TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 10 December 2023

SAIGON XƯA

https://phtq-canada.blogspot.com/2023/12/saigon-xua.html

Người Lính Già Tqlc

SAIGON Horse Cart - Xe Bò - Xe Ngựa - Xe Thổ Mộ ngày xưa.

Một thời Xe ngựa tại Saigon Xưa, ngày xưa nghề đánh xe ngựa có hai thời kỳ lên hương, thời kỳ đầu vào những năm 40 cho tới 1960, thời kỳ thứ hai sau khi cộng sản xâm chiếm miền nam năm 75, và vào những năm 1976 - 1978 (lúc này xăng còn hiếm).

Không biết ai đã chế ra chiếc xe ngựa độc đáo này, nó xuất hiện trong thành phố Saigon và những vùng quê lân cận từ thập niên 40. Hồi đó lính biện chà, lính Tây kêu xe đó là boite d'allumettes (xe hộp quẹt) hay bình dân hơn họ cũng gọi là xe "tac a tac", người mình kêu nó là xe thổ mộ vì cái thùng liền với cái mui cong cong giống như một cái mả đất. Nhưng nguồn gốc tên xe thổ mộ này cũng không được nhiều người đồng thuận, có một giả thuyết khác là tên gọi thổ mộ xuất phát từ tiếng Quảng Đông "xe độc mả" người Tàu đọc là thu ma rồi bà con mình gọi trại ra là thổ mộ.

Xe ngựa còn gọi là xe thổ mộ, dùng để chở người đi lại trong vùng hay vận chuyển hàng rau cải từ những vùng quê lên Saigon. Mỗi khi có việc đi lại trong vùng, đi mua sắm, thăm viếng, cưới xin, người ta đều chọn phương tiện xe ngựa vì tính tiện lợi của nó. Thời điểm lúc bấy giờ, xe ngựa vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi bởi người ta có thể lên xuống bất kỳ chỗ nào.

Xe thổ mộ có thùng (khoang chứa người) dài 1,18m, chiều cao 1m bằng gỗ mít, phía trên chia làm ba ô cửa sổ, chiều ngang thùng xe 0,85m đặt chồng lên hai gọng dài 2,7m (từ cuối thùng đến đầu gọng) vít cứng trên bộ nhíp thép bốn lá (bốn trên bốn dưới) hình trái khế (ô-van) tạo đàn hồi nâng thùng xe thăng bằng khi xe chạy, cặp vào một thanh ví bằng thép, hai đầu trui đến độ thép xanh luồn vào hai ổ trục (không dùng bạc đạn). Hai bánh (mỗi bánh 12 căm) bằng gỗ giáng hương tiện khá sắc sảo, ngoài cùng bọc lòng máng (niềng bằng sắt) để tròng lớp vỏ cao su cắt ra từ vỏ xe tải xe hơi, nối hai đầu cao su bằng một cọng kẽm cứng. Một bộ yên lưng bằng da có hai quai lồng vào hai gọng đặt hai bên vai ngựa. Sợi yên lưng xuôi trên sống lưng ngựa và lồng vào đuôi (để khi xuống dốc ngựa ghìm chiếc xe lại), ngoài ra có dây bụng mắc vào dưới bộ yên lưng có tác dụng nâng ngựa khi xe chạy, xà ích đôi khi nhờ khách ngồi dịch lên trên hoặc lùi xuống chút là để cho ngựa không bị sức nặng đè vai hoặc bó chặt ngực khó chạy.

Bên trong thùng xe, khách ngồi trên chiếc chiếu bông đâu mặt nhau, chân co về một phía, guốc dép máng ở hai cọc sắt phía sau hai góc thùng, ít người thì khách ngồi thòng chân ở phía có bàn đạp lên, xuống dễ dàng. Phía đầu thùng xe hai bên là cặp tai đèn. Hai cái vè chở hàng (porte bagage) bằng gỗ bề ngang hơn tấc tay, uốn lượn như dợn sóng rất thẩm mỹ, cặp trên hai bên thùng xe có sức chịu lực mỗi bên khoảng ba bốn mươi ký. Trên cùng là cái mui uốn cong, lợp thiếc nhô ra tới nửa mình ngựa, khum lại như cái vành mũ”.

