TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday, 29 July 2019

đến chùa phải học




nhà chùa hay nhà thờ là nơi con người tìm đến cho nhu cầu tâm linh.

con người có đủ hạng - tín đồ cũng như chức sắc - cho nên có đủ kịch bản đầy cảm xúc hỷ nộ ái ố ai dục lạc (thất tình - lục dục)
kính mời tham khảo:


https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/en-chua-phai-hoc.html
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tôi không dám nghĩ đến những ai vào chùa mà cách ăn nói như giữa lòng đất ăn xin và hùng hổ như bọn ăn mày thì chỉ làm nhục cho những ngôi chùa mình tới.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
nếu muốn hối cải thì đến chùa phải học cái hạnh của đức Phật và phải học cách ăn nói của nhà phật
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message ---------
From: TonNuHoangHoa goinhau2000@yahoo.com [GoiDan] <GoiDan@yahoogroups.com>
Date: Su​​n, Jul 28, 2019 at 11:24 PM
Subject: [GoiDan] TNHH: CHÙA HAY CHỢ?
To: Goidan@yahoogroups.com <Goidan@yahoogroups.com>, PhoNang@yahoogroups.com <PhoNang@yahoogroups.com>, Daploisongnui@yahoogroups.com <Daploisongnui@yahoogroups.com>, truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com <truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com>, Phungsuxahoi@googlegroups.com <Phungsuxahoi@googlegroups.com>, thaoluan9@yahoogroups.com <thaoluan9@yahoogroups.com>, Nuoc_VIET@yahoogroups.com <Nuoc_VIET@yahoogroups.com>
CHÙA HAY CHỢ ?
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Tôi ít khi đi chùa vì tôi biết bản thân tôi vẫn còn Sân, Si. Thế nên khi đến chùa thì phải đối diện với Từ Bi Hỷ Xả. Vì thế, tôi không dám gọi mình là Phật tử.
Là người Phật tử thì bớt đi Sân Si. Con người đã đi qua rất nhiều cuộc tiến hoá nhưng chưa bao giờ được yên nguôi dừng nghỉ bởi tất cả vẫn còn tiếp tục trong ngu ngơ một cuộc kiếm tìm mê sảng. Và trong tiềm thức mê sảng đó con người thường hay bị sự lừa dối của chính mình hầu nhận chịu những thứ ánh sáng chiếu dọi hắt hiu vào tâm khảm. Vì lẽ đó Sân Si thường hay tìm đến nhất là qua lòng nóng nảy vì giận dữ.
Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tự ái của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét.

Có một lần nghe một Sư Cô giảng về cái hạnh của người con Phật: Chuyện kể rằng có một ông Vua trong lúc đất nước biến loạn ông bị thất lạc một hoàng tử. Vua đã đi gần hết trạm ải của cuộc đời nhưng vị hoàng tử kia vẫn biệt vô âm tín trong chốn ta bà. Cuối cùng Vua trút bỏ tâm sự bi thương của mình với một vị quan. Vị quan cảm thông nỗi đau mất mát của Vua bèn nhận lời vào nhân gian tìm kiếm. Đi mãi đi hoài hang cùng ngõ hẽm vị quan ấy vẫn chưa kiếm ra vị hoàng tử.
Một hôm buồn quá ông đi lang thang vào chỗ ăn xin của đám người xin ăn hằng ngày. Ông hốt hoảng nhìn ra một thiếu niên có gương mặt và cách đi đứng giống như ông Vua của mình. Ông mạnh dạn đến làm quen. Ông biết sẽ bị trở ngại bởi ngôn ngữ của những kẽ ăn mày thường không thích hợp với ngôn ngữ của người làm quan. Bởi vì nếu vị hoàng tử kia thất lạc trong nhân gian nhiều năm tháng sống với lão ăn mày thì suốt ngày cậu ta chỉ lê la bên những hạng người thất học, vô giáo dục trong cõi ta bà. Trôi trên dòng sông áo não đó thì Cậu Thiếu niên kia sẽ tập tành hay bị nhiễm trong môi trường đó.
Nhưng lòng đã không ngại thì ngại gì ngôn ngữ kia. Vì thế hằng ngày ông cứ đến bên cậu thiêu kia bảo rằng anh ta là một hoàng tử. Cậu thiếu niên kia nghe ông quan gọi mình là hoàng tử thì xổ nho ngay: Đ M ông tại sao lại gọi tôi là hoàng tử. Tôi là một kẽ ăn mày mà ông không nhận ra sao? Ông muốn nói xỏ tôi sao?

Vị quan kia với thành ý tìm cho ra hoàng tử nên vẫn nhẫn nại nghe chửi và mỗi ngày mỗi đến bên anh ta nói anh ta là hoàng tử. Cậu thiếu niên ăn mày kia nghe hoài nghe mãi như kinh nhật tụng thì tưởng rằng mình là hoàng tử thật. 

Một hôm cậu thiếu niên ăn mày kia mới hỏi vị quan: Nếu ta là hoàng tử thì ông sẽ làm gì ta. Vị quan kia vui mừng bảo rằng: Tôi sẽ đưa hoàng tử về nhà, về lại cung điện ngày xưa. Nhưng trước khi về cung điện thì hoàng tử phải học ăn học nói và phải học theo cái hạnh sinh sống của những người trong cung điện. Cậu thiếu niên ăn mày bằng lòng.
Khi về ở với vị quan cậu thiếu niên vẫn tiếp tục cái ngôn ngữ đứng đường của cậu. Vị quan ngày một, ngày hai vẫn nhẫn nại dẫn dắt vị hoàng tử thất lạc trở về cung điện. 
Sau một thời gian học hành cậu thiếu niên ăn mày đã vứt bỏ cái vỏ ăn mày cùng với ngôn ngữ bên lề đường của cậu để trở thành một con người ăn nói ngôn ngữ của cung đình và cách đi đứng của cung đình. Vị quan mừng rở đưa vị hoàng tử thất lạc trở về cung cấm ngày xưa.

Câu chuyện mang ý nghĩa là những người muốn trở thành phật tử thì phải học cách ăn nói của nhà Phật, cách đi đứng của một phật tử thuận thành thì lúc đó mới có tư cách gia nhập vào những đền đài của nhà Phật.

Hôm nay tôi đến Chùa như đi thăm viếng từng ngôi chùa ở đây. Như đã nói ở trên tôi không dám đi chùa nhiều vì tôi chưa học được cách ăn nói đi đứng của nhà Phật. Tôi không dám nghĩ đến những ai vào chùa mà cách ăn nói như giữa lòng đất ăn xin và hùng hổ như bọn ăn mày thì chỉ làm nhục cho những ngôi chùa mình tới.

Tại đây tôi gặp một bà tự xưng là bà chủ nghĩa địa mà trong một bài viết về một ngôi chùa và sự vu oan giá họa của một số người cho vị sư chánh tâm cầu đạo đó.

Tôi đã từng nghe thầy trụ trì bảo tôi là qúi bà cũng có tâm cúng dường cho Chùa thì trong thâm tâm tôi với tất cả thành ý muốn nói chuyện với bà ta người tự xưng là bà chủ nghĩa địa và nếu bài viết trước kia có chi sai thì tôi sẽ viết lại cải chính.

Tôi chưa kịp mở lời thì bị một bà lấy chồng Mỹ lên tiếng chửi mắng cùng với con trai của bà ta. Tôi mới giải thích cái tâm thành của tôi thì người con có ý thông cảm khuyên bà tự xưng là chủ nghĩa địa ra về. Nhưng hai bà tự xưng mình là con nhà Phật bất chấp sự can ngăn của Thầy tiếp tục đặt câu hỏi và xỉ vả tôi. 
Thế là cái Sân của tôi ùn ùn chạy đến tôi đập bàn nói cho mấy bà biết trong bài viết tôi có kêu tên bà ra không ?  Vậy là tất cả những mưu mô cướp chùa hay muốn làm thái thượng hoàng của ngôi chùa kia tự bà xác nhận. Vì trong bài viết tôi không đề cập đến tên của ai?

