
Nơi đây, sự “Nhớ và Niệm ân Thầy” cũng gọi là một chút “Tri ân”. Bởi vì, ở một góc nhỏ trong tim của con với tên gọi “Chân Truyền” thưở nào, vẫn còn đọng lại dư âm của Thầy, và giờ đây nó đã nói lên điều đó. Vì nếu như không nói, không nghe, không biết, thì chẳng khác nào như câu nói của người xưa: “Nhân phi thảo mộc, thục năng vô tình” (Con người nào phải cỏ cây, sao nỡ vô tình)
Thầy ôi, Thầy cũng biết rõ đó; khi mỗi người chúng con đều có một hoàn cảnh riêng để sống, để tu. Mặc dù lời nói muộn màng của một đứa con cùng tử như con. Thì dù sao đi nữa, con vẫn nhớ ơn Thầy đã cho con một ngụm nước mát để giúp con mỗi khi khát, một bát cháo để giúp cho con mỗi khi đau, thay vì con phải đắm chìm trong cơn mộng mị để rồi lãng quên theo ký ức của năm tháng.
Hôm nay, ngày 29 tháng 08 năm 2015, đứa học trò lạc loài ngày xưa của Thầy, giờ này xin đê đầu vọng bái về đất nước Canada. Ngưỡng mong nơi đó Thầy từ bi chứng giám và tha thứ cho những gì con đã không làm tròn bổn phận sứ mạng mà Thầy đã giao.
Bạch Thầy, nhớ lại từ khi con bước chân đến đất Úc, Thầy đã từng nhắc nhở cho con; hãy cố gắng học nếp sống thanh bần, giản dị, hòa đồng, khiêm cung với những người xung quanh. Học cách sống của Thánh hiền để tu tập, và hãy thường xuyên trao dồi Phật pháp để kết nối thiện duyên với mọi người. Tiếng nói của Thầy luôn khẽ bảo con rằng; đừng lìa xa sự phấn đấu, hãy bình tĩnh sáng suốt mà đối phó với vọng tình, hãy nhìn thẳng vào cuộc đời để nhận ra những cơ hội lớn hơn. Và hãy tự rèn luyện nhân cách của mình để xứng đáng là một người đệ tử Phật. Đó là những gì con đã nghe từ kim khẩu của Thầy ban tặng cho con.
Những lời dạy của Thầy tuy đơn sơ giản dị, nhưng cũng đã khơi nguồn và chỉ điểm cho con cách sống tùy duyên thuận pháp. Và giúp cũng không ít cho con thêm nghị lực và niềm tin để giải quyết những vấn đề tưởng chừng khó khăn nhất. Cũng từ đó, pháp âm của Thầy đã đồng hành với con trên mọi nẻo đường, hoằng truyền chánh pháp nơi đất khách quê người.
Thầy ôi, Thầy đúng là vầng mây bạc, thong dong, giữa núi cao biển rộng. Con, là cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, nối gót theo Thầy, hóa hiện đường mây.
Kính bạch giác linh Thầy!
Quỳ trước Di ảnh của Thầy, con không dám dùng “điệp ngữ” để biểu lộ thâm tình trong giờ phút Thầy quảy dép Tây quy. Vì tình thương của Thầy dành cho con như “hơi sương” tuy không lạnh, nhưng đã làm ướt áo kẻ lữ hành, lời dạy của Thầy như ánh sao mai tỏa sáng khắp mọi nẻo đường để soi rọi cho con đi.
Từ đó;
Hương thiền gió lộng toả ngàn phương,
Trăng sáng năm xưa ngập dặm đường,
Hương lòng quyện toả từ độ ấy,
Mãi Mãi ngàn sau vẫn ngát hương.
Thật vậy, hình ảnh của Thầy đã gắng liền trong tâm thức của con từ dạo ấy ( năm 2003 ). Thầy là bậc trí tuệ, là người làm rạng danh Phật giáo khắp năm châu bốn biển, đạo hạnh và trí tuệ của Thầy đã khiến cho chúng con vạn phần cung kính.
Có thể nói, hiện thân của Thầy là bóng đại thụ che mát cho chúng con, là ánh hải đăng định hướng cho Phật giáo Việt Nam trên thế giới. Dù trên cương vị nào, mỗi cử chỉ, mỗi ngôn từ, Thầy đều biểu hiện một sức sống nội tâm mãnh liệt, đạo lực kiên cường.
Sự có mặt của Thầy cũng là một dấu ấn sâu đậm vượt thoát thời gian trong lòng Tăng ni phật tử chúng con. Thầy là một nhà mô phạm sống một đời gương mẫu, giản dị tràn trề tình thương và rộng lượng nhân từ. Mỗi bước chân Thầy đi đến đâu thì đạo tràng đều nở hoa đến đó. Đó chính là giá trị đích thực của cái đẹp để trở thành một nhân cách trác tuyệt, một chân thiện mỹ trong cuộc đời này.
Nhất là khi sống và tu trong thời đại khoa học bây giờ, khi một cơn lốc xoáy của vật chất đang ăn mòn thế giới tâm linh, thì những mẫu người mô phạm hiếm hoi như Thầy, đã thật sự tạo cho chúng con thêm niềm tin và hy vọng về một nền tảng đạo đức vững mạnh và an lạc giải thoát nơi cửa Phật.
Giờ đây, Thầy thuận lẽ vô thường mà đi thẳng về bảo sở, ngôi nhà Phật giáo từ đây đã vắng bóng bậc Thầy trí tuệ, Giáo Hội đã mất đi bậc Thầy mô phạm đức độ khiêm cung. Đệ tử chúng con không còn cơ hội nghe lời giáo thị của Thầy nữa.
Khuất bóng tôn sư trời giá lạnh,
Vắng lời giáo huấn gió đìu hiu,
Từ Quang môn phái lòng se thắt,
Đệ tử muôn phương lệ thắm đều.
Kính nguyện Giác linh Thầy bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa, phát triển đạo vàng, quang vinh họ Thích; Con xin đốt nén tâm hương ngũ phần dâng lên cúng dường Giác linh Thầy thùy từ chứng giám.
NAM MÔ LƯU PHƯƠNG THÁP, TRÚC LÂM YÊN TỬ, VĨNH NGHIÊM PHƯỢNG BAN PHÁP PHÁI ĐỆ LỤC THẾ, TỲ KHEO BỒ TÁT GIỚI, THẾ GIỚI VIỆT NAM PHẬT GIÁO GIÁO HỘI THƯỢNG THỦ PHÁP DANH THANH MINH, TỰ TÂM CHÂU, HIỆU TUỆ HẢI TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG LIÊN VỊ.
Nam Mô Tân viên Tịch Tào Động Chánh Tông, Đồng Đắc - Hoè Nhai pháp phái, khai sơn Từ Quang tổ đình - Viên Quang Đường Thượng; thượng TÂM hạ CHÂU, ĐOÀN Công Ma Ha Đại Đầu Đà, Thiền Sư Đại Lão Hoà Thượng Giác Linh Thanh Liên Toạ Hạ.
SINH Ư TÂN DẬU NIÊN, THẬP NHẤT NGUYỆT, SƠ NHỊ NHẬT. VIÊN TỊCH Ư ẤT MÙI NIÊN, THẤT NGUYỆT SƠ THẤT NHẬT, THẾ THỌ CỬU THẬP NGŨ TUẾ. TĂNG LẠP THẤT THẬP TỨ NIÊN.
Khể thủ,
Đệ tử Thích Chân Truyền ( huyền đạt )
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 ---------- Forwarded message ----------
From: Radio TOAN DAN CƯU NUOC radiotoandancuunuoc@gmail.com 
[PhoNang] <PhoNang@yahoogroups.com>
Date: 2015-08-27 13:26 GMT-04:00
Subject: [PhoNang] THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới
To: PhoNang@yahoogroups.com

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
cùng
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới
Vô Cùng Kính Tiếc
 ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới
Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
 Viện Chủ Tổ Đình Từ Quang, Tu Viện Viên Quang, Tu Viện Thanh Quang
Đã an nhiên xả báo thân vào lúc 10 giờ 20 phút sáng  Thứ Năm ngày 20 tháng 08 năm 2015
 (nhằm ngày 07 tháng  07 năm Ất Mùi)
Sự ra đi của Đức Đại Lão Thượng Thủ là một mất mát vô cùng lớn lao cho thất chúng đệ tử Phật tử trong và ngoài nước!
Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước
Thành kính phân ưu và cùng chia sẻ sự mất mát lớn lao này
Vọng bái và cầu nguyện Giác linh Đức Đại Lão Hòa Thượng siêu thăng Phật quốc.
Đặng Thị Danh
Diệu Hoa Trần Thị Hồng Khương
Tịnh Đức Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
và Toàn Thể Thành Viên đồng kính bái



HT THÍCH TÂM CHÂU VIÊN  TỊCH
NHỮNG BÀI PHÁP HT THÍCH TÂM CHÂU
TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM HT THÍCH TÂM CHÂU
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

LỄ TRUY NIỆM CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU 
THƯỢNG THỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI 
NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO 
GHPGVNTN (1964 – 1967)
 No description available
Để tưởng niệm công đức của đức cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, 
người đã có công đóng góp rất nhiều vào công cuộc hoằng dương Phật pháp 
 từ quốc nội cho đến hải ngoại. 
Ngài vừa thâu thần an nhiên viên tịch tại Tổ Đình Từ Quang Montreal ngày 20/8/2015. 
Trụ thế 95 năm, tăng lạp 74 tuổi.
Buổi lễ truy niệm công đức Ngài sẽ được long trọng cử hành tại Chánh Điện chùa Pháp Vân (mIssissauga) 

vào lúc 11:00 AM Chủ Nhật ngày 06/9/2015.
Trân trọng thông báo và kính mời toàn thể quý đồng hương, đồng bào Phật tử 

nhín chút thì giờ quý báu cùng về tham dự và góp lời cầu nguyện.
Chùa Pháp vân kính thông báo.

 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


 DIỆU ĐẠO NAN CẦU 
                             
TKN Thích Nữ Chân Liễu 


 
Ngài Viễn Công nói:  “Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng, một ngày ấm mà mười ngày lạnh, thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình, đứng, ngồi cũng có thể mong đợi mà đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng tối nản, thì không những ngay trước mắt khó mà thấy được, tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy”. (Thiền Lâm Bảo Huấn - Phẩm Tự Cường).

“Thiền Lâm Bảo Huấn”   là cơ duyên may mắn cho tứ chúng đồng tu, cảm nhận hỷ lạc trong mưa pháp, kiếp sống con người vén được màn vô minh, khổ đau phiền não do sự chiêu cảm từ nhiều đời kiếp luân hồi như được giải tỏa. Trên đời không có cuộc vui nào vui hơn sống trong biển giáo pháp.
Nhân thân nan đắc
Diệu đạo nan cầu.
(Thân người khó được
Diệu đạo khó cầu).
Từ khi được cha mẹ sanh ra, có được thân người đầy đủ trang nghiêm, đó là phước báo thiện lành. Hãy thường tư duy rằng trải qua nhiều đời nhiều kiếp ta mới được nhàn cảnh thân người như vậy. Nhưng đã sanh ra đời thì có khổ, nhờ đau khổ mà ta phát sinh tâm chán lìa sinh tử, kiêu căng tan biến, phát tâm thương xót những chúng sanh trong cõi luân hồi, tự hổ thẹn về việc ác và hoan hỷ làm điều lành.

Tuổi đời càng thêm lớn, những chướng duyên cùng thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn. Tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối, làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!

Tâm đại từ đại bi của Đức Phật vì thương xót sự vô minh của chúng sinh mà thị hiện ra đời, để chỉ diệu đạo - con đường vi diệu - ngay trước mắt. Diệu đạo là những gì Đức Phật đã chứng nghiệm và đã trải qua bằng trí tuệ giác ngộ cao thượng của bậc chánh đẳng chánh giác. Diệu đạo không do mong cầu mà có được, cũng không do lễ bái khấn nguyện mà có thể thấy được.

Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật dạy:
“Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành. Trong cuộc sống ta có thể tự giải thoát cho chính mình. Giải thoát không tự nhiên mà có, cũng không do cầu xin mà được, mà chỉ cần phát triển nổ lực vào trí tuệ. Ta không nên tin một cách mù quáng bất cứ việc gì mà chưa thông qua trí tuệ, phải sáng suốt nhận định một cách rõ ràng đứng đắn rồi mới hành trì. Nếu thấy bình an và hạnh phúc là giải thoát. Nếu thấy trói buộc và phiền não là sai đường”.

Tu theo Phật nghĩa là phải chuyên tâm giữ chánh niệm, không theo tạp niệm, như kẻ đội bát dầu trên đầu, bị người đưa gươm kề cổ dọa sẽ giết chết nếu đổ đi một giọt.
Bản chất thực sự của đời sống, là nguyên nhân sanh đau khổ và nguyên nhân sanh hạnh phúc. Người tu thấy rõ bằng mắt rất chân và rất thật, thì khi ấy mới quyết tâm chuyển đổi trở nên con người đạo đức nhằm đưa đến giải thoát cùng tột, đồng thời đem về trạng thái quân bình cho cuộc sống.

Giây phút hiện tại, chúng ta có thể nhận thức được thực tế cuộc đời không mơ hồ, không mộng tưởng điên đảo, thì sẽ cảm nhận và thấu hiểu được sự chân thật của diệu pháp không còn xa cách nữa, mà ở trong từng hơi thở, trong từng tâm thức vắng lặng bình an. Tâm không còn sanh chấp vào tướng, chấp vào pháp, mà hoàn toàn chánh định, vô trụ và vô niệm.

Trong kinh thường nói, chỉ có trí tuệ mới đem đến cho người tu một sự kiên nhẩn bền chí để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi. Nhu cầu cuộc sống nếu biết đủ, sống thanh đạm, không đòi hỏi nhiều, không tranh chấp hơn thua được mất, thì người tu có rất nhiều thì giờ để tận dụng khả năng nghiên cứu, suy tư học đạo và luôn giữ tâm ý trong sạch. Phụng trì giới luật, trang nghiêm thân tướng, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành thì không lo gì không thấy được "diệu đạo" vậy.

Theo như Ngài Viễn Công dạy, nếu như có ngày tu học tinh tấn, có ngày buông xuôi trì trệ, bản tánh dễ duôi, khiến con người rơi vào tình trạng giãi đãi, mất hết năng lực tự tin về mình, hiện tượng vọng tâm vọng niệm xấu ác, ganh tị đố kỵ sẽ xâm nhập và quấy nhiễu chế ngự người tu một cách dễ dàng. Diệu đạo suốt đời khó gặp, thật uổng phí một đời tu!

Khi bước trên đường đạo, chúng ta mang nhiều nghiệp bất tịnh của luân hồi cho nên hành động từ thân, khẩu, ý tha hồ tạo tác.  Do đó khi chuyển thân trên bước đường tu hành thường rơi vào trạng thái mê và tỉnh, thiện và ác lẫn lộn.

Cho nên không phải xấu tốt ở bên ngoài không thôi, mà xấu tốt thiện ác nằm thật sự ở ngay trong tâm. Biết xấu hổ, sợ quả báo, tâm an tịnh, siêng năng đem an vui cho mình và cho người, nhận thức sớm được chừng nào thì “diệu đạo” ngay trước mắt. 

Để giúp hành giả tiến đến đời sống thánh thiện và trọn lành vi diệu trên đường tu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ban truyền các giới luật cao thượng. Giới luật mới nghe qua chừng như một sự răn cấm khắt khe, đầy những điều kiện khó khăn, nhưng khi thấu hiểu và cố gắng sống với thân tâm một cách chân thành và thực sự, thì giới luật giúp ích cho người tu rất nhiều.


Khi ấy, giới là người bạn đạo chân thật, là phương pháp thực tập chánh niệm hữu hiệu nhất. Đó là sự bảo vệ an lành nhẹ nhàng trong sáng của thế giới tuyệt đẹp, mà người tu theo Phật được thừa hưởng, như "Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí" vô giá, sáng ngời trí tuệ của Bồ tát Quán Tự Tại cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm “Phổ Môn” vậy.

Tóm lại, an lạc thay khi sống trong pháp vị, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, mưa pháp cam lồ liên tục đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Phước báo thay tứ chúng đồng tu, tất cả đều hoan hỷ vì thấm nhuần được sự lợi ích của "Diệu đạo", khi áp dụng Phật Pháp vi diệu vào cuộc sống tỉnh tu hằng ngày ở nơi trụ xứ. Mưa pháp làm hạt giống Phật tánh ở nơi mỗi con người, từ lâu bị chôn vùi khô cạn, nay như được nẩy mầm, đâm chồi kết lộc.

“Qua lẽ tuần hoàn của vũ trụ, sự vật có trải qua sự nghiêm khắc của mùa đông, khi sức sống trỗi dậy, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, mới thấy ánh xuân đầm ấm là quí. Tất cả hiện tượng tốt xấu của xã hội đều do tâm chúng ta sáng tạo. Chúng ta phải có tinh thần tự chủ. Tự thân chúng ta, luôn luôn phải thúc liễm, phải tỉnh thức, phải trong sạch hóa tâm hồn, hành động, nói năng, suy nghĩ, mới có thể đem lại lợi ích cho tha nhân, cho quốc gia, cho cộng đồng và cho nhân loại”.(Tiếng vọng thời gian HT Thích Tâm Châu)

Đối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, con xin chắp tay đảnh lễ, chí thành cầu khẩn các Ngài trụ thế lâu dài và hãy vì chúng sanh đau khổ mê mờ mà đốt lên ngọn đuốc chánh pháp. []

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TKN Thích Nữ Chân Liễu


 
 Từ Quang Mùa An Cư
TKN Thích Nữ Chân Liễu


Truyền thống an cư có từ thời Đức Phật, đem lại lợi ích cho chúng sanh theo nhiều phương diện. Sau những tháng năm du phương hành đạo, tùy theo hoàn cảnh, trong nếp sống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân, không sao tránh khỏi những giây phút bị phiền não chi phối, tâm bị buông lung. Lại nữa, côn trùng thường sinh sôi nẩy nở trong mùa mưa, cho nên để thúc liễm thân tâm, trưởng dưỡng tâm từ bi, tránh sự giẫm đạp lên sinh mạng côn trùng, chư tăng cần vân tập về một nơi để tịnh tu.
Sau này tứ chúng đồng tu, mùa an cư trở thành rất quan trọng cho việc trau giồi, thăng tiến về hai mặt: từ bi và trí tuệ. Đây là cơ hội tứ chúng được thầy tổ và các bậc tôn túc, nhắc nhở lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống tu hành hàng ngày.
Trải qua bao thăng trầm, từ trong nước ra đến hải ngoại, chiến tranh, pháp nạn, quốc nạn, lưu vong, Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tổ Đình Từ Quang trong phong thái hoan hỷ, dung mạo trang nghiêm, lời nói hiền dịu, tấm lòng từ bi, vẫn là ngọn hải đăng chiếu sáng, vẫn là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo Hội, của Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới. Tuổi hạc tuy cao, tài đức và sự sáng suốt của Ngài luôn luôn là tấm gương sáng cho tứ chúng noi theo.
Hằng năm, vào mùa an cư, Tổ Đình Từ Quang (Montréal, Canada) đều có tổ chức khóa Nghiên Tu An Cư dành cho tứ chúng khắp nơi vân tập về nghiên tầm kinh điển, tu học Phật pháp, thụ thanh văn giới, cùng bồ tát giới, sinh hoạt Phật sự, thiết lễ trai tăng, sửa soạn trai nghi, bố thí cúng dường, niệm Phật tọa thiền, tụng kinh bái sám. Cũng như mọi năm, năm nay được đủ phước duyên, chúng tôi về tham dự khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang, cảm nhận được sự lợi lạc vô cùng, nhờ ân triêm công đức của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức, cũng như sự phát tâm đóng góp, công quả, cúng dường vật lực, tài lực và sức lực của tứ chúng qui tụ về nơi đây, xin thực lòng hoan hỷ ghi lại để chia sẻ và cầu mong mọi người hữu duyên cùng tham dự các khóa sang năm để thêm phần lợi ích trên bước đường tu học.

Thời gian 2 tuần của khóa nghiên tu an cư tuy rất ngắn với các kỷ luật tự giác như: không nói chuyện nhiều, giữ tâm thanh tịnh, thời khóa đúng giờ, đã đem lại cho tứ chúng niềm hỷ lạc vô biên, cảm nhận được sự tu tập hành trì có phần tiến bộ hơn trước rất nhiều. Mọi người được sống trong sự tự do đúng nghĩa của người tu, những ràng buộc, những chướng ngại, những khổ đau, những phiền não, từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, từ lâu không buông bỏ được, nay như được giải tỏa.
Trong thế giới hiện nay, có quá nhiều phương tiện vật chất, con người gần như thỏa mãn  được các nhu cầu và tham vọng.  Nhưng có mấy ai thấy được sự tự do thực sự đâu? Tâm trí con người thế gian luôn bị trói buộc, quấy nhiểu và chi phối bởi sự ham muốn và ích kỷ. Chỉ có chánh đạo là con đường giải thoát, giúp con người vượt qua được tất cả phiền não và khổ đau.
Nơi sinh hoạt chính của khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang là Chánh điện, được thiết kế rất mỹ quan, ánh sáng dịu dàng trong mát, trần cao sáng sủa, không gian rộng rãi, thanh tịnh, trầm hùng và uy nghiêm. Tôn tượng của Đức Phật Thích Ca trong tư thế hành thiền, mắt khép lại, mỉm nụ cười thanh thoát, biểu tượng rõ ràng nhất của sự giác ngộ và giải thoát, được an vị nơi trang nghiêm nhất. Hai bên có tôn tượng của Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Địa Tạng rất đơn giản và trang nghiêm.
Mỗi buổi sáng, chúng tôi thức dậy thật sớm, nhẹ nhàng từng bước chân yên lặng lên chánh điện, ngồi vào chỗ của mình, xếp chân và hành thiền trong tỉnh lặng. 30 phút tọa thiền, trước khóa công phu sáng tụng chú Thủ Lăng Nghiêm, giúp cho người tu trở về với bản tâm thanh tịnh, tránh những giây phút căng thẳng, ồn ào, phiền muộn, cảm nhận được sự thoải mái, hạnh phúc trong nội tâm.
Chư Tổ có dạy:

Tỉnh tọa thường tư kỷ quá.
Nhàn đàm bất luận nhân phi.