Ở Saigon - Gia Định có nhiều bến xe ngựa chạy đủ các tuyến đường, bến xe ngựa trước chợ Bến Thành rất đông xe và nhộn nhịp, xe vào bến phải xếp tài khi nào đủ khách (khoảng 6-7 người) là xe lên đường theo từ tuyến đường về Đất Hộ miệt Đa Kao hay vào Chợ Lớn hoặc xuống Tân Thuận. Dân biết ăn, biết xài khi lên Chợ Đồn, Biên Hòa ăn cháo cá, khi xuống Chợ Đệm ăn thịt luộc, cháo lòng nên mới có câu: "Cháo cá Chợ Đồn, cháo lòng Chợ Đệm". Lên Chợ Đồn hay xuống Chợ Đệm nào phải ai cũng có xe hơi, xe máy dầu nên thường bạn hữu năm, sáu người rủ nhau thuê bao một chiếc xe thổ mộ. Mười mấy cây số đường trường, đổ xuống chợ, vào một quán, đầu tiên kêu món luộc, lai rai ít chung đế Gò Đen, hay đế Đức Hòa, tiếp sau đó mới kêu cháo lòng. Một bữa ăn ngon, xe thổ mộ hai lượt rong ruổi đi về. Tháng Chạp, tháng Giêng, từ Saigon-Gia Định ngồi xe thổ mộ xuống Chợ Đệm uống chơi chơi vài chung rượu, ăn chơi mấy miếng thịt luộc với tô cháo lòng cũng có thể coi như một chuyến tất niên, một chuyến du xuân.

Xe cá thường thấy ở Long An, được thiết kế rất đơn giản không mui, không đèn vì chủ yếu chở người làm đồng, người buôn bán. Xe lá liễu khá mỏng manh và phổ biến ở Đà Lạt, Vũng Tàu phục vụ cho các tiểu thư, phu nhân thời Pháp thuộc.

Trong dòng tem Việt Nam Cộng Hòa, ngày 1-5-1967 Bưu Chính Saigon cho phát hành bộ tem Đời Sống Dân Chúng với 4 tem, trong đó có con tem mang giá mặt 3 đồng với hình ảnh chiếc xe thổ mộ. Bộ tem này được rất nhiều bà con sưu tập FDC với nhiều cách et rất đẹp, đi xe ngựa thích thú nhất là được ngồi phía sau hai chân thòng xuống thỏa mái, gác lên cái bửng sắt nhỏ dùng làm chổ leo lên xe. Xe chạy chậm chậm hướng về Tân Thuận Nhà Bè gió mát từ bờ sông Saigon làm dịu đi cái nắng gắt của thành phố, tiếng vó ngựa lốc cốc trên đường nhựa cộng thêm tiếng chuông leng keng và thỉnh thoảng tiếng kêu tróc..tróc đều đặn của người xà ích đã ru hồn những người bạn hàng vào một giấc mơ.

Xe thổ mộ được trưng bày trang trọng trong Bảo tàng Bình Dương. ên gọi xe thổ mộ và xuất xứ của xe còn nhiều thông tin khác nhau như tên gọi xe thổ mộ tại vì cái mui khum khum của nó giống ngôi mộ, vì xe ban đầu được dùng để chở quan tài ra mộ để chôn. Hoặc thổ mộ là tên gọi trại từ xe thảo mã của Trung Quốc, hay thổ mộ là cách gọi tắt nói nhanh của địa danh Thủ Dầu Một Cũng như xuất xứ của chiếc xe thổ mộ đầu tiên ở Nam Bộ có người cho là ở Saigon nhưng cũng có ý kiến cho rằng xe thổ mộ có ở Bình Dương trước tiên.

Nhưng gọi xứ Bình Dương là xứ của xe thổ mộ thì không ai tranh cãi, chẳng vậy mà trong vè 47 chợ, đặc trưng này đã được khẳng định: Khô như bánh tráng là chợ Phan Rang; Xe thổ mộ dọc ngang là chợ Thủ Dầu Một; Chẳng lo ngập lụt là chợ Bưng Cầu". Những thập niên 40, 50 là giai đoạn phát triển mạnh của xe thổ mộ, tại chợ Thủ Dầu Một có đến 3 bến xe thổ mộ nhộn nhịp mà lúc tập trung đông nhất cũng trên 50 chiếc. Không chỉ vậy Thủ Dầu Một còn có nhiều trại đóng xe thổ mộ có tiếng với thùng xe đẹp, trang nhã, bánh xe bền chắc.

Xe sản xuất tại Thủ Dầu Một còn được gọi là "xe thùng Thủ" để phân biệt với các nơi sản xuất khác và cũng để khẳng định đẳng cấp" của mình. Xe thổ mộ khi đó có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, hành khách vì các phương tiện giao thông đường bộ chưa phát triển. Những ngày tháng đó trên khắp nẻo đường dẫn ra chợ vào mỗi sáng tinh sương, tiếng lốc cốc, lốc cốc đều đều của vó ngựa; tiếng lục lạc ngựa vang leng keng, leng keng; tiếng hô họ,họ" điều khiển ngựa của người xà ích là những âm thanh cuộc sống trong hồi tưởng của nhiều cụ già đất Thủ Dầu.

Ngày nay tuy trên đường không còn nhìn thấy bóng dáng của những chiếc xe thổ mộ xuôi ngược nhưng nhìn vào nhiều ngôi nhà hình bóng xe thổ mộ vẫn hiện diện. Dễ thấy nhất là những tường rào gắn bánh xe, không chỉ là vật trang trí, tạo điểm nhấn, bánh xe thổ mộ còn tạo phong cách đặc biệt cho tường rào, giúp tường rào vừa đẹp vừa thông thoáng. Nhưng đó là những bánh xe thổ mộ còn nguyên vẹn, còn những bánh xe sứt, gãy lại có cuộc sống" khác, được tái sinh thành những vật dụng có ích, tiếp tục phục vụ con người.

Trong ký ức của những thế hệ cha anh xe thổ mộ là hình ảnh thân quen của những ngày đi học, của những ngày ra chợ và với nhiều người nó là cả một phần đời với những buồn vui của quá khứ.

Nguồn Saigon Xưa

Share Lại Người Lính Già TQLC

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Bịnh viện Cơ Đốc, góc Võ Tánh và Võ Di Nguy - Ngã tư Phú Nhuận.

 

Phú Nhuận lúc này là một xã của tỉnh Gia Định, ở đây có đường Võ Di Nguy ngày nay đổi là Phan Đình Phùng, còn đường Võ Di nguy của đô thành Saigon thì nay đổi là Hồ Tùng Mậu, tòa nhà ban đầu của BV Cơ Đốc nơi Ngã tư Phú Nhuận, phiá bên trái là đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) đi về phía Q. Tân Bình, mặt tiền phía bên phải là đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) Tòa nhà của hội hồng thập tự Phú Nhuận ở số 2 đường Hoàng Văn Thụ khi xưa là bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm 1960 - 1961.

Nhà truyền giáo Randall H Wentland, người Mỹ vào năm 1929 đã giáo huấn về nhà thờ Cơ đốc Phục lâm An thất nhật cho Việt Nam. Vào năm 1937, đã có năm nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm ở Nam Kỳ, cộng với một trường đào tạo và nhà xuất bản tại trụ sở chính của tổ chức ở quận Phú Nhuận Saigon, vào cuối những năm 1930, một thuyền trưởng tên là Thomas Hael tặng 4500 $ để khởi động một chương trình công tác y tế cho Cơ Đốc Phục Lâm ở Đông Dương.

Tuy nhiên, do sự trì hoãn của chính quyền Pháp, số tiền này được sử dụng vào việc phát triển các chương trình y tế ở Xiêm (Thái Lan), được khai trường vào tháng 5 năm 1952, bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm ,trước đó là một biệt thự của người Pháp

Kế hoạch thiết lập chương trình y tế Cơ Đốc Phục Lâm ở Đông Dương đã được hồi sinh vào năm 1949, sau khi thành lập chính quyền Bảo Đại. Ba năm sau đó, đã cấp phép mở một bệnh viện công ở Saigon. Với sự giúp đỡ của một 2500 đô la đóng góp từ Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Bangkok và đóng góp từ những người ủng hộ tại Hoa Kỳ và Việt Nam, nhà thờ đã mua lại biệt thự cũ của một chủ đồn điền Pháp tại số 2 đường Lacaut / Chi Lăng (hiện nay là Hoàng Văn Thụ), ngay bên cạnh trụ sở chính của nó, và chuyển đổi nó thành một bệnh viện nhỏ.

Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Saigon đầu tiên này khai trương ngày 22 tháng năm 1955.

Trong năm 1960 - 1961 biệt thự bị phá bõ thay vào đó là một bệnh viện 38 giường, bắt đầu trở thành địa điểm quen thuộc với người dân, bệnh viện dần trở nên quá tãi trong những năm 1960 - 1961, người ta đã quyết định phá dỡ biệt thự và xây dựng thế vào đó một bệnh viện nhỏ 38 giường, trong suốt 12 năm tồn tại tại ngả tư Phú Nhuận, Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Saigon đã nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ.

Một bài báo năm 1969 nhận xét rằng bệnh viện lúc nào cũng đông mặc dù nằm tại nút giao thông ồn ào của thành phố.: " bên ngoài những căn phòng và hội trường đầy ắp người là nạn kẹt xe trong giờ cao điểm làm cho tiếng ồn vang lên chói tai. Chỉ có cây cọ bên ngoài là chổ thoát hiểm cho bệnh viện. "Geyersville Press, California, ngày 25 tháng 9 năm 1969.

Trong những năm đầu 1970, Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm ở Saigon đã lập kế hoạch để xây dựng một bệnh viện lớn hơn ở gần căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1973, nhưng sau khi ký kết Hiệp định Paris vào tháng Hai năm đó, nhà thờ được mời tạm thời tiếp nhận bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ với 325 giường, cũng gần Tân Sơn Nhất, do quân đội Mỹ để lại, vào tháng Ba năm 1973, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm chuyển bệnh viện từ Phú Nhuận đến Tân Sơn Nhất. Nhân viên từ các trường Y tại Đại học Loma Linda (một cơ sở đào tạo Cơ Đốc Phục Lâm có trụ sở tại miền Nam California) đã được đưa vào để hỗ trợ các hoạt động của bệnh viện mới, và năm 1974 họ được cho là đã thực hiện trung tâm mở đầu phẫu thuật tại Việt Nam.

Việc di chuyển vào Bệnh viện bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ trước đây chỉ được dự kiến tạm thời, trong khi chờ hoàn thành Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Saigon mới.Tuy nhiên, sau này vẫn còn chưa hoàn thành khi xe tăng cộng sản vào Saigon tháng Tư năm 1975, sau năm 1975, tất cả các cơ sở nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm được quản lý bởi chính quyền mới. Bệnh viện bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ tại Tân Sơn Nhất sau đó đã được chuyển đổi thành Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Bảo tàng Quân khu 7), trong khi trụ sở ở ngã tư Phú Nhuận của giáo hội và bệnh viện cũ được phân bổ lại cho các tổ chức xã hội dân sự khác nhau.

Trong năm 2008, chính phủ cộng sản cấp giấy phép cho các-nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm tiếp tục hoạt động tại Việt Nam và đã trở lại tiếp nhận trụ sở cũ ở ngả tư Phú Nhuận. Một nhà thờ mới sau đó đã được xây dựng trên cùng vị trí.

Đối với bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm cũ bỏ trống bởi nhà thờ vào năm 1973, hiện tại là Hội Chữ Thập Đỏ Quận Phú Nhuận.

Nguồn Saigon Xưa

Share Lại Người Lính Già TQLC

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll