Tổng Thống Ngô Đình Diệm
VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ 1957
http://ngodinhdiem.net/01111963/ThichChanTue%C4%90HHue.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/vien-ai-hoc-hue-1957.html
Wednesday, 10 July 2019
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tác giả: Nguyễn Hữu Duệ (cuối trang)
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/qua-con-me.html
Sunday, 07 July 2019
Nơi chôn cất hai anh em ông Ngô Đình Diệm hiện nay (sau 1975)
Trước 1975, mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh, chỉ là hai nấm đất thấp, không có cả bia ghi tên người mất.
Hồ sơ quý hiếm An táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu
Những điều chưa biết về Nghĩa trang
Mạc Đĩnh Chi xưa
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/08/dinh-gia-long.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/06/19-trian-quanluc-vietnam-conghoa.html
19.6.2019
NGÀY TRI ÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/11/11111960-quan-doi-vnch-dao-chanh.html
Thursday, 11 July 2019
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/10/ha-noi-xua.html
Wednesday, 7 October 2020
http://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/blog-post.html
Saigon 1965-1975 - Saigon xưa: Hòn ngọc viễn đông của thuở nào
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1966.html
Saigon 1966 - Ảnh màu cực hiếm về Saigon năm 1965 – 1966
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1900.html
Saigon 1900
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1971.html
Saigon 1971
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hinhanh-trieunguyen.html
Wednesday, 16 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html
Friday, 18 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hinhanh-trieunguyen.html
Wednesday, 16 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/tin-nguong-dan-gian.html
Saturday, 12 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/dakao-tan-dinh.html
Friday, 4 September 2020
https://miennamvietnam.com/nho-saigon-chon-cu-duong-xua-tan-dinh-dakao-nhung-ngay-xua-cu/
Nhớ Saigon, chốn cũ đường xưa: Tân Định & DaKao những ngày xưa cũ
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hoc-duong-va-cuoc-song.html
Tuesday, 1 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html
Friday, 18 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hinhanh-trieunguyen.html
Wednesday, 16 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/tin-nguong-dan-gian.html
Saturday, 12 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/dakao-tan-dinh.html
Friday, 4 September 2020
https://miennamvietnam.com/nho-saigon-chon-cu-duong-xua-tan-dinh-dakao-nhung-ngay-xua-cu/
Nhớ Saigon, chốn cũ đường xưa: Tân Định & DaKao những ngày xưa cũ
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hoc-duong-va-cuoc-song.html
Tuesday, 1 September 2020
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/08/hinh-anh-ngay-xua.html
Sunday, 16 August 2020
Những hình ảnh quý giá của tạp chí Life về Chợ Lớn 1950
40 bức ảnh màu vô giá về miền Bắc Việt Nam thời chiến
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/19-trian-qlvnch.html
Friday, 19 June 2020
Ảnh màu về cuộc sống sôi động của Saigon 1954 (cuối trang)
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/04/life-is-what-we-make-of-it.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/04/3041975-chien-tranh-ket-thuc.html
ANTI-VIETNAM WAR PROTESTERS IN USA
https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/196-tri-qlvnch-vietnam-war.html
Thursday, 11 June 2020
19.6.1965 NGÀY QL.VNCH CHẤP CHÁNH
19.6.1865 NGÀY USA FREEDOM DAY
The American Civil War was a civil war in the United States from 1861 to 1865,
fought between northern states loyal to the Union and southern states that had
seceded from the Union to form the Confederate States of America. Wikipedia
Dates: Apr. 12, 1861 – Apr. 9, 1865
First battle: Battle of Fort Sumter
Last battle: Battle of Palmito Ranch
Result: Dissolution of the Confederate States U.S. territorial integrity preserved Slavery abolished Beginning of the Reconstruction era Passage and ratification of the 13th, 14th and 15th amendments to the Constitution of the United States (Union victory)
Bloodiest day: Battle of Antietam
19 tháng 6 năm 1865: NGÀY GIẢI PHÓNG NÔ LỆ UNITED
STATES OF AMERICA (SAU KHI NỘI CHIẾN 1861-1865 CHẤM DỨT)
Also called Freedom Day, Jubilee Day, Cel-Liberation
Day, Emancipation Day
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ 1957
http://ngodinhdiem.net/01111963/ThichChanTue%C4%90HHue.html
NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM TRI ÂN
Viện Đại Học Huế
từ 1957
LM Cao Văn Luận, Viện Trưởng, đọc diễn văn
Luận lý học và Siêu hình học (1958)
Đạo đức học (1959)
Danh từ triết học (1959)
Henri Bergson (1961)
Bên giòng lịch sử (1971 – Hồi ký)
Nguyên Viện Trưởng Viện ĐH Huế, GS ĐH văn Khoa Sài Gòn
do tổ chức Những người bạn Mỹ của VN trao tặng
Thư viện ĐH Huế
Trước thư viện bây giờ có 1 quán cà phê.
Có làm thẻ đọc ở Thư viện mới này,
đến vài lần và không đến nữa vì không hiệu quả:
Trường ĐHSP, Viện ĐH Huế bây giờ, nằm song song với tòa nhà này,
ở giữa là đường Hùng Vương.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères
đường Lê Lợi, phía trước KS Morin Frères có từ thời thuộc địa,
hai tấm hình ghép lại để thấy toàn cảnh
nơi khởi đầu vụ Phật Giáo 1963 và làm tan rã Đệ Nhất Cộng Hòa
Ảnh hai căn nhà cạnh bờ sông trước đây là cư xá
dành cho gia đình các GS ở ĐH Huế
nay trở thành KHÁCH SẠN
GS Lê Thanh Minh Châu viếng thăm ĐH Bang Michigan 1958
Visit of Rev. Cao Van Luan & Prof. Le Thanh Minh Chau of the University of Hue
to Michigan State University, 1958
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
----- Forwarded Message -----
From: 'Dinh Tuong' dinhtuong@rocketmail.com via TVBQGVN <vbqgvn@googlegroups.com>
To: TVBQGVN <vbqgvn@googlegroups.com>; VNCH-net <vnch-net@googlegroups.com>; VN-net <vn-net@googlegroups.com>; CLB Tình Nghệ Sĩ <caulacbotinhnghesi@yahoo.com>; DĐ Tự Do Ngôn Luận <tudo_ngonluan@googlegroups.com>; Tin Tuc That <tintucthat@googlegroups.com>; Diễn Đàn Dân Tộc Việt <dantocviet@googlegroups.com>; DDTVBQGVN <truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com>; DĐ NƯỚC VIỆT <nuocviet@googlegroups.com>; DienDan TinTuc <diendan_tintuc@googlegroups.com>
Sent: Saturday, January 29, 2022, 12:35:05 a.m. EST
Subject: [tvbqgvn] Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tác giả: Nguyễn Hữu DuệKhi di cư từ miền Bắc, tôi là đại đội trưởng đại đội 4 - tiểu đoàn
52, sau được đổi về đại đội tổng hành dinh sư đoàn 32. Sư đoàn này sau đổi
thành sư đoàn 4 dã chiến, sau lại đổi tên là sư đoàn 7 Bộ binh.
Ngày mới từ Bắc vào, đơn vị đóng tại Quảng Ngãi, chưa có chiến trận gì, binh sĩ
chỉ lo sửa sang doanh trại, lau chùi vũ khí và học tập qua loa ngày mấy giờ,
nên vui vẻ lắm. Hơn nữa, giá sinh hoạt ở đây quá rẻ, 1 đồng 3 quả trứng, 4 hay
5 đồng một con gà nên anh em ai cũng thừa tiền.
Khi ấy, tổng tham mưu trưởng là trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Ông này nghịch với
thủ tướng Ngô Đình Diệm. Tư lệnh sư đoàn 32 là trung tá Nguyễn Hữu Có, cùng phe với
trung tướng Hinh. Binh sĩ hoang mang vô cùng, vì ngày nào cũng nghe đài phát
thanh Quân đội chỉ trích thủ tướng. Những binh sĩ ở ngoài Bắc vô, 90% là công
giáo và ai cũng ủng hộ thủ tướng Diệm, vì gia đình họ được Phủ tổng ủy di cư
giúp đỡ. Nhiều buổi học tập, anh em đều thắc mắc về tình trạng này.
Tôi bao giờ cũng khuyên anh em bình tĩnh và ca tụng thủ tướng, nên được anh em
có cảm tình.
