TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday, 29 February 2020

Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống - Thị trấn cổ tích nước Pháp


Thị trấn cổ tích nước Pháp

(cuối trang)
 Thị trấn cổ tích nước Pháp
Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống
Tuổi già của tôi! Tôi tự làm chủ!
VỀ HƯU...DƯỠNG LÃO!!!
Bài rất hay chớ bỏ qua...Kinh Nghiệm Quý Báu

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/sinh-lao-benh-tu.html
Về hưu... dưỡng lão
Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì:
Hãy đọc và tìm câu trả lời cho riêng mình
Căn bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình!
Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng mát!
Dưỡng lão nếu luôn dựa vào người khác thì sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.
Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.
Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!
Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật: Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!
Chúng ta đã già đi, chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn, đầu óc vẫn tỉnh táo.
Giai Đoạn Đầu: 60-70 tuổi
Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.
Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.
Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.
Giai Đoạn Thứ Hai: sau 70 tuổi
không mắc bệnh
Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình thực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lực và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm chống sặc, phải đi chậm chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!
Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba. Quản cả một đời rồi, hãy ích kỷ một chút, tự quản bản thân mình. Mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình lâu dài hơn một chút, để thời gian sống của mình lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái. Như thế, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng.
Giai Đoạn Thứ Ba: Sau 70 tuổi
bị bệnh
Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc.
          Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều.
          Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.
 
Giai Đoạn Thứ Tư:
Giai đoạn cuối của cuộc-đời
Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.
Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bửu bối này!
 
Câu nói rất hay!
có tài chính sẽ không nghèo,
có kế hoạch sẽ không loạn,
có chuẩn bị sẽ không bận rộn
thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa?
Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.
1. Sức Khỏe lúc về già:
Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.
2. Nơi Trú Ngụ lúc về già:
Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!
 
3. Tài Sản lúc về già:
Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữ kỹ, trước khi chưa vào quan tài quàn nhất định không chia tài sản.
4. Bạn già:
Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết giao bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.
Tóm lại,
cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.
Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.
Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì “người ở trên trời, tiền trong ngân hàng”, cái gì “một mình rất cô đơn”, “già rồi không ai chăm sóc” những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.
       Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói:
Tuổi già của tôi! Tôi tự làm chủ!
NamGiangTu
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
 
 
 

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Thị trấn cổ tích nước Pháp

Với những ngôi nhà nửa gỗ nhiều màu sắc chạy dọc bờ kênh, Colmar được xem là một trong những thị trấn Trung Cổ đẹp nhất thế giới.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Ẩn mình giữa những chân đồi trồng nho của dãy núi Vosges, vùng Alsace, đông bắc nước Pháp, Colmar là một trong những thị trấn Trung Cổ được bảo tồn tốt nhất châu Âu. 
Colmar nằm cách thành phố Strasbourg khoảng 70 km và giáp biên giới Đức. Thị trấn cũng nằm trên tuyến đường sắt chính từ Strasbourg đến  Besel, Thụy Sĩ.
Được thành lập vào năm 884 bởi hoàng đế Charles III (Charles The Fat), đế quốc Carolingian. Trong lịch sử, Colmar từng thuộc sở hữu của Thụy Điển, Đức.
Trong thế chiến thứ 2, các khu vực lân cận bị ném bom và tàn phá, tuy nhiên Colmar vẫn được giữ nguyên vẹn. Cho tới năm 1945, nơi đây mới chính thức là một phần của Pháp. Mặc dù có lịch sử nhiều biến động với chiến tranh, hỏa hoạn, các tòa nhà ở Colmar vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho tới ngày nay. Ảnh: Canadastock/Shutterstock.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Colmar đặc trưng với những ngôi nhà nửa gỗ với sắc xanh, hồng, bạc hà và vàng hoa mai. Tất cả nằm ngay ngắn trên những con đường lát đá cuội dẫn tới con kênh hiền hòa. Người dân thường giữ đường phố ngăn nắp và trang trí ngôi nhà giống như một tác phẩm nghệ thuật, với những giỏ hoa, đèn và cả chiếc xe đạp cũ. Ảnh: Mariano Luis Fraga/Shutter Stock.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Lang thang trên đường phố, nhiều du khách ngỡ như lạc bước vào những câu chuyện cổ tích thời ấu thơ. Blogger du lịch người Anh, Lucy viết "Những ngọn tháp cao có thể là nơi nàng Rapunzel buông mái tóc dài qua cửa sổ, còn các ngôi nhà nhỏ tựa như nơi ở của 7 chú lùn". Ảnh: Daliu.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Điểm tham quan đầu tiên là Maison Adolph, kiến trúc cổ nhất trong thị trấn, được xây dựng vào khoảng năm 1350. Ngôi nhà ảnh hưởng kiến trúc Gothic, với cửa mái vòm nhọn, mang phong cách Đức. Tầng thứ 3 và tường nửa gỗ ở mái nhà được xây dựng thêm vào thế kỷ 16. Ảnh: Roman Babakin.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Ngôi nhà Pfister xây dựng vào năm 1537 và chủ nhà là thợ săn Ludwig Scherer. Nhà góc 2 tầng, phòng trưng bày gỗ, tháp pháo hình bát giác và những bức tranh tường thể hiện những hình ảnh trong Kinh Thánh. Tên Pfister được đặt theo một gia đình đã cải tạo ngôi nhà và sống ở đó từ năm 1841 đến 1892. Ảnh: Walter Weiss/Shutterstock.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
"Viên ngọc quý" của thị trấn là quận Petit Venice, được mệnh danh là Venice nhỏ của nước Pháp. Con kênh ngắn, êm đềm chảy qua khu phố. Hai bên bờ kênh trồng cây xanh và các loài hoa nhiều màu sắc. Một số tòa nhà ở đây có từ thế kỷ 14.
Ở đây có tour ngồi thuyền, ngắm cảnh trên kênh. Mỗi chuyến đi kéo dài 25 phút và người lái thuyền sẽ thuyết minh, giới thiệu về lịch sử, câu chuyện của thị trấn. Thuyền khởi hành dưới chân cầu Saint-Pierre, giá 7 EUR (185.000 đồng) một người, miễn phí cho trẻ dưới 10 tuổi. Ảnh: Canadastock/Shutterstock. 
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Thị trấn còn nhiều điểm tham quan khác như nhà thờ Thánh Matthew, nhà thờ Dominica, nhà thờ Thánh Martin với kiến trúc Gothic Trung Cổ. 
Ngoài ra, khách có thể thăm bảo tàng lịch sử Unterlinden có khoảng 7.000 cổ vật, tranh ảnh về lịch sử của vùng Alsace. Ảnh: Milosk50.
Thị trấn cổ tích nước Pháp
Hoàng hôn là khi thị trấn đẹp và thanh bình nhất; tháng 4 - 10 là thời gian thích hợp để du lịch. Mùa cao điểm du lịch từ tháng 7 - 8 vì trùng với lễ hội rượu vang của Alsace. 
Phương tiện phổ biến nhất để tới Colmar là tàu hỏa. Từ Paris, mỗi ngày có khoảng 30 chuyến tàu tới đây, thời gian di chuyển 3 tiếng 40 phút. Trạm khởi hành là Paris gare Lyon. Ảnh: Gaspar Janos.
Lan Hương (Theo Visit Alsace