TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday, 9 September 2021

TỪ BI HỶ XẢ

 

 https://phtq-canada.blogspot.com/2021/09/tu-bi-hy-xa.html

 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 

https://soha.vn/cuu-binh-han-chung-kien-vu-tham-sat-ngoi-lang-o-da-nang-lanh-nguoi-khi-thay-thi-the-day-2-ben-duong-2021090801381969.htm

Vụ thảm sát ngôi làng ở Quảng Nam: Viên sĩ quan Hàn giơ tay ngang cổ, tất cả đều hiểu

Minh Khôi |

Vụ thảm sát ngôi làng ở Quảng Nam: Viên sĩ quan Hàn giơ tay ngang cổ, tất cả đều hiểu
Thi thể của những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc tấn công làng Phong Nhị năm 1968. Ảnh: Quỹ hòa bình Hàn - Việt.

Bà Nguyễn Thị Thanh đã chứng kiến em mình chết dần trong đau đớn khi một toán lính Hàn Quốc tấn công ngôi làng.

"Họ bắn chúng tôi, từng người một"

Bà Nguyễn Thị Thanh vẫn còn nhớ một tràng súng vang lên khi bà và gia đình tìm cách chạy vào hầm trú ẩn. Lúc đó là tháng 2/1968 khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang ngày một khốc liệt và bà Thanh mới là cô bé 8 tuổi.

Một lúc sau, các binh sĩ Hàn Quốc phát hiện và yêu cầu gia đình bà Thanh ra ngoài, đồng thời cảnh báo sẽ ném lựu đạn nếu gia đình bà không làm theo.

Vụ tấn công vào đây được cho là nhằm trả đũa các đợt pháo kích của phía quân đội Việt Nam đã khiến 6 binh sĩ Hàn thiệt mạng. Các binh sĩ này sau đó được cho là đã san phẳng các ngôi mộ và phá hủy ngôi làng nhằm tiêu huỷ bằng chứng.

Hàn Quốc đã điều hơn 300.000 binh sĩ, nhiều nhất chỉ sau Mỹ, tới tham gia vào chiến tranh Việt Nam.

Vụ thảm sát ngôi làng ở Quảng Nam: Viên sĩ quan Hàn giơ tay ngang cổ, tất cả đều hiểu - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thanh tại phiên điều trần ở Seoul năm 2018. Ảnh: Quỹ Hòa bình Hàn - Việt.

"Khi chúng tôi đi ra, họ nhắm vào chúng tôi, bắn từng người một", bà Thanh, hiện đã 61 tuổi, kể lại câu chuyện xảy ra ở làng Phong Nhị, cách khoảng 25km về phía Đông Nam trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Khi đó, em trai và em gái bà đã chết, nhưng bà và anh trai thì may mắn sống sót. "Tôi đã không thể làm gì để giúp em trai mình khi chứng kiến em chết dần trong đau đớn", bà nói tại Phiên toà Nhân dân xét xử tội ác chiến tranh bởi quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam được tổ chức vào tháng 4/2018 tại Seoul.

Phán quyết từ ba phiên tòa sau đó tuyên rằng Seoul phải bồi thường cho các nạn nhân vì sự mất mát của họ, đồng thời tiến hành điều tra hành vi diệt chủng được thực hiện vào khoảng thời gian 1964 - 1973.

Ước tính đã có 68 người bị sát hại tại làng Phong Nhị và Phong Nhất vào năm 1968, khi một nhóm quân Hàn Quốc tiến vào đây sau khi một binh sĩ của họ bị thương trong vụ đọ súng trước đó. 10 ngày sau vụ thảm sát, một đơn vị lính Hàn Quốc khác đã sát hại 135 người, mà hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em, tại Hà My, tỉnh Quảng Nam.

"Tiền bạc không phải là vấn đề"

Lời điều trần của bà Thanh cùng với 102 người khác, bao gồm những người sống sót và thân nhân các nạn nhân, giờ là một phần trong vụ kiện vào tháng 4 năm ngoái để tìm lại công lý cho các hành vi diệt chủng đã xảy ra trong cuộc chiến.