Anh em thuộc đại đội tổng hành dinh sư đoàn, ở ngay bộ tư lệnh mà trung tá Có
là tư lệnh sư đoàn, và thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi là tham mưu trưởng. Trung tá Có
thường vắng mặt ở sư đoàn nên thiếu tá Nghi luôn luôn ở bộ tư lệnh. Ông là
người rất kỷ luật và tử tế, chắc ông biết là khi học tập anh em đều có thiện
cảm và kính trọng thủ tướng, nhưng ông không có thái độ gì, và vẫn quý mến
chúng tôi.
Binh sĩ vào ngày Chủ Nhật đi xem lễ ngồi đầy nhà thờ, và rất có trật tự, nên
được cha xứ hài lòng lắm. Mỗi lần đến thăm cha xứ, ông đều khen ngợi binh sĩ
hết lời, và nhiều lần mời tôi ăn cơm. Trong câu chuyện, ông ca ngợi thủ tướng
Diệm và ông tin rằng miền Nam sau này sẽ được độc lập, tự do và phồn thịnh. Ông
hỏi tôi nghĩ gì về thủ tướng, tôi cũng trả lời là tôi ủng hộ thủ tướng hết
mình, và rất mừng được di cư vào đây, cả họ nhà tôi đều di cư và được giúp đỡ
để định cư yên ổn. Ông kể cho tôi nghe về sự khổ sở của dân chúng ở đây dưới
thời cộng sản như thế nào, nhất là những người Công giáo: nhà thờ vắng lặng và
bị canh chừng chặt chẽ, cha không được đi đâu, vì bị theo dõi sát.
Thấy tôi ủng hộ thủ Tướng, ông mừng lắm. Nhiều lần đi Huế, ông đều rủ tôi đi
theo. Ý ông muốn đưa tôi vào thăm ông Ngô Đình Cẩn mà ông thường gọi là cậu
Cẩn. Tôi ngạc nhiên hỏi ông, sao gọi là cậu, vì ông Cẩn đã nhiều tuổi. Ông nói
ngoài này, các con quan khi còn nhỏ được người ta gọi là cậu. Ông Cẩn vì chưa
có vợ, người ta cứ quen gọi là cậu.
Tôi hứa với ông là sẽ đi đến thăm ông Cẩn sau. Khi ở Huế về, ông nói là ông có
thăm cậu Cẩn, kể cho cậu nghe về tôi, và cậu thích lắm. Cậu nói với cha là Cậu
muốn gặp các sĩ quan và hạ sĩ quan trẻ. Theo cậu, các sĩ quan cao cấp đều có
liên hệ với Tây nhiều, và hầu hết đều ủng hộ tướng Hinh. Cậu nói nếu tôi chưa
về Huế được, thì sẽ cho người liên lạc với tôi.
Quả nhiên độ một tuần sau, thiếu tá Nguyễn Văn Châu (sau lên trung tá, giám đốc nha
chiến tranh tâm lý) vào thăm tôi, mang cho tôi nhiều tài liệu nói về thân thế
và sự nghiệp của thủ tướng Diệm, kể cả những tin về trung tướng Hinh chống đối
thủ tướng như thế nào, và cả các giáo phái nữa.
Tôi quay ronéo các tài liệu này, cho phổ biến, không những ở đơn vị tôi, mà cho
cả các đơn vị bạn ở Quảng Ngãi nữa. Anh Châu vui mừng lắm, từ đó gửi tài liệu
đều cho tôi phổ biến.
Một hôm vào khoảng 10 giờ, một anh trung sĩ ở ban mật mã Truyền tin đến cho tôi
hay, có một công điện mật của trung tá Có ở Huế gửi về. Nội dung như sau:
Thủ tướng sẽ đến thăm Quảng Ngãi ngày gần đây chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh.
Tôi hoang mang vô cùng, tại sao công điện không nói rõ là chuẩn bị đón thủ
tướng, hay phản đối Thủ tướng. Tôi liền cho một hạ sĩ quan thân tín, ngay đêm
đó về Huế báo cho anh Châu hay. Ở Huế, anh Châu cũng được tin là đại tá Trương Văn
Xương, tư lệnh Quân khu II, cũng là người của trung tướng Hinh, có một phiên họp
với trung tá Có và mấy sĩ quan cao cấp, để lợi dụng khi thủ tướng đến Quảng
Ngãi, thì chất vấn và phản đối.
Thế là thủ tướng được đề nghị hủy bỏ chuyến đi thăm Quảng Ngãi. Chỉ đi thăm Qui
Nhơn, rồi về Sài Gòn.
Sau đó ít lâu, trung tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng được thay thế bởi thiếu tướng Lê Văn
Tỵ. Trung tá Có cũng rời sư đoàn để đại tá Dương Quý Phan thay thế, và
trung tá Hoàng Văn Lạc làm tham mưu trưởng, để lo tiếp thu phần còn lại của
tỉnh Quảng Ngãi về phía Nam giáp đến Qui Nhơn. Bộ tư lệnh sư đoàn tiền phương
ra đóng tại sông Vệ, và hậu cứ vẫn đóng tại thị xã Quảng Ngãi. Tôi là chỉ huy
trưởng hậu cứ sư đoàn.
Đài Quân đội cũng chấm dứt việc đả kích thủ tướng. Anh em binh sĩ vô cùng mừng
rỡ, càng ủng hộ thủ tướng hơn. Khi thủ tướng gặp khó khăn với quân Bình Xuyên,
tôi và trung úy Trần Văn Minh bàn nhau trình với tư lệnh sư đoàn
đánh điện ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi lên gặp đại tá Phan khoảng 9 giờ
tối ở bộ tư lệnh tiền phương, tại xe ngủ của ông (ngày ấy bộ tư lệnh làm việc
và ngủ ngay tại lều, riêng tư lệnh ngủ trên xe được cải biến thành phòng ngủ).
Chúng tôi trình ý kiến, được ông chấp thuận ngay, và bảo: thì hai trung úy thảo
ngay công điện hộ tôi. Tôi nhớ đại ý công điện như sau:
Toàn thể quân nhân thuộc sư đoàn 32 rất bất mãn về hành động gây hấn của quân
Bình Xuyên, kính xin thiếu tướng tổng tham mưu trưởng chấp thuận cho sư đoàn 32
về dẹp loạn Bình Xuyên. Toàn thể sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Sư đoàn 32
nguyện hết lòng trung thành với thủ tướng Ngô Đình Diệm
Công điện được gửi về bộ tổng tham mưu ngay đêm ấy, ngày hôm sau được đọc trên
đài phát thanh.
Thiếu tướng Tỵ, tổng tham mưu trưởng đánh điện khen sư đoàn và nói thủ tướng
rất hài lòng. Sau đó, sư đoàn 31 của đại tá Tôn Thất Đính, và các tiểu khu ở quân khu II đều
theo sư đoàn 32 đánh điện về ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi được đại tá tư
lệnh sư đoàn gọi lên khen và cám ơn.
Sau khi tiếp thu xong, Sư đoàn lại được đổi tên là sư đoàn 4 và đại tá
Tôn Thất Xứng làm tư lệnh sư đoàn, thay thế đại tá Dương Quý Phan về coi Quân
trấn Sài Gòn.
Bộ tư lệnh sư đoàn được di chuyển về Biên Hòa, đóng tại nhà Dù. Bộ chỉ huy
trung đoàn 10 và 11 đóng tại Tam Hiệp, trung đoàn 12 đóng tại Bà Rịa.
Trước khi di chuyển vào Nam, bộ tư lệnh sư đoàn 4 đóng tại Đà Nẵng cả mấy
tháng, để sắp xếp và đợi tàu. Trong thời gian này, vì chẳng bận rộn lắm nên
những đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh, nhất là Đại đội Công binh, giúp dân chúng
sửa đường làm cầu. Binh sĩ rất có kỷ luật nên được dân chúng quý mến lắm.
Có hạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, là đả tự viên ở văn phòng, một hôm xin tôi lãnh
lương trước, để có tiền gửi cho em mới di cư từ Bắc vào cần tiền mua tự điển và
sách vở. Tôi xui anh Sao không viết thư xin thiếu tướng Tỵ xem, cứ kể rõ hoàn
cảnh, thử xem ông có thương anh em không. Thế là tôi giúp anh ta thảo một thư
xin đứng tên hạ sĩ Hùng. Độ 3 tuần sau, sư đoàn nhận được một công điện gọi hạ
sĩ Hùng lên trình diện đại tá tư lệnh Quân khu. Anh em trong đơn vị ai cũng
ngạc nhiên, riêng tôi và Hùng biết là thư có kết quả.
Hạ sĩ Hùng được đại tá tư lệnh trao lại quà của thiếu tướng tổng tham mưu
trưởng, gồm 2 cuốn tự điển, một viết máy Pilot và nhiều tập vở. Sau đó đại tá
còn cho đương sự thêm 15 ngày phép để về thăm em.
Từ đó, anh em ai cũng thích thú về cử chỉ của vị tân tổng tham mưu trưởng Quân
lực Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt ở Đà Nẵng, tôi được dự buổi ra mắt phong trào
Cách mạng quốc gia, có ông cố vấn Ngô Đình Cẩn tham dự. Ông mặc áo dài đen, đầu
đội khăn đóng, cử chỉ rất khiêm tốn khi được giới thiệu. Sau buổi ra mắt là vở
kịch thơ Về Hồ, nói về tâm trạng của Hồ Quý Ly tại sao phải đứng dậy truất phế
nhà Trần. Tôi nhớ trong vở kịch có câu thơ do Hồ Quý Ly nói: Vua không ra vua
mà quan chẳng ra quan, nên ta buộc lòng phải hô phế đế. Lúc đó ông Ngô Đình
Diệm còn làm thủ tướng và ông Bảo Đại làm quốc trưởng. Sau vào Nam có cuộc bỏ
phiếu truất phế Bảo Đại, tôi lại nhớ đến vở kịch Về Hồ đã được xem khi ở Đà
Nẵng.
Ngày ở ngoài trung, tôi được gặp ông Cẩn nhiều lần. Ông tiếp tôi rất ân cần và
thân mật, ông coi tôi là cán bộ nòng cốt của ông và thường gọi tôi là chú. Khi
chào ông để vào Nam ông còn mời tôi và anh em uống bia và dặn tôi cần gì ở ông
cứ liên lạc với ông. Đặc biệt ông tiếp tôi và anh em ở nhà khách, nhà gỗ lợp
tranh có bộ tràng kỷ rất sơ sài. Sau này, khi tôi đã về phủ tổng thống, năm
1963 đại diện anh em ra chúc tết, ông vẫn tiếp tôi ở ngôi nhà sơ sài đó. Có một
chi tiết khiến tôi cảm động, được bầy tỏ qua thái độ ân cần ông dành cho tôi.
Tết năm ấy, tôi đem một bó hoa vào chúc tết. Khi tôi đến phòng đợi, có thiếu tướng Lê Văn
Nghiêm, tư lệnh quân khu I và ông đại biểu chính phủ miền trung đã đợi từ trước ở
đó. Được vị sĩ quan tùy viên của ông mời vào trước, tôi vội nói: anh mời thiếu
tướng và ông đại biểu vào trước. Anh sĩ quan tùy viên lúng túng thưa, tôi có
trình nhưng cậu dạy mời thiếu tá. Tôi không chịu, nhưng thiếu tướng Nghiêm bảo:
Duệ vào trước đi, chắc ông cần gặp toi để dặn công việc, vậy toi cứ vào. Gặp
ông tôi mừng lắm. Ông trách sao lâu quá tôi không ra thăm ông. Ông vẫn nhớ
truyện ngày tôi ở Quảng Ngãi đã hoạt động giúp ông và vẫn gọi tôi là chú. Mẹ
tôi bị đau bại một cánh tay, có người mách nếu được cao hổ cốt thật mà uống thế
nào cũng đỡ. Biết ông có cao tốt cho cụ cố dùng, tôi nhắn ra xin và ông gửi
ngay cho 5 lạng, mẹ tôi uống có hơn 2 lạng đã khỏi. Tôi thấy ông đối với cán bộ
của ông thật chân tình nên ai gặp cũng quý mến, trái hẳn với những tin đồn nói
ông hách dịch quan liêu. Sau đảo chánh, người ta gọi ông là Út Trầu vì ông hay
ăn trầu. Nhưng ông không phải là con út, ông Ngô Đình Luyện mới là con út.
Khi đóng tại nhà Dù Biên Hòa, ngay cạnh quốc lộ 1, vào một buổi sáng Chủ nhật,
tôi vừa ăn sáng xong thì thấy ngoài đồn canh nhốn nháo, ồn ào. Tôi vội chạy ra
xem, thấy đại tướng tổng Tham mưu trưởng đang nói chuyện với đại tá tư lệnh
sư đoàn bằng điện thoại của đồn canh, và binh sĩ đang hối hả động súng để sắp
hàng chào. Tôi chào đại tướng, và đứng cạnh khi ông đang nói chuyện với đại tá
Tư lệnh.
- Xứng hả, đại tướng Tỵ đây. Sao mày không dạy bảo lính của mày vậy cà? Tao đi
qua đây bao nhiêu lần mà lính gác gặp tao cũng không chào nữa.
Không biết đại tá Xứng bên kia đầu dây trả lời ra sao, chỉ nghe ông nói:
- Thôi được, kỳ tới phải dạy tụi nó.
Nói rồi ông gác máy, quay lại nhìn tôi:
- Đại úy tên gì ?
- Dạ thưa đại tướng, tôi là đại úy Duệ, chỉ huy tổng hành dinh sư đoàn 4.
- Tao đi qua đây nhiều lần mà lính gác thấy tao chẳng bao giờ chào cả.
- Dạ thưa đại tướng, anh em mới đổi từ miền Trung vào nên ít người nhận ra đại
tướng. Xin đại tướng tha lỗi. Tôi sẽ nhắc anh em phải chào kính trong những
buổi học tập.
Thế là ông cười vui vẻ ngay và bảo:
- Thôi được, phải dạy tụi nó, rồi ông hỏi lại tôi Vậy chứ hôm nay Chủ nhật anh
không đi chơi à ?
- Dạ tôi là sĩ quan trực của sư đoàn.
Khi ông về, lính canh đã sẵn dàn chào, ông vui vẻ lên xe. Vì ông có đồn điền cà
phê ở Long Khánh nên ngày nghỉ hay lên thăm. Ông thường đi xe số ẩn tế, mặc áo
kaki và quần trận, đội chapeau de Brousse nên anh em không biết là đại tướng.
Sau tôi vào điếm canh, anh em sợ bị la nên phân trần là ngay khi ông vào điếm
canh, anh em cũng không biết ông là ai. Ông hỏi thằng nào là điếm trưởng trung
sĩ điếm trưởng trả lời Tôi đây, ông là ai? Gọi dây cho tao nói chuyện với thằng
Xứng coi, tao là đại tướng tham mưu trưởng đây. Điếm trưởng hoảng hồn, hô vào
hàng phắc lính canh đứng dậy nghiêm trang. Ông cầm điện thoại và cũng bảo tổng
đài - Gọi cho tao nói chuyện với thằng Xứng coi. Tổng đài sau báo cáo với tôi,
tưởng ai đùa nên la Thôi đừng dỡn cha nội, đụng đến ông thất sừng là ăn củ đó
(anh em vẫn đùa gọi đại tá Tôn Thất Xứng là ông Thất Sừng). Ông cũng phì cười,
và bảo Tao mà đùa à, gọi ngay. Điếm trưởng phải cầm điện thoại bảo tổng đài
đúng là đại tướng đó.
Từ đó, mỗi sáng Chủ nhật, đồn canh phải cắt một binh sĩ có nhiệm vụ đứng xa độ
300 thước, để đón xe đại tướng. Trong này phải giá súng sẵn, khi nghe tiếng còi
báo hiệu là tức khắc dàn chào.
Buồn cười nhất là trong sổ gác có mục ghi - binh sĩ X... Gác đại tướng. Tôi đọc
cũng thấy buồn cười, nhưng không sửa, để làm kỷ niệm, vì sổ gác chỉ trình tôi
đọc hàng ngày mà thôi. Chắc là đơn vị ở cầu Bình Lợi cũng bị la như vậy, nên có
lần suýt xẩy ra tai nạn. Một hôm xe đại tướng tới cầu, thì xe lửa cũng sắp đến.
Thấy xe đại tướng đến, lính gác sợ quá, vội mở ngay cần chắn xe để xe đại tướng
đi. Cùng lúc ấy, xe hỏa chợt đến, thế là xe đại tướng chạy trước, xe hỏa chạy
sau. Tài xế sợ muốn chết, may anh cận vệ nhảy xuống lề, mở cây chắn xe bên kia,
nên xe đại tướng chạy qua được an toàn.
Một năm vào ngày Tết, phái đoàn sư đoàn 7 do đại tá Huỳnh Văn Cao hướng dẫn (tôi
cũng ở trong phái đoàn) lên chúc tết đại tướng. Ông tiếp rất niềm nở, và kể cho
tụi tôi nghe chuyện xẩy ra vào ngày đảo chánh 11 tháng 11 năm 1960. Hôm ấy ông bị
trung tá Vương Văn Đông vào văn phòng ép, nhưng ông vẫn không chịu theo phe đảo
chánh, và nói chỉ nhận lệnh của tổng thống mà thôi. Khi ra ngoài, tôi gặp đại
tá Nguyễn Hữu Có, là tư lệnh Quân khu I, cũng đến chúc tết đại tướng. Thấy tụi
tôi mang hoa, còn ông thì đi tay không, ông vồ lấy bó hoa mà phái đoàn sư đoàn
7 mang đến, rồi cầm vào chúc tết.
Trước ngày đảo chánh, các tướng lãnh và sĩ quan như tụi tôi đối xử với nhau như
anh em. Tôi nhớ ngày ở Mỹ Tho, làm trung đoàn trưởng trung đoàn 12, tôi lên
chúc tết đại tá Cao, sau đó xin phép ông về Sài Gòn thăm cha mẹ tôi. Ông cho
tôi chai rượu và hộp bánh, nói để tặng cha mẹ tôi, trong khi tôi đến chúc tết
ông tay không. Ông còn đặc biệt cho tôi ở lại Sài Gòn đến mai mới về.
Ở trung đoàn tôi có trung úy Loan được đi học tham mưu ở trường đại học Quân sự
ở Sài Gòn. Một hôm, trong khi ngồi trên xe GMC đi học, anh em nói chuyện huyên
thuyên, và anh Loan nói câu nhất vợ nhì trời. Anh bạn ngồi cạnh hỏi thế thứ ba
là ai ? Anh buột miệng trả lời thứ ba là Ngô tổng thống, anh em cười vang. Thế là nha An
ninh gửi công văn về cho tôi để theo dõi, và yêu cầu không cho đương sự giữ
nhiệm vụ gì quan trọng, không được làm ở bộ tham mưu như đương sự đi học. Tôi
làm một văn thư lên Bộ Tổng tham mưu, trình bày đương sự là một sĩ quan có kỷ
luật, và khi đương sự thốt ra câu ấy cũng chả có gì là vô phép, xin đại tướng
xét lại. Đại tướng cũng đồng ý.
Đại tướng gặp tụi nhỏ, hay các sĩ quan cao cấp, đều vui vẻ và mày tao một cách
tự nhiên, vì ông là người cao tuổi và cấp bậc lớn, nên coi mọi người như em út
của ông. Ai mà ông gọi bằng cấp bậc một cách nghiêm trang, là ông buồn người
đó.
Tết năm 1963, phái đoàn tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đến chúc tết tổng thống,
tôi cũng được ở trong phái đoàn. Khi tổng thống vào phòng, có vị tướng nào đội
lộn mũ của đại tướng, ông gọi tôi và bảo: "Duệ, mày xem thằng tướng nào
dám đội mũ của tao".
ông vừa nói vừa cười, và nói thêm:
"Chắc thằng này muốn thay tao quá."
Vì đại tướng chưa về, nên chưa ai dám về. Tôi phải đi gặp từng vị tướng, để xem
lại mũ. Người đội nhầm mũ, là trung tướng Dương Văn Minh. Tôi xin đổi lại mũ, và ông nói:
- Ừ, moi đội hơi rộng.
Sau khi phái đoàn tướng tá chúc tết ra về, đại úy Hoàn, sĩ quan tùy viên vẫy
tôi, và chỉ vào phòng tổng thống. Tôi ghé xem, thấy trung tướng Lễ, thiếu tướng
Đính, đại tá Mậu, trung tá Hùng, và thiếu tá Xích (tỉnh trưởng Gia Định), đang
quỳ một dọc trước bàn của tổng thống. Các vị này nhân danh là con cháu
trong nhà, chúc tết riêng một lần nữa.
