Saturday 18 November 2023
https://phtq-canada.blogspot.com/2023/11/chuyen-gi-roi-cung-qua.html
Chuyện gì rồi cũng qua.
Hơn thua phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Không còn người với ta.
Chuyện gì rồi cũng qua.
Đấu tranh phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Lẵng lặng mọi chuyện xa.
https://ongvove.wordpress.com/2011/12/08/ngo-dinh-lệ-thuỷ-hồng-nhan-mệnh-yểu/
Ngô Đình Lệ Thủy, Hồng Nhan Mệnh Yểu
Hình ảnh của bà Trần Lệ Xuân – Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa Một Thời
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 và mất năm 2011, được mọi người gọi tắt bà Nhu (gọi theo tên chồng bà là Ngô Đình Nhu, ông là em trai và cũng là cố vấn cấp cao thân cận nhất với tổng thống Ngô Đình Diệm). Vì tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà Trần Lệ Xuân được coi là Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa.
Thuở sinh thời bà cũng có nhiều công lao đối với việc thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người dân trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó bà cũng bị người đời ghét bỏ vì những hành động và phát ngôn mang tính chất độc tài của bà. Từ ngày được gả vào nhà họ Ngô, bà bị dư luận cho rằng bản thân đang cậy thế nhà họ Ngô mà lộng hành. Bởi vì các em trai và em dâu của tổng thống Ngô Đình Diệm như Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện đều tham gia vào chính trị nên bộ máy chính quyền của nhà nước được xem là gia đình độc đoán.
Gia cảnh của bà Trần Lệ Xuân cũng khá đặc biệt. Cha của bà là ông Trần Văn Chương, là một vị luật sư có tài. sau này ông được cử sang Mỹ làm đại sứ chính quyền Sài Gòn dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuối tháng 7/1986, ông bị chính con trai của mình làm Trần Văn Khiêm sát hại tại nhà riêng ở Washington D.C, Mỹ. Tuy nhiên đứa con trai được nhận định là bị bệnh tâm thần nên cuối cùng hắn đã được thả và bị chính phủ Mỹ đưa sang Pháp, hắn ta không được ở lại Mỹ. Tuy nhiên có một điều lạ lùng là khi sang Pháp thì tâm trí tên Trần Văn Khiêm này lại rất bình thường. Người ta nghi ngờ rằng đằng sau vụ án này có uẩn khúc gì đó.
Gia đình của bà Trần Lệ Xuân vốn dĩ theo đạo Phật. Bà được cho theo học tại trường Albert Sarraut ở Pháp và đỗ tú tài. Sau này bà trở về nước và đến năm 1943 bà đã kết hôn với cậu con trai thứ 6 của nhà họ Ngô Đình là ông Ngô Đình Nhu. Sau khi lấy chồng, bà đã từ bỏ đạo Phật của mình và chuyển sang đạo công giáo, bởi vì dù sao trước kia bà cũng đã được học ở trường dòng và không tin vào Phật pháp hay luật nhân quả.
Gia tộc họ Ngô Đình cũng rất xem trọng và kính nể người em dâu sắc sảo, nói là làm. Trong gia đình thì ông Ngô Đình Nhu cũng nhường vợ của mình nên bà được xem là “cậy thế làm tới”. Thậm chí người đời còn nói rằng chính cái sự lộng hành cùng sự độc tài của nhà họ Ngô mới khiến dòng tộc của ông Ngô Đình Diệm càng sớm bị lụi tàn.
Cuộc đời bi thảm của 2 đứa con gái bà Trần Lệ Xuân
Bà Trần Lệ Xuân có với ông Ngô Đình Nhu được 4 người con là Ngô Đình Lệ Thủy, Ngô Đình Lệ Quyên, Ngô Đình Trác và Ngô Đình Quỳnh. Sau này hai đứa con gái của bà mất đi nhưng cái chết của họ lại vô cùng bi thảm. Vào tháng 10/1963, nhắm thấy chính quyền Ngô Đình Diệm không còn chỗ đứng, bà cùng đứa con gái lớn của mình là Ngô Đình Lệ Thủy đến Mỹ để trú ẩn. Quả nhiên đến ngày 1/11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tổng thống Ngô Đình Diệm, phu quân Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Đến ngày 15/11/1963 hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân phải rời khỏi Los Angeles. Sau khi nghe tin anh em bên gia đình chồng chết không lâu, bà lại nghe hung tin mẹ chồng qua đời tại Huế. 4 năm sau đó, con gái cưng nhất của bà cũng bị mất do tai nạn.
Chuyện đứa con gái đầu lòng của bà bị tai nạn giao thông đã được ghi lại như sau. Vào ngày 12/4/1967, cô con gái Ngô Đình Lệ Thủy bị tai nạn xe hơi khi đang lái chiếc Peugeot 404 tại làng Longjumesu, Pháp. Lệ Thủy khi đó đang học năm 3 trường Y khoa. Vốn hợp tính với mẹ nên bà Lê Xuân rất cưng chiều cô con gái này. Nhưng rồi bà ngã khuỵu và ngất xỉu ngay tại chỗ khi nghe tin con gái mà bà thương yêu nhất mất vào đêm 12/4/1967. Cuộc đời của bà dường như mất đi tất cả người thân, chỉ đành cùng con của mình chuyển đến Rome để sinh sống. Tại đây bà được sự giúp đỡ của giám mục Ngô Đình Thục (anh trai của Ngô Đình Nhu) giúp đỡ. Trong khi em trai chồng là Ngô Đình Cẩn không thích cô chị dâu này thì người anh trai là ông Ngô Đình Thục là người thông cảm với số phận của cô em dâu. Có người nói rằng chính ông cũng là người đã lo chi phí ăn ở và giúp 3 người con còn lại của bà học hành đàng hoàng. Nhưng sau này bà Trần Lệ Xuân cũng chứng kiến cái chết của người anh chồng tốt bụng này. Một thời gian tiếp theo bà còn nghe tin về cái chết của cha mẹ mình bị chính người em ruột giết chết ở Washington D.C, Mỹ. Đến năm 1990, người em trai chồng Ngô Đình Luyện cũng ra đi. Cũng không thể nào phủ nhận rằng bà Trần Lệ Xuân có số phận khá long đong cùng sự đau khố tột cùng khi bản thân lần lượt phải nghe tên cái chết của nhiều người thân thuộc đến như vậy.
Thế nhưng may mắn rằng 3 đứa con còn lại của bà đều học hành đến nơi đến chốn. Đứa con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp ngành kỹ sư canh nông và cũng yên bề gia thất khi kết hôn với người vợ Italia và có với nhau 4 người con; Con trai thứ hai của bà là Ngô Đình Quỳnh tốt nghiệp trường ESEC là trường đào tạo chuyên gia tài chính; Còn đứa con gái út thì trở thành Tiến sĩ Luật sau khi học xong trường Đại học Rome. Những tưởng cuộc đời như thế cũng xem như là an ủi với bà Trần Lệ Xuân. Nhưng thật không may khi đứa con gái út của bà là Ngô Đình Lệ Quyên cũng mất vì tai nạn xe ở xa lộ Roma Uno của Ý.
Phát ngôn “đáng sợ” của bà Trần Lệ Xuân trong vụ tự thiêu Thích Quảng Đức
Vào ngày 11/6/1963 tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3), hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng và tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Hình ảnh hòa thượng trong ngọn lửa mang lại sự xúc động trong lòng của nhiều người. Tuy nhiên bà Trần Lệ Xuân đã có những phát ngôn cay đắng về sự việc trên và gọi chuyện tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức là “phản bội Phật tính”. Thậm chí bà còn nói rằng: “Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay”. Thậm chí bà còn dùng những từ như “họ dùng xăng ngoại nhập” hay “buổi trình diễn thịt nướng”, bà còn “cho thêm xăng dầu” nếu ai thiếu và bà “thách mấy ông sư tự thiêu thêm mười lần nữa”. Sau vụ việc này, chính quyền Mỹ đã nói với tổng thống Ngô Đình Diệm nên đi gặp các lãnh tụ Phật giáo thì mới có thể khiến chuyện này được êm xuôi. Khi biết tin, bà Nhu đã cười và chê trách ông Diệm hèn nhát và yếu mềm.
Nhận thấy rằng sự việc đã đi quá xa, ông Ngô Đình Diệm đã viết thư cho bà Trần Lệ Xuân và yêu cầu bà không được có bất kì phát ngôn nào sự việc đó nữa. Nhưng khi tham gia cuộc phỏng vấn sau đó bà Nhu vẫn liến thoắng vui vẻ như một cô nữ sinh vừa đi nhảy đầm về.
Ngay sau đó cha ruột của bà Trần Lệ Xuân đã từ chức để phản đối việc con gái mình đàn áp Phật giáo. Ông Ngô Đình Nhu đã tỏ rõ thái độ giận dữ trên phương tiện truyền thông với cha vợ của mình rằng “sẽ cắt đầu lão ta” và “treo lão ta ở giữa quảng trường”,…
Bà Trần Lệ Xuân còn phát biểu bảo vệ chế độ Sài Gòn ở các trường Đại học trong chuyến đi sang Mỹ bằng những lời lẽ như “Hoa Kỳ còn đê tiện hơn nhiều”, “các cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam là những tên mê gái”,… Xem ra chuyến đi này không hề giúp ích được gì cho gia đình nhà chồng của bà mà còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi công ty PR Madison cũng phải chấm dứt hợp đồng quảng bá hình ảnh của Ngô Đình Diệm vì những phát ngôn ngông cuồng của bà ở Mỹ không thể cứu vãn nổi hình ảnh của tổng thống Ngô Đình Diệm nữa.
Chưa dừng lại ở đó, bà Trần Lệ Xuân còn bị người dân chê trách khi cho xây bức tượng Hai Bà Trưng nhưng lại có khuôn mặt y hệt hai mẹ con bà: Trần Lệ Xuân và Trần Đình Lệ Thủy. Nhà thơ Đông Hồ đã từng làm bài thơ về bức tượng ấy với nội dung châm biếm gay gắt mang tên “Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng”. Nội dung đó được người dân truyền tai nhau và ai sống trong thời gian đó đề biết đến bài thơ này.
Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng
Tóc uốn lưng eo kiểu lố lăng
Đón gió lại qua người ưỡn ẹo
Chờ chim Nam Bắc dáng tung tăng
Khuynh thành mặt đó y con ả
Điêu khắc tay ai khéo cái thằng
Chót vót đứng cao càng ngã nặng
Có ngày gãy cổ đứt ngang lưng
Đây một hình xưa nhục nước non
Thay hai hình mới đứng thon von
Mình ni lông xát lưng eo thắt
Ngực xu chiêng nâng vú nở tròn
Tưởng đứng hiên ngang em với chị
Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con
Dòng sông Bến Nghé, dòng sông Hát
Lưu xú lưu phương tiếng để còn
Sự việc bà Trần Lệ Xuân cho xây bức tượng đài đã tạo nên một làn sóng giận dữ cực mạnh đến nỗi vào ngày 2/11/193, ngay sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, người ta đã dùng một sợi dây sắt với một chiếc tàu thủy để đánh sập bức tượng này. Tiếp đó họ còn dùng xích lô máy chở tượng có mặt bà để đi diễn hành khắp phố.
Những việc tích cực mà bà Trần Lệ Xuân làm được
Tuy rằng những việc làm của bà Trần Lệ Xuân vô cùng độc tài, thế nhưng không thể phủ nhận rằng bà lúc còn sống, bà vẫn còn làm được một số việc có ích. Chẳng hạn như đối với sự việc Thích Quảng Đức tự thiêu, ngày 30/10/1996 bà Trần Lệ Xuân đã lên tiếng xin lỗi các Phật tử và cố hòa thượng Thích Quảng Đức về những hành động của mình cách đây vài năm trước. Trước đó vào năm 1980, bà Trần Lệ Xuân đã nói người con trai của mình là Ngô Đình Trác đi tìm gặp Hòa thượng Thích Mãn Giác để xin thầy cầu siêu cho thân phụ và thân mẫu, đồng thời cầu an cho gia đình của mình trong ngày lễ Vu Lan.
Khi còn làm việc dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, bà Trần Lệ Xuân đã phản đối việc nạo thai, ngoại tình, đấm bốc,… Bà cũng là người ủng hộ việc đóng cửa các nhà chứa và những nơi buôn bán thuốc phiện. Đồng thời bà Trần Lệ Xuân là người khởi xướng chiếc áo dài cổ thuyền khoét sâu và sau này mọi người gọi đó là áo dài bà Nhu. Tuy rằng việc khởi xướng áo dài cổ thuyền bị các nhà cổ học lên tiếng phản đối nhưng sau này nó vẫn trở thành xu hướng thời trang mới của áo dài. Bầ còn góp phần vào việc trồng cây gỗ quý hiếm khi có người nói rằng những rừng cây Giá Tỵ có giá trị lên đến 1500 USD/m3 trồng ở vùng Định Quán, Đồng Nai do bà đem đến trồng tại đây.
Sau đây là những hình ảnh của bà Trần Lệ Xuân – Cựu Đệ Nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa một thời.
Related Posts:
- Cùng ngắm nhìn những bức ảnh sống động về Sài Gòn năm 1970 qua ống kính của Artzkat
- Lý giải nét đặc trưng bốn quận nổi tiếng Sài Gòn xưa, qua câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, trấn lột quận 4”
- Nghĩa An Hội Quán (miếu Quan Đế) – Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bậc ở khu phố người Hoa Sài Gòn
- Khám phá Hòn Ngọc Viễn Đông những năm 1970 – 1971 qua 120 bức ảnh tuyệt đẹp của Sandy1618 – Phần 2