Đây là vụ kiện đầu tiên về vấn đề này được đưa ra tại Hàn Quốc, sau nhiều năm nỗ lực của các nhà hoạt động xã hội hai nước nhằm đưa ra ánh sáng một phần đen tối trong lịch sử quốc gia Đông Á.

Những người đệ đơn kiện muốn được bồi thường 30 triệu won (khoảng 25.800 USD), mức tối thiểu.

"Tiền bạc không phải là vấn đề chính. Bằng cách này, chúng tôi muốn toà án thừa nhận hành vi diệt chủng mà binh sĩ Hàn Quốc đã thực hiện", Kim Nam-Ju, một luật sư đại diện cho bà Thanh và nhiều người khác nói.

Cùng với phiên toà, các buổi điều trần công khai cũng diễn ra từ tháng 6 như nỗ lực nhằm thúc đẩy việc Chính phủ Hàn Quốc đưa ra điều luật đặc biệt để tiến hành điều tra các hành vi sai phạm của quân đội nước này trong thời gian diễn ra cuộc chiến.

Vụ sát hại người dân tại hai làng Phong Nhị và Phong Nhất đã được các binh sĩ Mỹ đề cập. Các nhà điều tra kết luận vào tháng 4/1968 rằng "có khả năng đã xảy ra tội ác chiến tranh".

"Cần thiết phải đưa ra ánh sáng những tội ác chiến tranh, bất kể ai đã làm điều đó, như một hình thức nhằm cảnh báo những tội phạm chiến tranh trong tương lai rằng rồi lúc nào đó họ sẽ phải trả giá", luật sư Kim Nam-ju nói.

Lời khai của cựu binh sĩ Hàn Quốc Ryu Jin-seong đóng vai trò quan trọng trong vụ kiện. Ông Ryu khi đó cùng với đơn vị của mình đã tiến vào làng Phong Nhị để trả đũa việc một đồng đội của mình bị thương do đạn bắn từ phía ngôi làng.

"Khi chúng tôi tiến vào làng, không có dấu hiệu của thanh niên trai tráng. Hầu hết các ngôi nhà tại Việt Nam đều có các hầm trú ẩn vào lúc đó. Chúng tôi hét vào phía các căn hầm yêu cầu người dân ra ngoài", Ryu nói trong cuộc điều trần vào tháng 7.

"Những người phụ nữ và người già đi ra với sự lo sợ. Tại sao? Họ biết nếu không chúng tôi sẽ ném lựu đạn vào", ông nói.

Khi đã vây quanh toàn bộ người dân làng, đơn vị của Ryu bắn chết một ông lão. Trong khi đó những người già và phụ nữ khác bị đưa đến một cánh đồng lúa, các binh sĩ hỏi người sĩ quan nên làm gì vào lúc này.

"Với ngón tay cái, anh ta làm biểu hiện cắt ngang cổ. Tôi nghe được điều đó từ những binh sĩ khác", Ryu nói. "Tất cả hiểu điều đó có nghĩa là gì. Thế rồi họ nổ súng và giết chết tất cả".

Những ngày sau, đơn vị của ông thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên đường. Ryu nhìn thấy hàng trăm người dân Việt Nam giận dữ quát mắng họ, giơ cao gậy gộc.

"Cảnh tượng này khiến tôi lạnh cả sống lưng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi đến vậy. Trên hai bên đường là thi thể những nạn nhân đã chết", ông nói.

Theo tài liệu từ phía Mỹ, một sĩ quan khác đã đến ngôi làng sau vụ sát hại, gửi lời xin lỗi và để lại 30 bao gạo.

Bà Thanh cho biết đến tận hôm nay, những người sống sót và cả thân nhân các nạn nhân sau vụ thảm sát vẫn không thể quên những gì đã xảy ra.

Sau khi bị bắn, bà Thanh nhớ lại đã gọi tìm mẹ, nhưng đã không thể tìm thấy thi thể của mẹ mình. Nhiều thập kỉ sau, khi nhìm vào bức ảnh thi thể các nạn nhân, bà Thanh mới có thể thấy mẹ mình trong đó.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll