TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 7 April 2016

*** TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM



Tuyệt, nên đọc một lần cho biết: TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM - Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai !



llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message ----------
From: Kiem Vo 

Date: 2016-04-07 13:11 GMT-04:00
Subject: Re: [diendan_songvui] > Tuyệt, nên đọc một lần cho biết: TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM - Chúa chết Phật chết - Chúa Phật nào cứu được ai - Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.
To: Nguyen Thi Thanh Thuy

cám ơn Thanh Thủy nhiều, tôi hoàn toàn đồng ý với những lời nói trên. 
Chúa chết, Phật chết, có sinh ắt có tử, ngay cả tinh tú ,thiên hạ cũng phải chết theo thời gian. 
Ai tu người đó được, không ai cứu ai được, chỉ có ta tự cứu linh hồn ta.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


---------- Forwarded message ----------
From: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Date: 2016-03-31 15:04 GMT-04:00
Subject: Re: > Tuyệt, nên đọc một lần cho biết: TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM - Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai !
To: 
On Thursday, March 31, 2016 1:15 PM, Khanh Nguyen-Kim <knguyenkim@hotmail.com> wrote:
Tuyệt, nên đọc một lần cho biết: TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM



De : truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com <truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com> de la part de 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com [truongvobiquocgiavietnam] <truongvobiquocgiavietnam@yahoogroups.com>
Envoyé : jeudi 31 mars 2016 18:26
À :
Objet : [TVBQGVN]
TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN & GẠT GẪM [diendan_songvui]  
Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai !



- HỎI: - Thưa Thầy, có người nói: Tôi đã chứng kiến nhiều Phép Lạ và dám cam đoan điều đó ! Tuy nhiên, người này không nói rõ Phép Lạ đó xảy ra ở đâu và như thế nào? Tuyên truyền Phép Lạ có đáng tin hay không?

- ĐÁP: - Đó chỉ là lối nói gạt gẫm con nít, phỉnh lừa những kẻ nặng đức tin u mê, thiếu lý trí, hay những kẻ tâm thần. Việc gì không giải thích được thì cho đó là ý của thượng đế toàn năng. Chuyện phép lạ chết đi sống lại, cả hồn lẫn xác bay lên trời, ngôi mộ trống trơn, thật là hoang tưởng, con nít cũng không tin, chỉ có kẻ khùng điên mới tin. Chuyện phép lạ như lạy tượng phật ngọc hòa bình thế giới hay tắm sông suối có thần tiên đức mẹ hiện ra, người đui cũng sáng mắt, người què kẻ bại liệt ngồi xe lăn cũng đứng lên chạy bộ được, người bệnh hết bệnh, người chết sống lại và khoẻ mạnh, nhờ tượng phật ngọc hay nhờ chúa trời xót thương, thật là hoang đường, chỉ có kẻ tâm thần mới tin. Chuyện chúa toàn năng để ban phước và trừng phạt là chuyện tào lao. Giáo hoàng hay hồng y, giám mục, linh mục tự cho là sống trong khả năng bảo hộ của chúa toàn năng, họ cũng sợ bị bắn chết phải đi xe chống đạn, sợ bị xe đụng chết, sợ bị ám hại ám sát chết, có bệnh cũng phải nhờ bác sĩ bệnh viện cứu chữa. Hai đội quân thù nghịch, hai đội bóng tranh giải, đều cầu chúa trời ban ơn giúp đỡ, chúa trời giúp bên nào?

Tóm lại, Vua chết, Chúa chết, Phật chết, thần thánh hay con người ai cũng chết. Chỉ có con người biết tu tâm chuyển tánh, sống đời lương thiện, cứu người giúp đời, tu nhân tích đức, tạo phước làm phước, thì cuộc sống hạnh phúc, khi chết bình an. Nên hiểu rõ rằng: chỉ có Phước Báu do chính con người tạo ra, cứu con người tai qua nạn khỏi mà thôi, không cần Chúa thương, không cần Phật cứu. Khi hết số, con người vẫn phải chết, như Chúa chết Phật chết hay bất cứ thánh nhân nào cũng đã chết. Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê. 

Giáo Hoàng Francis tại Kenya 26.11.2015


Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ.
Đó là sự thật.
Các sự kiện linh thiêng hay phép lạ chỉ là mê tín, không phải thật, miễn tranh cãi.
Đó là sự thật.
Con người hay thánh thần đều phải chết. Không ai cứu được ai.
Vượt qua các nghi lễ theo hình thức tôn giáo, con người sẽ hiểu được sự thật: đó là
Tự Lực Mới Thực Là Tu.
Cầu nguyện có được gì đâu? Hãy sống đời tu phước tích đức.
Chính phước đức cứu tai qua nạn khỏi.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
TỰ LỰC MỚI THỰC LÀ TU
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN  
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 
 

Hãy thức tỉnh - chớ mê tín - chớ tin những chuyện con nít cũng không tin nổi [diendan_songvui] Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai.  Hãy thức tỉnh - chớ mê tín - đến mức ngu xuẩn - mất lý trí - KINH THÁNH HAY KINH PHẬT ĐỀU CÓ THỂ GIẢ ĐƯỢC - HÃY DÙNG TRÍ TUỆ SUY NGẪM: đâu là sự thật - đâu là những chuyện con nít cũng không tin nổi - sao người lớn lại tin chớ?

---------- Forwarded message ----------
From: 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' <cutranlacdao@yahoo.com> [diendan_songvui] 
Date: 2016-02-11 11:40 GMT-05:00
Subject: [diendan_songvui] Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi ! Chúa Phật nào cứu được ai.
To:
THỨ NĂM 11.02.2016
Câu chuyện 1: Có người đi đường thấy một người khoẻ mạnh đang khống chế một người khác, bèn ra tay giải cứu. Người bị khống chế chạy thoát, biến mất dạng. Người đi đường mới biết đó là tên cướp đang bị nhân viên công lực khống chế.

Câu chuyện 2: Trên internet, có người nhận được emails với nội dung thô bỉ, tục tĩu, hạ cấp với danh tánh của một người, bèn vội vàng tin ngay và lên án người này thậm tệ, nhất là người đó lại là một người danh tiếng. Họ quên mất người gửi emails bất xứng đó mới chính là tác giả. Trò chơi này thường xảy ra và thường có khối người đạo đức giả lên tiếng kết án như vậy.

VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói,
tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói,
tất cả những gì người bề trên nói,
tất cả những gì có nhiều người tin theo, hay có ghi trong sách vở.
Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người.
 
Bởi vậy, Đức Phật dạy ba môn học phát sinh trí tuệ,
đó là: Văn-Tư-Tu.
  Nghĩa là
1. con người hãy nghe giảng, đọc sách, nghiên tầm, học hỏi (Văn)
2. rồi tư duy, suy nghĩ, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo (
)
3. trước khi tu tập, thực hành theo (Tu). []
 BBT.PHTQ.CANADA 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



---------- Forwarded message ----------
From: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>
Date: 2013-09-18 19:57 GMT-04:00
Subject: [VP.PHTQ.CANADA] Đừng vội kết án ai >
Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai >> con người liền khởi, tâm niệm bực bội, tức giận bất an

 Đừng Vội Kết Án Ai

Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ Nam vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ.
Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa qua phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:
“Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao?
Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”

Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:
“Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện.
Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây.
Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.

Người cha giận dữ:
“Tịnh tâm à? Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không?
Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”

Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời:
“Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh:
"Thân trần truồng sinh từ cát bụi, tôi sẽ trở về cát bụi thân trần truồng.
Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa".
Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống.
Ông hãy đi cầu nguyện cho con trai ông.
Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.
Người cha phàn nàn:
“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”.

Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ.
Và ông rời khỏi phòng giải phẫu trong niềm hạnh phúc:
“Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu.
Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”.
Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện.
Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:
“Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ!
Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi ra sao”.

Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời:
“Con trai duy nhất của bác sĩ mới qua đời hôm qua do một tai nạn.
Hôm nay bác sĩ đang lo tang sự cho cậu.
Thế nhưng vừa nhận được điện báo, bác sĩ vội tới ngay để cứu con trai ông.
Bây giờ thì bác sĩ trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll
 
SUY NGẪM
  Đừng vội kết án ai.
Vì bạn không biết cuộc sống của họ thế nào
cũng như điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ
và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua.
Nhiều người trên đời vừa nghe qua tin đồn, đã vội phê phán, phỉ báng, thậm chí kết án nặng nề người trong cuộc,
qua câu chuyện chưa được kiểm chứng, hay chưa biết rõ vấn đề.
Đó là những người kém hiểu biết, nông cạn và vội vã.
Người  trí khi nghe một người nói xấu về người khác, thường cẩn thận khi suy nghĩ về lời nói của người đó.
Sách có câu: Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu.
Nghĩa là: Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.
Người trong cuộc nhiều khi còn chưa hiểu rõ mọi chi tiết, mọi hoàn cảnh của vấn đề,
chưa thể đánh giá đúng sai, phải quấy, thực hư.
Người ngoài cuộc nếu vội vã phê phán, kết án thì nhiều khi không chính xác, lầm lẫn, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. []

Trong câu chuyện trên,
cầu nguyện chỉ là các nói trấn an tâm con người đang bấn loạn.
Thực ra số mạng của con người còn (tức phước báo còn) thì sống sót.
Con người khi sanh tiền nên tạo phước, tích phước, làm phước,
ăn ở hiền lương, cứu người giúp đời.
  Khi số mạng đã hết (tận số rồi) tức phước báo đã dứt, đã cạn, chết là cái chắc.
Chúa Phật nào cứu được ai.

Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi !
Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi !
Nên ghi nhớ: Chúa Phật cũng chết từ lâu lắm rồi !

Kính mời viếng thăm


 
 
image
 
 
 
 
 
Lotus Lantern
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP TKN Thích Nữ Chân Liễu

Preview by Yahoo

 



Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.

Trên thế gian này, chúng ta thường gặp, nhiều điều phiền não, lắm nỗi khổ đau, sinh ra do bởi, lời nói con người.
Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai,
một lời bóng gió, vu vơ mơ màng, một lời truyền miệng, hoặc chuyện rỉ tai,
con người liền khởi, tâm niệm bực bội, tức giận bất an. 

Người nào chấp ngã, tự ái quá độ, đụng độ tức thì, bùng nổ chiến tranh, sanh ra lớn chuyện, người đi bệnh viện, kẻ đi lao tù.
Người nào tự chế, ngoài mặt tĩnh bơ, nhưng ở trong lòng, sóng gió ba đào, về đến tận nhà, ăn không biết ngon, tối ngủ chẳng yên. 
Những lời khó nghe, văng vẳng bên tai, một cách dai dẳng, chẳng biết làm sao, dứt bỏ cho được.
Cái người nói ra, những lời khó nghe, đã đi đâu mất, đã quên từ lâu.
Chỉ có người nghe, cảm thấy nặng nhọc, như bò kéo xe. 
Tại sao như vậy? 
Bởi vì người nghe, nghe rồi thì dính,
dính rồi đem vào, chất chứa bên trong, kho tàng tâm thức,
lâu lâu nhớ lại, tức giận một mình! 

Bởi vậy cho nên, nếu như muốn có, cuộc sống hằng ngày, an lạc hạnh phúc,
chúng ta nên dẹp, bỏ tự ái xằng, bằng cách diệt trừ, chấp ngã chấp pháp, luôn luôn thực hành: 
Giáo Pháp Vô Ngã,
bằng cả tấm lòng: Từ Bi Hỷ Xả,
nhứt là hiểu rõ, thực hành
"Tứ Y" như lời Phật dạy, cuộc sống hằng ngày, của mỗi chúng ta. 

Giáo lý Tứ Y, ở trong đạo Phật, 
gồm có bốn điều:
Y Pháp Bất Y Nhân, Y  Nghĩa Bất Y Ngữ, Y Trí Bất Y Thức, Y Liễu Nghĩa Bất Y Bất Liễu Nghĩa.
..........

Chuyện gì rồi cũng qua
Hơn thua phiền não mà
Biết tu tâm dưỡng tánh
Không còn người với ta
*
Chuyện gì rồi cũng xong
Phê phán thêm phiền lòng
Biết tu tâm dưỡng tánh
Muôn sự thảy đều không

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời xem bài viết
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG
  lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời viếng thăm




QUÁN ÂM RA ĐỜI

  TK Thích Chân Tuệ



Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm cũng sẽ không gặp may. Hôm nay là ngày Quan Âm ra đời 9 lộc, 99 thọ, 999 phúc, 9999 hy vọng, 99999 tai qua, 999999 bình an. Thần tiên sẽ phù hộ cho bạn và cả người thân. Gửi tin nhắn nầy đến ít nhất 9 người. Sau 9 ngày sẽ luôn gặp may mắn. Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm sẽ không gặp may. Gửi đi nhé, linh lắm đó (you do not have to be buddhist to be bless with good luck).


Kính thưa Quí vị độc giả,

 Trên đây là một trong nhiều loại thông tin phổ biến thường thấy trên internet, cũng như trên báo chí, pha trộn chánh pháp và tà pháp, khiến cho những người tuy rất hâm mộ, tinh tấn tu theo Phật, niệm Phật hay ngồi thiền, nhưng không tìm hiểu chánh pháp, không nắm vững cốt tủy của đạo Phật, dù tại gia hay xuất gia, cho nên rất mù mờ giữa đúng với sai, thực với hư, rất dễ bị các thông tin như vậy hăm he, hù dọa, sợ quá, bèn chuyển đi khắp nơi.

Đáng tiếc có những vị sống lâu lên lão làng, có chức vị, có bằng cấp cũng như không, giáo phẩm hàng thượng, chùa to website lớn, cũng bị ngộ độc, chuyển đi lung tung, càng khiến cho những người nhẹ dạ cả tin trúng độc theo.


Sau đó, một số quí Cư Sĩ Phật Tử thiện tâm khắp nơi, qua internet, thỉnh cầu Phật Học Tịnh Quang lên tiếng để trấn an nhân tâm, tuyên dương chánh pháp.

 Phật Học Tịnh Quang có đôi lời bộc bạch như sau:

CANADA ngày 27-3-2011


Kính thưa quí vị,

May mắn trong cuộc đời là kết quả tốt do hành động tốt, thiện lành (từ thân, khẩu, ý) của chính bản thân, trong kiếp này hoặc nhiều kiếp trước, không do trời ban phúc, không do Phật độ cho. 

 Hạnh phúc của con người không do mê tín, mà do biết tu tâm dưỡng tánh, biết nghĩ đến và cầu nguyện cho người khác (vị tha), chứ không chỉ nghĩ đến và cầu khẩn van xin riêng cho bản thân mình (vị kỷ, ích kỷ).

 Hãy chuyển hóa tâm mình hướng thiện hướng thượng, mở mang trí tuệ sáng suốt, hành động chân chánh, lời nói thanh tịnh, từ bi hòa nhã, sẽ được may mắn, sẽ được an lạc và hạnh phúc. Đó là chánh tín.


Nghĩ rằng: chuyển đi những lời hăm he hù dọa để được may mắn, đó là MÊ TÍN.

 Con người thường có tâm bất mãn triền miên, sống hiện tại, nhớ quá khứ; trở về quá khứ, tiếc hiện tại. Do đó, cuộc sống gia đình thiếu hạnh phúc, vắng nụ cười. Cuộc sống thiền môn thiếu tinh tấn, sống qua tháng ngày.

  Con người muốn có hạnh phúc, không cần tìm bên ngoài đâu xa. Hạnh phúc chính ngay trong tâm mỗi người. Chuyển hóa được tâm niệm, phiền não khổ đau cũng sẽ chuyển thành an vui hạnh phúc. Hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian.


Chuyển cách nào?  

-    Bớt tham lam (cho nhiều, nhận ít, biết đủ)

-    Bớt sân hận (chuyện gì rồi cũng qua, sân hận phiền não mà, biết tu tâm dưỡng tánh, lẵng lặng mọi chuyện qua)

-    Bớt si mê (không mong cầu nhiều cho bản thân, không cả tin các chuyện linh thiêng huyền bí, mê tín dị đoan, thì khỏi bị thầy chùa kiêm thầy bùa, thầy bói, thầy tụng gạt gẫm)

-    Sống đơn giản hiện tại, không nhớ tiếc quá khứ, không lo sợ tương lai. []


Kính thưa Quí vị độc giả,

Bức hình Bồ tát Quán Thế Âm trên đây, cũng như tất cả tranh ảnh Phật giáo đều do các vị họa sĩ vẽ, mang nhiều ý nghĩa thậm thâm, cao siêu trong giáo lý.

 Bức hình trên vẽ con rồng hung hăng dữ tợn, trợn mắt, nhe nanh, giương móng, quậy nên sóng gió cuồng phong, trong bầu trời đen kịt, tượng trưng cho tâm sân hận ngút ngàn của con người. Khi gặp nghịch cảnh trái ngang, bất như ý, bị người hãm hại, vu khống, cáo gian, khiến bị tai tiếng, đến mức tù tội, lâm cảnh khốn cùng, gia đình tan nát, sự nghiệp tiêu tùng, con người nộ khí xung thiên (như chuyện tề thiên đại thánh đại náo luôn cả thiên cung, chẳng nể ngọc hoàng, chẳng kiêng thiên tướng) khí giận ngất trời, quyết tâm trả thù, tạo tác thêm nghiệp chẳng lành, lại gặt quả báo, cứ thế chìm đắm trong địa ngục tâm linh (bầu trời đen kịt).


Giáo lý đạo Phật dạy: Lấy từ bi xóa hận thù. 
Muốn thoát ra khỏi cảnh giới địa ngục tâm linh đó, đâu cần phải đi chùa, đâu cần phải lễ Phật, đâu cần phải cúng kiến, đâu cần phải hối lộ tăng nhân, đâu cần phải cầu cứu Mẹ Hiền Quán Âm trong các lễ hội Quán Âm, con người - dù Phật Tử hay không Phật Tử - chỉ cần hiểu là: có vay thì có trả.

 Hôm nay mình gặp nạn là mình đang trả quả, vui vẻ chấp nhận trả, nợ kia sẽ chấm dứt, an vui sẽ đến. Nếu mình không phải trả quả ngày xưa, thì người kia đang vay nợ ngày nay. Đây chính là lúc con người thực hành hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, khởi tâm từ bi thương xót kẻ vô minh, chỉ vì danh hay lợi, đang tâm hãm hại người, tạo nghiệp xấu ác.


Bình tịnh thủy cầm nơi tay trái của tôn tượng, tượng trưng tâm từ bi quảng đại, người nào cũng có, bình thường thì thanh tịnh, chỉ vì bị tâm sân hận che lấp mà thôi. Tu hành là khơi dậy tâm từ bi sẵn có, tiềm ẩn nơi mỗi con người.


 Nhành dương liễu cầm nơi tay phải của tôn tượng, buông xuôi xuống, tượng trưng cho tâm hỷ xả, kham nhẫn của con người. Tu hành là kham nhẫn những điều người khác khó nhẫn được. Nhẫn nhịn chứ không nhẫn nhục. Nhục mà nhẫn được là khá lắm. Nhẫn mà không thấy nhục mới là người tu cao. Người tu lâu chưa hẳn là tu cao. Đức Phật thành đạo năm 35 tuổi, tuổi thanh niên, trong khi bao nhiêu vị đạo sĩ già nua, cố chấp, mê tín, cao ngạo, tham quyền cố vị, ba hoa, khoa trương, thượng đội hạ đạp, bè phái, sống lâu lên lão làng, hết đời trong vô minh, kiếp sau tu tiếp.


Trong khi tu hành, đem đạo giúp đời, con người cần có tâm nhẫn nhịn này (cành dương liễu) mới thể hiện, thực hiện được tâm từ bi (bình tịnh thủy), mới cư xử, nói lời từ hòa, mát mẻ (nước cam lồ đựng trong bình tịnh thủy) với mọi người chung quanh, không phân biệt người thân hay kẻ thù (đây là pháp môn: bất tùy phân biệt, đức Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm).


 Tóm lại, nhờ có nhân duyên gặp tà pháp lưu hành, chánh pháp mới được tuyên dương, con người mới rõ đâu là chánh đạo nên đi, đâu là chánh pháp nên theo. Thế giới thanh bình. Chúng sanh an lạc.


Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Chủ-Nhiệm Phật-Học Tịnh-Quang Canada

108-123 Railroad St.

Brampton, ON, L6X-1G9, CANADA

Tel: 647-828-1016


 HỎI ĐÁP VỀ PHẬT PHÁP

Kính gởi thầy Chân Tuệ,
Con xin được góp ý về những câu hỏi nầy theo sự hiểu biết của con và con xin được đón nhận những quan điểm khác mà tu học thêm. Con có đính kèm theo bài sưu tập để mỗi người nhận diện được Phật tánh của tự thân mình để rồi từ đó mà tiến tu theo pháp môn mà mình đã có duyên hành trì. Con nhờ Thầy phổ biến cho mọi người cùng hiểu.

Kính bạch Thầy,
Kính xin Thầy từ bi giải đáp thắc mắc của con: Một người cô đơn đang sống trong Nursing Home, hằng ngày niệm Phật.Nhưng rồi từ từ tâm trí không còn sáng suốt nữa, đau bịnh, không niệm Phật được. Như vậy khi xả bỏ thân này, thần thức người này sẽ đi về đâu, cõi lành hay cõi dữ vì không ai hộ niệm. Con xin cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.
Kính Thầy
Tâm Trinh (Toronto)

Kính thưa quí vị
Những đạo hữu khác đã trả lời rồi. Con xin được bổ túc thêm. Nghiệp là yếu tố cho sự tái sanh của con người qua một trong bốn loại sau:

1. Cực trọng nghiệp: là những hành động trọng yếu hay là những hành nghiệp nhân cực trọng. Nếu Cực trọng nghiệp thuộc về loại bất thiện đó là những nghiệp như : Ngũ nghịch, Thập ác. Bằng như Cực trọng nghiệp thuộc về loại thiện đó là những nghiệp như: Người chứng đắc các quả vị tứ thiền sắc giới trở lên.

2. Tập quán nghiệp: là những việc làm, lời nói hàng ngày chúng ta hay làm và thường nhớ đến ưa thích hơn hết. Những thói quen lành hay dữ dần dần uốn nắn tạo thành bản chất của con người. Ngay trong lúc vô thức đôi lúc nó vẫn hiện khởi.

3. Tích lũy nghiệp: là đời sống của con người hôm nay là sự tích góp bởi vô số các nghiệp từ trong quá khứ đã tạo.

4. Cận tử nghiệp: là nghiệp nhân sau cùng con người nhớ tưởng lúc lâm chung. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm ác tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh khổ. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm thiện tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh giới lành.

Vị đạo hữu nầy khi trẻ không lo tu tập nhiều thành ra khi về già thiếu phước phải vào nursing home sống cô đơn. Vị nầy duyên lành vẫn còn là biết niệm Phật nhưng do nghiệp lực làm cho đau bệnh, tâm trí không sáng suốt. Cận tử nghiệp sẽ quyết định thần thức vị nầy sanh vào cảnh giới hoặc thiện hoặc dữ.
Nếu vị nầy có thân nhân hay bè bạn tốt, hiểu đạo thì hãy giúp cho người nầy một máy niệm Phật hay một máy CD để phát ra câu niệm Phật 24 giờ mỗi ngày thì sẽ giúp cho người nầy duyên theo câu niệm Phật mà người nầy niệm Phật trong tiềm thức vì tai vẫn nghe được âm thanh ở bên ngoài. Hoặc tâm người nầy sẽ được thanh tịnh khi nghe được câu niệm Phật từ bên ngoài thì thần thức vẫn sanh được cỏi lành. Lại nữa người thân nên để tấm hình Phật trước mặt người nầy để người nầy cảm thấy yên lòng và tưởng nhớ Phật là một điều rất tốt. Đây là hình thức nhãn căn và nhĩ căn niệm Phật.

 Kính thưa quí vị
Khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi sanh sang cõi khác. Những trò hề hộ niệm được vãng sanh hiện nay cũng khá phổ biến, bởi do con người không hiểu rõ chánh pháp, dễ bị gạt gẫm.

Đạo Phật dạy rằng xác thân chỉ là sự duyên hợp của vật chất, gọi là tứ đại, bao gồm: đất, nước, gió, lửa. Sau khi chết, những thứ này lại trở về với đất, nước, gió, lửa.
Con người ai ai cũng phải chết, và đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay địa ngục, đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, con người đã làm ra khi sanh tiền. Chính con người quyết định kiếp sau đầu thai chốn nào, cõi nào, lành hay dữ, tịnh độ hay ác đạo, chứ không phải do thượng đế hay thần linh nào khác - cũng không do các ban hộ niệm cầu vãng sanh tào lao hiện nay rất nhiều.

Con người quyết định đời sống kiếp này và kiếp sau bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại. 

 Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết.

Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.

Thầy chùa nào biết luyện giọng, biết làm lễ mang màu sắc linh thiêng huyền bí, bẻ tay giậm chân, mặc y áo như kép cải lương rực rỡ xanh đỏ tím vàng, la la, hét hét, ợ ợ, ngáp ngáp, trợn trợn, chui vô màn vô mùng, đứng trên bục cao quơ quơ, rắc rắc, thì người ngu u mê càng tin tưởng và cúng tiền càng nhiều, bởi lẽ ai ai cũng có người thân đã qua đời. Mọi người đều thấy tệ nạn lừa đảo hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu, kể cả các hàng gọi là lãnh đạo cao cấp của các giáo hội trong và ngoài nước. Nhà chùa vô hình, vô tình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian, gạt gẫm, lừa đảo bá tánh u mê.

Trong lúc con người còn sống mà còn chưa hiểu biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống là người chết, nằm trong hũ tro còn nghe thấy được những gì? 
Nếu người chết rồi quả thật nghe kinh và được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng, thì người sống tu hành làm gì cho cực khổ. Khi còn sống, con người cứ lo tạo nhiều tiền nhiều của, bất chấp thiện ác. Khi chết, người đó dặn thân nhân, thỉnh mời hàng trăm thầy chùa, hàng trăm ông cha đến cầu siêu, cầu hồn thì khoẻ quá. Sống ngon chết tốt như vậy ai mà không ham chớ.

Đó là những tệ nạn trong chùa - không phải chính là Phật Giáo - mọi người nên cảnh giác các mánh khoé lừa đảo này. Phật giáo là những giáo lý dạy NGƯỜI SỐNG, ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ giải thoát, quay đầu hướng thiện (đáo bỉ ngạn) - chứ không dạy con người đợi đến lúc nằm trên giường bệnh mới biết niệm Phật, đợi nằm trong quan tài, trong nấm mồ, trong lò thiêu, hay nằm trong hủ tro, mới chịu nghe kinh kệ. Tất cả đã quá muộn màng. Tất cả là do con người gạt gẫm nhau thôi.



BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG.CANADA



Ta tin vào tôn giáo vì sợ chết?
Cái chết sắp không còn là điều kiêng kị. Trong những năm gần đây, người ta ngày càng cởi mở hơn trong việc đối thoại về cái chết, ở cả trong nhà và những nơi công cộng.
Ví dụ, có những tiệm cà phê được mở ra đầu tiên là ở Thuỵ Sỹ vào năm 2004 và sau đó đã lan ra khắp thế giới, nơi mà người ta có thể đến ngồi ăn bánh ngọt, uống cà phê và nói về nỗi sợ hãi cái chết của mình.
Việc chúng ta ngần ngại nói về cái chết thường bị cho là do sợ hãi, và vì sợ nên chúng ta thường tránh nghĩ đến điều này.
Tuy nhiên cũng chỉ có ít bằng chứng cụ thể cho thấy con người thực sự sợ chết. Vậy lo lắng về cái chết ở mức thế nào thì gọi là bình thường?
Các nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát cho thấy chúng ta thường lo lắng bị mất những người mình yêu thương hơn là phải đối mặt với cái chết. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chúng ta lo lắng về quy trình chết, như là cảm giác đau đớn hay sự cô đơn, hơn là chính cái chết.

Chúng ta thực sự có sợ chết không?
Nói chung, khi được hỏi liệu có sợ chết hay không, phần lớn chúng ta đều nói là không. Một số ít những người tỏ ra lo lắng quá nhiều về cái chết còn bị cho là có tâm lý bất bình thường và được khuyên nên đi điều trị.
Mặt khác, việc có ít người nói là sợ chết cũng có thể là do tâm lý thường tình của chúng ta, vốn ít khi muốn thừa nhận nỗi sợ hãi của mình.
Dựa trên giả thiết này, các nhà tâm lý xã hội học từ 30 năm qua đã nghiên cứu những tác động về mặt xã hội và tinh thần của con người khi đối mặt với cái chết.

Trong hơn 200 cuộc thử nghiệm, các cá nhân đã được yêu cầu tưởng tượng mình đang hấp hối.
Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện đối với các thẩm phán cấp thành phố tại Hoa Kỳ.
Những người này được yêu cầu định ra mức tiền thế chân để cho một người bị tình nghi là gái mại dâm trong một tình huống giả định được tại ngoại hầu tra.
Trung bình những thẩm phán từng đối mặt với cái chết trước đây đưa ra mức yêu cầu tiền thế chân cao hơn, 455 đô la, so với những người chưa từng đối mặt với cái chết, 50 đôla.
Kể từ đó, nhiều tác động của cái chết đã được nhận thấy giữa các nhóm nghiên cứu từ nhiều nước.

Mối liên hệ giữa nỗi sợ chết và niềm tin tôn giáo
Bên cạnh việc làm chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn, suy nghĩ về cái chết cũng khiến chúng ta có thành kiến hơn nhiều hơn trước những chủng tộc, tôn giáo và các nhóm tuổi khác.
Khi tổng hợp lại, hàng chục nghiên cứu này cho thấy khi nghĩ tới cái chết, con người ta thường cảm thấy gắn bó chặt hơn với những nhóm mà họ thuộc về, đến nỗi trở nên kỳ thị những người khác biệt mình.
Việc nghĩ đến cái chết cũng tác động tới niềm tin về chính trị lẫn tín ngưỡng của chúng ta.

Một mặt, nó làm cho chúng ta càng bị phân cực: Những người theo tư tưởng tự do thì càng tự do hơn, trong khi những người bảo thủ càng trở nên bảo thủ hơn.
Những người theo tín ngưỡng thì càng bấu víu vào niềm tin của mình hơn, trong khi những người vô thần thì càng trở nên vô thần hơn.
Mặt khác, những nghiên cứu này cũng cho thấy việc nghĩ về cái chết cũng đẩy chúng ta gần hơn đến niềm tin vào tôn giáo theo những cách vô ý thức.
Và khi suy nghĩ về cái chết đủ mạnh, thì cả những người theo tư tưởng tự do lẫn bảo thủ thường ủng cho những tư tưởng và những ứng viên bảo thủ.
Một số nhà nghiên cứu nói đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên trường chính trị của Hoa Kỳ sau sự kiện 11/9.
Thế nhưng vì sao cái chết khiến chúng ta trở nên khắc nghiệt, bảo thủ và tin vào tôn giáo hơn?
Một số người cho rằng việc nghĩ về cái chết khiến chúng ta thèm muốn sự bất tử hơn.
Nhiều tôn giáo nói đến sự bất tử trong sách vở. Tuy nhiên, sự gắn kết của chúng ta với quốc gia hay với những nhóm chủng tộc nào đó có thể mang lại sự bất tử một cách đầy biểu tượng. Những nhóm này cũng như phong tục, tập quán của họ sẽ tồn tại lâu hơn chúng ta.
Việc bảo vệ những chuẩn mực về văn hoá có thể làm tăng cảm giác thuộc về một nhóm cụ thể nào đó của chúng ta, khiến chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn với những người vi phạm những chuẩn mực này - thái độ của các thẩm phán với gái mại dâm là một ví dụ.

Giấc mơ được bất tử
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng việc nghĩ về cái chết sẽ làm tăng mong muốn được nổi tiếng hoặc có con cái, cả hai đều liên quan đến sự bất tử mang tính biểu tượng. Chúng ta đều muốn được trở nên bất tử thông qua di sản trong công việc và qua việc để lại DNA của mình trên cõi đời. Khi được hỏi, chúng ta ít khi thừa nhận, thậm chí là ngay cả với bản thân mình, rằng mình sợ cái chết.
Chúng ta cũng không nghĩ rằng việc nghĩ về cái chết có tác động lan rộng đến thái độ của chúng ta trong xã hội.
Nhưng khả năng suy nghĩ nội tâm của chúng ta cũng có giới hạn.
Chúng ta thường không thể phán đoán trước rằng mình sẽ cảm giác thế nào hay hành xử ra sao trong những viễn cảnh tương lai, và chúng ta cũng thường không hiểu nổi vì sao mình lại cảm giác hay hành xử theo những cách nhất định.
Vậy vì sao chúng ta lại có những nỗ lực trở nên cởi mở hơn về cái chết thông qua những cuộc đối thoại?
Khó để giải thích được điều này!
Việc nhắc đến cái chết nhiều hơn trong trí tưởng tượng của chúng ta ở cả những chốn riêng tư lẫn nơi công cộng có thể làm chúng ta trở nên nghiệt ngã hơn, nhiều thành kiến hơn, theo kết quả một số nghiên cứu.
Nhưng có lẽ chúng ta chịu những tác động tiêu cực này là do lâu nay vẫn không quen với việc nghĩ và nói về cái chết.
Trong trị liệu về tâm lý, việc khiến bệnh nhân đối mặt với điều làm họ lo lắng, chẳng hạn như một vật thể, một con vật, hay thậm chí một ký ức nào đó, sẽ giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi.
Tương tự, việc phá vỡ sự im lặng trước những điều kiêng kỵ sẽ giống như việc tiêm chủng cho tâm lý, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trước cái chết.

 (SƯU TẦM: VIỆT LUẬN)



NĂM ĐIỀU QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO PHẬT (CON TIN TRONG CHÙA)
BẤT TÙY PHÂN BIỆT- CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN TRONG CÁC TÔN GIÁO
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 1)