Tôi  chưa nói đến tên bà là bởi tôi vẫn muốn cho bà nghênh ngang làm Thái Thượng Hoàng ? Nếu không muốn làm Thái Thượng Hoàng thì sao bà lại còn bàn đến chùa Phổ Đà Sơn đã bị đạo hữu của chùa này kiện tụng. Nghe đâu bà cũng muốn điều động ông thầy bị kiện này lên chùa Liên Trì và đem một vị sư quốc doanh nào đó về trụ trì chùa Phổ Đà Sơn? Không biết dư luận trong đạo tràng này nói có đúng như vậy không thưa bà? Hay bà lại hỏi bằng chứng? Nếu không có ý thức làm "Trùm" các chùa chiền ở đây thì tại sao thiên hạ lại nói vậy?

Còn qúi bà không muốn làm thái thượng hoàng thì tại sao lại không tôn trọng thầy trụ trì, ngang nhiên chửi bới trước lời can ngăn của qúi thầy. Đây là thái độ gì của một Phật tử đối với Tăng trong qui y tam bảo. Không biết qúi bà có hiểu tôi nói gì không ? Người ta thường nói ở trong chùa không kính Tăng thì cũng phải kính Phật chứ.

Sau cùng bà vung tay múa chân chửi bới tổ tiên của dòng tôn thất với thái độ của những kẽ thất phu đang giang tay múa chân giữa chợ trời.

Tôi nhìn lên chánh điện cúi xin Đức Phật đừng buồn vì cảnh chùa như cảnh chợ trời thì tội lắm cho qúi thầy chánh tâm cầu đạo. Chỉ còn một cảnh qúi bà nhảy lên bàn vỗ bành bạch là chắc không ai dám nghĩ đó là cảnh chùa.

Thưa bà tự xưng là chủ nghĩa địa và bà lấy chồng Mỹ. Những lời tôi kể trên và những lố lăng chửi rủa của bà và bà lấy chồng Mỹ chỉ là những mãnh vụn của cuộc đời. Được ý thì hãy quên lời, được cá hãy quên nơm. Không câu nệ không hình thức không bận bịu nhân quả, khẩu nghiệp và lý sống của cuộc đời.

Luận thuyết của Lão Tử đã cho thấy. Biến thành hình thì được gọi là sinh. Biến đến tận cùng được gọi là tử. Sinh tử của con người cũng chỉ là sự biến hoá tự nhiên.

Bài viết của tôi đã nhiều lần không nêu rõ danh tánh của qúi bà là bởi chưa muốn khai tử tên của qúi bà. Còn muốn qúi bà tiếp tục kiếp phù sinh mà tranh nhau làm thái thượng hoàng. Nay qúi bà đã vỗ bành bạch xưng tên nói theo lẽ sinh tử của Lão Tử tức là qúi bà đã biến đến tận cùng. Biến thành hình thì được gọi là sinh còn biến đến tận cùng thì được gọi là tử.

Khi câu chuyện này xảy ra mà chính ngay bản thân tôi chứng kiến thì mới thấy cái mạt pháp của đạo Phật ngoài mấy ông Sư Quốc Doanh còn có mấy bà tới chùa với tâm MA tung hoành theo cái đạo chợ trời đã làm chùa chiền trở nên một cảnh bàng hoàng cho những người chánh tâm cầu đạo.

Qúi bà muốn đến chùa ăn chay niệm Phật với cái TÂM MA đó thì khó cho chùa trong ý niệm phát triển Tam Bảo trong chúng sanh.
Ma Quỷ nếu muốn hối cải thì đến chùa phải học cái hạnh của đức Phật và phải học cách ăn nói của nhà phật như vị hoàng tử kia đã thất lạc và sau một thời gian tu học vị hoàng tử đó đã trở về cung điện Phật nguy nga.

Còn qúi bà đến chùa với thái độ vỗ bành bạch đó như giữa chợ trời thì bất hạnh cho chùa lắm và nhất là qúi bà đang làm nhục cho giáo lý nhà Phật của chúng sanh.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
28/7/2019 


Posted by: TonNuHoangHoa <goinhau2000@yahoo.com>