TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 17 July 2024

NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI

 SỰ HY SINH THẦM LẶNG CỦA BA (cuối trang)  


TIỀN VÀ ĐẠO ĐỨC - BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI. 

https://phtq-canada.blogspot.com/2024/07/nhan-cach-lam-nguoi.html

Câu chuyện này xảy từ hơn 30 năm trước, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá ở Washington D.C. Vợ của một doanh nhân giàu có Bất cẩn làm rơi túi xách tại một bệnh viện. Sau khi biết chuyện, vị doanh nhân này vô cùng lo lắng, vì bên trong túi xách không chỉ có 100 ngàn đô mà còn chứa thông tin thị trường vô cùng cơ mật. Ông vội vã lái xe đến bệnh viện ngay lúc nửa đêm.

Khi ông vừa đến nơi thì thấy một cô bé gầy còm đang ngồi ở hành lang bệnh viện, tay ôm chặt chiếc túi da mà vợ ông đánh mất. Cô bé ngồi dựa lưng vào tường, người run lên vì lạnh.

Cô bé ấy tên là Chiada. Em có người mẹ đang nằm viện và bệnh tình rất nặng. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày, họ đã bán đi rất cả mọi thứ có thể nhưng cũng chỉ đủ trả tiền viện phí đêm nay. Ngày mai, mẹ cô bé sẽ phải xuất viện, vì họ đã hết nhẵn tiền.

Buổi tối định mệnh hôm ấy, Chiada bất lực đi đi lại lại ở hành lang bệnh viện, nước mắt giàn giụa, cầu xin Thượng Đế hãy ban cho mẹ con em một phép màu. Vừa lúc đó, một người phụ nữ đi từ trên lầu xuống. Bà làm rơi chiếc túi da xuống đất, có thể là trong tay còn đang cầm thứ khác nên không biết túi xách bị rơi.

Ở hành lang chỉ có một mình Chiada. Cô bé nhặt chiếc túi lên, vội vàng đuổi theo người phụ nữ ra cửa, nhưng bà đã lên một chiếc xe hơi sang trọng và đi mất rồi.

Chiada quay lại phòng bệnh và kể cho mẹ câu chuyện này. Khi mở chiếc túi ra để tìm danh tính của người mất đồ, hai mẹ con đều sửng sốt bởi xấp tiền trong đó. 100 ngàn đô là số tiền quá lớn đối với họ, và nó rất có thể sẽ chữa lành bệnh của người mẹ. Nhưng mẹ của Chiada bảo con gáι hãy mang chiếc túi quay lại hành lang, đợi người bị mất đến nhận lại.

Sau khi được trả lại chiếc túi xách quan trọng, vị doanh nhân đã gắng hết sức chạy chữa cho mẹ của Chiada. Tuy nhiên bà vẫn không qua khỏi. Vì không muốn cô bé Chiada phải sống cô độc nên ông đã nhận nuôi cô bé và cho em đi học.

Kể từ sau đó, công việc kinh doanh của vị doanh nhân ngày càng phát triển, không lâu sau ông đã trở thành một tỷ phú. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chiada cũng đến giúp đỡ ông quản lý công ty. Nhờ sự thông minh và những kinh nghiệm được học từ cha nuôi mà Chiada nhanh chóng trở thành một nữ doanh nhân thành công, rất nhiều việc cha nuôi đều phải hỏi ý kiến của cô.

Khi sắp qua đời, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc:

“Trước khi quen biết mẹ con Chiada, tôi nghĩ mình là một người rất giàu có. Nhưng khi đứng trước hai mẹ con họ – những người nghèo khổ, không có tiền chữa bệnh nhưng vẫn nhất quyết trả lại 100 ngàn đô, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu có nhất. Bởi dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ một tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Đây là điều mà người làm kinh doanh như tôi thiếu nhiều nhất. Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh.

Tôi nhận nuôi Chiada cũng không phải để trả ơn hay thương hại mà là mời về một tấm gương làm người. Có cô bé bên cạnh, trên thương trường, tôi luôn cố gắng ghi nhớ việc gì nên làm, việc gì không nên; số tiền nào nên lấy, số tiền nào không nên. Đây chính là sự đảm bảo vững chắc cho công ty phát triển và sau này tôi đã trở thành một tỷ phú.

Sau khi tôi ra đi, toàn bộ tài sản sẽ để lại cho Chiada thừa kế. Đây không phải là quà tặng, mà vì tôi muốn sự nghiệp của mình có thêm huy hoàng và thịnh vượng hơn. Tôi tin rằng, con trai tôi sẽ hiểu được tâm ý của tôi”.

Sau khi người con trai của ông từ nước ngoài trở về, đọc kỹ di chúc của cha, anh đã ký tên vào văn bản thừa kế: “Tôi đồng ý để Chiada là người thừa kế toàn bộ tài sản của bố mình. Chỉ mong cô ấy có thể làm vợ tôi”.

Chiada suy nghĩ một lúc rồi cũng cầm bút ký tên: “Tôi chấp nhận toàn bộ tài sản mà cha nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.

Nguồn sưu tầm .

Share Lại Hoài Niệm

 

SỰ HY SINH THẦM LẶNG CỦA BA 

Khi tôi viết những dòng chữ này thì ba tôi đã an nghỉ trong lòng đất. Ba tôi thọ 84 tuổi. Những người đến chia buồn đều cho ông cụ đã thuộc vào hạng “xưa nay hiếm”. Nhưng trong tôi, đó là một nỗi mất mát lớn lao không gì thay thế được.

Ba tôi là một nhà giáo nghiêm túc, hiền lành từ thời Pháp thuộc. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã ý thức được mình có một gia đình hạnh phúc. Chưa bao giờ tôi thấy ba mẹ cãi nhau. Hai người xưng hô bằng “mình ơi” nghe rất dịu. Ba đi làm, mẹ nội trợ, sáu anh chị em cắp sách đến trường. Một khuôn mẫu của gia đình cách đây năm mươi năm trước.

Năm tôi lên tám tuổi thì mẹ mắc bệnh. Một căn bệnh nan y mà đến giờ y học vẫn bó tay: ung thư. Mẹ tôi nằm sáu tháng tại nhà thương Huế. Dù bác sĩ giám đốc Lê Khắc Quyến đã lắc đầu nhưng ba tôi vẫn không chịu bó tay. Người xin nghỉ việc đưa mẹ vào Saigon với suy nghĩ “còn nước còn tát”. Sáu anh chị em bắt đầu thấm thía nỗi côi cút trong căn nhà vắng.

Rồi từ Saigon mẹ trở về với làn da xanh mét, thân hình gầy guộc. Mắt ba sâu hơn, nụ cười thường nhật biến mất. Tất cả chỉ còn đợi thời gian. Ba đặt một chiếc giường song song cạnh giường mẹ. Trong giấc ngủ trẻ con, nửa đêm tỉnh giấc tôi vẫn thấy ba ngồi nghiêng mình bên mẹ chăm sóc, vỗ về.

Mẹ tôi có một cái hộp bánh LU của Pháp. Trong đó người cất vòng xuyến, chuỗi ngọc hồi môn, những cái kiềng vàng của các con, tiền dành dụm của gia đình. Nhưng cái hộp càng lúc càng cạn dần. Tiền của lần lượt đội nón ra đi. Rồi vay mượn. Khi mẹ tôi mất thì gia đình hoàn toàn khánh kiệt. Suốt đời tôi chẳng thể nào quên cảnh ba ngồi khất nợ với một người bà con.

Một người đàn ông góa vợ lúc 48 tuổi và sáu đứa con dại! Bây giờ tôi mới thấm thía với nỗi vất vả của ba. Chúng tôi không còn người giúp việc. Ba lập một cái sổ thu chi hằng tháng. Chị Hảo chị Hà đi chợ hàng ngày. Tôi nhỏ nhất cũng có bổn phận dọn bàn, lau chén. Chẳng thể còn những món ăn ngon thời mẹ còn sống. Cái bàn tay vốn quen cầm bút của chị tôi chiên trứng thì trứng cháy, nấu canh bữa mặn bữa nhạt, vậy mà ba tôi không hề trách móc, than thở. Có hôm người xuống bếp thay mẹ bảo ban chị. Việc trường, việc nhà chất nặng trên đôi vai ba.

Mất mẹ tôi ngủ với ba. Thói quen sờ vú của đứa con gái út không dễ bỏ đi một sớm một chiều. Ba đã ôm ấp tôi, gối đầu tay cho tôi ngủ, cho tôi mân mê vú ba thay vú mẹ trong tiếng thở dài thầm kín.

Và cứ thế, cuộc đời gà trống nuôi con của ba lặng lẽ qua đi. Ba trả nợ, ba thu xếp cho các con ăn học nên người với số lương còm cỏi của một giáo viên. Mỗi lần anh chị tôi đi thi, không bao giờ ba quên thắp nhang trên bàn thờ mẹ, thầm vái van một sự độ trì.

Năm tôi học đệ tứ - tương đương lớp 9 thời nay, qua sự thu xếp của ông chú, ba tôi có ý định tục huyền với một người quen cũ, nghe đâu cũng là một cô giáo. Các anh đã lớn không có ý kiến gì. Chị Hà vào bàn thờ mẹ khóc. Tôi quay mặt vào tường, đêm ấy không nói với ba một lời. Quá nửa khuya, tôi vẫn nghe tiếng ba trở mình. Và đó cũng là lần cuối cùng. Không bao giờ chúng tôi còn nghe ba có ý định lấy ai.

Ôi, cái lòng ích kỷ tệ hại của tôi! Giá như ngày ấy chị em tôi biết nghĩ suy hơn một tí. Giá như tôi ý thức được rằng rồi mình cũng sẽ bỏ ba đi tìm một thứ gọi là hạnh phúc, thì hẳn rằng chúng tôi sẽ không ngăn cản ba có môt niềm an ủi khi chúng tôi lần lượt chắp cánh bay xa.

Ngày ba về hưu thì tôi đang ở năm thứ ba Đại học sư phạm, nối tiếp cái nghề truyền thống của gia đình. Các anh chị đã trưởng thành, mỗi người đều có một sự nghiệp tương đối trong xã hội. Tưởng đâu ba đã thong thả tuổi già, an nhàn trong sự bảo bọc của các con, mãn nguyện với hương hồn mẹ.

Miền Nam “được” giải phóng. Đất nước chấm dứt cuộc nội chiến nhưng gia đình tôi lại có nỗi đau riêng. Anh ruột và hai anh rể đi “học tập”. Ba tôi lại tất tả từ Đà Nẵng vào Qui Nhơn, từ Qui Nhơn lên Đà Lạt giữ cháu cho các chị tôi lăn lộn chợ trời, làm lụng kiếm sống. Còn một chút của cải phòng thân, người cũng ngắt ra giúp cho các chị thêm chút vốn liếng nuôi con.

Sự hy sinh của ba to lớn quá mà chúng tôi nào có cơ hội đáp đền! Sau này khi cuộc sống dần khá lên, các anh chị có điều kiện xuất cảnh gửi tiền về chu cấp thì ba vẫn cứ một đời sống khiêm cung giản dị. Ba đến thăm nhà đứa con nào thì nhà ấy phong quang, sạch sẽ, hoa cỏ tốt tươi. Tám mươi tuổi ba vẫn hái cà phê. Ngăn không cho ba làm thì ba bảo có lao động mới khỏe. Ba già mà tính không chướng. Ba vui vẻ thăm hỏi mọi người từ trong làng ra ngoài xóm. Ai cũng khen ba phúc hậu, quắc thước, phong thái ung dung. Có lần đưa ba về Saigon dự buổi họp mặt của cựu học sinh Trường Trung Học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị, ba tươi tắn biết bao nhiêu khi đón bó hoa tươi thắm mừng thọ của học trò, của các cô thầy đồng nghiệp.

Vậy mà tự dưng ba bỗng yếu đi bất ngờ. Ba có nhiều câu lẩn thẩn. Ba bắt đầu nói về cái chết. Ba kể những câu chuyện 40, 50 năm về trước. Ba sống trong hồi ức xa xăm. Tôi đã có cái hạnh phúc được chăm sóc ba những ngày cuối đời. Tôi bón cho ba thìa cháo, muỗng sữa. Tôi tắm cho ba, xoa nắn làn da mồi và những khớp xương gầy. Nhưng tôi vẫn chưa làm được những gì so với công ơn trời biển của ba. Trong những phút tỉnh táo ba vẫn băn khoăn, đau xót cho sự gãy đổ hạnh phúc của đời tôi. Anh chị đến đón, ba không về. Ba muốn sống và chết ở nhà đứa con út thiệt thòi nhiều thứ.

Và đúng là “phụ tử tình thâm”. Cái sáng thứ hai ấy, đang dạy ở trường, lòng tôi bỗng như lửa đốt. Tôi bỏ dở tiết mục dạy ra về và kịp chứng kiến sự ra đi của người cha yêu dấu. Tám mươi tư tuổi. Ba mươi sáu năm ở vậy nuôi con. Trải qua những biến cố thăng trầm, đời ba khổ nhiều hơn sướng.

Đám tang của ba tôi có rất nhiều thầy cô giáo và học sinh. Học sinh cũ của ba và của tôi hiện tại. Một số ở xa cũng đánh điện chia buồn. Âu cũng là một niềm an ủi cho nghề giáo đạm bạc mà thanh cao.

Ba ơi! Nếu quả thật có một thế giới bên kia cực lạc thì con chắc chắn rằng ba đang ở đó. Và xin hương hồn ba ghi nhận tấm lòng tri ân của các con trước sự hy sinh thầm lặng suốt cuộc đời ba.

Hương Thủy

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Monday 15 July 2024

Câu Chuyện Ngụ Ngôn

 https://phtq-canada.blogspot.com/2024/07/heo-cuu-bo.html

Một câu chuyện ngụ ngôn, kể rằng:  

Có một chú heo, một chú cừu và một chú bò sữa bị nhốt trong một chuồng. Có một lần người chủ bắt chú heo, heo liền lớn tiếng kêu thất thanh và chống cự mãnh liệt.

Cừu và bò sữa không thích tiếng kêu của chú heo nên giận giữ chỉ trích: “Ngươi thật là làm quá, ông chủ mỗi lần đến bắt chúng ta thì chúng ta cũng không kêu to ầm ĩ như ngươi”.

Chú heo nghe xong liền đáp lại: “Việc bắt các anh và bắt tôi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ông chủ bắt các anh chỉ là muốn lấy lông và sữa của các anh, nhưng ông ấy bắt tôi là muốn lấy mạng của tôi, các anh có hiểu không”?

Cừu và bò sữa nghe xong đều lặng yên không nói được lời nào.

Câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn ngủi và đơn giản nhưng lại rất sâu sắc. Nó nói cho chúng ta biết rằng, người  ở vị trí và hoàn cảnh khác nhau thì rất khó để hiểu được người khác.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Một câu chuyện khác như thế này:

Một vị bác sĩ sau khi nhận được cuộc điện thoại tiếp nhận một ca phẫu thuật gấp, liền vội vã chạy nhanh nhất đến bệnh viện và thay đổi trang phục.

Cha của bệnh nhân không kềm chế được bực tức nên trách: “Tại sao ông lại có thể đến muộn như vậy? Chẳng lẽ ông không biết được rằng con trai tôi đang ở vào tình thế nguy hiểm sao? Ông đúng là người không có trách nhiệm”.

Bác sĩ nói: “Thật xin lỗi, tôi không phải trực ở bệnh viện hôm nay. Nhưng khi nhận được điện thoại tôi đã lập tức đến ngay. Xin ông bình tĩnh một chút”. 

- “Bình tĩnh? Nếu như người nằm trong phòng phẫu thuật là con trai của ông thì ông có thể bình tĩnh được không? cha của bệnh nhân phẫn nộ nói.


Bác sĩ lại ôn tồn: “Được rồi. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho con trai của ông”.

Cha của bệnh nhân lại tức giận nói: “Chỉ có người thờ ơ với sự sống chết của người khác mới có thể nói được những lời như vậy”.

Mấy tiếng sau, ca phẫu thuật thành công, bác sĩ từ trong phòng phẫu thuật đi ra vui vẻ nói với cha của bệnh nhân: “Cảm ơn trời đất, con trai của ông được cứu rồi”.

Không chờ người đàn ông kia trả lời, vị bác sĩ vội vã rời đi và nói: “Nếu như có vấn đề gì, ông có thể hỏi cô y tá”.

Cha của bệnh nhân bất bình nói với cô y tá: “Ông ta thật ngạo mạn. Tôi muốn hỏi tình trạng của con trai tôi một chút mà cũng không được”.

Nữ y tá nói: “Con trai của bác sĩ hôm qua đã mất vì tai nạn giao thông, lúc chúng tôi gọi điện cho bác sĩ đến mổ cho con trai của ông, bác sĩ đang trên đường đến nhà tang lễ. Bây giờ con trai của ông đã được cứu sống rồi, bác sĩ phải vội vàng trở về để lo việc chôn cất cho con trai mình”.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll















Sunday 7 July 2024

SAIGON 1960 1970

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970

https://phtq-canada.blogspot.com/2024/07/saigon-1960-1970.html

https://nhacxua.vn/wp-content/uploads/2019/04/saigon1-1-750x430.jpg

Share

Đường phố sạch đẹp, hiện đại và văn minh là những ấn tượng đầu tiên khi xem chùm ảnh về đường phố của thành đô Saigon ở dưới đây.

Saigon trước 1975 có vẻ đẹp hào nhoáng, nhộn nhịp của nếp sống xưa, nhưng cũng có nhiều góc ảnh mang lại vẻ đẹp thanh bình hiếm có.

https://i.imgur.com/XL0bpPl.jpg

Saigon 1965 – Photo by William S. Fabianic. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2 chiều. Khúc này là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục, kế bên là biệt thự của tổng giám đốc công ty Shell do KTS Nguyễn Văn Hoa thiết kế. Còn ở bên trái là biệt thự của tổng giám đốc Chartered Bank, cũng do KTS Hoa thiết kế đầu thập niên 1960, đã bị chính phủ đập phá để xây trường mầm non và chỉ còn lại hồ bơi.

https://i.imgur.com/4rSuzDk.jpg

Saigon 1967, Photo by Bill Mullin. Đường Trường Công Định (nay là đường Trường Định) chạy băng qua công viên Tao Đàn

https://i.imgur.com/X6KV32L.jpg

Saigon 1967-1968 – đường Tự Do. Photo by Dave DeMilner

https://i.imgur.com/DJgq3rg..jpg

Saigon 1965 – Đường Tự Do, Photo by John A. Hansen

https://i.imgur.com/zuBaXDL.jpg

Saigon 1969, Đường Tự Do, gần góc Tự Do – Nguyễn Thiệp ở bên phải hình. STAR HOTEL tại số 123 đường Tự Do, nơi trước kia là cửa hàng PHARMACIE NORMALE (123 Rue Catinat). Photo by Rick Fredericksen

https://i.imgur.com/ThPGGOB.jpg

Saigon 1965 – Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ Plaza BEQ (135 Trần Hưng Đạo). Bên phải là Metropole Hotel.

https://i.imgur.com/7TtTPUx.jpg

Saigon 1968 – Đường Lê Lai nhìn từ tầng 5 KS Walling trên đường Phạm Ngũ Lão. Photo by Brian Wickham

https://i.imgur.com/nx6Gala.jpg

https://i.imgur.com/TLdxY7Y.jpg

Saigon 1964 – Công trường Chiến sĩ (trước khi có Hồ Con Rùa) nhìn từ đường Trần Quý Cáp (Nay là Võ Văn Tần), bên phải là ra Nhà thờ Đức Bà – Photo by Iparkes

https://i.imgur.com/BfnMqAK.jpg

Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke

https://i.imgur.com/nYN3ZgC.jpg

Saigon 1965 – Đường Hồ Huấn Nghiệp, nối từ đường Tự Do tới Công trường Mê Linh. Photo by John Hansen

https://i.imgur.com/HL624oR.jpg

Đường Tự Do – Công viên Chi Lăng 1967-1968, nay đã bị Vincom chiếm dụng riêng. Photo by Henry Bechtold

https://i.imgur.com/jHr1EN9.jpg

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát

https://i.imgur.com/0fKHhJj.jpg

Gần cuối đường Tự Do nhìn về phía sông Saigon. Ngay chỗ xe Taxi là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by Iparkes

Hình này chụp lúc chưa có Nhà Hàng Maxim sát bên khách sạn Majestic.

https://i.imgur.com/gTaIGO1.jpg

Góc hình ngược hướng với tấm hình bên trên, nhìn từ sông Saigon về phía đường Tự Do. Photo by Layered

https://i.imgur.com/M8BpHyk.jpg

https://i.imgur.com/GmwZYIy.jpg

Đường Tự Do

https://i.imgur.com/F6qBod0.jpg

Saigon 1965-66 – Đường Phan Văn Đạt. Photo by Dale Ellingson
Phía xa là Công trường Mê Linh với bệ tượng đài Hai Bà Trưng

https://i.imgur.com/GWULPxF.jpg

Saigon – Tháng 3 năm 1965 – Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by John A. Hansen 3. Đường Tự Do (tức Catinat thời Pháp thuộc) mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

https://i.imgur.com/wx5J46C.jpg

Saigon 1971 – Moslem Mosque – Đường Thái Lập Thành. Photo by Mike Vogt. Đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du) bắt đầu từ đường Tự Do, kế tiếp là ngã tư Hai Bà Trưng và ngã tư Thi Sách, và kết thúc tại đường Đồn Đất (nay là Thái Văn Lung).

https://nhacxua.vn/wp-content/uploads/2018/09/1512618755.jpeg

Chợ Saigon Xuân Canh Tuất 1970 – Góc Lê Lai – Phan Châu Trinh

https://i.imgur.com/j7aULxU.jpg

Saigon 1972 – Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ngã tư đằng trước là Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Bên phải là trường Lê Quý Đôn.

https://i.imgur.com/CYPpIdV.jpg

Saigon 1965-66 (9) – Ngã 6 Phù Đổng khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò, nay là đường Nguyễn Thị Nghĩa). Photo by Gene Long.

https://i.imgur.com/D41oqDk.jpg

Saigon 1974 – Đường Hàm Nghi. Xe taxi con cóc và xe La Dalat

https://i.imgur.com/NOmgkMe.jpg

Đường Nguyễn Huệ, Saigon 1971 – Photo by Mike Vogt. Phía trước là ngã tư Ngô Đức Kế.

https://i.imgur.com/xzvxYEv.jpg

Saigon 1968 – Đường Phạm Ngũ Lão Saigon Nov 1968 – Photo by Brian Wickham

https://i.imgur.com/APLZ2oX.jpg

Saigon – đường Nguyễn Huệ, gần trụ đồng hồ

https://i.imgur.com/fpTgrcU.jpg

Saigon 1969 – Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi. Photo by Brian Wickham

https://i.imgur.com/MZTv8rE.jpg

Saigon 1967, kẹt xe trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi)

https://i.imgur.com/aq0Wi2q.jpg

Saigon thập niên 1960. Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Người chụp đứng trên đầu cầu Mống ở đầu đường Pasteur. Phía trước là ngã tư Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Phía xa là ngã tư Hàm Nghi – Pasteur. (tại góc đó có Tòa đại sứ Đài Loan và Giao Thông Ngân Hàng).

https://i.imgur.com/TxD2BjU.jpg

Saigon 1969 – Đường Pasteur, bên phải là Đại Học Kiến Trúc, bên trái là công viên Vạn Xuân. Sau này công viên này bị xóa bỏ và đưa vào khuôn viên của nhà thi đấu Phan Đình Phùng ngày nay.

https://i.imgur.com/tUGfjtK.jpg

Saigon 1965 – Đường Pasteur khúc giữa của đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) và Nguyễn Du). Photo by Charles Cox

https://i.imgur.com/epHKOm1.jpg

Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke

https://i.imgur.com/0NvAX09.jpg

Saigon 1968 – trên Đại lộ Cách Mạng 1-11. Photo by J. Patrick Phelan.
Đại Lộ Cách Mạng 1-11 (đoạn nối dài đường Công Lý) được đặt theo ngày đảo chánh Ngô Đình Diệm. Sau 1975 trở thành đường Nguyễn Văn Trỗi (Từ cầu Công Lý tới Hoàng Văn Thụ)https://i.imgur.com/Ui9AXSu.jpgSaigon 1965-66 – Đường Công Lý – Photo by Thomas W. Johnson

https://i.imgur.com/DzOfGPx.jpg

Biểu ngữ trên đường Công Lý

https://i.imgur.com/drwJkQu.jpg

Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ cạnh góc Ngô Đức Kế – Photo by David Staszak

https://i.imgur.com/ny23vpL.jpg

Saigon 1972 – Đường Ngô Đức Kế

https://i.imgur.com/M9GpDKL.jpg

Saigon 1967-1968 – Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn gần Cầu Bông

https://i.imgur.com/80G414D.jpg

Saigon 1967-1968, Casino Dakao đoạn ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu)

https://i.imgur.com/Bw6R4Rh.jpg

Saigon 1969-70. Đường Phạm Ngũ Lão

https://i.imgur.com/IXr8bqh.jpg

Ga xe lửa Bến Thành – Saiogn năm 1964-1965, nay trở thành công viên 23-9. Góc hình được nhìn từ đường Lê Lai về phía Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.

Ga xe lửa Sài Gòn xưa khá rộng, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ), Lê Lai và công trường Quách Thị Trang (nơi hiện đang xây dựng nhà ga tàu điện metro) – tương ứng với toàn bộ Công viên 23-9 và bến xe buýt hiện nay.

https://i.imgur.com/H413FHK.jpg

Saigon 1971 – Tượng đài Trần Nguyên Hãn nhìn từ trên cầu vượt dành cho khách bộ hành. Phía sau tượng đài nhìn thấy phần chân của cầu vượt bộ hành thứ hai từ bùng binh nối qua bến xe buýt. Nhà có mái ngói cao nhất trong hình là Nhà chú Hỏa, trên đường Phó Đức Chính.

https://i.imgur.com/RNqVUyY.jpg

Saigon 1969-70 – Chợ Bến Thành – Photo by David Staszak

https://i.imgur.com/USTpeUJ.jpg

Saigon 1969, cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

https://i.imgur.com/7Bb7fvD.jpg

Saigon đầu năm 1968, trước ngày Tết Mậu Thân

https://i.imgur.com/o0M5UbW.jpg

Vòng xoay Công trường Mê Linh đầu đường Hai Bà Trưng – Photo by Thomas W. Johnson

https://i.imgur.com/c4uaKs7.jpg

Đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi), ngã 3 với đường Phan Văn Đạt (đường ra công trường Mê Linh)

https://i.imgur.com/lejoEwm.jpg

Saigon 1968,Photo by Darrel Lang. Đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, nay là Nguyễn Kiệm.

https://i.imgur.com/NYkc5ti.jpg

Đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) ở Chợ Lớn. Bùng binh là Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương

https://i.imgur.com/lh4p31r.jpg

Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke

https://i.imgur.com/WaPKXR0.jpg

Saigon1964 – Đường Lê Lợi. Photo by Al Adcock

https://i.imgur.com/1nACrvZ.jpg

Saigon 1968 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by Sonnyb

https://i.imgur.com/SQtpedS.jpg

Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by David Staszak
Ngã ba Nguyễn Huệ – Tôn Thất Thiệp. Bên trái là Tòa Hòa Giải

https://i.imgur..com/DqZJF4j.jpg

Saigon 1968 – Đường Hai Bà Trưng. Photo by Sonnyb

https://i.imgur.com/nRXphkJ.jpg

Saigon 1972. Đường Trần Hưng Đạo. Photo by Kemper14https://i.imgur.com/KmopzRw.jpgSaigon 1969 – Đường Trần Hưng Đạo, Photo by Sonnyb. Chỗ gẫy góc về bên trái là ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Ở giữa ảnh gần phía trên là nhà thờ Cầu Kho (nhìn thấy mặt sau, nhà có tháp trắng)

https://i.imgur.com/rL1B0F6.jpg

Saigon 1968 – Cổng vào Căn cứ Không quân TSN, nay là đầu đường Cộng Hòa nơi có cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả.

https://i.imgur.com/zpluYY1.jpg

Saigon 1968 – đường Lê Lợi. Photo by Larry Burrows

https://i.imgur.com/QtWxZhd.jpg

Góc Lê Lợi – Tự Do

https://i.imgur.com/tfKZoFT.jpg

Đại lộ Nguyễn Huệ sau cơn mưa

https://i..imgur.com/Pt7ApPT.jpg

Đường Hồng Thâp Tự trước trường Lê Quý Đôn

 

https://i..imgur.com/h1vkoUy.jpg

Saigon về đêm

https://i.imgur.com/muJInwK.jpg

https://i.imgur.com/f0TEt7d.jpg

https://i.imgur.com/qOZQ9Js.jpg

https://i.imgur.com/a6Mtty0.jpg

Một số hình ảnh về Đại Lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) dẫn vào Dinh Độc Lập:

https://i.imgur.com/iP74U1R.jpg

https://i.imgur.com/57sgAl3.jpg

https://i.imgur.com/e2asawO.jpg

https://i.imgur.com/J8ee4Ed.jpg

nhacxua.vn biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai’s flickr