Ngồi yên lặng để suy tư, nhận ra những lỗi lầm của mình. Lúc nhàn rỗi không luận bàn cái sai, cái dỡ của thế nhân. Tỉnh tọa hay thiền tọa giúp cho người tu đạt được niềm an lạc hạnh phúc vô biên, can đảm nhìn thấy sự thô tháo, sai quấy của bản thân và phát huy được sức mạnh của nội tâm, tinh tấn khắc phục được sự giải đãi, tăng niềm tự tin trong cuộc sống, thấy được các pháp thế gian là tạm bợ, là vô thường, biến đổi trong từng sát na, từng giây phút, từng hơi thở vào ra.
Các thời khóa tụng chú Thủ Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa hay các khóa bái sám, giúp người tụng đọc cũng như người ngồi nghe lắng lòng tiếp thu những lời dạy quí báu của Đức Thế Tôn và đem áp dụng ngay trong đời sống hằng ngày, nhất là các ngày tu tập trong khóa nghiên tu an cư tại Tổ đình Từ Quang. Không khí trang nghiêm thanh tịnh của các buổi tụng kinh bái sám tăng thêm tín tâm của người con Phật nơi con đường trung đạo đã được chư Phật chỉ bày, chư Tổ dẫn dắt và chư hiện tiền Tôn đức Tăng Ni thực hành hàng ngày trong cuộc sống tu hành. Không có những khóa nghiên tu an cư như thế này, chắc giáo pháp không được truyền tụng cho đến ngày nay.
 
Đời sống tu tập trong một tập thể đông người, chư Tôn đức và các bạn đồng tu thường xuyên nhắc nhở mọi người, tâm luôn cảnh giác, luôn tỉnh thức, không để các vọng tâm vọng niệm có nhân duyên khởi lên trong tâm trí và hết thảy phải an trú trong hiện tại. Muốn được như vậy, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả phải bàng bạc khắp chốn, khắp nơi trong suốt khóa nghiên tu an cư, tâm không sân hận, không cố chấp, không hơn thua, không thị phi, không nhìn lỗi người, không ganh tị đố kỵ nhỏ nhoi, đừng làm mất đi giá trị tích cực của người tu.
Đức Phật Thích Ca là bậc thiên nhơn sư, bậc toàn giác đạo hạnh viên mãn, đã chứng đạt thông suốt, chỉ dạy con đường tu giác ngộ và giải thoát cho tứ chúng một cách đồng đều và bình đẳng. Bổn phận chúng ta phải sống thế nào, hành trì thế nào, giữ gìn giáo pháp thế nào để đạt được mục đích cứu cánh của đạo Phật, để xứng đáng là người con Phật, dù tại gia hay xuất gia.

Con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, kiếp sống thật là ngắn ngủi, hết kiếp này tái sanh kiếp khác tùy theo nghiệp lực của từng người. Con người thường không thích nhìn nhận sự thật đó, muốn lãng quên sự thật, để được sống trong mơ, có được ảo giác đời sống sung sướng an nhàn, tìm pháp tu dễ tu dễ chứng, dễ lên cõi sung sướng khác, để tiếp tục được hưởng thụ! Cho nên, dù là người tu tại gia hay xuất gia, con người thường quên rằng mình là hành giả, phải tỉnh thức, phải tự cất bước, tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên ngọn đuốc chánh pháp, để soi sáng con đường chánh đạo, không để rơi vào tà đạo do sự dễ duôi của chính bản thân mình!
Thực tế, con người còn sống là còn động, còn sinh hoạt là còn phiền não, còn ưu tư, lo lắng. Hãy nhìn vào thực tế bằng tâm tỉnh thức, không chấp trước, chuyện gì rồi cũng qua, hãy để cho qua luôn, đừng dính mắc, con người sẽ tháo gỡ được bao nhiêu là muộn phiền, khổ đau! Trong khung cảnh thanh tịnh của khóa nghiên tu an cư, mọi người rồi sẽ tìm được pháp môn tu thích hợp cho căn cơ trình độ hay hoàn cảnh của riêng mình, đừng phí phạm thời gian quí báu này!

Đức Phật dạy:
“Nhơn thân nan đắc
Diệu đạo nan cầu”.

Thân người khó được. Chánh pháp khó gặp. Kiếp này đã được thân người, được gặp bạn đồng tu, lại gặp chánh pháp trong khóa nghiên tu an cư này, mọi người đều quyết tâm tu tiến, không chờ đợi gì nữa, quyết trừ sạch các tâm ô nhiễm ganh tỵ đố kị, tham lam, sân hận, si mê. 
Sau thời khóa công phu sáng, mọi người được thưởng thức tách trà đậm đà hương vị hay ly cà phê nóng. Có người thì kinh hành niệm Phật chung quanh tôn tượng Bồ Tát Quán Âm lộ thiên trong sân Tổ đình Từ Quang. Có người tham dự lớp tập thể dục hay lớp tập khí công. Trong khi đó, nhiều người có trách nhiệm trai soạn và hành đường chuẩn bị dọn buổi điểm tâm cho đại chúng. Ban trai soạn phải lo chuẩn bị các thứ sẵn sàng từ đêm hôm trước. Sáng ra, các cụ bà trong ban trai soạn thức dậy thực sớm, khoảng 4 giờ sáng, trong lúc mọi người còn an giấc, để nấu những chỏ xôi thật lớn, vo nắn những chiếc bánh ít trần thực khéo, hấp những đòn chả chay được cuộn tròn thực công phu, để phục vụ đại chúng hàng trăm người tham dự khóa nghiên tu an cư có được những bửa ăn thanh đạm, có sức khỏe để tu tập được tốt.
Nhắc đến các cụ bà trong ban trai soạn, ai cũng phải nghiêng mình cảm phục, tán thán sức tinh tấn và tấm lòng vị đạo pháp, vì bá tánh đồng tu, ngày đêm không quản việc nặng việc nhẹ, luôn luôn tươi cười an lạc với những chảo đồ xào to lớn, những nồi súp khổng lồ, những thùng rau cải cao ngất, áo quần đôi lúc lắm lem những bột trắng, dầu ăn, và nhất là cụ bà nào cũng có cái thắt lưng dày cứng chống đau lưng, ẩn hiện dưới lớp tạp dề làm bếp! Có cụ bà tâm sự: tôi mới ở nhà thương về, nghe có khóa nghiên tu an cư, liền đến chùa, xem có việc gì nhẹ nhẹ làm giúp, đỡ tay đỡ chân đó mà, nhưng đến đây thấy công việc quá bề bộn, quên luôn cơn bệnh, nhờ Bồ Tát gia hộ, làm luôn mấy hôm rồi đó, khoẻ lắm!

Từng giọt mồ hôi trên những gương mặt trải dài tháng năm, hơn 70 tuổi đời, nhiều cụ bà dù chưa thọ Bồ Tát giới, nhưng rõ ràng đang hành Bồ Tát hạnh, tận tâm tận sức phục vụ đại chúng tham dự khóa nghiên tu an cư, một lòng mõi mệt không nài, tấm lòng của các cụ bà như những viên ngọc quí, thực hành lời chư Tổ dạy: Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật!
Cho nên mọi người, không ai bảo ai, tất cả đều tâm niệm trân quí những vật thực do quí cụ bà làm ra với công sức khéo léo, công phu miệt mài ngày đêm, không phí phạm, không khen chê!
Trước khi thọ thực, mọi người đều thầm niệm tam đề và ngũ quán.

Tam đề:
Một là nguyện không làm các
điều ác,
Hai là nguyện siêng làm các
việc lành,
Ba là nguyện độ tất cả
chúng sanh.

Ngũ quán:

Một là nghĩ đến công sức cực khổ của thí chủ cúng dường vật thực,
Hai là xem xét đức hạnh có xứng đáng thọ dụng vật thực,
Ba là ngăn ngừa lòng tham ăn và thói quen chê khen,
Bốn là xem vật thực như món thuốc trị bệnh đói,
Năm là tạm dùng vật thực để có sức khoẻ hành đạo.

Tam đề và ngũ quán là phương tiện chư Tổ dạy người tu để nhiếp phục tâm, trước và trong khi thọ dụng vật thực cúng dường, để tăng trưởng từ bi và trí tuệ.
Những buổi cúng dường trai nghi, trai tăng rất trang nghiêm thanh tịnh, tứ chúng đồng tu tụng niệm hồi hướng cho gia đình thí chủ và cho chúng sanh trong khắp pháp giới đời đời được gặp chánh pháp để tiến tu cho đến ngày giác ngộ và giải thoát. Tứ chúng đồng tu theo pháp lục hòa, tuy có khác nhau về xuất xứ, trong hay ngoài giáo hội, nhưng tất cả đều bất tùy phân biệt, cư xử bình đẳng, thanh tịnh và hòa hợp, từ vật chất cho đến tinh thần, hòa vui chấp tác, hành đường, giúp nhau từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, việc nặng hay việc nhẹ, tất cả đều hiểu biết và thương yêu nhau trong tình đạo vị của chốn thiền môn an tịnh trong suốt khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang. Đó mới thật là chân chánh tu hành.
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư tuy tuổi đời gần 90, vẫn thường xuyên trông nom các việc, chủ trì các buổi đại lễ, giảng dạy kinh luật luận cho tứ chúng, chứng minh các buổi tham luận của các vị Cư sĩ trong Ban Hoằng pháp của Tổ đình Từ Quang. Các buổi giảng kinh, thuyết pháp, tham luận được sự tham dự đông đảo của chư Phật tử địa phương và tứ chúng đồng tu trong khóa nghiên tu an cư. Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư như một cổ thụ trong chốn thiền lâm, luôn đem những lời bảo huấn giảng dạy, đích thân soạn các bài kinh từ trong Đại Tạng Kinh, đánh máy và giảng giải cặn kẻ tận tường từng câu, từng lời của Đức Thế Tôn cho tứ chúng thấu hiểu rõ ràng, được nhiều lợi lạc trong khi áp dụng tu tập.
Trong các ngày mùng một hay ngày rằm, cũng là ngày trưởng tịnh, lễ bố tát cũng được sự quan tâm của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư, tụng đọc giới bổn, phát lồ sám hối, nhắc nhở tứ chúng tâm chớ buông lung trong sinh hoạt hàng ngày, phải biết tàm quí và sám hối khi lỗi lầm, không có ai không phạm lỗi, điều quan trọng là phải nhận thấy và biết tu sửa. Giữ gìn giới bổn người tu có đầy đủ đức độ, oai nghi tế hạnh, giúp ích cho bản thân, cho tứ chúng đồng tu phạm hạnh, giảm bớt niềm khổ đau phiền muộn, tăng trưởng an lạc hạnh phúc nội tâm.

Đức Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp. Ý tạo tác mọi việc thiện ác”.
Cho nên tứ chúng đồng tu cần giữ gìn lời nói ôn hòa nhã nhặn, tránh hành động làm buồn lòng người khác, đối xử bất tùy phân biệt dù trước mặt hay sau lưng.
*
Tóm lại, được các bậc tôn đức giảng dạy kinh luật luận, được tứ chúng câu hội về cùng tu, nhắc nhở nhau về phạm hạnh, nhiếp tâm thanh tịnh, trao đổi kinh nghiệm tu tập và hành đạo, tăng trưởng mối đạo tình, đạo vị nồng thắm, đưa đến các mối quan hệ thân hữu có giá trị giáo dục cao, đó là phước của tứ chúng, cho nên mùa an cư được Đức Phật đánh giá cao.
Đức Phật dạy: Quả thật tất cả đời sống đồng phạm hạnh của tứ chúng cốt yếu ở tình thân hữu giữa những người ưa thích những điều thiện, ở tình đồng đạo, đồng chí hướng. Một tỳ kheo làm bạn với điều thiện, là người bạn giao du có triễn vọng tu tập và làm sung mãn bát chánh đạo, giải thoát cho đồng bạn cũng như cho bản thân vị ấy.

Trong nhiều năm qua, tứ chúng khắp nơi đã ân triêm công đức giáo dưỡng của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức, đó là phước báu của kiếp được làm thân người, lại được gặp chánh pháp và biết tu tập, chúng con đê đầu đảnh lễ, thành kính tri ân và ngưỡng nguyện Hồng ân Tam Bảo thùy từ chứng giám và gia hộ cho Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự chu viên, Phật quả chóng thành. Cầu mong Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư, thượng TÂM hạ CHÂU, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, kiêm Viện chủ Tổ Đình Từ Quang (Montréal, Canada) cửu trụ miên trường để tứ chúng được sự dẫn dắt chu toàn trong các khóa Nghiên Tu An Cư những năm kế tiếp. Kính chúc tứ chúng đồng tu đạt nhiều pháp lạc.[]

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
TKN Thích Nữ Chân Liễu (Mùa An Cư 2008)
 


KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC ĐIỀU THỨ NHẤT
ÂN OÁN CÕI ĐỜI
CHUỖI NGỌC TRÂN BẢO PHÁP THÍ
SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
BIỂU TƯỢNG ĐÈN HOA SEN PHẬT ĐẢN
AN CƯ KHO BÁU NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ
PHÁP TU CĂN BẢN CỦA PHẬT TỬ
NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CTLĐ TẬP 1)
NHẸ GÁNH LO ÂU
CHÚNH SANH LÀ PHẬT SẼ THÀNH