TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday, 19 May 2017

Tang Sự Sao cho Đúng Chánh Pháp!!

Tất Cả Là Do Con Người - Tang Sự Sao cho Đúng Chánh Pháp!!

Khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi sanh sang cõi khác. Những trò hề hộ niệm được vãng sanh hiện nay cũng khá phổ biến, bởi do con người không hiểu rõ chánh pháp, dễ bị gạt gẫm.

Đạo Phật dạy rằng xác thân chỉ là sự duyên hợp của vật chất, gọi là tứ đại, bao gồm: đất, nước, gió, lửa. Sau khi chết, những thứ này lại trở về với đất, nước, gió, lửa.
Con người ai ai cũng phải chết, và đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay địa ngục, đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, con người đã làm ra khi sanh tiền. Chính con người quyết định kiếp sau đầu thai chốn nào, cõi nào, lành hay dữ, tịnh độ hay ác đạo, chứ không phải do thượng đế hay thần linh nào khác - cũng không do các ban hộ niệm cầu vãng sanh tào lao hiện nay rất nhiều.

Con người quyết định đời sống kiếp này và kiếp sau bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại. Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết.

Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.

Thầy chùa nào biết luyện giọng, biết làm lễ mang màu sắc linh thiêng huyền bí, bẻ tay giậm chân, mặc y áo như kép cải lương rực rỡ xanh đỏ tím vàng, la la, hét hét, ợ ợ, ngáp ngáp, trợn trợn, chui vô màn vô mùng, đứng trên bục cao quơ quơ, rắc rắc, thì người ngu u mê càng tin tưởng và cúng tiền càng nhiều, bởi lẽ ai ai cũng có người thân đã qua đời. Mọi người đều thấy tệ nạn lừa đảo hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu, kể cả các hàng gọi là lãnh đạo cao cấp của các giáo hội trong và ngoài nước. Nhà chùa vô hình, vô tình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian, gạt gẫm, lừa đảo bá tánh u mê.

Trong lúc con người còn sống mà còn chưa hiểu biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống là người chết, nằm trong hũ tro còn nghe thấy được những gì? Nếu người chết rồi quả thật nghe kinh và được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng, thì người sống tu hành làm gì cho cực khổ. Khi còn sống, con người cứ lo tạo nhiều tiền nhiều của, bất chấp thiện ác. Khi chết, người đó dặn thân nhân, thỉnh mời hàng trăm thầy chùa, hàng trăm ông cha đến cầu siêu, cầu hồn thì khoẻ quá. Sống ngon chết tốt như vậy ai mà không ham chớ.

Đó là những tệ nạn trong chùa - không phải chính là Phật Giáo - mọi người nên cảnh giác các mánh khoé lừa đảo này. Phật giáo là những giáo lý dạy NGƯỜI SỐNG, ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ giải thoát, quay đầu hướng thiện (đáo bỉ ngạn) - chứ không dạy con người đợi đến lúc nằm trên giường bệnh mới biết niệm Phật, đợi nằm trong quan tài, trong nấm mồ, trong lò thiêu, hay nằm trong hủ tro, mới chịu nghe kinh kệ. Tất cả đã quá muộn màng. Tất cả là do con người gạt gẫm nhau thôi.

Chuyện đời cũng như chuyện đạo
luôn luôn có 2 mặt: chánh/ tà, đúng/ sai, phải/ quấy, tốt/ xấu.
Trong chốn thiền môn, chư vị Tổ sư đặt ra các hình thức
lễ nghi cúng kiến để dẫn dắt bá tánh về chùa.
Chư Tăng nhận của cúng dường từ bá tánh để tu và học,
có bổn phận giải thích cho bá tánh hiểu rằng:
Các lễ nghi cúng kiến là không thật, phi chánh pháp,
chỉ là hình thức để đem đạo vào đời,
giúp đời bớt phiền nảo khổ đau và giác ngộ giải thoát.
Được như vậy, việc làm đó là chánh pháp.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ngược lại, chư Tăng không lo tu học, bày ra thêm các
hình thức rườm rà để gạt gẫm, dẫn dắt bá tánh vào mê lộ,
lợi dụng tín tâm của số đông u mê, đem đời vào đạo
làm náo động chốn thiền môn,
lóc cóc leng cheng lùng tùng lèng xèng ồn ào ợ ợ ngáp ngáp
tạo sự linh thiêng huyền bí
mưu cầu danh lợi cho nhà chùa và cho bản thân.
Chính như vậy đó, chư Tăng đang hành tà đạo
truyền bá tà pháp, mê tín dị đoan.
Đừng hỏi tại sao bọn trọc dưới địa ngục quá nhiều.
 
Cầu An Cầu Siêu thật hay giả
Trong đời sống thực tế hàng ngày,
bá tánh phải đối diện với bệnh tật, chuyện bất trắc,
chuyện bất như ý, chuyện mất mát tài sản hay thân nhân.
Từ đó bá tánh phiền não và khổ đau.
Chư vị Tổ sư đặt ra các nghi lễ cầu an hay cầu siêu
để đáp ứng nhu cầu tâm linh của thế gian.
Qua các nghi lễ trong chốn thiền môn, chư Tăng cứu người giúp đời, đồng thời đem chánh pháp giảng giải.
Nhờ hiểu biết và thực hành chánh pháp trong đời sống thực tế hàng ngày, bá tánh bớt phiền não và khổ đau.
Bá tánh không nên đợi đến khi quả báo đến,
chạy vào chùa tụng kinh cầu an hay cầu siêu quá muộn và vô ích. Tại sao?
Ngay khi còn tại thế, đức Phật cũng không cứu được các vị đại đệ tử hay chính gia tộc của dòng họ Thích Ca
phải chịu trả quả báo thảm khốc.
Trên đời này, các vị chức sắc của tất cả các tôn giáo
khi đau bệnh cũng phải dùng thuốc men
khi gặp tai nạn cũng thương vong.
Nên nhớ: Chúa cũng chết, Phật cũng chết. 
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Thưa Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy để con người cảm nhận được hạnh phúc trên đời này, dù cuộc đời quá nổi trôi, đầy sự bất như ý.
- Con người thường có đủ 3 tâm: tham, sân và si.
Khi tâm tham nổi lên, con người cảm thấy thiếu thốn, chưa đủ, muốn thêm, dù cho nhiều người đã có tiền rừng bạc biển trong tay. Có nhiều người mãi mê chạy theo lợi và danh cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa thấy đủ.
Cho nên, con người muốn cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống cần phải biết đủ (tri túc).

Sách có câu:
          Tri túc tiện túc
          đãi túc hà thời túc.
Tạm hiểu:
          Biết đủ thời đủ
          đợi đủ khi nào đủ.
Nghĩa là: Khi nào đủ ăn, đủ mặc, không đói rách, con người thấy biết là đủ thì ngay khi đó có hạnh phúc.
Với tâm tham, đợi kiếm thêm nhiều nữa mới cho là đủ thì khó hưởng hạnh phúc vì sẽ không bao giờ cho là đủ.
Có lời khuyên: trong đời con người nên nhìn xuống sẽ cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình. Lúc đó con người sẽ phát tâm cứu người giúp đời, tạo phước báu. Nếu con người nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Tóm lại, khi tâm cảm thấy biết đủ, con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc ngay trong tầm tay.

Khi tâm sân hận nổi lên, con người cảm thấy bị xúc phạm bị khinh khi, bèn khởi tâm trả đủa trả thù, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Muốn dẹp bỏ tự ái hay giảm bớt tâm sân hận, con người cần quán chiếu đó chính là bản ngã. Bản ngã chính là nguồn gốc của phiền não khổ đau trên đời, sao có thể cảm nhận được hạnh phúc? Tóm lại, muốn cảm nhận được hạnh phúc, con người cần nên quán chiếu biết đủ và tập sống theo vô ngã (dẹp bỏ tự ái xằng). Dĩ nhiên như vậy là sống ngược không theo dòng đời thường.[]
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ ĐẠO PHẬT

Những ngày lễ - Tết, trong tấp nập người đi lễ chùa thì phổ biến nhất vẫn là khấn nguyện, cầu xin chư Phật ban ơn, tăng phúc, bớt họa v.v... Sở dĩ có hiện tượng đó là do không ít người có nhận thức lệch lạc về Đức Phật, về chức năng, nhiệm vụ của chùa chiền.

Hằn sâu trong tâm thức người Việt, Đức Phật hiện lên như một vị thần có nhiều quyền năng, thần thông quảng đại, có thể ban phúc, trừ họa cho bất kỳ người nào. Hình ảnh đó được cụ thể hóa bằng hình tượng ông Bụt trong các câu chuyện cổ tích; là hình ảnh Phật Tổ Như Lai toàn năng, tài giỏi hơn cả Ngọc hoàng trong tác phẩm văn học được rất nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích là Tây du ký. Sự hình tượng hóa Đức Phật một cách sai lệch như vậy mà không hiểu ý nghiã thâm sâu, các chùa chiền cũng không giải thích nổi cho Phật tử, vô hình trở thành động lực khuyến khích, thôi thúc người ta đến chùa với tâm cầu khẩn van xin phép lạ của đấng tiêng liêng không có thật.
  
Trước Tam bảo, người ta lạy lục cầu xin: xin cho tai qua nạn khỏi; xin cho giàu sang phú quý; xin tiền tài, xin địa vị… Họ mang theo rất nhiều lễ vật, sì sụp khấn vái, cầu xin. Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền rải khắp nơi; lò hóa vàng rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, giải hạn trong dịp đầu năm không còn là chuyện lạ. 
  
Trong tình hình đó, đáng lẽ đội ngũ Tăng Ni ở các ngôi chùa cần phải hướng dẫn, chấn chỉnh lại nhận thức sai lệch của người dân, của Phật tử. Tuy nhiên, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, mà nhiều ngôi chùa, nhiều nhà sư lại dễ dãi chấp nhận việc người dân, Phật tử đến chùa chỉ để cầu xin. Hình ảnh một số nhà sư cúng sao giải hạn, gieo quẻ âm dương, chọn ngày lành tháng tốt đã và đang làm cho đạo Phật dần dần đậm màu sắc mê tín, đạo Phật trở thành thần quyền ban phước giáng hoạ theo lời cầu xin của nhân gian. Lòng tham con người càng lúc càng tăng, còn đạo tý thì không học cũng chẳng cần hiểu.


Để trả lại thanh tịnh cho chùa chiền, giúp chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý, khuyến tu về nội tâm là trách nhiệm của hàng xuất gia và phương pháp tìm an lạc ngay trong cuộc sống, cần có một sự đổi thay căn bản sinh hoạt học tập giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.  Bởi xã hội nhận biết đạo Phật thông qua hoạt động của đội ngũ Tăng Ni Phật tử; cuộc sống thường ngày của Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo đến cộng đồng.
  
Chùa là nơi hoằng pháp. Vậy sư trụ trì và đội ngũ Tăng Ni phải là những người thầy trong lĩnh vực truyền bá giáo lý của Phật. Những tủ kinh sách Phật giáo phải được trưng bày ở nơi dễ thấy, dễ lấy. Sách về đạo Phật cần được đổi mới, được dịch và viết ra theo ngôn ngữ đương đại, dễ hiểu, dễ thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân. Vào những ngày lễ - Tết, các Tăng Ni phải thuyết giảng giáo pháp hướng dẫn tu học cho những người muốn đến chùa học hỏi Chánh pháp. Chứ đừng quá chú tâm vào những hình thức lễ lộc của nhân gian, ăn uống hao phí, lân trống văn nghệ vui chơi ồn ào náo nhiệt và quá nặng nề về những hình thức mê tín dị đoan.

Đức Phật nói: “Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Việc xem Đức Phật như một vị thần chuyên ban ơn, giáng họa; coi chùa chiền như một địa điểm cầu xin phước lộc vui chơi, đang làm cho đạo Phật trở nên xa lạ với tinh thần thanh tịnh, tu tâm dưỡng tánh do chính Đức Phật đã chứng ngộ chỉ dạy để thoát ra khỏi lục đạo luân hồi . Thiết nghĩ, chư vị Tăng Ni, Phật tử hãy cùng chung tay, góp sức trả lại giá trị đích thực cho ngôi chùa, trả lại sự tôn kính cho Đức Phật mà bao đời nay người con Phật ta hằng kính ngưỡng, vâng làm .
  
Chúng sanh lăn lộn đầu thai trong lục đạo sanh tử luân hồi do nhiều căn bịnh từ vô minh ngàn kiếp, gồm: tham ái, dục vọng, chấp thủ, đoạn kiến, thường kiến, ngã mạn. Sự chân thật của Thật Tánh là người tu theo con đường Đức Phật dạy, đạt được tâm thanh tịnh, đầy đủ trí tuệ, có thể chuyển phàm phu trở thành thánh nhân hay bồ tát. 

Đức Phật Thích Ca chứng đắc tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Mắt trí tuệ của Ngài thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy nhân quả trong nhiều đời nhiều kiếp, phá vô minh phiền não chấp ngã chấp pháp không còn sanh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi. Lục đạo là sáu cảnh giới luân hồi mà con người phải đầu thai chuyển kiếp, nếu chưa sạch hết nghiệp chướng, gồm: Thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.

Cõi Thiên: Sanh về cõi thiên, nơi cực lạc thế gian, hưởng phước báo thiện căn nhiều đời, được giàu sang, đủ ăn đủ mặc, có người hầu hạ, nhà cao cửa rộng, an lạc hạnh phúc.

Cõi Nhơn: Sanh vào cõi người, giàu có nghèo có, ưa thích làm việc phước thiện, cũng có khi tạo nghiệp bất thiện, hưởng phước báo và cũng chịu quả báo đau khổ, sanh, lão, bịnh tử.

Cõi A Tu La: Sanh vào nhà quyền quí, hưởng phước tốt của gia đình, có danh tiếng, có tiền của, tánh tình nóng nảy và kiêu mạn, thích bạo động, có trí thức đời và thông minh, không khéo dễ tạo nghiệp ác.

Cõi Địa Ngục: Sanh vào cõi đau khổ, vì nghiệp ác hại người sâu nặng, bị hành hạ tra tấn ngày đêm, sống không được chết không xong, đau khổ vô cùng.

Cõi Ngạ Quỉ: Sanh vào nơi bất tịnh, vì nghiệp bỏn sẻn, thường bị hãm hại, không chỗ dung thân, luôn đói khát, không có sức tự kiếm ăn, sống nhờ vào lòng tốt của mọi người.

Cõi Súc Sanh: Sanh vào nơi cầm thú, vì nghiệp sát quá nặng mà đọa vào cõi nầy, lúc nào cũng sợ bị giết, sống nơi ẩm thấp rừng sâu nước độc, mang lông đội sừng suốt kiếp.

Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ.
(Kinh Duy Ma Cật)


TU MÀ KHÔNG HỌC LÀ TU MÙ
TK THÍCH CHÂN TUỆ


Có người tuyên truyền rằng các sư ngoại quốc, đọc thần chú rất linh thiêng, có thể giúp mình rửa sạch nghiệp, có thể giúp trị bệnh ung thư, dù ở bất cứ thời kỳ nào, nên rước thỉnh về nhà để bát cúng dường. Lại có người quảng cáo là có thể truyền nhân điện chữa lành bệnh ung thư mà bác sĩ từ chối, nhờ hào quang của Phật. Các chuyện này có thật không, có đúng giáo lý đạo Phật không, hay chỉ là mê tín dị đoan, lường gạt?

Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non
xuống biển vào hang
nghiệp báo đã mang
vẫn theo con người
như hình với bóng
không ai có thể
tránh được thoát được.

Con người thường thích chuyện linh thiêng huyền bí, nhất là những chuyện giúp mình chạy tội, tránh quả báo xấu của nghiệp nhân xấu đã gây nên, đã tạo ra trong đời. Nếu các chuyện này có thật, các sư ngoại quốc đó có thần lực ghê gớm, đâu có phải sống kiếp lưu vong, lang thang kiếm sống kiểu phi Phật pháp như thế đó!
Phật pháp là phương thuốc mầu nhiệm chữa trị tâm bệnh, chứ không chữa trị thân bệnh

Khi có thân bệnh, con người cần đến thuốc men, tây y hoặc đông y, cần đến bệnh viện, dưỡng đường để được bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế chăm sóc. Khi có tâm bệnh, phiền não khổ đau, các bác sĩ đông hay tây y cũng phải tìm đến Phật pháp để chuyển hóa phiền não thành bồ đề, chuyển hóa khổ đau thành an lạc hạnh phúc.

Khi có tâm bịnh, con người cần hiểu đạo Phật là đạo trí tuệ (sáng suốt), không phải thần quyền, không chấp nhận tham lam , sân hận và si mê. Là con Phật thì hãy tỉnh thức, hiểu đúng sai là như thế nào?!!, Ai cũng có được trí tuệ sáng suốt nếu dẹp tham vọng và ích kỷ, siêng năng suy ngẫm, học hỏi những lời dạy của Đức Phật. Tìm học lời Chư tổ thánh hiền, các vị Thầy chân tu có học, hoặc tham vấn các vị đạo hạnh giảng rõ con đường tu chánh tín (không mê tín, không vì lợi, vì danh mà nói Pháp) thì không còn là người "Tu mù" nữa. 

Tu mà còn phiền não, sợ bịnh, sợ chết, sợ nghèo, thích bùa chú, sợ thần quyền thì sai rồi. Người tu lúc nào cũng tự chủ, không có tâm sợ gì cả, kể cả sợ chết, lúc nào cũng thấy an lạc hạnh phúc, sống trong từ bi chia sẽ thương yêu, thích sự thanh tịnh, xa lánh ồn ào thị phi, là đúng đường vậy. Khi tâm được bình yên, cuộc sống thoải mái, sức khỏe có thể tăng thêm, các bệnh đều có thể sớm chữa khỏi.

Tin vào những chai nước suối cho là có phép trì thần chú, chế lên đầu quí phật tử, trong lòng vị thầy chùa đó họ không cảm thấy xấu hổ vì cần tiền. Nếu chấp nhận rằng " Tin có còn hơn không!!" là tự gạt chính mình thì làm sao sáng suốt được. Nói ra thì khó nghe, nhưng cứ để quí vị bị gạt như vậy mãi sao. Khi hết trần duyên, con người đã trải qua sanh, già, bệnh, thì ai cũng phải chết. Không thấu hiểu luật vô thường, mong kéo dài mạng sống khi không thể, con người dễ bị những tà sư, ma giáo lường gạt, tiền mất tật mang.

Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta cố gắng tu tâm dưỡng tánh, sống hạnh phúc, chết bình an. Thế thôi!
- Thường ngày, khi nói năng, nên cẩn trọng lời nói và cách nói, tránh làm người khác tổn thương danh dự, va chạm tự ái cá nhân, không nên làm người nghe khó chịu, dễ sanh giận hờn, dễ gây oán thù.  Như vậy gọi là tu đó.
- Bình thường, người đời nói năng với cấp trên, bề trên, khá cẩn thận và lễ độ. Nhưng với người dưới quyền, người đời thường hay cao giọng, lên giọng kẻ cả, không giữ gìn lời nói, không để ý cảm giác của người nghe, cho nên ít người ưa thích cấp trên, thường tìm cách xa lánh, chỉ có kẻ dua nịnh đến gần. Nếu mình có trách nhiệm, trong đời hay trong đạo, mà giữ được sự hòa nhã, tương kính, trong lời nói và cách nói, thì tất được người chung quanh cảm mến, thân cận, ưa thích gần gũi. Như vậy gọi là tu đó. ■

Có những cái chết đến đột ngột và liên tiếp trong một gia đình, dòng tộc 
khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ và gọi đó là thảm họa “trùng tang”. 
Dân gian truyền tụng, cách duy nhất để hóa giải là phải “nhốt trùng”.
 
Xưa nay dân gian vẫn truyền tai nếu người nào đó chết đúng vào giờ trùng (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì sẽ “mang theo” hàng loạt những người thân thích trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Nhiều người khẳng định nguồn cơn của thảm họa này là do âm binh nổi loạn, tuy nhiên khi giải thích dựa trên các luận cứ khoa học, “thảm họa” này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Những cái chết bí ẩn
Nói về hiện tượng “trùng tang”, nhiều người thừa nhận đây hoàn toàn là câu chuyện có thật. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng chứng kiến nhà có nhân đinh đông đúc đến 5-6 người nhưng chỉ vài ba năm lại phải chịu cảnh tuyệt tự. Bản thân là một cán bộ công chức tại tỉnh Thái Nguyên, chưa khi nào anh Thành tin vào chuyện cúng bái, lễ lạt nhưng rồi mọi nếp nghĩ đã thay đổi sau khi anh chứng kiến những cái chết li kì ngay trong chính gia đình mình.
Ông nội anh sinh năm Mậu Thìn 1928, mất năm 2001 vì ung thư gan vào đúng giờ Tỵ, ngày Tỵ, tháng Tỵ. 2 năm sau đó, bà nội anh đột nhiên ốm nặng. Khi biết bà khó qua khỏi, gia đình vội vã lo cải táng cho ông nhưng khi chưa cắt tang xong thì sáng cùng ngày bà đã mất. Kế đó, khi chưa qua 100 ngày bà mất thì anh trai cả anh Thành không may bị điện giật qua đời ở tuổi 50. Quá lo sợ vì những người thân thích đột ngột ra đi liên tiếp, vợ chồng anh Thành đã phải đánh xe xuống tận Hà Nội xem bói theo lời giới thiệu của người quen và được thầy phán là "trùng tang", cần phải làm lễ hóa giải mới mong thoát tai ương.
Đồn đoán về nơi đệ nhất giữ vong
Theo khuyên nhủ của nhiều bậc cao niên, khi nhà có người chết trùng, phải lập tức gửi người đó lên chùa. Nếu trùng nhẹ có thể gửi lên một ngôi chùa gần nhà, hàng ngày các nhà sư sẽ đọc kinh niệm phật để vong hồn siêu thoát. Còn nếu trùng nặng, bắt buộc phải gửi vào chùa Hàm Long – được đồn đoán là trung tâm “nhốt trùng” lớn nhất cả nước.
Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Từ xưa các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn trùng rất huyền bí nhưng hiệu quả. Nơi đây hiện còn lưu giữ những bộ ván khắc in phù giải trùng tang liên táng từ hàng trăm năm.

Hàng ngày vào mỗi buổi chiều các sư ở đây phải nấu một nồi cháo thật to để cúng thí thực cho trùng và vong bị nhốt. Người dân còn kể lại bữa nào quên là y như rằng gà vịt, chó của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt không rõ nguyên nhân. Thông thường sau khi đưa di ảnh của người quá cố lên chùa gia đình sẽ được phát lá bùa đeo giữ trong suốt 3 năm. Bùa này có một mặt là chữ nho, một mặt là hình phật bà quan âm. Sau khi gửi vong, gia đình sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách kiêng kị. Theo đó bắt buộc ở nhà không được lập bàn thờ cúng người đã chết kể cả ngày giỗ, Tết. Vì có hương là có hồn, chỉ cần đọc tên người đã khuất, coi như là chìa khóa mở ngục để vong thoát ra ngoài.

Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo (thật là mê thứ thiệt). Do vậy tuyệt đối không được bàn chuyện tiễn vong lên chùa ở nhà có người khuất. Sau 3 năm, gia đình mới được thờ cúng lại bình thường. Dân gian đồn đoán mỗi năm nhà chùa tiếp nhận hàng trăm vong từ khắp mọi nơi. Có người tận Cà Mau, Bạc Liêu cũng đáp máy bay gấp rút ra gửi vong, nhốt trùng.
Theo: vietnamnet.vn



---------- Forwarded message ----------
From: Diệu Hiền
Date: 2017-05-17 14:18 GMT-04:00
Subject: Kính xin Thày khai thị.
To: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com>

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Thày,
Lâu nay nhờ sự hướng dẫn của Thày, con tiếp tục thực hành Văn Tư Tu và giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý, tuy chậm nhưng không xao lãng. Nay con xin Thày chỉ dẫn thêm cho con:
Mẹ con gần 94 tuổi, bị Alzheimer. Mặc dù con thường nhắc mẹ con niệm Phật, nhưng do bà cụ hay hôn trầm, nên không niệm thường xuyên.

1) Nếu con nguyện đọc kinh niệm Phật thay thế mẹ con, thì có được không? Con đọc kinh Thủy sám. Vì kinh dài, con đọc mỗi lần 1/2 quyển từ thượng, trung đến hạ, đọc 6 buổi xong thì trở lại đọc từ đầu quyển thượng, như vậy có được không, hay là phải đọc hết 1 quyển mỗi lần ?
2) vào lúc cận tử, nếu chỉ có con bên cạnh mẹ con, thì con phải đọc kinh gì, hay là chỉ cùng nhau nhất tâm niệm Phật là được.
3) con được biết phải có minh sư khai thị, vậy xin Thày từ bi bỏ thì giờ khai thị cho mẹ con nếu sau này mẹ con đến lúc sắp lâm chung.

Vì không có điều kiện đi chùa, nên con chỉ cố gắng tìm học & hành theo Phật pháp, xin Thày chỉ dẫn cho con.
Cầu mong Thày luôn thân tâm an lạc để tiếp tục hoằng dương chánh pháp, giúp chúng sanh trên đường thoát khổ.
Kính thư,
Con : Diệu Hiền (Brampton)
Sent from my iPhone
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

FRIDAY 2017.5.19
Kính Đạo Hữu Diệu Hiền,
VP.PHTQ.CANADA cám ơn quí Đạo Hữu và giải đáp các thắc mắc như sau:

1.     Tụng kinh, niệm Phật là công phu tu tập của cá nhân. Không ai làm giùm ai được. Con người nên tìm hiểu ý nghĩa của sự tụng kinh, niệm Phật và cố gắng tu tâm dưỡng tánh khi tâm thần còn minh mẫn. Đến khi bệnh hoạn, thân xác rã rời, tâm trí mê mệt, thì đã quá muộn màng.
2.     Đọc kinh là để tìm hiểu những điều Đức Phật dạy để thực hành tu tập, chứ không phải để dành cho người khác hoặc đọc giùm cho người bệnh. Điều này là sự hiểu lầm của rất nhiều người xuất gia và tại gia.
3.     Khi có người lâm chung, người thân bên cạnh nhất tâm niệm Phật là tốt rồi. Những hình thức lễ nghi mê tín khác gây sự bất an, ồn náo, nên tránh.
4.     Một vị minh sư khai thị cho người phát tâm tu học hiểu rõ mục đích cứu cánh của đạo Phật là: giác ngộ và giải thoát. Giác ngộ điều gì và giải thoát như thế nào? Khai thị cho một người mê mệt lúc lâm chung không phải là minh sư, đó là tà sư gạt gẫm bá tánh hành theo tà pháp, tà đạo. Nhiều người xuất gia và tại gia nhầm lẫn điều này, bởi không học hiểu chánh pháp, nên không phân biệt minh sư và tà sư, chánh pháp và tà pháp.
5.     Không đi chùa nên quí Đạo Hữu không gặp phải bọn thầy chùa, thầy cúng, thầy tụng đám ma (tang sự) và không bị bọn ma giáo này bày vẻ thêm chuyện hậu sự lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng để kiếm tiền dịch vụ.

Tóm lại, con người dù theo bất cứ tín ngưỡng hay tôn giáo nào cũng phải sáng suốt nhận định đâu là chân lý, đâu là sự thật. Không nên nghe theo bọn tà đạo, tà giáo trong các nhà thờ hay nhà chùa, nhất là khi gia đình có người thân mang bệnh, sắp lâm chung. Tang quyến thường gặp sự bất hòa, tranh cãi vì những hình thức cúng kiến mê tín dị đoan, do bọn thầy chùa ngu ngốc bày ra, gạt gẫm, hay dọa dẫm các bá tánh ngu ngốc khác. Các bọn chuyên niệm Phật cầu vãng sanh chỉ gây thêm phiền toái cho những gia đình u mê, ngu xuẩn. Các bọn tà giáo ma tăng chuyên tổ chức Lễ Trai Đàn Bạt Độ trong các chùa chỉ gạt gẫm tiền bạc của bá tánh không hiểu rõ kinh sách. Kinh sách đạo Phật không có chủ trương các loại tà pháp này.

Kính mong quí Đạo Hữu thật sự học và hành theo đúng chánh pháp để thoát vòng mê muội và thoát ly khổ nạn.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

bá tánh u mê bị gạt gẫm trong lễ trai đàn bạt độ tại chùa Pháp Vân (Mississauga, Canada)

 
thích nguyên trí thầy tụng đám tang Bà Đặng Tuyết Mai (Cali, USA)

 
thích lệ trang thầy tụng đám tang Nghệ sĩ Út Bạch Lan (Saigon, Viet Nam)



Hũ tro cốt là con tin trong các chùa:

Câu hỏi: 
Hiện nay, một số người giàu, có nhiều tiền, muốn báo hiếu cho thân nhân của mình, nên đến các chùa có diện tích đất rộng, bỏ tiền ra mua một miếng đất để xây một cái mồ, rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó, hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ rất hoan hỷ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh, được theo Phật”.
Kính thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng, với thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Câu trả lời:
Đó chỉ là tín ngưỡng trong dân gian, cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Khi còn sống con người theo tổn hữu ác đảng, tạo bao ác nghiệp. Lúc chết thì linh hồn người đó chịu theo Phật hay sao? Nếu con người thực sự muốn báo hiếu, trước hết nên tự mình tu tâm dưỡng tánh, sau đó nên lo lắng, chăm sóc, hướng dẫn việc tu hành cho cha mẹ, khi còn hiện diện trên trần gian này. Khi cha mẹ qua đời thì nên đem tài sản của cha mẹ bố thí, cứu người giúp đời và hồi hướng công đức và phước đức cho cha mẹ.

Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết. 

Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.

Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào gia đình của những người, có gửi hài cốt, hoặc chôn cất người thân trong đất chùa. Họ kêu gọi những người nầy đóng góp làm từ thiện, hoặc xây cất chùa, hay bất cứ việc gì trong chùa cần. Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy, mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê tín.  Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả. 



Hỏi Đáp Về Tang Chế
Kính Thầy,
Kính xin Thầy hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng con. Khi có tang không có Tăng Ni, người nhà có được phép tụng kinh hay không? Nếu được phép tụng thì bận áo tràng hay đồ tang?

Có người nói là không được phép ngồi trước ban Phật. Nhiều nơi cũng như Thầy biết, vì tiền tụng có khi hơi hơi mắc, nên có những ban hộ niệm đi tụng được mời, bao luôn từ tụng thất cho đến chôn cất, nhưng không thù lao hay tiền xăng cộ.

Có khi tang chủ không biết nấu đồ chay, ban hộ niệm bao luôn, nhưng không tính tiền. Như vậy có đúng hay không? Vì cả một tấm lòng thành chúng con đến với người ta, chúng con xem như là người thân của mình trong tiền kiếp, chứ không phải lại để cho họ mang ơn, hay khen ngợi.
Con xin được Thầy chỉ dẫn
A Di Đà Phật
Pd Trí Việt



VP.PHTQ.CANADA xin giải đáp ngắn gọn các thắc mắc của quí ĐH như sau:

1. Khi gia đình có tang, chính các thân nhân tang quyến chân thành tụng kinh cầu nguyện là tốt nhất. Mặc áo tràng màu lam, nâu hay mặc đồ tang cũng đều được cả. Tất cả hình thức bên ngoài không quan trọng. Điểm quan trọng là tâm chân thành hướng về mười phương chư Phật cầu xin gia hộ cho người thân vừa quá vãng và hồi hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh (mở rộng tâm từ vô biên thì phước báo vô lượng).

2. Không cần mời thỉnh các ông bà thầy cúng đám, tụng đám - dù tại gia hay xuất gia - với giá cả cắt cổ. Các vị này thường hay bày vẻ đủ điều tà pháp, làm ra vẻ linh thiêng huyền bí để làm tiền, làm phiền tang gia. Họ tụng mướn kiểu đó, ê a ngân nga lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng như phường hát dạo, chẳng có tâm thành vị tha, chẳng vị chánh pháp, chỉ vì hầu bao, tranh giành cơm gạo, cho nên chẳng có công đức gì, chẳng ích lợi chi!

3. Đối với các Ban Hộ Niệm: nếu quí vị đến giúp tang gia với tấm lòng chân thành, vị tha - bất vị danh lợi thì quá tốt, đáng tán thán. Tuy nhiên, việc làm của quí Ban Hộ Niệm không thể so sánh với pháp sự của chư vị Tôn đức chân tu thực học.

Hơn nữa, Ban Hộ Niệm không nên phán quyết người này được vãng sanh, hay không, bởi phán quyết đó là tà pháp. Không nên cùng nhau vỗ tay reo hò vui mừng ngay trên thân xác, chúc tụng rằng người quá cố đã vãng sanh, trông man rợ quá.

Có một nhà sư quái đản lập dị bên Đức thường hay tuyên bố: «chia vui đám tang, chia buồn đám cưới». May quá, hòa thượng này chỉ có một. Việc tang chế cần nên tiết giảm tối đa các hình thức nghi lễ rườm rà, tốn kém, chỉ có tác dụng phô trương thân thế, phô trương sự hiếu để giả dối.

Việc cần làm thực sự là chí tâm cầu nguyện cho người quá cố được vãng sanh về cõi tịnh độ, cõi thiện lành, qua các thời tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng công đức, bố thí cúng dường, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời.

Giáo Lý Đạo Phật là phương tiện độ sanh, độ thân nhân của người quá cố được giác ngộ, hiểu rõ luật nhân quả, lý vô thường qua các nghi thức tang lễ.

Các thân nhân tang quyến và bằng hữu nên giác ngộ chân lý này và phát tâm tìm hiểu chánh pháp, để chuyển hóa đời sống tâm linh, để đạt an lạc hạnh phúc và giải thoát phiền não khổ não ngay trong cuộc sống và giải thoát sanh tử luân hồi. Đây mới chính là cứu cánh của các hình thức nghi lễ trong đạo Phật đúng theo chánh pháp.

Tóm lại, việc tang lễ trong Phật giáo nhằm mục đích chính là an ủi thân nhân và giảng giải chánh pháp.

Nên giác ngộ sự thật là: nhà sư còn chưa biết khi chết có siêu (vãng sanh) hay không, làm sao cầu siêu cho người khác được, huống là chư Phật tử tại gia như Ban Hộ Niệm.

Nhà sư chân tu thực học cần hướng dẫn cho quần chúng Phật tử giảm thiểu những lễ nghi ma chay tốn kém để "chuyên tâm nguyện cầu".

Nên nhớ: ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Đó là chân lý.

Mọi người nên an tâm và không còn bận tâm, không phiền não khổ đau qua các tang sự, qua việc quá coi trọng cái thân xác tứ đại, cái nắm tro tàn hay nấm mộ, mà quên đi phần chính là tâm linh của người quá cố cũng như của những người còn sống trên thế gian.[]

BBT.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Phước Huệ Song Tu

Trên đời, người có phước được tai qua nạn khỏi,
được gặp may mắn,
được gặp bạn hiền thầy tốt.

- Muốn tu nhân tích phước phải làm sao?
- Phải hành Lục độ ba la mật

Lục độ ba la mật gồm có:
- Bố thí là dùng vật chất, chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.
- Trì giới là giữ giới thanh tịnh trong mọi ý nghĩ lời nói và hành động .
- Nhẫn nhục là kham nhẫn và cam chịu dù bị khinh khi hoặc gặp khó khăn.
- Tinh tấn là cố gắng vượt mọi thử thách, giữ tâm chí vững bền.
- Thiền định là tâm an nhiên tự tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.
- Trí tuệ là nhận thức sáng suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.[]



Trong đời sống này, chúng ta thường nghe, nói đến chữ "TU".  Chẳng hạn như là: tu bổ tu sửa, tu chính tu chỉnh, tu tỉnh tu thân, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh.  Những từ ngữ đó, có nghĩa chung là: sửa chữa sửa đổi, rèn luyện trau giồi, cho được mới hơn, cho tốt đẹp hơn, cho đúng đắn hơn, cho chính xác hơn, cả hai phương diện, vật chất tinh thần. 
Còn như nói về, phương diện tín ngưỡng, từ ngữ đi tu, thường có nghĩa là: rời bỏ đời sống, tại nơi thế gian, sống đời tu sĩ, trong các tự viện, hay là tu viện, thanh tịnh trang nghiêm, hoặc đến những nơi, núi rừng vắng vẻ. 
Phạm vi bài này, chỉ đề cập đến, công phu tu tập, có thể áp dụng, giáo lý đạo Phật, cho người tại gia, để tạo an lạc, hạnh phúc hiện tiền, ngay trên đời này.  Ở trong đạo Phật, chúng ta thường bàn, đến các vấn đề: "tu phước tu tuệ". 
Tu phước là gì?  Tu tuệ là gì?  Giá trị tu phước, giá trị tu tuệ, khác như thế nào?  Làm sao có thể, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày, của người tại gia, phát tâm tu tập, tu tâm dưỡng tánh? 
* * * 
Trước hết là việc, chúng ta cần biết, đạo Phật xưa nay, có những nghi lễ, hình thức cúng kiến, của một tôn giáo, dành cho đại chúng, đa số tín đồ, những người chưa thấu, giáo lý thâm sâu, của Đức Thế Tôn. 
Chẳng hạn như là: cúng kiến lễ lạy, chuông trống khánh mõ, cầu an cầu siêu, cầu phước lộc thọ, cầu nguyện hòa bình, cầu cho chúng sanh, vạn dân bá tánh, an lạc hạnh phúc.  Những hình thức này, rất là cần thiết, có thể giúp cho, những người sơ cơ, tin theo đạo Phật, bởi do ông bà, cha mẹ tin Phật, thỉnh thoảng đến chùa, vào các dịp lễ, lớn nhỏ hằng năm, hái lộc đầu xuân, dịp tết nguyên đán, hoặc vào các dịp, quan hôn tang tế, nhưng không hiểu gì, giáo lý đạo Phật. 
Hoặc gặp những lúc, phong ba bão tố, dồn dập trong đời, tâm thần điên đảo, đời sống chao động, con người cần có, cảnh chùa thanh tịnh, để được tĩnh tâm, cần có buổi lễ, cầu an cầu phước, để tạm an tâm, cần có những người, thiện hữu tri thức, hết lòng an ủi, giảng giải nghĩa lý, đem lại chánh kiến, giúp đỡ người đó, thoát khỏi những cảnh, khổ đau như vậy.
Từ các dịp đó, con người đến chùa, sinh hoạt thường xuyên, và hiểu được rằng: bởi vì kém phước, thiếu phước ít phước, hết phước không phước, thường gọi "vô phước", cho nên cuộc đời, chịu nhiều thăng trầm, cuộc sống gặp nhiều, khó khăn bất trắc, khốn khổ đau thương, hoạn nạn điêu đứng, người thương không có, kẻ ghét thì đông.  Do đó con người, phát tâm "tu phước", tạo thêm phước báu, để cho cuộc đời, vơi bớt phiền não, giảm thiểu khổ đau. 
Phước báu là do, chính chúng ta tạo, chứ không phải do, thượng đế ban cho, hay do cầu nguyện. Người nào tích phước, từ trước đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ.  
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy, thí dụ như sau: Nếu người phải bị, nuốt một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào.  Nhưng nếu đem bỏ, nắm muối đó vào, một tô nước nhỏ, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa.  Nếu bỏ nắm muối, vào hồ nước lớn, rồi mới uống vào, thì chuyện sẽ không, thành vấn đề nữa. 
Nắm muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi.  Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, có thể giúp đỡ, con người vượt qua, khổ đau mà thôi. 
Đó mới thực là: chí công vô tư. 
Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu. 
Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu.  Tại sao như vậy?  Bởi vì thực ra, chính vị giáo chủ, giáo phẩm chức sắc, giáo quyền cao cấp, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, ngay trong kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn, ám sát giết hại, một cách thê thảm, không ai thay được! 
Trong khi xảy ra, tai nạn xe hơi, xe lửa tàu thủy, hay là phi cơ, có người nằm mơ, cầu nguyện đức Mẹ, hằng đi cứu giúp, có người cầu nguyện, đức Quán Thế Âm, cứu khổ cứu nạn.  Nếu như hai người, cùng thoát tai nạn, thực sự vị nào, đã cứu giúp họ?  Còn nếu hai người, cùng bị thảm tử, thì cả hai vị, đều bỏ rơi họ?  Có phải vậy chăng? 
 Thực ra không phải!  Không có vị nào, cứu họ giúp họ, theo lời cầu nguyện. Chỉ có phước báo, của chính cá nhân, đã cứu chính họ! 
Người có phước báo, nhiều hơn một chút, thì được thoát nạn, một cách an ổn.  Người có phước báo, ít hơn một chút, thì được thoát nạn, một chút xây xát.  Những người vô phước, không còn phước báo, thường gọi tới số, thì đã mạng vong.
 Chí công vô tư, là luật nhân quả. 
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
 Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo.  
Nếu như chúng ta, phát tâm tu phước, tạo thêm phước báu, chúng ta thường làm, tất cả việc thiện, cứu người giúp đời, thường được gọi là: những việc "phước thiện".  Chẳng hạn như là: bố thí cúng dường, hùn phước cất chùa, tạo tượng đúc chuông, ấn tống kinh sách, đi chùa lễ Phật, vào chùa công quả, tham gia hoạt động, từ thiện xã hội, cứu trợ nạn nhân, thiên tai bão lụt, giúp đỡ người nghèo, bần cùng khốn khổ.
 
Tuy nhiên cũng có, những người tu phước, thường hay mong cầu, phước báu trở lại, với bản thân mình, với gia đình mình, qua các dạng như: thới hên may mắn, tai qua nạn khỏi, giàu sang hạnh phúc, ăn nên làm ra, cửa nhà êm ấm, con cái thành tài, buôn may bán đắt.  Như vậy nghĩa là: mặc dù tu phước, người rất hiền lương, ăn hiền ở lành, việc ác không làm, chỉ làm việc thiện, nhưng mà tâm niệm, của người tu phước, chưa được quảng đại, còn hay vị kỷ, hơn là vị tha, chưa được thanh tịnh. 
Do đó cho nên, phước báu có được, rất là hạn chế, theo như tâm lượng, hạn hẹp của mình.  Khi không như ý, những người tu phước, thường hay nổi giận, bực bội bất an, tâm trạng hoang mang, làm cho nhiều người, mất dần tín tâm, bỏ theo ngoại đạo. 
* * *
Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
"Nhược Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí.  Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí.  Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng.  Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng" . 
Nghĩa là: nếu như chúng ta, không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố thí, thì phước đức không thể nghĩ, không thể lường được.  
Nếu người tu phước, làm việc phước thiện, mà không vụ lợi, không tâm phân biệt, kỳ thị thân sơ, xuất xứ sang hèn, nam nữ sắc tộc, không mong cầu lộc, hay được báo đáp, không hề trông chờ, đền ơn đáp nghĩa, không hề thấy mình, là người làm phước, không thấy người khác, thọ nhận ơn phước, nếu làm như vậy, tạo được phước báu, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. 
Tại sao như vậy?  Bởi vì tâm lượng, của người tu phước, ngay lúc bấy giờ, trở nên quảng đại, vô cùng vô tận, cho nên phước báu, trở nên to lớn, vô lượng vô biên, tương ứng rõ ràng.  Trong lúc thực hiện, hành động tạo phước, lời nói tạo phước, ý nghĩ tạo phước, không hề nghĩ rằng: mình đang làm phước.  
Giúp đỡ người khác, chỉ vì tình thương, từ bi bác ái, lòng tốt tự nhiên, tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó chính thực là: hành động tạo phước, cao thượng hạng nhứt, đem lại "phước báu", vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. 
Chúng ta nên biết: chúng ta có phước, nếu như chúng ta, đầy đủ sức khỏe, lục căn hoàn bị, tay chân lành lặn, đi đứng tự nhiên, mắt mũi tinh tường, trí óc minh mẫn, sống trong hạnh phúc, gia đạo bình an, trên thuận dưới hòa, thuận vợ thuận chồng, con cháu ngoan ngoãn, hiền lành dễ dạy, cuộc sống bình yên, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, tai qua nạn khỏi, mọi việc suôn sẻ, mọi sự hanh thông, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt. 
Phước báu hơn nữa, nếu như chúng ta, gặp được chánh pháp, ngộ được chánh đạo, giác ngộ giải thoát, không còn trầm luân, sanh tử luân hồi. 
Người trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chẳng cầu báo ân, chẳng cầu lợi mình, chẳng vì giúp đỡ, cho kẻ bỏn sẻn, chẳng vì quả báo, sanh cõi nhơn thiên, giàu sang sung sướng, hưởng thụ dục lạc, chẳng vì danh tiếng, đồn đãi khắp nơi, chẳng vì có của, dư dùng không xài, chẳng vì bắt chước, làm theo người khác. 
Người trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chỉ vì từ tâm, giúp người cần đến, khiến người an vui, qua cơn khốn khó, bớt cơn phiền não, khiến cho người khác, sanh tâm bố thí, nhứt tâm hồi hướng, công đức phước đức, cho khắp muôn loài, pháp giới chúng sanh.  Làm được như vậy, trí tuệ khai mở, tâm niệm hòa bình, chúng sanh an lạc, mọi người hạnh phúc. 
Người thích bố thí, chẳng thích tu tuệ, sanh ra giàu có, nhưng tâm trí kém.  Người thích tu tuệ, chẳng thích bố thí, sanh ra thông thái, nhưng nghèo xác xơ.  Tuy nhiên rõ ràng, trong khi tu phước, nếu chúng ta làm, với tâm chính trực, bất tùy phân biệt, kết quả đồng thời, cũng có nghĩa là: chúng ta tu tuệ. 
Chẳng hạn như là: chúng ta thực hành, hạnh nguyện bố thí, với tâm đại từ, tâm bất vụ lợi, chúng ta được phước, đồng thời kết quả, tâm tham bỏn sẻn, dần dần giảm bớt, thiểu dục tri túc, biết đủ bớt tham, không còn phạm giới, không còn tạo nghiệp, tâm trí ổn định, dần dần thanh tịnh, trí tuệ phát sanh.  
Như vậy nghĩa là: thực tâm tu tập, tu phước tu tuệ, đồng thời kết quả. Nếu như chúng ta, tu tập tinh tấn, sẽ nhận thấy rằng: trong phước có tuệ, trong tuệ có phước.  Phước báu giúp ta, bớt gặp chướng ngại, trên đường tu tập.  Trí tuệ giúp ta, tu tiến nhanh thêm, chóng đến bến bờ, giác ngộ giải thoát, lai đáo bỉ ngạn. 
Tu tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, ngay trong cuộc sống, luôn luôn nhớ nghĩ, sửa đổi tâm tánh, của chính bản thân, ngày một an hơn, ngày một vui hơn, cho đến một ngày, giác ngộ giải thoát. 
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi.
Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.  
Trí tuệ bát nhã, giúp đỡ chúng ta, thoát khỏi phiền não, giảm thiểu khổ đau, không ngoài giáo pháp, của Đức Thế Tôn.  Do đó chúng ta, phát tâm tu tập, nên học giáo lý, mở mang trí tuệ, mới tỏ chánh đạo, mới có chánh kiến, mới đặng chánh tín, tâm được thanh tịnh, tránh được tà đạo, tránh cảnh tu mù, lọt hầm sụp hố, từ bỏ tâm ma, đạt được giác ngộ, thấu rõ chân lý, giải thoát khổ đau, sống trong cảnh giới, niết bàn hiện tại, ngay trong cuộc sống, hằng ngày của mình.  Đó mới chính là: tu tuệ thực sự. 
* * 
Ở trong cuộc sống, thế gian hằng ngày, có nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có nhiều phương pháp, để cho con người, làm phước tạo phước, kiếm phước tích phước. Dù đó là phước: hữu lậu vô lậu, đều có công năng, giúp cho con người, có được cuộc sống, bình yên an ổn, ít đau khổ hơn, bớt đi phiền não, để tiến tới chỗ, giải thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi. 
Phước báu hữu lậu, do những việc làm, tạo sự an vui, thoải mái yên bình, ích lợi cho người, gặp lúc khó khăn, về mặt vật chất, hay về tinh thần.  Phước báu hữu lậu, còn có công năng, đem lại may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ, hễ chịu làm phước, oan trái bớt đi, nghiệp báo giảm thiểu.  Người nào làm phước, với lòng ước mong, hưởng phước về sau, đó được gọi là: phước báu hữu lậu, vẫn còn trong vòng, sanh tử luân hồi. 
Phước báu vô lậu, do những việc làm, lời nói ý nghĩ, ích lợi cho người, nhưng đồng thời cũng, giúp chuyển hóa được, con người chính mình, thí dụ như là: bố thí cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, nghiên tầm kinh điển, tu tâm dưỡng tánh.  Người nào làm phước, với bốn tâm lớn: từ bi hỷ xả, tứ vô lượng tâm, lòng không cầu mong, hưởng phước về sau, chỉ chuyên cố gắng, tu tập tinh tấn, tiến dần đến chỗ: giác ngộ giải thoát, là phước vô lậu, vượt thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.  
Phước báu hữu lậu, như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp, con người giàu sang, sung sướng tấm thân, bình yên may mắn.  Hưởng phước báo này, có ngày cũng cạn, cũng dứt cũng hết.  Khi đó là lúc, con người sẽ phải, đền trả nghiệp báo, đã tạo trước kia, trong lúc giàu sang, quyền uy thế lực, tạo nhiều nghiệp ác, quên mất việc thiện, tu nhơn tích đức. 
Chúng ta từng thấy, các vị quyền uy, ông vua bà chúa, hoàng hậu thái phi, hoàng tử công nương, tổng thống thủ tướng, bộ trưởng toàn quyền, các nhà giàu có, trưởng giả cao sang, danh vang tột đỉnh, thế lực quyền quí, lãnh tụ chính trị, lãnh tụ tôn giáo, khi hưởng hết phần, phước báo hữu lậu, họ phải chịu nhiều, tai nạn khổ ách, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, thậm chí có thể, mất mạng thê thảm, không ai thay được, ở nơi hoàng cung, hay trên xa lộ, hoặc dưới biển sâu, hay trên núi tuyết! 
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Con người khi nào, đang hưởng phước báo, cũng như mũi tên, bắn lên không trung.  Mũi tên bay lên, rất nhanh rất mạnh, cũng như con người, gặp được mọi sự, may mắn tốt đẹp. 
 Đến khi phước hết, con người bắt đầu, đền trả nghiệp báo, ví cũng như là, mũi tên hết trớn, thì rơi xuống đất, cũng nhanh như vậy". 
Đó chính là nghĩa: phước báu hữu lậu.
Bởi vậy cho nên, ở trong kinh sách, Đức Phật có dạy: chúng ta làm phước, đừng có mong cầu, hưởng phước về sau, mà nên phát nguyện: đời đời kiếp kiếp, đầy đủ phước duyên, gặp được chánh pháp, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt, giúp đỡ trợ duyên, tu tâm dưỡng tánh, cho đến cái ngày: giác ngộ giải thoát. 
Đó chính là nghĩa: phước báu vô lậu. 
* * * 
Tóm lại nên biết, trong khi tu phước, đồng thời tu tuệ, mỗi ngày một tiến, nhứt định không lùi, con người cảm nhận, an lạc hạnh phúc, ở trong tầm tay, ngay trong hiện đời, đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt hằng ngày, không tìm đâu xa, không đợi kiếp sau, vãng sanh cực lạc, hoặc lên thiên đàng. 
Tu tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, vào trong cuộc sống, hằng ngày của mình, giữ thân khẩu ý, luôn luôn thanh tịnh.  Ngay trong cuộc sống, nếu như chúng ta, sinh hoạt bình thường, đi đứng nằm ngồi, tất cả hành động, lời nói ý nghĩ, đều thể hiện được, tứ vô lượng tâm: từ bi hỷ xả, tâm không phiền não, an nhiên tự tại, an vui tu tập, sống trong chánh niệm: niệm Phật niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm, tức là chúng ta, đạt được phước báu, trí tuệ viên mãn.