TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 11 August 2019

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện


Trong tâm của mỗi con người, có khi suy nghĩ thiện - có khi suy nghĩ bất thiện, hay suy nghĩ ác độc.

Tôn giáo nào cũng có tu sĩ tốt - cũng có tu sĩ chưa tốt, hay không tốt.

Con người nên sáng suốt nhận định - tùy trường hợp - không nên quơ đũa cả nắm - dễ nhầm lẫn chuyện tốt xấu, dễ nhầm lẫn người nào tốt, người nào xấu.

Kính mong bài viết dưới đây giúp ích cho chư vị.
Kính chúc chư vị vạn an.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện  
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?

Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng: mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây, giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo (gọi chung là quả báo).

Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: đó là phước báo, do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: đó là quả báo, do việc bất thiện chính mình đã làm.

Theo chánh pháp, nên biết rằng: chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi!

Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?

Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!
Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.

Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng, đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:

Dù lánh lên non núi
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.

Theo quan niệm Phật giáo, cầu nguyện không phải là van xin đức Phật, Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.

Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín,  khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.
- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương. Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.

Trái lại, đức Phật dạy: Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, chính là phỉ báng Như Lai vậy.

- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp. Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!

- Tóm lại, người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.

Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm PHTQ.CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đừng vội phán xét người khác

khi mình không hiểu rõ hay không hiểu gì về họ



Trong sự bàn cãi, tranh luận,

chỉ nên xét việc - không xét người,

chỉ nên góp ý về một vấn đề nào đó - không xét cá nhân, tác giả.



người trí không tranh cãi với kẻ ngu

tranh cãi với kẻ ngu chính là hai đứa ngu



Tự Do Ngôn luận và Tự Do Tư Tưởng

là quyền bày tỏ lập trường

quan điểm và tư tưởng luôn được tôn trọng

đừng để người ta tưởng mình là người vô giáo dục

- phi văn hóa - thiếu nhân cách



hôm qua là quá khứ. hôm nay là hiện tại. ngày mai là tương lai.

ai dám bảo đảm ngày mai sẽ còn sống?

vậy thì tại sao hôm nay 
không yêu thương, 
không tôn trọng nhau, 
không làm những gì còn có thể làm được

để tâm hồn được thanh thản khi phải nhắm mắt xuôi tay?



đơn giản quá mà

"một câu nhịn chín câu lành"

anh bốc phân ném người, người bốc cứt ném trả

mặt cả hai cùng dính đầy cứt đầy phân, hãy soi gương nhìn lại mặt  mình cho kỹ

có đẹp không, quá đẹp phải không ???



hãy tự trọng đừng trét phân vào mặt nhau nữa

nó không chỉ mất vệ sinh, mà còn khốn nạn lắm, không lẽ con người mất hết lương tri, ti tiện như thế này mãi sao???



hãy suy nghĩ để trở thành người hữu ích cho xã hội

hãy vứt bỏ thù hận đi cho nhẹ hành trang cuối đời các ông ạ



thôi hãy tự lo hậu sự đi - quí vị trên 6 7 8 9 bó rồi mà -

- đâu phải con nít mới lên 6 7 8 9 tuổi -

- phá làng phá xóm dai dẳng, lì lợm, ngu ngốc, nhơ nhớp, trây trúa, tục tĩu, như thế chứ

@

ông là loại người

chẳng những không ai còn nói chuyện phải trái được nữa

bởi vì ông đâu còn biết phải trái là thế nào



con người khác với súc vật là biết xử dng đầu óc, lý trí

nói cách khác, người nào không biết dùng đầu óc, lý trí để phân biệt đúng sai, mà chỉ biết gục mặt cúi đầu nghe theo hùa theo

thì đời sống có khác nào một con thú vật



Trong một quốc gia dân chủ,

một vấn đề được đưa ra, phải phân tích thấu đáo bằng lý luận và chứng minh cụ thể.

Người có tư cách, trình bày rõ ràng với cung cách tôn trọng người khác.

Người thiếu tử tế chỉ tin càn viết bừa với lời văn vô lễ, thiếu lý luận thiếu chứng minh.



kiếp người vốn ngắn ngủi, thoáng chốc đã phải trở về với cát bụi

vì vậy, đừng suy nghĩ thiệt hơn, tranh giành

mà chỉ làm người tốt là đủ rồi


XIN HÃY GIỮ PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU

&

HÃY TỰ TRỌNG



Cuộc sống là tiếng vọng.

Điều bạn gửi đi sẽ quay trở lại.

Điều bạn gieo trồng bạn sẽ gặt hái.

Điều bạn cho bạn sẽ nhận lại.

Điều bạn thấy ở người khác tồn tại trong chính bạn.

Life is an echo.

What you send out comes back.

What you sow you reap.

What you give you get.

What you see in others exists in you.



Những người nông cạn tin vào may mắn.

Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả.

Shallow men believe in luck.

Strong men believe in cause and effect.



Con người biết điều họ làm; thường họ biết tại sao họ làm cái điều họ làm; nhưng cái điều họ không biết chính là điều họ làm gây ra điều gì.

People know what they do; frequently they know why they do what they do; but what they don't know is what what they do does.



Những hành động do tâm tham lam, những lời nói do tâm sân hận, những ý nghĩ do tâm si mê thúc đẩy, quả thực đã tạo ra, không biết bao nhiêu, tội lỗi nghiệp báo, khiến cho con người, xô nhau đẩy nhau, chìm đắm trong biển, phiền não khổ đau, trầm luân sinh tử, đền trả quả báo, trong bao nhiêu kiếp, không bao giờ dứt, không thoát ra được.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll