TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 13 June 2014

*** NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 1)



Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ

Trong các buổi lễ chúng ta thành kính cảm niệm, ghi ơn Ðức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường cứu khổ nhân loại. Chúng ta thường phát nguyện như sau: "Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ. Chúng con khổ nguyện xin tự độ". Sống trên thế giới ta bà khổ này, một mặt, chúng ta cầu nguyện xin Ðức Phật từ bi cứu khổ. Mặt khác, tích cực hơn, chúng ta phát nguyện theo Ðức Phật, để học hiểu và thực hành theo những lời dạy vô cùng quí báu của Ngài, để đạt được mục đích cứu kính là giác ngộ và giải thoát. Hay ít ra, ngay trong đời này, chúng ta cũng tạo dựng cho mình, cho đời, một cuộc sống an lạc và hạnh phúc, trên thế gian đầy phiền não và khổ đau này.

Chúng ta thường nghe người đời than thở: Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy? Làm sao cho tôi hết khổ nè, trời ơi! Người đời thường kêu trời than khổ vì đủ thứ chuyện, vì nghèo khó, vì bệnh tật, vì thất nghiệp, vì thất tình. Tuy nhiên, cũng có không ít người giàu có, khỏe mạnh, có sự nghiệp, có tình yêu, nhưng vẫn kêu khổ, khổ ơi là khổ! Người già than khổ, người trẻ cũng than khổ! Người ngu dốt than khổ, người thông minh cũng than khổ! Già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, ai ai sống ở đời, mỗi người đều có nỗi khổ riêng. Những người không tín ngưỡng kêu khổ đã đành, thậm chí những người có tín ngưỡng vẫn cứ kêu khổ dài dài. 

Dân da đen, da vàng, da đỏ than khổ. Dân da trắng cũng than khổ. Dân thường than khổ, hoàng gia quí tộc cũng than khổ. Công nhân than cực, than khổ. Chủ nhân ông, chủ nhân bà cũng than khổ, kêu khổ nhiều hơn là khác.

Ðạo Phật nhận định:"Cuộc đời là bể khổ". Nhận định như vậy có phải đạo Phật chủ trương bi quan yếm thế, thụ động chấp nhận định mệnh sẵn có, chấp nhận số phận đã an bài, chấp nhận những cảnh khổ đau của cuộc đời? Ðạo Phật có dừng lại ở nhận định như vậy, hay đạo Phật có dạy chúng ta phương pháp "Làm sao cho đời bớt khổ, làm sao cho đời hết khổ?". Thực ra, đây mới chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
* * *

Trên cuộc đời này, nói chung, chúng ta có hai thứ khổ: khổ về vật chất và khổ về tinh thần. Khổ về vật chất chẳng hạn như: nghèo khó, bệnh tật, thất nghiệp, thì có thể giải quyết được, bằng cách này cách khác, trong một thời gian nào đó. Thí dụ như để giải quyết chuyện nghèo khó, chúng ta phải làm việc cần cù hơn, biết tiết kiệm hơn, trong một thời gian. Ðể giải quyết chuyện bệnh tật, chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng, phải đi bác sĩ khám định kỳ, dùng thuốc men đúng liều lượng chỉ dẫn, ăn ngủ điều độ, tập thể dục thường ngày. Ðể giải quyết chuyện thất nghiệp, chúng ta phải biết cách giữ gìn công ăn việc làm, siêng năng chăm chỉ, cải tiến nghiệp vụ cá nhân, gia tăng năng suất.

Cái vấn đề nan giải chính là cái khổ về mặt tinh thần. Chúng ta hãy thử tìm hiểu nguồn gốc của cái khổ về mặt tinh thần này để tích cực tìm cách tạo dựng cho chúng ta một cuộc sống an lạc và hạnh phúc, ngay tại thế gian hiện đời. Còn chuyện thiên đàng, thế giới cực lạc là chuyện đời sau. Tại sao chúng ta lại phí phạm đời sống quí giá hiện hữu, chỉ tiêu cực chờ đợi hưởng phước trên thiên đàng, hay trên miền cực lạc, ở kiếp sau mà thôi? Mà có chắc gì chúng ta được lên thiên đàng, được vãng sanh tây phương? Chúng ta hãy tỉnh thức ngay kẻo muộn, đừng nằm mơ nữa!

Ở đây, chúng tôi xin nói ngay, thông thường khi gặp cảnh ngộ khổ sở về mặt tinh thần hay tâm linh, chẳng hạn như cuộc sống cá nhân hay gia đình không được hạnh phúc, không được như ý, chúng ta thường cầu nguyện các đấng thiêng liêng giúp đỡ phù hộ, hoặc đi nhờ các ông thầy bói, các bà thầy tướng, rờ rẫm mu rùa, xin xăm xủ quẻ, cúng kiến thần linh, cầu xin giải hạn, giải tai giải nạn! Thành thực mà nói, chúng ta có thấy, có biết người nào hết khổ nhờ các cách này chăng? Hay là chúng ta chỉ nghe thấy có nhiều người bị khổ lụy nhiều thêm vì mấy ông mấy bà xem bói xem tướng này?

Các đấng thiêng liêng, các vị thần linh thực sự đều do con người tưởng tượng ra đó, hiện đang ở đâu, liệu có nghe lời cầu khấn để đến giúp chúng ta chăng? Thí dụ các đấng thiêng liêng đó là người Do Thái, người Ấn Ðộ, người Trung Hoa, có nghe hiểu thấu lời cầu khẩn bằng tiếng Việt của chúng ta chăng? Còn các ông bà bói tướng có bói được, ngày hôm nay, có bao nhiêu khách đến nạp tiền cho họ tiêu xài chăng? Họ có khả năng gì, tư cách gì, để có thể cầu khấn, hay sai khiến thần linh nào đó đến, để hóa giải tai nạn cho chúng ta, có thực là linh thiêng ứng nghiệm như thần, như họ thường khoe khoang khoác lác, trong các quảng cáo láo hay không, trong khi họ cũng đang gặp cảnh rắc rối về tiền bạc, về hạnh phúc trong gia đạo của chính họ? Họ bảo xoay cái giường, thay cái cửa, sửa cái bếp, là có hạnh phúc sao? Hạnh phúc đâu dễ tìm từ bên ngoài như vậy được. 

Thực sự, hạnh phúc ở ngay trong tầm tay của chúng ta, ở ngay trước mặt của chúng ta mà chúng ta không nhận thấy đó thôi, lại mất công chạy đông chạy tây, tìm thầy tìm thuốc, để mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc là do chính chúng ta có biết cách xây dựng và gìn giữ hay không. Nhờ giáo lý của đạo Phật, chúng ta sẽ tự tìm được nguyên nhân gây ra phiền não và khổ đau, biết cách tu tập để tiêu diệt hết phiền não và khổ đau, tức là chúng ta tìm được an lạc và hạnh phúc vậy.


Nguồn gốc của sự đau khổ về mặt tinh thần chính là "lòng cố chấp" của chúng ta. Trong Kinh Viên Giác, Ðức Phật có dạy: "Con người vì vô minh cho nên có hai thứ chấp: chấp ngã và chấp pháp. Ðó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau của cuộc đời". Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau về mặt tinh thần này, chúng ta sẽ tìm được an lạc và hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại vậy.

A. - Chấp Ngã:
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu: Thế nào là "chấp ngã"? Chấp ngã có nghĩa là chúng ta chấp cái thân giả tạm và cái tâm vô thường của chúng ta, lại cho là "thực", lại tưởng chính là "mình", cho nên mới phiền não và khổ đau. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, thân và tâm, gọi chung là "ngũ uẩn" gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

1) Nói về cái "sắc thân" này của chúng ta, tức là cái thân xác, lúc mới sanh ra đời, chỉ có vài ký lô thôi, nhưng bây giờ thì cân nặng đến mấy chục ký lô, chỉ do các chất: đất, nước, gió, lửa, tạo nên mà thôi. Chất đất là những thứ cứng trong thân người như: tóc, lông, răng, móng, xương, thịt. Khi còn sống, chúng ta mượn những thứ từ đất mà ra, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: cơm gạo, bánh mì, trái cây. Ðến khi chết, những thứ này trở về với đất. Chất nước là những thứ lỏng trong thân người như: máu, mủ, nước miếng. Khi còn sống, chúng ta mượn những thứ từ nước mà ra, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: canh, sữa, nước giải khát. Ðến khi chết, những thứ này trở về với nước. Chất gió là những thứ hơi trong thân người. Khi còn sống, chúng ta mượn những thứ từ không khí, thở ra thở vô, để bồi bổ cái thân này hằng ngày. Ðến khi chết, những thứ này trở về với không khí. Chất lửa là những thứ ấm trong thân người. Khi còn sống, chúng ta mượn những thứ sanh nhiệt, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: gừng, chất đạm. Ðến khi chết, những thứ này trở về với hư không.

Cái thân giả tạm nặng mấy chục ký lô này của chúng ta gồm bốn thứ nói trên, trong kinh sách gọi là "thân tứ đại", không phải "thực" là của chúng ta. Tại sao vậy? Bởi vì nếu cái thân tứ đại này "thực" là của chúng ta, thì nó phải tuân lệnh và tùy thuộc quyền xử dụng của chúng ta. Chúng ta ai ai cũng muốn cái thân tứ đại này trẻ mãi không già, khỏe mãi không đau, còn mãi không hoại, nhưng từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ hoàng gia cho đến thứ dân, từ giàu sang đến nghèo hèn, từ học thức đến bình dân, có ai được toại nguyện như vậy đâu! Vậy mà ai động đến "nó", chúng ta liền nổi xung, nhứt định ăn thua đủ, nhứt định đâm đơn kiện, ra ba tòa quan lớn, cho hả giận cho đã nư, nhứt định không nhịn nổi, chỉ nhằm bảo vệ cái thân tứ đại vốn giả tạm, không "thực" này, để rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải bỏ lại, dù-muốn-hay-không, để đi sang thế giới khác, để đi sang kiếp khác.

Ðời người chẳng qua chỉ là hơi thở, khi thở ra mà không hít vào nữa thì ô hô tử vong! Ðời người chỉ là tạm vay mượn đất, nước, gió, lửa, từ bên ngoài, để bồi bổ cho đất, nước, gió, lửa, bên trong thân, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây. Khi không còn vay mượn nữa thì con người không còn tồn tại được. Chỉ vì con người mãi quay cuồng với cuộc sống, nên lúc nào cũng cứ tưởng "đời còn dài" nên mãi lo đấu tranh, tranh chấp, giành giựt miếng ăn tồi tàn, tiền bạc phi nhân, danh lợi phù du, hơn thua từng câu từng lời, cho nên mới đau khổ. Con người quên rằng: ở ngoài nghĩa trang, đâu phải chỉ có mộ phần của các cụ già trăm tuổi mà thôi! Hiểu được như vậy, chúng ta không còn chấp cái thân tứ đại mấy chục ký lô này là "thực" của chúng ta nữa, thì sự đau khổ chắc chắn sẽ giảm bớt. Cái thân tứ đại không còn là "thực" của chúng ta nữa, thì những thứ phụ thuộc như: nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị còn có nghĩa gì nữa đâu mà tranh chấp và đấu tranh hơn thua, được mất, cho đời thêm đau khổ?

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Người hơn thì thêm oán. Kẻ thua ngủ chẳng yên. Hơn thua hai đều bỏ. Giấc ngủ được an lành". Làm được như vậy, chúng ta khỏe re! Chuốc khổ vào thân là tự chúng ta mà thôi. Không ai làm cho chúng ta đau khổ và phiền não được, nếu chúng ta không muốn tiếp nhận sự phiền não và đau khổ đó. Ví như người ta đưa lửa phiền não đến, nếu chúng ta không đưa thân tâm mình ra đón nhận, thì lửa đó chẳng có tác dụng gì cả! 

2) Cái sắc thân tứ đại mấy chục ký lô của chúng ta là như vậy đó. Còn cái "tâm" của chúng ta thì sao? Con người chúng ta là một, mà cái tâm thì thay đổi liên miên. Chúng ta sở dĩ bị khổ đau nhiều đời nhiều kiếp, bởi vì chúng ta chấp lầm cái "vọng tâm" lăng xăng lộn xộn, thay đổi liên miên đó là "mình", rồi theo đó mà chợt vui chợt buồn, suốt ngày suốt đêm, suốt tháng suốt năm, suốt cả cuộc đời này, và cả những đời sau! Vọng tâm của chúng ta gồm có: thọ, tưởng, hành và thức.

Cái tâm nghĩ suy tính toán, lăng xăng lộn xộn, suốt ngày đêm đó, có phải "thực" là của chúng ta chăng? Sách có câu: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Nghĩa là cùng một cảnh, nếu chúng ta có tâm sự buồn phiền lo âu, thì thấy cảnh không vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, thì dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là của chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là của chúng ta?

Sách cũng có câu: "Tâm buồn cảnh được vui sao. Tâm an thì cảnh ngộ nào cũng an". Cùng một câu nói, nếu tâm của chúng ta an ổn vui vẻ, thì cho là nói đúng, nói-sao-cũng-được. Ngược lại, khi tâm của chúng ta đang bực bội, thì cho là nói-xiên-nói-xỏ, nói-hành-nói-tỏi, nói-bóng-nói-gió. Ðối với người thân mến, người thương yêu, thì chúng ta có tâm tốt, mặc dù chưa chắc hẳn lúc nào cũng tốt được như vậy. Còn đối với kẻ thù người oán, thì chúng ta có tâm không tốt, sẵn sàng gây phiền não đau khổ cho họ. Họ càng khổ mình càng khoái! Vậy, thực sự, chúng ta là người có tâm tốt hay không tốt? Chẳng hạn như nếu chúng ta đang cần sự giúp đỡ, khi gặp tai biến, thì viên cảnh sát chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta đang vi phạm luật pháp, thì bóng dáng của viên cảnh sát thực không đáng ưa chút nào cả. Cùng một câu chuyện, nếu chúng ta ưa thích thì cho là đúng, ngược lại không ưa, chúng ta cho là sai. Cái tâm thay đổi bất thường như vậy "thực" là của chúng ta sao?

Bởi vậy, kinh sách có câu: "Tùy tâm biến hiện". Nghĩa là mọi sự việc trên thế gian này biến hiện như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Cái sự cảm thọ tùy theo tâm trạng của chúng ta, tùy theo từng cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống lúc nào, không nơi nào giống nơi nào, không thời đại nào giống thời đại nào. Do đó, "tâm thọ" thực không đáng tin cậy chút nào.

3) Lại thêm nữa, tâm của chúng ta luôn luôn giàu sự tưởng tượng nên mới gây ra đau khổ. Có người nói một câu vô-thưởng-vô-phạt, chúng ta tưởng tượng thêm ra, suy diễn thêm ra, vẽ rắn thêm chân, để rồi tự chuốc lấy bực bội, phiền não và khổ đau. Chuyện này xảy ra rất nhiều trong cuộc sống của mọi gia đình ở khắp mọi nơi. Trong mọi cuộc nói chuyện, thảo luận, thường dễ xảy ra mích lòng, chỉ vì một câu nói hiểu lầm nào đó của một người, cộng thêm tâm trí tưởng tượng của các người khác. Tâm tưởng tượng của người vợ hay người chồng thường dẫn tới chuyện ghen tuông, tạo nên sóng gió, làm giảm hạnh phúc gia đình. Do đó "tâm tưởng" thực hết sức là nguy hại vậy. 

4) Tâm suy nghĩ của chúng ta luôn luôn tiếp nối không ngừng, từ chuyện này đến chuyện khác, từ việc này đến việc khác, từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ đời này đến đời khác, từ xứ này đến xứ khác, tạo thành một dòng tư tưởng kéo dài vô cùng vô tận, gọi là tâm hành. Những lúc tâm của chúng ta có những dòng tư tưởng tiếp nối liên tục như vậy, chúng ta hãy thử tìm cách dừng nó lại, ngưng nó lại, xem có được không? Chắc là không! Lúc đó, dừng nó lại không phải dễ, mới biết rằng chúng ta không làm chủ được tâm hành của chính chúng ta vậy. Lúc còn khỏe mạnh như vậy, chúng ta còn không kiểm soát, không điều khiển, không làm chủ được tâm hành của chính mình. Lúc sắp chết, thân thể đau đớn rã rời, thần kinh suy nhược, chắc chắn chúng ta sẽ bị nó dẫn đi đâu thì đến đó vậy. Thí dụ như lúc lên giường muốn ngủ mà cái tâm cứ lo lắng, suy nghĩ vớ vẫn vẫn vơ hoài, muốn dừng cũng không được, cứ tiếp nối liên tục, trằn trọc suốt đêm thâu, không thể nào chợp mắt được! Do đó, "tâm hành" thực là một động cơ dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi, nên còn được gọi là "hành nghiệp".

5) Tâm thức của chúng ta cũng luôn luôn khởi vọng niệm đẹp hay xấu khi trông thấy một hình sắc nào đó, khởi vọng niệm dễ nghe hay khó nghe khi nghe thấy một âm thinh nào đó, khởi vọng niệm dễ chịu hay khó chịu khi ngửi thấy một mùi nào đó, khởi vọng niệm ngon hay dở khi nếm thấy một vị nào đó, khởi vọng niệm thích hay không thích khi xúc chạm một vật nào đó. Ðể rồi những vọng niệm như vậy đưa đến một kho tàng tâm thức, trong kinh sách gọi là tàng thức, là nơi chứa đựng những chuyện vui hay buồn, thương hay ghét. Chính những vọng niệm, vọng thức này là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao vậy?

Bởi vì, những vọng niệm đẹp hay xấu, dễ nghe hay khó nghe, dễ chịu hay khó chịu, ngon hay dở, thích hay không thích, đâu có phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối hết đâu. Chẳng hạn như cùng một con người, chúng ta khen đẹp, người khác chê xấu, sanh ra mích lòng, đưa đến đấu tranh, cãi cọ cãi vã, cuối cùng đánh nhau, tức nhiên khổ đau. Chẳng hạn như cùng một món ăn, lúc mới bắt đầu, ăn vì đói bụng, chính mình khen ngon, ngon đáo ngon để, đến lúc no rồi, thì lại thấy dở, hết còn ngon miệng. Cùng một món trái cây như sầu riêng, một món ăn như khô mắm chẳng hạn, người khen ngon thơm quá xá, thấy là phát thèm, người chê hôi thúi, khó nuốt khó ngửi, tức nhiên sanh ra, tranh cãi phiền não, đưa đến khổ đau. Như vậy, "tâm thức" hay các vọng niệm, vọng thức đó chính là nguồn gốc của sự khổ đau vậy.

Cái thân tứ đại gọi là hình sắc, và các tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành, tâm thức, nói chung gọi là "ngũ uẩn". Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Ðức Phật có dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là nếu chúng ta quán sát, chiếu soi, xem xét, thấu hiểu "ngũ uẩn" giai không, tức là không thực, không thường còn, không vĩnh viễn, không cố định, không đáng để chúng ta quan tâm, thì chắc chắn chúng ta sẽ độ được, sẽ qua được hết thảy mọi khổ ách trên đời, sẽ sống được một cuộc đời hạnh phúc không nghi ngờ gì cả.

Lúc đó, lòng tự ái của chúng ta, tức là sự chấp ngã, giảm bớt được bao nhiêu thì chúng ta sẽ được an vui trong cuộc sống được bấy nhiêu. Cái đáng quan tâm không phải là cái "vọng tâm" thay đổi bất chợt, bất thường nói trên, mà chính là cái "chơn tâm bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm" của tất cả chúng ta vậy. Làm sao hiểu được"thế nào là chơn tâm" chính là mục đích cứu kính của đạo Phật, được Ðức Phật giảng giải rõ ràng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

B. - Chấp Pháp:
Chúng ta đã hiểu qua thế nào là chấp thân và chấp tâm, nói chung là "chấp ngã". Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu: Thế nào là "chấp pháp"? Chấp pháp có nghĩa là đối với tất cả mọi sự, mọi việc trên đời, chúng ta thường chấp chặt ý kiến, thành tích, sự suy nghĩ, sự hiểu biết, kiến thức, sở học, kinh nghiệm, tài năng của mình, không muốn thay đổi, không muốn cải thiện, không muốn sửa chữa, không muốn chuyển hóa, dù cho có người khuyên bảo. Thậm chí, dù biết mình nghĩ sai, tin sai, làm sai, nói sai, cũng vẫn cứ chấp chặt!

Có câu chuyện hai anh chàng vào rừng kiếm củi, cả hai mỗi người bó được một gánh củi đem về. Trên đường về, hai anh chàng gặp được quế. Anh thứ nhứt bỏ củi, gánh quế đem về vì biết quế có giá trị hơn, bán được nhiều tiền hơn. Anh thứ hai tuy cũng biết như vậy, nhưng chấp chặt cái công gánh củi từ nãy đến giờ, không chịu thay đổi. Trên thực tế, lắm khi chúng ta biết là đi sai đường, làm sai việc, nói lỡ lời, suy nghĩ tầm bậy, nhưng đã lỡ rồi, cho lỡ luôn, sửa lại thì quê quá, xin lỗi thì chạm tự ái quá, mất mặt quá, nhứt định là không được, tới-đâu-thì-tới, việc gì phải ngán ai chứ!

Lòng cố chấp nặng nề như vậy thường dẫn chúng ta đến chỗ đấu tranh bằng lời, đấu tranh bằng võ lực, tức nhiên dẫn đến khổ đau. Những người có thêm một chút học thức, lòng cố chấp càng tăng thêm một chút, họ ít khi chịu nhìn thấy sự thực, ít khi chịu nhận lỗi lầm, ít khi chịu nhường bước người khác. Trong kinh sách gọi đó là "sở tri chướng". Nghĩa là cái sở tri, cái kiến thức, sự hiểu biết, đã có từ bấy lâu nay, thường làm chướng ngại, ngăn cản, cản trở chúng ta nhận ra lẽ phải, nhận ra chân lý. Chân lý không lệ thuộc tôn giáo nào, giai cấp nào, dân tộc nào, quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào. Chân lý bất tùy phân biệt chính là nghĩa đó vậy.

Có câu chuyện một học giả đến xin hỏi đạo với một thiền sư. Thiền sư mời học giả ngồi, rồi mang trà ra tiếp đãi. Thiền sư chậm rãi rót trà ra tách trước mặt khách và tiếp tục rót cho đến khi tràn ra ngoài, vẫn không dừng. Học giả thấy vậy không còn nhịn được, bèn lên tiếng và hỏi lý do. Thiền sư từ tốn đáp rằng: Ngài đến đây với đầy ắp kiến thức trong tâm trí, đâu còn chỗ để thu nhận lý thiền, lẽ đạo. Cũng như tách trà đã đầy, không còn chỗ nhận thêm nữa vậy.


Trong cuộc sống, chúng ta chứa đầy ắp những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, trong tâm trí, cho nên khó mà chấp nhận được bất cứ ý kiến nào của người khác, khó mà nhận được thế nào là chánh kiến. Trong cuộc sống vợ chồng, ai cũng chấp chặt ý kiến của mình là đúng, không chịu nghe giải thích, không chịu bàn luận với nhau, làm sao gia đình có được hạnh phúc! Ðổi cái cửa, sửa cái bếp, xoay cái bàn, trở cái giường, thực ra chỉ tốn công sức, hao tiền của một cách vô ích mà thôi. Ðiều cần phải sửa chính là cái "lòng cố chấp" của chúng ta mà thôi.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy câu chuyện năm người mù rờ voi, sau này thường được viết trong sách giáo khoa, đem dạy ở trường học, đáng để chúng ta suy gẫm như sau: Có năm người mù được dẫn tới rờ một con voi, và sau đó, từng người cho biết ý kiến. Người rờ được cái vòi thì nhứt định cho là con voi giống như con trùng thật lớn. Người rờ được cái chân thì nhứt định cho là con voi giống như cái cột nhà. Người rờ được cái tai thì nhứt định cho là con voi giống như cái quạt thật lớn. Người rờ được cái bụng thì nhứt định cho là con voi giống như cái trống thật lớn. Người rờ được cái đuôi thì nhứt định cho là con voi giống như cái chổi. Thế là cả năm người đều chấp chặt cái sở tri, cái hiểu biết của riêng mình, có chứng nghiệm rõ ràng qua sự rờ rẫm hiện vật, cho nên cãi vã nhau, chướng ngại nhau, không ai muốn nghe, muốn tin điều người khác nói ra, nhứt định cho mình là đúng. Tức nhiên câu chuyện dẫn đến chỗ tranh chấp, ấu đả và khổ đau.

Chúng ta cũng thường mắc phải những lỗi lầm như thế trong cuộc sống cho nên khổ đau. Chúng ta thường nghe thoáng qua một câu chuyện truyền miệng, không biết đâu là xuất xứ, rồi vội vàng kết luận là người này tốt, người kia xấu, người này phải, người kia quấy, đưa đến chỗ bất đồng ý kiến, tranh cãi, phiền não và khổ đau. Chúng ta không có thời gian, không có khả năng, không có hoàn cảnh, không có điều kiện, để tìm hiểu "nguyên hình" của con voi như thế nào, mà đã vội vàng kết luận thì nhứt định không sai và cũng nhứt định không đúng vậy. Chúng ta có thể chỉ "đúng một phần" thôi, hãy lắng nghe ý kiến của người khác! Thực hiện được như vậy, có phải chúng ta tránh được những cuộc tranh cãi vô ích trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thực hiện được như vậy, chắc chắn chúng ta tránh được phiền não và khổ đau, chắc chắn chúng ta được an lạc và hạnh phúc, không nghi ngờ gì nữa cả. Thực hiện được như vậy, chúng ta mới là người thực sự biết tôn trọng chân lý.

Sự khổ đau trong các gia đình thường là do sự chấp chặt giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ thì nhứt định phải như vầy và như vầy thì mới đúng, khác đi là không được. Con cái thì nhứt định phải như vậy và như vậy thì mới được, khác đi là không đúng. Những gia đình như thế và như thế nhứt định không thể có hạnh phúc. Chúng ta đừng than phiền con cái đời nay khó dạy. Thực ra con cái đời nào cũng vậy thôi, chỉ có chúng ta "biết" cách nào dạy con cái và "biết" cách nào dạy chính mình hay không mà thôi. Hai thế hệ khác nhau tức nhiên có những khác biệt trong lề lối suy nghĩ và hành động. Nếu biết thông cảm, dung hòa, tha thứ, hiểu biết, thì vui vẻ hạnh phúc. Trái lại nếu cố chấp, bảo thủ ý kiến, thì phiền não và khổ đau. Rõ ràng là như vậy. Tệ hơn nữa là người lớn nghe lời xúi dại của con cái, làm những chuyện lợi mình hại người, gây nên tội báo nghiệp báo. 


Tóm lại, để kết thúc, chúng ta hãy suy gẫm câu chuyện về một ông trưởng giả có bốn bà vợ. Ông trưởng giả thương nhứt là cô vợ bé, nên đi đâu ông cũng mang theo, không bao giờ thiếu vắng, nhứt định chặt không đứt, bứt không rời. Ông vẫn thương bà vợ thứ ba nhiều lắm, nên đi đâu ông cũng thường mang theo, tuy cũng có lúc quên. Ông vẫn còn thương bà vợ thứ hai, nên thỉnh thoảng nếu nhớ, ông đem ra khoe cho vui. Ông dường như quên lửng bà vợ cả, một thời đầu ấp tay gối, mặn nồng xưa kia. Suốt ngày ông chỉ bận bịu với ba bà vợ kia mà thôi. Ðến lúc sắp phải đi theo tổ tiên, ông bèn kêu các bà vợ đến bên giường bệnh, và hỏi xem có bà vợ nào muốn đi theo ông hay không?

Cô vợ bé trả lời: Dù khi còn sống, ông cưng chiều, săn sóc tôi hết mức, chăm lo ngày cũng như đêm, không thiếu thứ gì cả. Nhưng ông có ra đi thì ra đi một mình. Khi ông hết thở, tôi sẽ bỏ ông tức khắc, không thể đi theo ông được đâu! Bà vợ thứ ba trả lời: Khi ông hết thở, tôi sẽ phải qua tay người khác, không thể nào tránh được đâu! Tôi không muốn cũng không được. Bà vợ thứ hai trả lời: Tôi sẽ theo ông tới nấm mồ thôi, không thể theo xa hơn được, không thể nào theo ông mãi mãi được đâu! Ông đi một mình đi! Tới phiên bà vợ cả, bà từ tốn trả lời: Ông đừng lo, dù ông có quan tâm đến tôi hay không, dù ông có muốn hay không, đã là vợ chồng với nhau, lúc nào, đời nào, kiếp nào, ông đi đến đâu, tôi sẽ theo ông tới đó, như bóng với hình vậy!

Câu chuyện trên ngụ ý rằng: Khi ông trưởng giả hết thở ra đi, trước nhứt, ông bỏ lại cô vợ bé nhí, chính là cái thân tứ đại mấy chục người khiêng của ông, mà lúc nào ông chẳng mang theo khi còn sống. Kế đó, ông bỏ lại bà vợ thứ ba chính là tiền bạc, của cải, phải sang tay người khác ngay. Bà vợ thứ hai chính là danh vọng, chức tước chỉ có thể theo ông trưởng giả tới nấm mồ, được nhắc lại trong các điếu văn của bằng hữu, và được ghi khắc trên mộ bia của ông mà thôi.

Còn bà vợ cả chính là "nghiệp báo", do ông trưởng giả đã hành động, đã nói năng, đã suy nghĩ, từ thân khẩu ý của chính ông, khi còn sanh tiền, sẽ theo ông mãi mãi, và dẫn dắt ông tái sanh vào cõi lành hay cõi dữ, tùy theo ông trưởng giả đã làm lành hay dữ, khi còn sanh tiền. Chứ không có đấng nào, không có thần linh nào, không có ai, cứu rỗi hay trừng phạt ông trưởng giả cả. Tự ông làm, chính ông hưởng, hay tự ông làm, ông gánh chịu, mà thôi.

Khi còn sanh tiền, con người chỉ biết lo săn sóc, cưng chiều, cung phụng tấm thân tứ đại cho đầy đủ, sung túc. Lo kiếm tiền bạc cho thiệt nhiều, có tiền rồi thì dùng tiền kiếm tí danh, địa vị, dù chỉ là danh hão cũng được, chứ ít có người biết quan tâm đến "nghiệp báo", ít có người biết lo tu tâm dưỡng tánh, lo dừng nghiệp và chuyển nghiệp, lo tu nhân tích phước, lo làm việc phước thiện, để dành "phước báo" cho mai sau.

Vị trí của cái cửa, cái giường, cái bếp, cái bàn, đâu có giúp chúng ta được hạnh phúc, cũng đâu làm mất hạnh phúc của chúng ta. Hạnh phúc có được là do chúng ta có bỏ được "Lòng Cố Chấp" của chính chúng ta hay không mà thôi. Bỏ được bao nhiêu thì hưởng được hạnh phúc bấy nhiêu. Rất là đơn giản. Vậy, để tạo dựng an lạc và hạnh phúc đời này và đời sau, chúng ta hãy tích cực quán sát và dẹp bỏ hai thứ "Chấp Ngã và Chấp Pháp"

Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chúng ta mới thực sự tôn kính, tán thán, biết ơn và đền ơn cứu khổ của Ðức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và tìm được sự an lạc và hạnh phúc trong ánh đạo vàng. 
cutranlacdao@yahoo.com


10 bí quyết giúp bạn thành công trong học tập

Cho dù bạn đã trở thành một sinh viên đại học hay chỉ là một học sinh cấp hai thì nắm bắt 10 kĩ năng dưới đây sẽ vẫn giúp bạn đạt được thành công trong học tập đấy!

1. Quản lý thời gian
Bạn biết đấy, một ngày chỉ có 24 giờ thôi. Việc bạn sử dụng quỹ thời gian ngắn ngủi đó như thế nào sẽ quyết định năng suất làm việc của bạn. Một học sinh THPT sẽ có khoảng 35 tiếng học tập trên lớp mỗi tuần, nhưng với một sinh viên Đại học thì chỉ có từ 15-18 tiếng. Thói quen sử dụng khoảng thời gian còn lại của bạn một cách hợp lí ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn “quản lí” tốt thêm 20 tiếng rãnh rỗi mỗi tuần khi đã trở thành sinh viên năm nhất – lúc mà nhu cầu cho việc học và giao tiếp xã hội của bạn lớn hơn bao giờ hết.

Nếu bạn chưa từng làm được điều này thì hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch hằng ngày ngay từ bây giờ. Bạn có thể viết thời gian biểu của mình vào một quyển sổ tay, cho vào túi xách và mang đi khắp mọi nơi. Bạn sẽ rất dễ “vượt kế hoạch” nếu không cẩn thận. Học cách quản lí tốt quỹ thời gian cảu mình sẽ khiến bạn thấy mỗi ngày dường như dài hơn đấy!

2. Thói quen học tập khoa học
Nếu bạn đã có được điều này thì thật là tuyệt vời nhưng nếu không, thì vẫn còn chưa muộn để bắt đầu. Một thói quen học tập tốt chỉ bao gồm những điều rất đơn giản sau:

+ Luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đi học một cách đều đặn và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện “cúp” tiết, teen nhé!
+ Hoàn thành công việc được giao một cách cẩn thận, tỉ mỉ và đúng hạn.
+ Sắp xếp một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học, ngay cả khi bạn không có bài tập về nhà hay tiết kiểm tra vào ngày mai.
+ Luôn đặt những dụng cụ học tập của bạn (máy tính, sách, vở ghi, laptop...) ở một vị trí thuận tiện nhất để không phải tìm kiếm nó khi bạn cần.
+ Học nhóm cũng là một ý tưởng không tồi, miễn là bạn có thái độ học tập nghiêm túc và không sa vào những chuyến “buôn dưa lê” bất tận.

3. Biết đặt mục tiêu phù hợp
Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông, do việc đặt ra mục tiêu giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của công việc mà mình đang và sẽ làm. Xác định hướng đi của mình gần như quyết định sự thành công của bạn. Đặt ra một mục tiêu quá cao sẽ chỉ khiến bạn thất vọng và mất lòng tin vào bản thân.

4. Sự tập trung
Hãy lắng nghe giáo viên của bạn thật chăm chú và chắc chắn rằng bạn hiểu thầy, cô đang nói gì. Nếu bạn không nắm rõ về bất cứ điều gì hãy đưa ra câu hỏi. Các thầy, cô sẽ giải đáp nhiệt tình đến khi bạn hiểu ra vấn đề mới thôi. Đừng che giấu sự thiếu sót của bản thân, bạn nên tự hào vì mình luôn là một người ham học hỏi.

5. Học cách ghi chép hợp lý
Bạn hoàn toàn không thể viết tất cả những gì mà giáo viên giảng khi mà chúng ta nói với tốc độ khoảng 225 từ/ một phút. Nhưng bạn cần phải ghi lại những vấn đề cốt lõi.

Để đảm bảo rằng những thông tin bạn ghi lại có giá trị, hãy thử tìm câu trả lời cho bài kiểm tra trong vở ghi của mình. Nếu có, bạn đã học được cách ghi chép thông minh còn nếu không, hãy xem lại và học tập cách thức từ vở ghi của những người bạn cùng lớp hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ trong việc nâng cao khả năng nắm bắt những ý chính.

6. Hoàn thành công việc được giao
Hằng ngày, sau mỗi tiết học, thầy, cô giao cho bạn cả “núi” bài tập về nhà. Đó quả là một công việc bận rộn và đôi khi làm bạn cực “oải”. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục ngồi đó than vãn, bạn sẽ chỉ thấy nó càng ngày càng nhiều lên. Đừng bao giờ chép miệng: “Mai rồi làm bù cũng chẳng sao!” Nên nhớ rằng ngày mai sẽ còn gấp đôi hôm nay. Bạn biết không? “Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó.”

7. Luôn xem lại những gì đã học mỗi ngày
Hãy xem lại bài học hằng ngày chứ không phải mai kiểm tra mà đêm hôm nay bạn mới cuống cuồng lên ngồi “tụng kinh” đâu nhé! Lướt qua những gì bạn đã học khi mà bài giảng của thầy, cô vẫn còn nguyên trong đầu sẽ giúp bạn ghi nhớ rất sâu những kiến thức. Viết lại một lần nữa tất cả những gì mà bạn đã học cũng là một chiêu thức ghi nhớ không tồi đâu.

8. Nghiêm khắc với bản thân
Bạn phải nghiêm túc thực hiện những gì đã đề ra. Chỉ có như thế bạn mới có thể có đủ thời gian để làm tất cả những gì phải làm. Người sáng lập tập đoàn sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới Nitendo đã từng phát biểu rằng: “Mọi sự dễ dãi đều dẫn đến thất bại. Dễ dãi với người thì bạn thất bại một, nhưng nếu dễ dãi với bản thân, bạn sẽ thất bại suốt đời.”

9. Động lực cho bản thân
Bạn cần học tập và làm việc thật chăm chỉ cho dù bạn có thích môn học hoặc giáo viên đó hay không. Tự tạo cho bản thân một động lực để thúc đẩy việc học của mình là cực kì quan trọng khi bạn chẳng mấy hứng thú với môn Sử buồn tẻ hay rất sợ cô Sinh khó tính… Nếu cần, bạn hãy coi tiết học đó như một trở ngại mà bạn bắt buộc phải vượt qua. Sau đó, thật sự để tâm đến nó và bạn sẽ thấy bất ngờ khi mọi chuyện diễn ra thật trôi chảy. Bạn tài giỏi hơn những gì bạn nghĩ đấy!

10. Cam kết
Khi đã bắt đầu một việc gì đó như một khoá học tiếng Anh hay kế hoạch cho lớp tập yoga, ai cũng sẽ vô cùng hào hứng. Nhưng đôi lúc, bạn sẽ tự tìm cho mình một lí do để thoái thác những buổi lên lớp hay viện cớ quá bận rộn để làm bài tập về nhà. Hãy nhớ rằng, một khi đã tự tay mở một cánh cửa mới ra thì hãy là người đóng lại chứ đừng bao giờ để người khác làm việc đó. Thành công phụ thuộc vào bạn!

Theo Thùy Dương (Phapluatxahoi)



THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
VÔ MINH DẪN CHÚNG SANH VÀO SANH TỬ LUÂN HỒI
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO
PHẬT THUYẾT “CHUYỆN ĐÀN BÒ SANG SÔNG”
THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH
KHÔNG CÓ THẦN LINH TRONG ĐẠO PHẬT, ĐỪNG HIỂU SAI VỀ ĐỨC PHẬT

Monday 2 June 2014

*** QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC


 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như là mơ.

Nữ  Văn sĩ Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày.”

N
ếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ
- Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn. Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì
- Hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân....

N
ếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát, và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người. - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống, vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này.
- Hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.

N
ếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ
 - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

S
ống là động, nhưng lòng không dao động.

Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là: 

- Hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào.

- Hãy biết nâng niu, và quý trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI, XIN HÃY QUÝ TRỌNG, VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY.

*****


- Đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh bạn với người khác. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.

- Đừng đề ra mục tiêu của bạn chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Vì chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình.

- Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

- Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.

- Không điều gì là tồn tại mãi mãi cho đến lúc bạn ngừng cố gắng.

- Đừng ngại ngần thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.

- Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.

- Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó.

- Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

- Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.

- Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

- Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dể dàng.

- Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

- Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá …

***


Sự hiện hữu của bạn là món quà cho thế giới này. Bạn là duy nhất và không ai thay thế được bạn. Cuộc đời bạn là tất cả những gì bạn muốn, bạn hãy sống trọn vẹn từng ngày ngay từ bây giờ.

Hãy luôn sống trong những niềm vui, chứ không phải là những phiền toái, và bạn sẵn sàng đương đầu với những gì sẽ đến. Trong bạn hẳn sẽ luôn có quá nhiều câu hỏi, hoài nghi… Nhưng hãy hiểu, hãy dũng cảm… bạn sẽ thành người mạnh mẽ.

Đừng tự giới hạn mình. Những giấc mơ của bạn đang chờ bạn đánh thức và chinh phục. Đừng rời bỏ những quyết định quan trọng để tạo ra cơ hội của ngày mai. Bạn hãy vươn đến đỉnh cao và giá trị của chính mình.

Không có gì lãng phí năng lượng sống cho bằng sự lo lắng. Bạn càng ưu tư bao nhiêu, bạn càng trĩu nặng tâm hồn bấy nhiêu. Đừng cho mọi vấn đề quá nghiêm trọng – hãy sống một cuộc đời “trời quang mây tạnh”, chứ không phải sống trong những âu sầu hối tiếc.

Hãy nhớ rằng một tình yêu nhỏ sẽ không thể tồn tại, hãy nhớ rằng rất nhiều quy luật tuần hoàn là điều không tránh khỏi. Hãy nhớ rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan, và kho báu cuộc đời là chúng ta… được ở bên nhau.

Có sức khỏe và hy vọng và hạnh phúc. Hãy dành thời gian ước nguyện đến một vì sao. Và đừng bao giờ quên… chúng ta đặc biệt đến thế nào!

1 Hiểu rõ ước mơ
“Nếu không biết mình sẽ đi đâu, thì cũng sẽ không đi tới được đâu cả.” (Laurence J. Peter)
Nếu chúng ta thấy rõ được những mục tiêu phía trước mình, thì nhiều khả năng sẽ đạt được những mục tiêu ấy hơn. Đặt ra các mục tiêu cho chính mình dường như dễ dàng trong khi đạt được chúng lại là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều, nhưng qua câu nói này, Lawrence J. Peter nhắc nhở chúng ta: nếu đặt những mục tiêu của mình vào những hành động có thể đo lường thì chúng ta sẽ thấy được sự sáng suốt, điều này cho phép chúng ta đi những bước cần thiết để biến các ước mơ kia thành hiện thực.

2. Chiến thắng nỗi sợ hãi
“Một lời khuyên rất có giá trị dành cho người trẻ tuổi mà tôi đã từng nghe như thế này: anh hãy luôn làm những gì mình sợ làm.” (Ralph Waldo Emerson)
Cách tốt nhất để học cái gì đó, hoặc thực sự là để chiến thắng nỗi sợ hãi, là xử trí nó trước hết bằng cách lao vào thách thức gian nan ngay tức khắc. Sợ hãi là một vật cản có thể ngăn chúng ta tìm ra tình yêu, hạnh phúc, hoặc cuộc sống no đủ. Nếu chúng ta tự hứa sẽ vượt qua những nỗi sợ hãi bằng cách đương đầu với chúng, thì những nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ biến mất.

3. Ý định và khao khát
“Tất cả những gì chúng ta đang có là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ bấy lâu nay. Tâm trí là tất cả. Những gì ta nghĩ thì ta sẽ trở thành.” (Gautama Buddha).
Những suy nghĩ của chúng ta có thể quyết định chúng ta là ai và người chúng ta sẽ trở thành. Nếu tập trung suy nghĩ vào những gì chúng ta muốn chứ không phải vào những gì chúng ta không muốn, thì cuộc sống chúng ta có nhiều cơ hội thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Thay vì hành động chống lại những ý định và ước ao của mình, chúng ta nên cố gắng sống cùng những ý định và ước ao ấy.

4. Hạnh phúc
“Hạnh phúc tuỳ thuộc nhiều vào thế giới nội tâm hơn là vào hoàn cảnh bên ngoài.” (Benjamin Franklin)
Hạnh phúc đến từ trong lòng chúng ta chứ không đến từ tình trạng bên ngoài. Nếu chúng ta có một tâm hồn bình yên, sự chấp nhận và sự hiểu biết về cuộc sống của chúng ta, thì sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự. Hãy cố nhận ra hạnh phúc là một lựa chọn.

5. Chấp nhận là chính mình
“Nếu một ngôi nhà tự tách rời ra, thì nó không thể đứng vững được.”
Để chấp nhận là chính mình, chúng phải thôi cố gắng trở thành những gì chúng ta không thuộc về. Nhờ đó chúng ta sẽ nhận ra tính chất xác thực của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ về sự hoàn hảo và cố trở thành người mình muốn những người khác thấy. Nhưng bằng cách làm điều này, chúng ta sẽ khiến bản thân chúng ta rối bời bời và cuối cùng chúng ta sẽ lại tin vào điều dối trá của sự không hoàn hảo. Chúng ta càng sớm nhận ra điều này, chúng ta càng sớm chấp nhận mình là ai và có khả năng sống mãn nguyện với những gì mình có.

6. Sự cảm kích và lòng biết ơn
“Bấy lâu nay mọi người cho tôi quá nhiều, tôi không có thời gian để suy nghĩ về những gì mình bị từ chối”. (Helen Keller)
Đôi khi chúng ta dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về những nỗi bất hạnh chúng ta phải chịu và xót thương cho số phận của mình đến nỗi quên bằng lòng với những gì mình có và không biết ơn những gì mình được ban tặng. Khi dành thời gian để hiểu được điều kỳ diệu của cuộc sống, chúng ta có thể thấy rất nhiều món quà mình đã được ban tặng. Thực hiện điều này là một cách chắc chắn làm cho tâm trạng trở nên tích cực hơn nhiều.

7. Nghệ thuật thuộc về cái đơn giản
"Tôi viết bức thư này dài hơn thường lệ vì tôi thiếu thời gian để viết nó ngắn ngủn. " (Pascal Blaise).
Sự hoàn hảo không phải là khi chẳng có gì bổ sung vào được nữa mà là khi chẳng thể lấy đi thêm được cái gì nữa. Cách đúng đắn làm chủ cuộc sống chúng ta là hiểu ra rằng những thứ có thể yêu thương được nhất là những niềm vui giản dị nhất của cuộc đời, mà không phải những gì thuộc về vật chất và những thú tiêu khiển như vậy khác.



NẾU TÔI LÀ BẠN

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ cố giấu hay kìm nén những cảm xúc đối với ai đó để rồi suốt ngày phải chạy trốn chính bản thân mình, cùng hàng trăm, hàng nghìn sự lựa chọn mà trong đó không có sự lựa chọn nào dành cho riêng bạn. Còn nếu vì lý do nào đó, thì tôi cũng sẽ đặt nó ở vị trí sâu kín nhất trong tâm hồn để thoải mái hơn mỗi khi đương đầu với bản thân mình.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không bao giờ trách bạn mình là "đồ tồi" chỉ bởi lý do mà... chỉ bạn mới biết. Dẫu rằng nó sẽ được bỏ qua nhưng dường như một hố sâu vô hình được dựng lên mà không cách nào vượt qua được. Một chiếc cốc thuỷ tinh đã vỡ làm sao có thể hàn gắn nguyên vẹn như lúc ban đầu, dù người thợ có khéo léo đến cỡ nào.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không suốt ngày ấp ủ những ảo tường mà chỉ có mỗi bạn vẽ ra. Tôi sẽ chia sẻ nó cho mọi người đặc biệt là những người bạn, kể cả khi tôi có thể nhận về những điều không thực sự mong đợi. Khi bạn mở lòng mình, bạn sẽ có được nhiều hơn thế từ người khác.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không giận người bạn thân bởi hình ảnh một người thứ ba xa lạ, để rồi đánh mất mãi mãi những gì đã vun đắp bằng tình bạn chân thành. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ ngay suy nghĩ người khác phải làm điều này cho mình trước khi mình làm điều kia cho họ.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không vì chút lòng ích kỷ, ghen tị với mọi người mà bỏ quên bản thân mình, để rồi cứ phải dằn vặt trong những tháng ngày đơn độc. Bạn không muốn ai ở bên bạn cũng bởi bạn quá yêu bản thân mình, hơn bao giờ hết.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ luôn nghĩ ngày mai tươi sáng hơn ngày hôm qua chứ không bi quan cho một ngày mới dù vì bất cứ lý do gì.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không chạy đi tìm một bến đỗ mới cho bản thân khi bến đỗ cũ chưa được xây dựng vững chắc. Đôi lúc đó là xu hướng, nhưng khi làm người khác mất niềm tin thì cũng thật khó để làm tốt công việc dù bạn có thực sự muốn như vậy...

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cố loại bỏ những suy nghĩ nhạy cảm không đáng có về một ai đó để rồi sinh ra ngớ ngẩn. Tất cả chỉ để chứng minh bạn "ngưỡng mộ" người đó.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không dành quá nhiều thời gian vào 4 bức tường và màn hình Internet để tách biệt với thế giới. Cuộc sống ngoài kia có nhiều thứ tươi đẹp để khám phá.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không lôi khiếm khuyết của người khác ra để bàn luận dẫu cho đó chỉ là trò đùa. Nếu tôi là bạn, tôi cũng sẽ không nghĩ ranh giới giữa tình bạn và tình yêu mong manh đến thế.

Nếu tôi là bạn, tôi không nghĩ về ngày mai (tương lai) khi hôm nay (hiện tại) tôi không biết phải làm gì. Có thể ngày mai sẽ không bao giờ đến hoặc sẽ đến nhưng bạn có nghĩ mình sẽ ra sao khi ngày mai thực sự đến.

Nếu tôi là bạn... nếu... tất cả cũng chỉ là giả định. Những thứ đã qua đi và để lại chút gì đó cho bạn, cho tôi và những người bạn của chúng ta đôi lúc khiến tất cả trưởng thành hơn. Có thể tôi không thành công như bạn, không hành động được như bạn ở một khía cạnh nào đó nhưng tôi giả định mình là bạn để hiểu hơn tính cách những người bạn của mình, để trải nghiệm thêm cuộc sống từ những gì mình từng nhận được.


CHỐNG LẠI NHỮNG PHIỀN MUỘN 

1. Bạn nên học cách hài hước. Học cách tự cười để giải toả cơn buồn bã, bạn cũng nên xem nhiều bộ phim hài hước, vui nhộn.

2. Tuyệt đối không nên đưa ra bất cứ quyết định nào trong tình trạng này. Hãy đợi cho tới khi bạn cảm thấy ổn hơn, khi đó bạn mới có thể cân nhắc được mọi quyết định của mình.

3. Hãy làm bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy thích hay tạo cho bạn cảm giác bận rộn, như lau nhà, tình nguyện, đọc sách ưa thích …

4. Cố gắng thực hiện một số kế hoạch với người yêu hay người bạn thân của bạn. Chắc chắc điều đó sẽ mang lại tiếng cười và sự thoải mái cho bạn.

5. Đừng trông chờ quá nhiều vào bản thân.

6. Hãy can đảm đối mặt với những thứ đang làm bạn hoảng sợ. Khi đã thực hiện đựơc điều đó bạn chính là người chiến thắng.

7. Hãy thư giãn. Tự mình dạo bước và nghĩ về những thứ đã qua, sau đó nên thả mình trong làn nước mát, để rồi sau đó tự thưởng cho mình một điệu nhạc nhẹ nhàng.

8. Đảm bảo được thời gian ngủ và nên đi ngủ đúng thời gian theo thói quen. Mệt mỏi sẽ làm cho bạn cảm thấy căng thẳng và bực bội.

9. Hãy tạo thói quen ôm một ai đó! Vì ai ai cũng ưa chuộng điều này mà và tất nhiên điều đó sẽ làm cho bạn và cả người đó nữa thấy thoải mái hơn rất nhiều.

10. Không khó để nhận biết những gì đang xảy ra với bạn, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng về cảm nhận của bạn, họ sẽ giúp bạn đánh giá đúng cảm xúc của bạn.

11. Hãy tập thể dục. Khi bạn tập luyện thể thao cơ thể bạn sinh ra những hoá chất đặc biệt gọi là chất kích thích tạo nên sự hưng phấn. Chính tập luyện là người bạn thân thiết cho những người u sầu và cần đến sự khởi đầu mới.

12. Đừng sống bằng sự yếu đuối và những sai lầm. Hãy luôn nghĩ tới những điều mà bạn thích hay những thứ mà bạn đã từng làm cho ai đó. Hãy nhớ để tự hào về bản thân mình và bạn sẽ thấy cuộc sống thật ý nghĩa.

13. Trong thời gian này bạn nên chú trọng đến vấn đề ăn uống hơn khi nào hết. Hãy ăn những thứ giàu chất dinh dưỡng và bổ ích. Một chế độ ăn tốt sẽ có ích cho bạn cả về tinh thần lẫn thể chất

14. Đừng lo nghĩ nhiều về những thứ có thể xảy ra. Cái gì đến nó tất phải đến. Vô tư chính là liệu thuốc tinh thần hiệu quả nhất

15. Hãy hoà nhập vào cuộc sống tập thể. Phong trào tình nguyện sẽ giúp bạn trưởng thành hơn nhiều đấy và quan trọng hơn là nó giúp bạn tươi tỉnh hơn và thoải mái hơn sau những ngày “đen tối”!



10 ĐIỀU TUỔI TRẺ DỄ LÃNG PHÍ 
SỨC KHỎE: lúc còn trẻ người ta thường ỷ lại sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hóa nhanh, khi về già cố níu kéo sức khỏe thì đã quá muộn.

THỜI GIAN: mỗi thời khắc qua đi thì không bao giờ lấy lại được vậy mà không hiếm có kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày hãy nhìn lại xem mình đã làm được những gì. Nếu câu trả lời là không thì hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

TIỀN BẠC: nhiều người có tiền là tiêu xài nhanh chóng, đến khi cần một số tiền nhỏ, phải đi vay mượn. Ai không biết tiết kiệm tiền bạc họ sẽ không sở hữu được một gia tài lớn.

TUỔI TRÈ: là khoảng thời gian mà con người có nhiều sức khỏe và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người lại quên mất điều này "trẻ ăn chơi già hối hận" là lời khuyên giành cho ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

KHÔNG ĐỌC SÁCH: không có sách thì lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách bạn có thể khám phá biết bao điều thú vị khắp thế giới. Thật là phí nửa cuộc đời với ai chưa biết đọc sách là gì.

CƠ HỘI: là điều không dễ dàng đến vời chúng ta trong đời, một cơ may có thể biến bạn thành một người thành đạt. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

NHAN SẮC: là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ; có nhan sắc bạn sẽ tự tin và chiếm được ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc bạn ngay từ bây giờ.

SỐNG ĐỘC THÂN: ngày nay càng nhiều người theo phong trào sống độc thân. Thực tế khi sống một mình, bạn rất cô đơn và cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Hãy bận bịu gia đình để có niềm vui. Sống độc thân bạn đã lãng phí cuộc đời khá nhiều đấy.

KHÔNG ĐI DU LỊCH: một vĩ nhân đã nói rằng, khi đi du lich về bạn thấy mình to lớn và tất nhiên trái đất sẽ nhỏ lại. Vì thế nếu cho rằng đi du lịch chỉ phí thời gian và tiền bạc thì hãy nghĩ lại nhé!

KHÔNG HỌC TẬP: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc của mình đấy!



Lời khuyên của giáo sư Harvard

Các giáo sư Harvard thường có những lời khuyên bổ ích dành cho sinh viên của mình. Dưới đây là tập hợp những lời khuyên có giá trị nhất đặc biệt dành cho các sinh viên châu Á.

1. Đừng mắc nợ. Nếu phải lựa chọn giữa một đại học công lập nhỏ, bình thường với một đại học tư lớn, danh giá nhưng đắt đỏ, hãy chọn cái đầu tiên. Việc không mắc nợ tiền học phí sẽ khiến bạn nhẹ nhõm và có lợi hơn nhiều.

2. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Qua những hoạt động này, bạn sẽ biết làm cách nào để giao tiếp được với mọi người cũng như cảm thông, giúp đỡ người khác. Đây chính là cơ sở cho “tố chất lãnh đạo” thường được nhắc tới trong văn hóa Mỹ. Khi xin việc, bạn sẽ được chú ý đặc biệt. Đừng bao giờ nghĩ rằng những hoạt động mình tham gia chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường mà thôi.

3. Đừng học tiến sĩ chuyên ngành khoa học xã hội, trừ khi bạn không thể sống thiếu học thuật. Việc học tiến sĩ chẳng giúp được gì cho những công việc trên thực tế.

4. Đừng học luật, trừ khi bạn có thần kinh thép. Luật sư luôn phải đại diện đi đòi quyền lợi cho người khác, áp lực vô cùng lớn. Tự sát là nguyên nhân đầu tiên trong bảng xếp hạng về những cái chết bất thường của giới luật sư.

5. Hãy chơi thể thao. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người say mê một môn thể thao trong trường đại học, sau khi ra trường sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với người không bao giờ chơi thể thao. Người Mỹ chơi thể thao không phải chỉ để tăng cường thể lực, mà còn để rèn luyện đấu chí và tố chất lãnh đạo. Không ai có thể cạnh tranh với đội trưởng một đội thể thao trong trường đại học, ngay cả khi anh ta đi xin việc ở phố Wall.

6. Đừng sống theo kỳ vọng của cha mẹ, hãy làm những công việc mình thật sự yêu thích. Carly Fiorina, nữ CEO của tập đoàn máy tính khổng lồ Hewlett-Packard, đã từng nói: “Đừng bao giờ bán linh hồn mình.”

7. Hãy tập làm một vài việc mà bạn không thạo. Như Socrates đã từng nói, người ta vị tất đã hiểu hết bản thân. Thế nên, hãy cho bản thân một cơ hội mới.

8. Lấy chính mình để định nghĩa thành công, đừng lấy những thứ bên ngoài (chẳng hạn như tiền) để định nghĩa thành công.
9. Công việc tốt do chính mình tìm thấy, chứ không phải từ trên trời rơi xuống.

10. Chọn môn tâm lý học về “hạnh phúc”. Ở Harvard, đây là một trong những môn “hot” nhất.

11. Học môn nghệ thuật biểu diễn. Xã hội Mỹ là một sân khấu lớn. Từ giáo sư, chính trị gia, CEO, đến luật sư, ký giả, nhà quân sự… không biết biểu diễn thì đều khó ngóc đầu lên được.

12. Học cách khen ngợi người khác. Biết cách làm một diễn viên giỏi, đồng thời cũng phải biết cách làm một khán giả tốt. Đôi khi bạn thấy quan hệ con người trong xã hội Mỹ có vẻ hơi xa cách, đó chẳng qua là vì thiếu những lời ấm áp và những cử chỉ chân thành.

13. Sử dụng dịch vụ vụ tư vấn nghề nghiệp. Một phần không thể thiếu của đại học Mỹ chính là cơ quan tư vấn hướng nghiệp. Đội ngũ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phân tích sở trường, sở đoản cá nhân, phân tích tình hình thị trường, đưa ra lời khuyên về nghề nghiệp cũng như bí quyết phỏng vấn thành công, và giúp bạn sửa đơn xin việc.

14. Điềm tĩnh khi bị từ chối.

15. Đừng ngạo mạn. Dù có đậu vào Harvard cũng đã là gì ghê gớm!

16. Đừng quá cầu toàn. Đừng tạo cho mình những áp lực không cần thiết. Sống đâu chỉ có học hành và công việc, còn bao nhiêu thứ khác nữa chứ!

17. Tự kiếm tiền trang trải khi học đại học. Đây chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc. Điều này rất quan trọng, nhưng đa phần sinh viên châu Á không làm được, thậm chí một số còn cho rằng không cần thiết. Kỳ thực, những người tự kiếm tiền trang trải mới là những người biết giá trị của cuộc sống.

Làm thêm là cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện bản iĩnh cuộc sống.

18. Chỉ cần có mục tiêu, hãy viết ra giấy. Đừng phí thời giờ nghĩ vẩn vơ, chỉ có hành động mới giúp được bạn.