TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 7 March 2021

Chùa Phước Kiển huyện Châu Thành Tỉnh Đồng Tháp

Cụ rùa 100 tuổi ăn chay, nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, VN    

Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật.

Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.

Theo sư thầy Thích Huệ Từ (81 tuổi, trụ trì chùa), chùa Phước Kiển có lịch sử hơn 100 năm.

Năm 1954, vị trụ trì đầu tiên viên tịch, lúc này thầy Thích Huệ Từ mới 17 tuổi đã nhận y bát, kế thừa ngôi chùa theo di nguyện và trở thành Trụ trì đời tiếp theo của chùa cho đến nay.



Chùa Phước Kiển nổi tiếng với loại sen có lá khổng lồ

Ngoài loại sen có lá khổng lồ thì trong chùa Phước Kiển còn sở hữu nhiều “bảo vật” khác, trong đó có 6 con rùa.

Trong 6 con rùa thì có 1 con 106 tuổi (nặng 15 kg), 1 con 101 tuổi (nặng 13 kg), được gọi là “cụ rùa”. Đặc biệt là con rùa nhỏ tuổi nhất lại chỉ ngủ mùng, không bao giờ chịu xuống nước.

Sư Thích Huệ Từ cho biết, đối với cặp rùa hơn 100 tuổi thì ông chỉ là "hậu bối" vì rùa lớn tuổi hơn và ở trong chùa trước ông.







Những cụ rùa 100 tuổi nằm nghe kinh Phật trong chùa Phước Kiển

Theo lời kể của sự trụ trì Thích Huệ Tứ, thời chiến tranh loạn lạc, 2 ông rùa cũng có số phận kỳ lạ.

Hai cụ thường xuyên bị bắt trộm. Kỳ lạ là chỉ một thời gian sau, người ăn trộm lại tự mang rùa đến chùa để nhận tội. Những người đó nói, từ khi trộm rùa đem về nhà thì gặp đau ốm liên miên nên hoảng sợ đem trả về chùa. Từ đó đến nay các cụ rùa sống trong chùa.

Đặc biệt, cả 2 ông rùa đều ăn chay, rất thích rau muống. Nếu ai nghịch đem thịt, cá đến thì 2 "báu vật” này không bao giờ ăn mà bò đi nơi khác.


Ngoài ra, mỗi khi nghe sư ông tụng kinh, 2 cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, chăm chú lắng nghe tiếng kinh Phật.
 
 
 Những cụ rùa này chỉ thích ăn rau
 
 Khách thập phương thường để lại trên lưng các cụ rùa một số tiền
đóng góp cho nhà chùa mua rau cho rùa ăn

Cũng vì tuổi đời cả trăm năm lại biết “tu hành” nên những cụ rùa này được khách thập phương đến thăm chùa vô cùng yêu mến. Nhiều người đến đây gọi những cụ rùa bằng "ông quy”.

Họ thường bế những “ông quy” để chụp hình làm kỷ niệm, chắp tay vái lạy để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn. Sau đó, họ thường để lại trên lưng các cụ một số tiền coi như đóng góp cho nhà chùa mua rau cho rùa ăn.

 
 
 
Rùa trong chùa Phước Kiển chỉ thích ăn rau muống

Những cụ rùa này rất tinh khôn và hiền từ, suốt ngày chỉ bò quanh quẩn trong sân chùa, ai muốn sờ mó, ôm bồng đều được và dù có bế đi đâu vẫn bò về chỗ cũ. Mặc dù sống trong môi trường thiếu thiên nhiên, ăn toàn đồ chay nhưng các những cụ rùa vẫn khỏe mạnh.

Ngoài những con rùa đang sống, trong chùa Phước Kiển còn có một xác rùa được trưng bày trong tủ kính.

Theo sư Thích Huệ Từ, năm 1948 có người mang đến tặng cho chùa một con rùa, lúc đó ông còn là chú tiểu.

Con rùa này chỉ quanh quẩn bên ông, mỗi khi nghe tiếng kinh phật thì nằm yên. Đến năm 1966, chùa bị đánh bom, rùa lạc mất và bị một người dân bắt về nuôi. Sau đó, rùa trốn thoát và tự bò về chùa. Năm 1999, sau khi chùa xây dựng xong, người dân đem một con hạc đến bán cho chùa và được sư trụ trì với ý định sẽ phóng sinh.
 
Cụ rùa qua đời được ướp xác, đặt trong lồng kính thờ trong chùa

Tuy nhiên, khi cắt dây thì con hạc không bay đi nơi khác mà chỉ sống quấn quýt trong chùa và bầu bạn với cụ rùa.

Sau đó, có người bảo con hạc là động vật hoang dã phải trả về cho khu bảo tồn thiên nhiên nên bắt mang đi thì cụ rùa buồn rầu và chết vào năm 2002. Thương tiếc con vật khôn ngoan, thích nghe kinh Phật nên sư Thích Huệ Từ đem ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa cho đến nay.

Thanh Sang

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll