TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 18 November 2018

PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA


2018.11.26.jpg
https://phtq-canada.blogspot.com/2018/11/blog-post.html

From: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com>
Date: Mon, Nov 26, 2018 at 8:55 PM
Subject: Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú
To: VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>, TK.Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com>, <testing2k@yahoogroups.com>

Lời Dặn Dò Cuối Cùng Của Đức Phật
Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc)
Biên soạn dựa theo một bài viết của Thiền sư và Giáo sư Triết học người Pháp
Gérard Pilet, đăng trong nội san của Hội Thiền học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale), trụ sở tại Paris, và tài liệu của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion of Bouddhism), trụ sở tại Tokyo.

 

Xin hãy lắng lòng nghe,

chiêm nghiệm, và thực hành

những lời dặn dò cuối cùng của Đức Phật

để thân tâm an lạc thật sự.


Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình.
Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-nan-đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng:

"Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích".

Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc-đông-bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Đạo Pháp. Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực của họ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như thế này:

"Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.

Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán.  Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.

Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.

Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác Ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vã. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vã hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của Giác Ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên Đường Ngay Thật.


Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối dây ràng buộc của thèm khát thế tục và dứt bỏ những mối dây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng.
Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác Ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí Tuệ của Giác Ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.

Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề giấu giếm điều gì trong những lời giáo huấn.
Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.
Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết Bàn.
Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con".

Người chép lại những lời này của Phật xin chắp tay mong rằng:
- Vì Phật, chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.
- Vì tất cả chúng sinh, vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.
- Để gửi đến từng đơn vị nhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lần nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dò trên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ chính tâm thức ta, để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta,
kể cả những sinh linh nhỏ nhoi nhất của sự sống. Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từ Bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của của chính ta,
thì biết đâu lúc ấy ta cũng sẽ là một vị Phật.

Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc)
(Biên soạn dựa theo một bài viết của Thiền sư và Giáo sư Triết học người Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của Hội Thiền học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale), trụ sở tại Paris, và tài liệu của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion of Bouddhism), trụ sở tại Tokyo).


Tu theo Phật không cần phải cố chấp thờ lạy Phật hình tướng một cách mê tín, tu mù, với vọng tâm mong cầu điều nọ điều kia cho riêng mình, gia đình mình, đoàn thể mình, giáo hội mình, dân tộc mình, tôn giáo mình,

Saturday, November 24, 2018

Thái độ sai lầm của Phật Tử Việt Nam hiện nay


Mọi người đều có khả năng
sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh

Tk. Thích-Chân-Tuệ

Ðiều trước tiên chúng ta cần hiểu rõ là: do nghiệp lực dẫn dắt, chúng sinh phải chịu sự sinh tử luân hồi, nhiều đời kiếp trong lục đạo (lục đạo là 6 cõi: thiên, nhân, atula, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh).

Nghiệp lực là sức mạnh do nghiệp dẫn đi, tức là thói quen tạo nên trong cuộc sống hằng ngày, rất khó dừng lại, rất khó cưỡng lại, do nơi thân - con người tạo nghiệp, do nơi khẩu - con người tạo nghiệp, và nhất là do nơi ý - con người tạo nghiệp; gọi chung là tam nghiệp thân khẩu ý.
Ðây là điều căn bản khác biệt giữa đạo Phật với các tôn giáo hay tín ngưỡng khác.

Các tôn giáo hay tín ngưỡng khác thường tôn thờ một vị thượng đế hay thần linh tưởng tượng nào đó, họ cho là đấng toàn năng, có khả năng sáng tạo hay hủy diệt vũ trụ và muôn loài (người, vật, cỏ cây); và là đấng toàn quyền, có khả năng ban phúc cho người tuân phục thờ phượng và giáng họa cho những ai không công nhận vị thượng đế không tưởng đó.

Các tôn giáo hay tín ngưỡng khác thường cho rằng: con người chỉ có đời này thôi, cuối đời không còn gì cả (gọi là chấp đoạn); con người cuối đời này hoặc lên nước thiên đàng gặp thượng đế vĩnh viễn, hoặc đọa hỏa ngục đời đời, vì bất khâm tuân thượng đế (gọi là chấp thường).

Trái lại, đạo Phật không chấp hai bên (gọi là nhị biên) như thế. Cốt tủy của đạo Phật là chỉ cho con người thấy rằng: mọi người đều có khả năng sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, để giác ngộ trở thành một vị chánh đẳng chánh giác; còn gọi là đắc đạo, thành đạo, hay thành Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm, có câu: Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh, chính là nghĩa đó vậy.

Cái khả năng sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, để giác ngộ đó, tạm gọi là Chân tâm, hay Phật tánh. Cái khả năng này người nào cũng có, không dành riêng cho bất cứ ai, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, màu da, xuất xứ, quốc gia, già trẻ lớn bé, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân. Nghĩa là không biệt gì cả, gọi là bất tùy phân biệt.

Làm sao nhận ra rằng mình có cái khả năng đó, chính là các pháp môn tu tập. Mục đích chính của các pháp môn là giúp con người, bất tùy phân biệt, trở lại với bản tâm bản tánh thanh tịnh đó. Mặt trời luôn sáng tỏ, chỉ vì bị mây đen che khuất tạm thời thôi. Cũng vậy, bản tâm bản tánh con người luôn sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, chỉ vì bị tham lam, sân hận và si mê che khuất tạm thời thôi. Các pháp môn giúp con người từ từ dẹp tan mây đen (tham, sân, si), dần dần bản tâm bản tánh con người trở về nguyên trạng. Khi đó, con người vẫn sống như bao nhiêu con người khác trên thế gian này, hình tướng bề ngoài không khác, nhưng nội tâm trở về sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh (gọi là tam bảo).

Khi thái tử Tất đạt đa thành đạo, trở thành một vị Phật, tâm của ngài hoàn toàn thanh tịnh khác hẳn trước đây, nhưng hình tướng bề ngoài vẫn chỉ là một vị tu hành, gọi là sa môn Cồ đàm.

Chỉ có những người chân thật, những vị giác ngộ mới nhận ra được một vị Phật đang sống trên thế gian này như mọi người, hình tướng không khác mọi người. Như vậy nghĩa là: một vị Phật không phải là thần linh, thượng đế không tưởng.


Bát nhã tâm kinh tuy là bản kinh ngắn gọn, nhưng bản kinh này chỉ rõ đầy đủ thế nào và làm sao nhận ra rằng mình có cái khả năng đó. Muốn nhận ra cái khả năng vô hình tướng đó, con người cần phải thấy rõ thân xác (hình tướng) của con người là không thật - không tồn tại mãi mãi. Con người khi sinh ra đời là có hình tướng, đẹp xấu khác nhau, tùy theo nghiệp báo mỗi người khác nhau. Con người trải qua sinh lão bệnh tử, là hình tướng kia bị hủy diệt.

Thêm nữa, muốn nhận ra cái khả năng vô hình tướng đó, con người cần phải thấy rõ tâm thức (vô hình tướng, có khi gọi là tâm linh, tâm tư, tâm trạng) của con người là không thật - không tồn tại mãi mãi. Tâm thức của con người thay đổi liên miên, nay thương mai ghét, nay thân mai thù, nay tốt mai xấu, nay hiền mai dữ, nay bồ tát mai dạ xoa, nay bảo vệ chánh pháp mai phá hoại chánh pháp, nay huynh đệ mai đối nghịch, nay tán dương mai cơ bài, nay ngồi cùng bàn mai cưa cẳng ghế. Tâm thức lăng xăng lộn xộn như vậy gọi là vọng tâm (Kinh Lăng Nghiêm).

Lắng hết mọi vọng tâm nhờ các pháp môn tu tập, chân tâm sáng suốt thanh tịnh hiển bày, hiển lộ. Khi mọi cơn sóng to gió lớn trên biển (ví như vọng tâm) lặng hết, mặt biển bao la thanh tịnh hiện ra trước mắt (gọi là chân tâm hiển lộ). Khi mọi cặn cáu trong ly nước đục lắng hết, nước trong hiện ra rõ ràng. Mặt biển sóng gió cuồng nộ đen tối và mặt biển phẳng lặng thanh bình sáng sủa, tuy khác trạng thái nhưng không phải là hai (pháp môn bất nhị). Nước trong sạch dùng trong sinh hoạt có nguồn gốc từ nơi sông hồ không trong sạch, sau khi thanh lọc trở thành nước trong sạch.

Cũng vậy, một con người dù có quá khứ không tốt, không sạch (do vô minh, nên tạo nghiệp), nếu biết tu tâm dưỡng tánh, quyết tránh các điều xấu ác, quyết làm các việc thiện lành, quyết giữ tâm ý thanh tịnh, người đó chuyển hóa thành vị Phật. Cho nên, đạo Phật chủ trương chuyển hóa tam nghiệp bất thiện thành tam nghiệp thanh tịnh, chuyển hóa phàm nhân thành thánh nhân, chứ đạo Phật không chủ trương tiêu diệt tất cả người xấu ác, như các tôn giáo hay tín ngưỡng khác. Một vị Phật tùng địa dũng xuất, nghĩa là từ nơi tâm địa chuyển hóa từ xấu thành tốt mà thành Phật. Câu nói: đồ tể buông dao cũng thành Phật, chính là nghĩa như vậy.

Do đó, bông sen từ bùn nhơ ngoi lên, cố vượt qua thế giới đen tối, vươn lên trong không gian tỏa hương thơm ngát, là hình ảnh tượng trưng cho sự tu tập, cố gắng vượt bực để chuyển hóa từ phàm phu thành một vị giác ngộ hoàn toàn, gọi là toàn giác.

Cái khả năng vô hình tướng đó không phải là cái thân xác này, cho nên không có mắt, tai, mũi, lưỡi, (gọi là: vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt). Cái thân xác có lục căn (nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý) và cảnh trần bên ngoài trên đời có lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Cho nên, khi lục căn (nơi con người) tiếp xúc với lục trần (6 cảnh trong trần đời), con người sanh ra lục thức (gọi chung là tâm thức, gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).

Ví dụ: mắt (nhãn căn) của con người nhìn thấy lượng vàng (sắc trần), sanh tâm tham, muốn chiếm đoạt (gọi là nhãn thức). Ví dụ: tai (nhĩ căn) của con người nghe thấy tiếng (thanh trần), sanh tâm khen chê hay dở (gọi là nhĩ thức). Tương tự như thế, các căn khác như: mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với các trần cảnh như: hương, vị, xúc, pháp, bèn sanh vọng tâm thương ghét, khen chê, thị phi, phải quấy. Chính đây gọi là nghiệp lực, là động cơ, là nguyên nhân chính của sự sinh tử luân hồi.

Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:
"Tâm cảnh không dính nhau là giải thoát".
Nghĩa là: Chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn hiểu, vẫn biết tất cả các cảnh trên trần đời, trong kinh điển gọi là: kiến văn giác tri, nếu tâm không dính mắc, thì không phiền não. Không phiền não tức là giải thoát. Thật là hết sức đơn giản! Lý lẽ tuy cao siêu vi diệu, nhưng hết sức thực tế. Bất cứ ai cũng có thể làm được, không cần phải thờ lạy, cúng kiến, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, ngôn ngữ, nghề nghiệp, xuất xứ, học thức, nam nữ, già trẻ, bé lớn, giàu nghèo, sang hèn, tại gia hay xuất gia. Tâm không phan duyên chạy theo cảnh trần là: giải thoát!

Tu theo Phật
không cần phải cố chấp thờ lạy Phật hình tướng một cách mê tín, tu mù, với vọng tâm mong cầu điều nọ điều kia cho riêng mình, gia đình mình, đoàn thể mình, giáo hội mình, dân tộc mình, tôn giáo mình,

không cần chọn chùa to tượng lớn, không cần theo giáo hội giáo phái nào,
không cần phải là giáo phẩm cao thấp,
không cần phải xưng là chính thống hay tiếm danh,
không cần phải xưng là Phật tử hay không là Phật tử,
không cần được khen thuần thành thường hay đi chùa,
không cần khoe gõ mõ, tụng kinh bao nhiêu bộ,
không cần hành tam bộ nhất bái, nhất tự nhất bái,
không cần phải niệm Phật om trời vang vang chính điện,
không cần vỗ ngực tự xưng đã tu và làm việc Phật sự năm bảy chục năm,
không cần khoe khoang đã xây năm bảy chục cảnh chùa,
không cần khoe có năm bảy chục hay hằng trăm đệ tử,
không cần tự hào là danh môn chánh phái, đệ tử của vị này vị kia,
không cần phải quì lụy, van xin thế quyền, giáo quyền, tìm kiếm chức phẩm danh vị trong đạo cũng như trong đời,
không cần tất cả hình thức nghi lễ rườm rà của một tôn giáo, kể cả Phật giáo !

Tu theo Phật là để giác ngộ cái khả năng (vô hình tướng) thành một vị chánh đẳng chánh giác và thoát ly khỏi sanh tử luân hồi. Người nào phát tâm tu cũng được, bất tùy phân biệt !

Tóm lại, Bát nhã tâm kinh là bài kinh tuy ngắn gọn, nhưng giải thích để hiểu rõ tường tận thật không thể ngắn gọn, tùy theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh và sở thích của cá nhân. Bài viết này chỉ đơn giản, sơ lược đại ý mà thôi. Chúng tôi đề nghị quí ÐH tham khảo thêm các bài viết khác để vấn đề được sáng tỏ hơn, thấu đáo hơn. Chúng ta nên nhớ một điều khá quan trọng trong lịch sử của đức Phật Thích ca mâu ni là: Thái tử Tất đạt đa ra đi tầm đạo giải thoát năm 29 tuổi và thành đạo năm 35 tuổi, trong khi các vị tu sĩ thời bấy giờ cao tuổi hơn nhiều, tu lâu năm hơn nhiều, nhưng vẫn không giác ngộ và giải thoát như Ngài. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tk Thích-Chân-Tuệ


Cậu bé được ví như 'Đức Phật' gây sốt ở Trung Quốc


Cậu bé có ngoại hình được ví như Đức Phật gây sốt tại Trung Quốc khi quay video trực tuyến để quyên tiền chữa bệnh thận. 




Cậu bé có biệt danh hòn đá nhỏ bị mắc bệnh rối loạn về thận. Ảnh: The Paper
Cậu bé có biệt danh "hòn đá nhỏ" bị mắc bệnh rối loạn về thận. Ảnh: The Paper
The Paper cho hay cậu bé 5 tuổi ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị mắc bệnh rối loạn về thận, gây nguy hiểm đến tính mạng, từ khi mới 14 tháng tuổi. Vì căn bệnh mà em chỉ cao 1 mét nhưng nặng gần 35 kg, trông to béo hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Có biệt danh là "hòn đá nhỏ", ngoại hình này khiến cậu bé được ví như Đức Phật và gây chú ý trên mạng xã hội. Bố mẹ của em thường xuyên quay các video trực tuyến để quyên tiền chữa bệnh cho con, thu hút trung bình tới 1 triệu lượt xem và được nhiều người hâm mộ ủng hộ về tài chính.
"Có nhiều cô dì chú bác anh chị quan tâm đến cháu và cháu có thể kiếm được tiền để trả viện phí", cậu bé nói. "Cháu muốn tự kiếm tiền và không nhờ vả đến bố mẹ. Cháu tin rằng cháu có thể khỏe lại".
Gia đình của "hòn đá nhỏ" đã chi hết toàn bộ số tiền tiết kiệm 300.000 nhân dân tệ (43.000 USD) và bán nhà để điều trị cho cậu bé, trong đó có một ca phẫu thuật. Mẹ em làm trong ngành bất động sản, còn bố là một lao động chân tay, thu nhập của họ chỉ đủ cho các sinh hoạt hàng ngày và chăm lo cho cậu bé.
Cậu bé và bố quay video trực tuyến trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: The Paper
Cậu bé và bố quay video trực tuyến trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: The Paper
Dù tình trạng sức khỏe của bé trai đã cải thiện, em vẫn tốn hơn 7.000 nhân dân tệ tiền điều trị hàng tháng để tránh nguy cơ đông máu và suy thận cấp tính.
"Nếu bạn đã nhìn thấy con của chúng tôi, bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi không bao giờ bỏ rơi cậu bé", cha của em nói. Anh thêm rằng dù bị bệnh nhiều năm nay, con trai vẫn vui vẻ mỗi khi lên hình.
Tình trạng sức khỏe khiến cậu bé không thể đi học mẫu giáo hoặc giao tiếp bình thường với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, khi gia đình đăng tải một video quay cảnh cậu bé ăn tối vào năm ngoái, em nhanh chóng thu hút một lượng lớn người hâm mộ và cảm thấy mình cuối cùng cũng có bạn.
Bố mẹ nhiều lần đề nghị cậu bé ngừng quay video trực tuyến vì sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng em muốn tiếp tục.
Thị trường video trực tuyến đang bùng nổ tại Trung Quốc thu hút hơn 300 triệu người xem. Dù những người gây sốt thường là các cô gái trẻ đẹp, nhiều trường hợp đặc biệt như nông dân, công nhân cũng tạo được sức ảnh hưởng riêng.

Anh Ngọc

__._,_.___



Posted by: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com>