Hoàn nói với tôi: "Anh xem chả có tư cách gì, mặc quân phục
mà quỳ trông chướng quá".
Tôi cũng nói: "Mấy ông này đặt ông cụ vào chuyện đã rồi, vì tôi nghĩ ông cụ đâu có
thích chuyện này".
Ngày 1-11-63 các ông Lễ, Đính, Mậu là những người đầu não trong bộ tham mưu đảo
chính, và chính ông Lễ đã xui trung tướng Dương Văn Minh là Nhổ cỏ phải nhổ cả
rễ theo như đại tá Nguyễn Văn Quan, phụ tá của tướng Minh kể với tôi.
Vào tháng 7-1963, đại tướng bị ung thư phổi. Ngày đó, việc chữa trị ung thư ở
Việt Nam chưa tốt lắm, tổng thống phải liên lạc nhờ tòa đại sứ Mỹ lo liệu, để
chở đại tướng sang Mỹ chữa trị.
Hôm đại tướng đến chào tổng thống để xuất ngoại, chính tổng thống ra lệnh cho
đội danh dự dàn chào, và tiếp đại tướng lâu lắm. Đó là ngoại lệ, thường thì đại
tướng đến gặp tổng thống hay phó tổng thống cùng các bộ trưởng, chưa có vị nào
được đơn vị dàn chào. Thiếu tá Cao Tiêu làm ở văn phòng đại tướng (sau là đại
tá Cao Tiêu, cục trưởng cục tâm lý chiến) kể với tôi đại tướng về kể lại:
"Ông được tổng thống đón rất trang trọng, và hai người ôn lại chuyện xưa.
Đặc biệt, tổng thống nói, đại tướng không còn mẹ già như tổng thống, mà ông thì
vì trọng trách ít có dịp về thăm mẹ nên ông mong sớm được về hưu để phụng dưỡng
mẹ già. Ông tháo chuỗi tràng hạt mà ông đang đeo đưa tặng đại tướng, mong đại
tướng chóng bình phục để về tiếp tục lo cho quân đội". Ông nói chỉ đặt
chức quyền tổng tham mưu trưởng mà thôi, ý muốn để đại tướng rõ là ông vẫn mong
đại tướng về lại chức vụ cũ. Anh Tiêu nói đại tướng rất cảm động về cử chỉ của
tổng thống (Đại tá Tiêu hiện ở Orange County, California).
Đặc biệt có một cử chỉ tôi chưa hề thấy bao giờ, là khi đại tướng ra về, tổng
thống tiễn chân đại tướng ra đến tận xe, bắt tay đại tướng, đợi khi đại tướng
lên xe, ông còn cúi đầu chào trước khi xe lăn bánh. Khi trở lại văn phòng, ông
có vẻ buồn rầu.
Đại tướng chữa bệnh ở Mỹ lúc đảo chính xảy ra. Sau một thời gian ông về lại, vì
bịnh tình không thuyên giảm. Đại tá Trần Vĩnh Đắt là phụ tá của trung tướng
Trung, tổng cục trưởng tổng cục Chiến tranh chính trị đặc trách về tù binh, kể
với tôi: "Khi đại tướng về, đại tá ra đón, sau luôn đến thăm ông, và ông
rất đau xót về việc các tướng lãnh đã giết tổng thống. Ông nói: "Mấy thằng
tướng này làm sao lãnh tụ được mà cũng đòi... có thằng nào chịu phục thằng nào
đâu. Tụi nó giết ông cụ thì sau này tụi nó sẽ hối hận. Tìm đâu được người yêu
nước và can đảm như ông Diệm, nghĩ đến ông tao muốn khóc".
Đại tướng còn lôi ở trong cổ ra chuỗi tràng hạt do tổng thống tặng, mà ông luôn
để trong người (đại tá Đắt đã chết ở Việt Nam).
Đại tướng được vinh thăng thống tướng (5 sao), vị thống tướng duy nhất của quân
đội Việt Nam Cộng Hòa, trước khi từ trần vào cuối tháng 10-1964. Nghe nói khi
mai táng, gia đình đã chôn theo đại tướng cỗ tràng hạt mà tổng thống đã tặng.
Nguồn: Email