Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong khóa
nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các
thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi
nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô,
Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa
Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay
Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy?
Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình
chăng?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng
hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con”
được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni
xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
*
* *
Trước khi đi vào phần
giải đáp các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:
*1) Chư Tổ có dạy: “Phật
pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời
việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào
đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư
Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”.
Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn
thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem
an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang
tu trong đạo.
*2) Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong
đạo Phật ra hai trường hợp:
Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng
nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn
thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách
xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi. Người
chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên
kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của
mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
*3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi
đời và tuổi đạo. Tuổi đời là
tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều
người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ
năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu
chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là
tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô,
chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị
chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.
* * *
Bây giờ, chúng ta bắt
đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem
gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các
vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa
và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi
là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô
(nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu
vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa
di” (sa di đuổi quạ).
Đến năm được ít nhất
là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như
tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348
giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy
(nam) hay Sư cô (nữ). Trên
giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay
Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của
vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm,
trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia
và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm,
được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.
Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và
ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ
khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311
giới. Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn,
cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường
gọi là viên tịch, không nên lạm dụng từ vãng sanh), không phải thụ giới nào cao
hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại
gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông
không có giới này.
Ở đây, xin nói thêm
rằng: Bắc tông (hay bắc truyền, phát
triển) là danh từ chỉ các
tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây
Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền,
nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam
của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt
Nam.
Trong lúc hành đạo,
tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật
giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương
của Giáo Hội Phật Giáo như sau:
1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ
kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi
đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi
đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni
bộ):
4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới
tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện
nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20
tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40
tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ
gọi là Ni trưởng).
Đó là các danh xưng
chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều
hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo, không được lạm
dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi
một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong,
nhân dịp Đại Lễ hay Đại Hội Phật Giáo, trong các Giới Đàn, hay trong mùa an cư
kết hạ hằng năm.
Như trên, chúng ta có
thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng
tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ.
Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại
đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó
vậy. Tuy vậy, trên thực tế,
chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni,
hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức
phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai. Đối với các bậc Hòa
Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo Hội Phật Giáo trung ương cũng
như địa phương, hay các Đại Tùng Lâm, Phật Học Viện, Tu Viện, thường là các vị
trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại
Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa
Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội
đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các Giáo Hội Phật
Giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức
vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn
(có nghĩa là: thầy tu).
Đến đây, chúng ta nói
về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại
gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
1)* Giữa các vị xuất gia, thường xưng con
(hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay
chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng
Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng
sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang
vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá.
Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em. Ngoài đời
có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, thân hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo
Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo
giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu
(bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
2)* Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư
sĩ Phật Tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng
Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng
ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp,
người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải
tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật
trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn,
mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những vị cao
tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai
bên. Khi qui y Tam Bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử
tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng
chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo
giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của
tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh,
bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
3)* Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật Tử
tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay
chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi
chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu.
Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay
không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị
tại gia là “Quí Phật Tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn,
bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật Tử, chứ không riêng tại gia là
Phật Tử mà thôi. Việc một Phật Tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi
một Phật Tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng,
không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi
nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp
bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian
tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù
tại gia hay xuất gia
4)* Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không
có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể
gọi các vị cư sĩ Phật Tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách
trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời
thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí
Phật Tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng
pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà
di (Tín nữ, Cận sự nữ).
5)* Chúng ta thử bàn qua
một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con”
trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật
theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài
sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn
thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài
thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con”
của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại
gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo
nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng
“con” trong giáo pháp của đức Phật.
6)* Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình
trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên,
cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu,
giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác.
Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn
phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo
hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất
gia có khả năng hoằng pháp, từng đảm nhận trọng trách, hay nghiên cứu tu tập
trước khi vào đạo.
7)* Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư Ông, Sư Cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi
chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một
danh xưng nữa là Pháp Sư, dành cho
các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp)
độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
8)* Danh xưng Sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế,
và danh xưng Tổ Sư được dành cho chư
tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với
nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người
trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí
ngài, để tỏ lòng tôn kính.
9)* Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường
dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ
lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa
thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức.
Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.
10)* Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật
nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Bồ tát Thường bất khinh, bất tùy
phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng
giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh
quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu
Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là: “xưng
con gọi Thầy”.
Theo các bộ luật bắc
tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.
Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm
dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi
theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên,
không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông
phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó
là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất
gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan
trọng gì chuyện xưng hô,
tranh hơn thua chi lời
nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh
tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong
nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng
phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không
bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn
hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm
sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công
đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách xưng hô nên làm
cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp
với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi!
Đó là phần tu tâm.
Trong đạo Phật, cách
xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi,
đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh
không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật Tử tại gia cũng như xuất
gia.
Đó chính là một phần ý
nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong
đạo Phật vậy.[]
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Kính
mời quí vị xem bài viết "Bát Chánh Đạo" theo link:
Sen Hồng Một Đóa
Thích Nữ
Chân Liễu
Lò lửa sen hồng mấy kẻ hay
Mây che nguyệt rạng chẳng phô bày
Ngọc lành ẩn đá không phai sắc
Bể thánh nguồn chơn mặc tỉnh say.
B ốn câu
thơ trên là của Ni trưởng Như Thanh, một bậc tài năng xuất chúng được sự ngưỡng
mộ và khâm phục trong ni giới Phật giáo Việt Nam. Như ngọn đuốc sáng bừng trong
đêm tối, Ni trưởng là một bậc chân tu vì đạo quên mình, sanh năm Tân Hợi 1911,
tại huyện Thủ đức, Gia định. Thiện duyên đưa đến, Ni trưởng xuất gia năm 22
tuổi, đệ tử của Tổ Pháp Ấn, chùa Phước Tường, Thủ đức. Với trí thông minh và
lòng hiếu học, cộng thêm nhẫn lực vô biên, Ni trưởng đã đạt được nhiều thành
quả trên đường tham học Phật pháp từ Nam ra đến Huế và Hà nội. Năm 1972, Ni
trưởng được Giáo hội giao trọng trách Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông, và giữ vai trò
Cố vấn tối cao trong các nhiệm kỳ kế tiếp. Ni trưởng viên tịch năm 1999, để lại
bao thương tiếc cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia.
Vài
trang giấy không đủ nói lên hết được đạo hạnh và gương sáng của người, nhưng để
chia sẻ với những người đang học Phật và tu Phật, những lời dạy quí báu của
người ghi lại trong quyển sách “Cuộc đời
và sự nghiệp của Sư trưởng Như Thanh” xem như một nhân duyên thiện lành đặc
biệt. Thành kính đảnh lễ giác linh Ni trưởng với tấm lòng tri ân và niềm cảm
phục của hàng hậu học.
N ếu
như xưa kia, khi đồng ý cho bà di mẫu Maha baxà bađề (Kiều Đàm) cùng 500 người
nữ xuất gia trong giáo pháp, đức Thế tôn tuyên báo rằng chánh pháp vì vậy sẽ
diệt vong sớm 500 năm. Không ai có thể đoán rằng chánh pháp tồn tại bao lâu để
làm bài toán trừ 500 năm đó. Khi đề cập đến quá trình lịch sử đức Phật không
cho phép người nữ xuất gia một cách dễ dàng, Ni trưởng đã có một cái nhìn tuệ
giác như sau:
“Vì trách nhiệm của người xuất gia rất nặng nề, khó nhọc, mà
phạm hạnh cũng khó thực hành, bởi thế đức Phật không hứa cho người nữ xuất gia
một cách dễ dàng. Đây là bổn ý của đức Phật muốn mở rộng con đường hóa đạo cho
tất cả người nữ sau này. Bởi sự giáo dục của người nữ thời ấy chưa được phát
triển, nên họ ở trong thế gian bị nhiều sự chướng ngại buộc ràng, làm cho tâm
tính không được sáng tỏ, ý chí không được sâu rộng. Đức Phật vì muốn cho hàng
Tỳ kheo ni chứng đến các pháp thiệt tánh mà Ngài đem tâm bình đẳng phương tiện
dẫn dắt, khiến cho mọi người đều được tăng trưởng thiện báo, tiêu trừ ác
nghiệp, sửa đổi phong hóa ở thế gian trở nên tốt đẹp. Hàng Tỳ kheo ni ở trong
chánh pháp của đức Phật gặp được cơ hội mở mang, truyền bá, làm cho ánh sáng
Phật pháp được chói rạng, tạo công đức vô lượng”.
Đạo
Phật đã đi sâu vào cuộc đời. Đạo Phật không phải là lý thuyết suông để bàn
luận. Đạo là sống và hành. Đạo là sự chân thật, sáng suốt, đậm đà và thanh
thoát. Để dẫn dắt người nữ tu vượt qua được bản tánh nhi nữ thường tình, nhờ
khép mình trong giới pháp, vượt qua mọi trở ngại thuận nghịch bằng khả năng tu
chứng, thì người nữ tu vẫn có thể phụng sự và xiển dương Chánh pháp. Ni trưởng
chủ trương một căn bản đào tạo ni tài, lập nguyện kiên cường cho ni chúng, trao
truyền tam học: Giới, Định, Tuệ.
Ni
trưởng dạy rằng:
-
Giới học là giềng mối của người
tu Phật.
-
Định học là phép tắc điều phục
tâm trí.
-
Tuệ học là năng lực bạt trừ
nghiệp chướng si ái.
Ni
trưởng Như Thanh đã trải thân phục vụ đạo pháp, khiến cho pháp âm truyền bá
khắp nơi. Người là một bậc Ni trưởng đạo cao, đức trọng, làu thông kinh luật,
trước tác, dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị. Ni trưởng đã dẫn dắt hàng ni
chúng hậu học thoát khỏi những mặc cảm tự ti, sợ hãi, nhút nhát và khai sáng
trí tuệ cho hàng đệ tử. Công đức của người thực vô lượng, vô biên.
Ni
trưởng luôn luôn quan niệm, để chia sẻ gánh nặng hoằng pháp, người xuất gia,
không phân biệt tăng hay ni, đều có trách nhiệm góp phần công đức để đền đáp
công ơn sâu dầy của đức Thế tôn.
Khi
nói lên phạm hạnh cao quí của hàng xuất gia, trong tác phẩm “Giới đức khiêm ưu”,
Ni trưởng đã viết như sau:
“Phẩm hạnh cao quí của tăng già là do công phu tu dưỡng gồm đủ
sự lý, đối với tất cả chúng sanh, tìm đủ các chước phương tiện làm lợi ích cho
mọi người, như khát thì cho uống, đói cho cơm ăn, bịnh cho thuốc uống, lạnh cho
áo ấm, gặp sợ sệt giúp đỡ an ủi hết sợ sệt, thiếu trí tuệ giúp đỡ mong cho tâm
trí trở nên sáng suốt, cho đến bỏ mình cho cọp đói ăn cũng gọi là đức hỷ xả bố
thí. Trong hoàn cảnh nhịn khổ chịu nhọc, trăm phen bẻ gảy mà lòng vẫn dai bền,
việc khó nhọc là cố gắng học tập, việc khó làm cố gắng siêng làm. Dẫu có người
khuấy rối, dằn ép cũng chẳng căm tức, giận hờn, hình dung vẫn tự nhiên, chẳng
tác sắc nóng nảy bứt rứt”.
Với khả
năng, đức độ, tâm từ bi của người đã tạo cho hàng ni chúng xuất gia tiến trên
con đường giác ngộ và giải thoát. Sự tương kính nhau như tỷ muội, dùng tâm niệm
bình đẳng đối xử, phẩm hạnh của người tu trong chúng nên tự xét lại mình để
chừa bỏ lỗi lầm, thay vì phóng tâm nghĩ
đến hơn thua, phải quấy, đúng sai, được mất, biểu lộ đức tính hiền từ, lễ độ,
khiêm cung, khoan dung, hòa lạc, khiến người xung quanh sanh lòng quí mến như
hoa sen nở hương thơm ngát.
Huynh đệ
cùng nhau gắng học hành
Lời qua
tiếng lại nhớ đừng tranh
Quyết
lòng sửa tánh cho thanh tịnh
Xuân đến
đời ta đặng tiếng thanh.
(Hoa Đạo)
Trải qua
trong cõi phù sinh
Học rành
chữ nhẫn hữu hình ngại chi
Nhẫn là
phước quả từ bi
Giúp ta
thâm ngộ vô vi đạo mầu.
(Hoa Đạo)
Lời
thơ của người là khuôn vàng thước ngọc. Thơ văn của một bậc chân tu đầy đạo
tình đạo vị, người đọc cần lắng lòng tỉnh ngộ. Ni trưởng còn khuyên nhắc về
trách nhiệm của Tỳ kheo ni về sự nghiệp hoằng pháp như sau:
1) Xuất gia vì mục tiêu giải thoát tự thân và tha nhân.
2) Thiết tha cầu học chánh pháp giữa biển sống vô thường.
3) Thể hiện nghiêm túc nếp sống phạm hạnh Giới-Định-Tuệ,
4) Phát triển văn huệ, tư huệ và tu huệ.
5) Tích cực tiếp dẫn hàng hậu học.
6) Thao thức vì sự nghiệp độ sanh, hưng khởi chánh pháp.
Ni trưởng
là một vị Bồ tát dấn thân từ ni giới, mang tâm niệm cứu khổ chúng sanh, thức
tỉnh mọi người quay về với tình thương vô hạn trong giới pháp của đức Thích ca
mâu ni. Dòng pháp nhủ của Ni trưởng Như Thanh là dòng nước cam lộ của đức Quán
thế âm, làm dịu mát những nhiệt não của thế gian, khơi dậy ngọn đèn trí tuệ,
không bị tham sân si trói buộc, sai khiến, hành xử lợi mình lợi người, sống với
tâm Phật không còn bị vô minh che lấp.
Trong
tác phẩm “Hành Bồ Tát Đạo”, Ni trưởng
đã đem tâm huyết của mình để truyền trao lại cho người xuất gia cũng như tại
gia. Ni trưởng viết:
“Nếu trong một lúc nào đó, chúng ta lắng yên được tâm thức, để
cho nó vắng lặng rỗng rang, chẳng khởi lên một niệm suy tính so lường, thì tất
nhiên trong sát na ấy, chúng ta nhìn rõ được bản lai diện mục của mình, thấy rõ
chân tâm thể tánh của mình vốn bất sanh bất diệt, nó xóa bỏ mọi ranh giới ngã
và nhơn, thiện và ác. Trong giây phút linh diệu ấy, tâm thức chúng ta bổng nhẹ
nhàng, cõi lòng mở rộng với muôn ngàn thương yêu, tình cảm trong sáng dịu dàng,
nó chẳng phải là thứ tình cảm hạn hẹp, phát sinh từ lòng ái dục, mà phát xuất
từ tâm bi, nên nó bao la, tươi nhuần và bình đẳng, vô phân biệt. Bấy giờ cái
nhìn của chúng ta đối với vạn vật cũng trong suốt và bình đẳng như thế. Đây là
giây phút mà tâm ta vô trụ, không vướng mắc, hoàn toàn tự do. Nếu sống mãi với
tâm vô trụ như thế, chúng ta đã được giải thoát, được an nhiên tự tại”.
Chư
Phật không có tâm phân biệt đây là tăng, đây là ni, đây là tướng nam, đây là
tướng nữ, tướng đẹp tướng xấu, tướng giàu tướng nghèo. Chư Phật bình đẳng tuyệt
đối trong phong cách hóa độ chúng sanh. Bổn phận người tu phải nhận ra con
đường chư Phật đã đi và đã đến.
Đức
Phật đã dạy chúng ta hãy mồi ngọn đuốc chánh pháp của Ngài để tự thắp sáng trí
tuệ, thấy đường mà tu, thấy đạo mà hành. Các đấng Tôn sư đã tha thiết giảng
dạy, khuyến tu, chớ nên đợi khi vô thường đến, không phân biệt già trẻ, sang
hèn, tuổi đời càng chồng chất, đau yếu bệnh tật sanh ra, làm cho con đường đi
đến giác ngộ ngày càng thêm khó khăn, trắc trở. Bao nhiêu đời kiếp đã qua, con
người mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, không biết đến kiếp nào mới vượt
thoát được.
T óm
lại, Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp
cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho
đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết
giảng không hề mệt mỏi. Cho đến ngày thanh thản ra đi, để lại cho đời và cho
đạo nhiều tác phẩm có giá trị tu học, Ni
trưởng vẫn còn mong các đệ tử Phật gia phải giống như hoa sen rạng ngời ánh
sáng trí tuệ, đem ngọn đuốc chánh pháp soi rọi khắp thế gian u tối, giúp mọi
người thoát khỏi bùn nhơ khổ đau phiền não, vượt lên trên mặt nước như những
đóa sen hồng tỏa hương thơm tinh khiết của sự giác ngộ và giải thoát. []
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thích Nữ Chân Liễu
Truyện Ngắn Phật Giáo
Thế Nào Là Thượng Tọa
Thuở ấy, đức Thế Tôn đang ngự tại tinh xá Kỳ Viên. Mai sớm, có 10 vị tỳ kheo từ
Câu Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm sa môn này gặp một chú
tiểu ra vái chào. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, đoàn sa môn lui ngồi một bên.
Phật hỏi họ:
-
Sáng giờ, các thầy có gặp một vị Thượng Tọa vừa rời khỏi nơi đây không?
Các
thầy sa môn đồng thưa: - Bạch Thế Tôn, không ạ!
-
Các thầy không gặp ai cả sao?
- Bạch Thế Tôn, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi.
- Bạch Thế Tôn, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi.
-
Này các tỳ kheo! Vị ấy không phải là một chú tiểu. Ðó chính là bậc Thượng Tọa
mà ta muốn nói.
-
Nhưng, chú ấy còn quá trẻ, bạch Thế Tôn.
-
Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên
ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào
thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa.
SUY NGẪM
Gọi
là bậc trưởng lão, đâu phải căn cứ trên tuổi tác già nua? Bởi vì đó chẳng qua
chỉ là tấm thân già yếu, râu tóc bạc phơ, rút cục chỉ là hạng giả danh ngu xuẩn
mà thôi.
Sở
vị trưởng lão
Bất
tất niên kỷ
Hình
thục bạch phát
Xuẩn
ngu nhi dĩ.
Dù
tuổi cao mày bạc
Không
tịnh hạnh tu trì
Tôn
xưng là trưởng lão
Danh
suông nghĩa lý gì?
(Kinh
Pháp Cú 260)
Những
người chân tu thực học, giữ gìn tâm tính nhân từ, sáng suốt, cư xử rất mực từ
bi & trí tuệ, khắp nơi cảm thấy thanh lương khi thân cận, thiền môn phát
triển, nhiều người tìm tới nương tựa. Thế mới xứng danh là bậc trưởng lão trong
chốn thiền môn.
Vị
hoài chánh pháp
Thuận
diệu từ nhân
Minh
đạt thanh khiết
Thị
vi trưởng lão
Nghiã
là:
Những
ai thấu chánh pháp
Tự
điều phục thân tâm
Thanh
tịnh và sáng suốt
Xứng
đáng là trưởng lão.
(Kinh
Pháp Cú 261)
Trong kho tàng kinh
điển của Phật giáo, danh & thực là hai phạm trù thường được đề cập,
phân tích cặn kẻ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là
phẩm chất, nội dung bên trong.
Danh là một trong năm món dục được chúng sanh ưa
thích, tham đắm cần phải loại trừ (tài, sắc, danh, thực, thùy).
Thực là nội dung của giác ngộ giải thoát, mỗi
người phải phấn đấu để chứng đạt.
Cả hai phương diện này
nếu tương ưng nhau thì thật là tốt. Nếu có thực mà không danh thì càng hay,
nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.
Thí dụ: các vị có danh
Hòa Thượng, Thượng Tọa, lại nắm giữ các trọng trách trong nhà chùa, nhưng thực
chất do bè phái, sống lâu lên lão làng, không thực tâm hoằng pháp lợi sanh,
không thực tâm tu dưỡng, cư xử tàn độc với đồng môn, tự tôn tự đại, tai hại vô
cùng!
Thời Đức Phật, các bậc
đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là Thượng Tọa, là Trưởng Lão. Vì thế,
hàng thượng tọa rất được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường
hậu hỷ, đồng thời các Ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng, nên luôn
được Phật ca ngợi, tán thán.
Cũng vì sự trọng vọng
này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham danh, cũng mong ước bước lên
hàng thượng tọa, cầu đắc lợi lộc, thích được cung kính, say mê danh vọng.
Đức Thế Tôn biết rõ người
đời sau phước mỏng nghiệp dầy, đam mê danh vọng, cho nên Ngài dạy: Thượng Tọa
là bậc đã thấu được Chánh Pháp, cư xử tốt với mọi người (từ bi & trí tuệ
viên dung), chứ không vì tuổi tác hay nguồn gốc xuất thân. Một chú tiểu nếu
xứng đáng cũng được gọi là Thượng Tọa.
Thời nay, các danh
xưng như chú Tiểu, Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng cũng chỉ là để có tôn ti
trật tự trong thiền môn. Các danh xưng vốn chẳng có giá trị hay liên hệ nào đối
với nội tâm an tịnh, tuệ giác và sự tự tại giải thoát cả. Ai ăn nấy no, ai
tu nấy chứng. Nhưng dù sao thì mỗi người cũng cần phải có một hư danh để
phân biệt với các hư danh khác.
Như thế, nếu thực nội
tâm tu dưỡng chưa xứng với danh xưng cao, thì điều phải làm chính là: tự phản
tỉnh, tự vấn lương tâm, tự tàm quí, tự hổ thẹn, hơn là vỗ ngực xưng danh và tự
mãn vui mừng. Ai cũng biết danh xưng là giả huyễn, tự phong hoặc người khác
phong cho cũng vậy thôi, nhưng lâu ngày thấy đó là thật, nguy hiểm vô
cùng.
Về hình thức, chú Tiểu
và Thượng Tọa tuy có khác nhau, nhưng nội dung bất khả tư nghì. Vì thế, khi
biết rõ về cái giả danh không thật, người có tâm cầu pháp, muốn giác ngộ
chân lý vô thượng, phải luôn phấn đấu cho xứng đáng, xứng danh là người có
tuệ giác biết buông xả, không dính mắc, vượt qua hết thảy các pháp - dù
thực hay giả.
Tóm lại, các vị phát
tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ
danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua
chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh
chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu
có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô
đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, không nên tranh cãi. []
Ban Biên-Tập PHTQ.
TÙY DUYÊN
Mọi việc trên đời này đều tùy duyên.
Việc gì đến - đúng lúc - đúng
ngày giờ - đủ duyên - nó sẽ đến.
Tu tâm sẽ đưa con người đến chỗ ngộ đạo (giác ngộ). Khi đạt giác ngộ,
con người sẽ giải thoát phiền não khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Đạt được
bao nhiêu giác ngộ, con người sẽ giảm nhẹ bấy nhiêu phiền não khổ đau. Cũng như
mây đen tan biến bao nhiêu, mặt trời tỏ rạng bấy nhiêu.
Mây đen ví dụ cho phiền não. Mặt trời ví dụ cho trí tuệ sẵn có của con
người. Con người ai ai cũng có trí tuệ, nhưng do phiền não che lấp, con người
trôi lăn trong tâm tham sân si không nhận ra trí tuệ của mình mà thôi. Khi con
người bớt phiền não, thì trí tuệ sẽ sáng ra. Điều này không do cầu nguyện mà
được.
Làm sao biết mình giác ngộ (ngộ đạo) hay chưa?
Khi ngộ đạo, con người sẽ bật khóc vì xúc động, tâm tư bàng hoàng, không
ngờ đạo ở ngay trước mắt, ở ngay trước mặt, tự bấy lâu nay, mà mình không hay,
không biết, không nhận ra đó thôi. Đồng thời con người sẽ cảm thấy hoan hỷ, như
chưa từng hoan hỷ.
Trái cây (quả) đủ ngày tháng thì sẽ chín tới, không thể sớm hơn hay muộn
hơn. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó là cách tu nhân tích phước, tích đức, để
chuyển hóa cuộc sống của mọi người.
Thí dụ: Hôm nay, phát tâm ấn tống kinh sách để truyền bá chánh pháp,
giúp người khai ngộ, thì chính mình là người được khai ngộ trước tiên. Quả báo
phước lành đến ngay khi phát tâm, tuy chưa kịp hành động gì cả. Con người nên
hiểu rõ đâu là chân lý, đâu là chánh pháp, để ứng dụng trong cuộc sống hàng
ngày.[]
BBT.PHTQ.CANADA
ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.
Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt
nhỏ.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu và dường như đã “chết rồi”.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu và dường như đã “chết rồi”.
Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái
cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết
trước cửa nhà mình. []
------------------------------
Bài học:
Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, con người chỉ làm
tổn thương chính mình mà thôi.
SUY NGẪM
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế
gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.
Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không
nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới,
tranh chấp cãi vã.
Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau
đây:
Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.
Bốn Chân Lý Cao Quý
Như quý
vị có thể nhận thức, cốt lõi giáo huấn của Đức Phật được đặt trên sự hiểu biết
về Bốn Chân Lý Cao Quý. Bốn Chân Lý Cao Quý là nền tảng của Đạo
Phật. Đây là những sự thật về khổ đau, nguồn gốc của nó, khả năng chấm
dứt khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau.
Giáo huấn
về Bốn Chân Lý Cao Quý được đặt nền tảng trong kinh nghiệm của con người.
Nền tảng sự tồn tại của con người là khát vọng căn bản cho sự tìm cầu hạnh phúc
và xa tránh khổ đau. Hạnh phúc mà chúng ta khao khát và khổ đau mà chúng
ta lãng tránh được mang đến như một kết quả của nguyên nhân và điều kiện (nhân
duyên). Sự thấu hiểu cơ cấu nhân quả của khổ đau và hạnh phúc là những gì
mà Bốn Chân Lý Cao Quý đề cập đến.
Để thấu
hiểu cơ cấu này, Đạo Phật phân tích những khả năng đa dạng của nhân quả.
Thí dụ, người ta có thể tranh luận rằng những trãi nghiệm của chúng ta về khổ
đau và hạnh phúc xãy ra mà không có lý do gì, không có một nguyên nhân
nào. Đó là một khả năng đã bị phủ nhận trong giáo lý nhà Phật. Cũng
có một khả năng là những trãi nghiệm của chúng ta được tạo nên hay làm ra bởi
một thần thánh siêu nhiên nào đấy. Khả năng này cũng bị bác bỏ trong Đạo
Phật. Cũng có một khả năng của một nguyên lý cơ bản về một loại vật chất
nguyên sơ nào đấy mà có thể là căn nguyên cho nguồn gốc tất cả mọi thứ và sự
kiện. Điều này cũng bị loại bỏ trong Đạo Phật.
Đã phủ
nhận tất cả những khả năng siêu hình này, giáo huấn nhà Phật trình bày một sự
thấu hiểu về tiến trình nhân quả trong dạng thức của cội nguồn tương liên duyên
khởi. Đấy là nói rằng, trãi nghiệm khổ đau và hạnh phúc của chúng ta
không phải hình thành bởi chính chúng hay bởi những nguyên nhân nào đấy hiện
hữu một cách độc lập, cũng không phải bởi sự phối hợp nào đấy của những thứ
này. Lập trường của Đạo Phật là tất cả mọi vật và mọi sự kiện, bao gồm
kinh nghiệm của chúng ta về khổ đau và hạnh phúc, hình thành từ một kết quả của
một tiến trình của tương liên duyên khởi – sự gặp gở của vô số nguyên nhân và
điều kiện (nhân duyên).
Kính Thầy,
Con cảm ơn Thầy dành thì giờ
chỉ dạy cho hai bài trước. Con học Phật rất nhiều qua những bài vỡ trên mạng
của các chùa lớn và trên youtube. Như Thầy nói có hơn 90% Thầy không
hiểu đúng đạo Phật, nên con rất ngại về những bài viết của con phổ biến
trên báo cho hằng ngàn độc giả.
VP.PHTQ: Người tu theo Phật (tại gia & xuất gia) có 2 hạng:
1. Cầu phước: tuyệt
đại đa số, hiểu chút ít giáo lý, đa số hành sai chánh pháp do các sư thiếu căn
bản tu học. Các bài viết của quí ĐH nhằm giúp hạng này hiểu biết thêm căn bản
giáo lý một cách sâu rộng hơn thì rất quí, không có đáng ngại.
2. Cầu giải thoát: một
số nào đó phát tâm tìm hiểu cốt tủy của đạo Phật, giác ngộ được chân ký, hoan
hỷ tiến tu đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan do bản ngã sinh ra. Chằng hạn
như: cầu vãng sanh cực lạc bằng câu niệm Phật om sòm, xông tới các đám tang,
đòi gia chủ phải cho họ giúp người chết được vãng sanh. Tào lao. Họ là hạng gì?
tại gia hay tại chùa mà mê tín hại người quá đáng, phi chánh pháp.
Đức Lạt Lai Lạt ma khuyên phật tử
nên có một vị Thầy "bổn sư" của mình. Lúc con ở Dharamsala,
Băc Ấn Độ, con thấy quý vị sư Tây Tạng rất kính Thầy của họ. Khi
thưa điều gì với Thầy, họ quỳ lạy rất trân trọng trước rồi mới thưa.
VP.PHTQ.: chư tăng ở các chùa VN cũng lễ phép
như vậy. Đó là qui củ của thiền môn nghiêm tịnh.
Con rất muốn có một vị Thầy
"bổn sư" nhưng không có. Con quy y với Thầy Thanh
Từ ở Chùa Hoa Nghiêm VA gần nhà,nhưng Thầy đi Mỹ rồi về VN.
Thâỳ ở chùa gần nhà con là một Thiếu Tá trong Quân Đội, qua đây
gia đình có nhiều người con bị mất trên đường vượt biển, nên ông tu.
Thầy có trình độ văn hóa, và đạo đức, nhưng con nghĩ không thể
trả lời những thắc mắc của con về đạo, và thế giới tâm linh.
VP.PHTQ.: Đùng vội tìm
Thầy Bổn sư. Bệnh của thời đại là tôn sùng một vị Thầy, bởi do danh tiếng của
vị đó, như Thầy Thanh Từ, Thầy Nhất Hạnh,.. Việc hệ trọng chính là phát tâm
nghiên tầm giáo lý qua 3 bước:
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
1. văn (nghe, đọc)
2. tư (suy nghĩ thật chín chắn)
3. tu (thực hành trong đời sống hàng ngày)
Quí ĐH đã qui y với Thầy Thanh Từ. Đó là đại phước duyên. Nên phát huy theo hướng: tìm nghe, tìm đọc các bài viết của Thầy Thanh Từ, theo thứ tự: các bài riêng rẽ trước theo từng đề tài (đề bài).
Sau đó, khi thực sự đã
nắm vững giáo lý căn bản, quí ĐH bước thêm bước nữa, quan trọng hơn: đó là bài
giảng hay các băng giảng của Thầy Thanh Từ.
Khi nào quí ĐH bật
khóc, hay bật cười thoải mái nhận ra rằng mình đã thoát khỏi cái vỏ vô minh
(ngu si, u mê) từ bấy lâu nay. Kể từ đó, gọi là ngộ đạo, quí ĐH sẽ đi đúng
đường (chánh đạo) do nắm vững chánh pháp (lý thuyết).
Như con thưa với Thầy, con hiện viết
cho một magazine ở Mỹ, mỗi tuần xuất bản 25 ngàn tờ ở Miền Đông và Miền
Tây Hoa Kỳ. Chuyện của con là chuyện đời thường của người bình dân để
thu hút độc giả có trình độ thấp như thợ nail, trong lúc chờ khách
họ đọc để giải trí. Họ không thích đọc bài nghiên cứu cao xa,
khô khan..Con nghe chủ nhiệm báo nói độc giả thích độc chuyện của con
lắm. Ông cảm ơn sự đóng góp quý giá của con.
Con mong Thầy dành chút thì giờ giúp
con, để con viết, phổ biến đúng chính pháp đến nhiều người.
Tuyết Mai.
VP.PHTQ.: Chư Tăng hoan
hỷ giúp qúi ĐH trong việc chuyển tải chánh pháp lồng trong các câu chuyện đời
thường giúp đại đa số người có duyên với chánh pháp, nhưng vì sanh kế chưa đến
chùa được.
Chính nhờ họ chưa đi
chùa thường nên họ chưa ngộ độc do các Thầy chỉ cạo cái đầu mà chưa biết cạo
cái tâm, chưa nắm vững giáo lý, chưa thực tâm tu học, chỉ coi đi tu như một cái
nghề kiếm sống, cái chùa như một cái business không vốn nhiều lời, nhất bổn vạn
lợi, ăn trên ngồi trước, nguy hại vô cùng cho bá tánh nhắm mắt tin tưởng vào hình
tướng đầu tròn áo vuông của các vị đó.
NGÀY NAY CÁC SƯ CÓ NÊN
CA HÁT KHÔNG?
Ngày
nay, xã hội phát sinh nhiều phương tiện đáp ứng cho nhiều nhu cầu mà hàng ngàn
năm trước chưa có, những phát sinh giúp ích cho cuộc sống mà lắm khi cũng làm
băng hoại xã hội; riêng về âm nhạc, đã xuất hiện từ xa xưa, có những loại nhạc
cộng đồng, nhạc lễ tôn giáo, nhạc cung đình…có loại nhạc mang tính văn hóa giáo
dục, cũng có loại mang tính kích động…
Bản
thân âm nhạc không tốt cũng chẳng xấu, giá trị âm nhạc còn tùy thuộc nội dung,
ca từ, tiết tấu và thời điểm xuất hiện, nhân cách diễn xuất, địa điểm trình
diễn. Ví dụ nhạc Trịnh đem hát nơi đám ma do các Gay trình diễn thì giá trị sẽ
khác nơi phòng trà, quán nhạc và hội diễn công cộng.
Ở đây, liveshow đêm: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật Giáo” tại quán nhạc Diễm Xưa, nói lên tầm vóc trang trọng hơn, nghệ thuật hơn, và đặc biệt hơn là do một Tăng sĩ trình diễn. Vậy xoay quanh vấn đề một Tăng sĩ xuất hiện trên sàn diễn với nhạc đời tuy ca từ mang tính triết lý Phật giáo, quần chúng lúng túng xác định vị thế của một tu sĩ trong thời đại hiện nay mà từng xảy ra quá nhiều tai tiếng trước công chúng và giới luật nhà Phật.
Xưa kia, khi mà xã hội chưa quần chúng hóa âm nhạc, tu sĩ chưa gắn kết chặt chẽ trong sinh hoạt thường nhật với xã hội, Tăng đoàn đức Phật sinh hoạt có quy củ trong tu viện, ngoài giờ đi bát và du hóa hoằng pháp, không đi ra khỏi địa giới thiền viện và không la cà vào thôn xóm, sau nhiều thế kỷ Phật nhập diệt, tu sĩ không chung sống trong Tăng đoàn thì cũng ẩn cư nơi non cao núi thẳm, tất cả vì mục đích nhắm tới là giải thoát hiện tiền, thoát luân hồi sinh tử. Chính vì thế mà luật giới chế ra để giúp tự thân hành giả thoát mọi nhiễm ô phiền trược, không bị phóng tâm dính mắc.
Xã hội ngày nay, một số bậc chân đức quyết tâm không trở lại tam giới sau khi xả bỏ thân này, các ngài ẩn cư, cắt đứt mọi giao tiếp thế tục không cần thiết. Tuy nhiên, đại bộ phận còn ở phố thị, nhiệm vụ hoằng pháp quan trọng hơn cho chính bản thân mình, nên tự nguyện hòa nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức, dụng thế gian pháp để đưa con người đến với Phật pháp, trong đó có âm nhạc.
Điều quan trọng là dụng thế gian pháp như thế nào để khỏi bị phản tác dụng như chủ đề quảng cáo trên đây. Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, bởi vì suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dáng tu sĩ xuất hiện trên sàn diễn. Nhạc lễ như Tây Tạng sử dụng để nâng tầng sóng tâm thức lên một đẳng cấp tâm linh trong buổi cầu nguyện, và nhạc lễ Phật giáo Việt Nam cũng từng xuất hiện trong các lễ thường nhật mà Phật giáo Huế là chiếc nôi đặc trưng.
Dùng ca sĩ thế tục truyền đạt nội dung vẫn hiệu quả hơn một ca sĩ xuất tục mà chiếc áo thầy tu chưa quen mắt với quần chúng ở những nơi trần tục. Không thiếu những ca sĩ bỏ nghề để chọn con đường tâm linh, thì ngược lại một tăng sĩ đam mê bỏ quên tâm linh để bước vào nghề ca xướng!
Một số đạo tràng, để giúp vui và khích lệ trong thời gian tu tập cho quần chúng, một vài thầy cô cũng trình bày những nhạc đạo mà không ai phản bác, nghĩa là âm nhạc xuất hiện trong môi trường thích hợp với chiếc áo thì có tác dụng nhất định, ngược lại sẽ bị phản tác dụng nếu ở một diễn trường công cộng gồm nhiều thành phần tin ngưỡng, trình độ khác nhau, mà nhất là diễn trường đó thường xuyên diễn xuất văn nghệ mang tính trần tục.
Đây là lý do thầy Pháp Như bị "ném đá" và chương trình bị chỉ trích. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng từng được ca ngợi trên văn đàn học thuật nhà chùa, ngay cả Đạo tràng Mai Thôn, Thiền sư Nhất Hạnh cũng từng phân tách tinh thần Phật giáo trong nhạc Trịnh, thế thì quần chúng phản đối không phải vì âm nhạc mà vì một Tăng sĩ trình diễn âm nhạc nơi không thích hợp với chiếc áo và cái đầu.
Âm Nhạc chỉ là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật, như võ thuật, thư pháp, hội họa, trà đạo…Thế gian pháp tức Phật pháp có nghĩa biết chuyển hóa những pháp thế gian theo chiều hướng tâm linh chứ không phải tâm hồn chạy theo thế gian pháp tỏ ra xuất chúng như một chuyên nghiệp.
Các Tăng sĩ trẻ gần đây thể hiện tài năng và sở thích một cách cuồng nhiệt mà quên cả luật giới, hình ảnh và vị thế của mình trong xã hội. Mong rằng nghệ thuật nâng cao tâm thức tu sĩ, nhưng tu sĩ không nên thể hiện nghệ thuật
Ở đây, liveshow đêm: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật Giáo” tại quán nhạc Diễm Xưa, nói lên tầm vóc trang trọng hơn, nghệ thuật hơn, và đặc biệt hơn là do một Tăng sĩ trình diễn. Vậy xoay quanh vấn đề một Tăng sĩ xuất hiện trên sàn diễn với nhạc đời tuy ca từ mang tính triết lý Phật giáo, quần chúng lúng túng xác định vị thế của một tu sĩ trong thời đại hiện nay mà từng xảy ra quá nhiều tai tiếng trước công chúng và giới luật nhà Phật.
Xưa kia, khi mà xã hội chưa quần chúng hóa âm nhạc, tu sĩ chưa gắn kết chặt chẽ trong sinh hoạt thường nhật với xã hội, Tăng đoàn đức Phật sinh hoạt có quy củ trong tu viện, ngoài giờ đi bát và du hóa hoằng pháp, không đi ra khỏi địa giới thiền viện và không la cà vào thôn xóm, sau nhiều thế kỷ Phật nhập diệt, tu sĩ không chung sống trong Tăng đoàn thì cũng ẩn cư nơi non cao núi thẳm, tất cả vì mục đích nhắm tới là giải thoát hiện tiền, thoát luân hồi sinh tử. Chính vì thế mà luật giới chế ra để giúp tự thân hành giả thoát mọi nhiễm ô phiền trược, không bị phóng tâm dính mắc.
Xã hội ngày nay, một số bậc chân đức quyết tâm không trở lại tam giới sau khi xả bỏ thân này, các ngài ẩn cư, cắt đứt mọi giao tiếp thế tục không cần thiết. Tuy nhiên, đại bộ phận còn ở phố thị, nhiệm vụ hoằng pháp quan trọng hơn cho chính bản thân mình, nên tự nguyện hòa nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức, dụng thế gian pháp để đưa con người đến với Phật pháp, trong đó có âm nhạc.
Điều quan trọng là dụng thế gian pháp như thế nào để khỏi bị phản tác dụng như chủ đề quảng cáo trên đây. Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, bởi vì suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dáng tu sĩ xuất hiện trên sàn diễn. Nhạc lễ như Tây Tạng sử dụng để nâng tầng sóng tâm thức lên một đẳng cấp tâm linh trong buổi cầu nguyện, và nhạc lễ Phật giáo Việt Nam cũng từng xuất hiện trong các lễ thường nhật mà Phật giáo Huế là chiếc nôi đặc trưng.
Dùng ca sĩ thế tục truyền đạt nội dung vẫn hiệu quả hơn một ca sĩ xuất tục mà chiếc áo thầy tu chưa quen mắt với quần chúng ở những nơi trần tục. Không thiếu những ca sĩ bỏ nghề để chọn con đường tâm linh, thì ngược lại một tăng sĩ đam mê bỏ quên tâm linh để bước vào nghề ca xướng!
Một số đạo tràng, để giúp vui và khích lệ trong thời gian tu tập cho quần chúng, một vài thầy cô cũng trình bày những nhạc đạo mà không ai phản bác, nghĩa là âm nhạc xuất hiện trong môi trường thích hợp với chiếc áo thì có tác dụng nhất định, ngược lại sẽ bị phản tác dụng nếu ở một diễn trường công cộng gồm nhiều thành phần tin ngưỡng, trình độ khác nhau, mà nhất là diễn trường đó thường xuyên diễn xuất văn nghệ mang tính trần tục.
Đây là lý do thầy Pháp Như bị "ném đá" và chương trình bị chỉ trích. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng từng được ca ngợi trên văn đàn học thuật nhà chùa, ngay cả Đạo tràng Mai Thôn, Thiền sư Nhất Hạnh cũng từng phân tách tinh thần Phật giáo trong nhạc Trịnh, thế thì quần chúng phản đối không phải vì âm nhạc mà vì một Tăng sĩ trình diễn âm nhạc nơi không thích hợp với chiếc áo và cái đầu.
Âm Nhạc chỉ là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật, như võ thuật, thư pháp, hội họa, trà đạo…Thế gian pháp tức Phật pháp có nghĩa biết chuyển hóa những pháp thế gian theo chiều hướng tâm linh chứ không phải tâm hồn chạy theo thế gian pháp tỏ ra xuất chúng như một chuyên nghiệp.
Các Tăng sĩ trẻ gần đây thể hiện tài năng và sở thích một cách cuồng nhiệt mà quên cả luật giới, hình ảnh và vị thế của mình trong xã hội. Mong rằng nghệ thuật nâng cao tâm thức tu sĩ, nhưng tu sĩ không nên thể hiện nghệ thuật
SƯU TẦM
Hàng
ngàn người
đổ xô
đi xem ổ mối
hình
Phật
Bình Dương - Ngày 30/6 tại vườn
cao su thuộc Nông trường Cao Su huyện Bến Cát, công nhân nông trường trong khi
cạo mủ đã phát hiện một gò mối có hình dáng giống Đức Phật đang ngồi thiền.
Gò mối này cao khoảng 40cm, có hình dáng như tượng Đức
Phật Thích Ca đang trong tư thế tọa thiền. Ngay sau khi "điều kỳ
diệu" này được phát hiện, hàng nghìn người dân tại địa phương và các tỉnh
lân cận đã kéo nhau đến đốt hương cúng vái.
Chị Hoàng Thị Minh, người dân ấp Rạch Bắp xã An Tây
huyện Bến Cát cho biết: "Đây quả là hiện tượng lạ không biết sao lý giải.
Tôi nghĩ có thể đây là điềm lành đến với người dân nên ai cũng muốn ra đây để
chiêm bái".
Để bảo vệ gò mối có hình Đức Phật một số người dân tại
địa phương đã giăng dây rào để tránh bị phá hoại. Tuy nhiên càng về chiều số
lượng người hay tin tìm đến ngày càng đông, gây mất trật tự cả một vùng.
Trước tình hình đó đến 15h cùng ngày, chính quyền địa
phương đã nhờ Ban Đại diện Phật giáo huyện Bến Cát dời "hình tượng"
này về ngôi chùa tổ Long Hưng, xã Tân Định trong huyện để cho mọi người chiêm
bái, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. []
Theo Thiện
Hưng - Hoài Lương (DT)
Lời bàn: Đạo Phật truyền bá tại Việt Nam hàng ngàn năm, trở thành tín ngưỡng
phổ cập trong dân gian. Người theo đạo Phật, đạo giác ngộ và giải thoát, cần
nên tìm hiểu giáo lý, có chánh kiến và chánh tín, để áp dụng trong đời sống
hàng ngày, tránh sự mê tín dị đoan thường thấy ở trong nước và ngay ở hải
ngoại.
Nhiều người cứ tưởng rằng chỉ có giới bình dân trong
nước, vì ít học, nghèo khó, khi gặp bệnh tật không đủ tiền chạy chữa, hoặc khi
gặp hoàn cảnh khó khăn, trắc trở, mới tìm đến các ông bà thầy bói, thầy rờ,
thầy mò, thầy pháp, chữa bệnh tuy nói không lấy tiền, nhưng vẫn nhận của tùy
hỷ.
Không ngờ, người trí thức thế gian, tuy có bằng cấp,
có địa vị trong xã hội, nhưng không chịu tìm hiểu chánh pháp của đạo Phật, cho
nên vẫn bị vô minh chi phối. Bản ngã càng cao, con người càng ích kỷ, chỉ
biết lo cho mình, gia đình mình, nên cầu nguyện khấn vái lung tung, cũng vì
mình!
Tệ hại hơn nữa, các vị tuy mang hình tướng tu sĩ, hoặc
cư sĩ Phật giáo, nhưng vì lợi dưỡng, vì phe nhóm bênh vực nhau, bất kể đạo lý,
vẫn hùa nhau truyền bá, bênh vực các hiện tượng mê tín dị đoan, trên các trang
nhà Phật giáo.
Đối với chánh pháp nhà Phật, các hiện tượng lạ, kỳ bí,
người đời cho là điềm lành, cho là linh thiêng, chẳng có nghĩa lý gì cả, bởi
chẳng có ích lợi gì cho việc tu tập để được giác ngộ và giải thoát. Chẳng hạn
như hoa mạn đà la, xá lợi, hào quang trên nóc chùa, trên đỉnh tượng bồ tát chỉ
linh thiêng đối với các nhà sư và dân mê tín mà thôi! []
CHUYỆN
TRONG ĐỜI
-
Chị Hai à! Tôi thương nhớ con gái tôi quá chừng, mà thằng rể tôi nó không chịu
dẫn vợ con nó về thăm tôi thường. Chị nghĩ xem có tức không chứ ?!
-
Chị Ba ơi! Tôi nói điều này chị nghe nha. Chị thương con gái, thì chị nên thông
cảm thằng rể, thông cảm con gái của chị luôn. Chúng nó sống với nhau có hạnh
phúc, êm ấm, thì chị mừng cho chúng nó. Bấy nhiêu đó đủ rồi, đừng đòi hỏi hơn nữa, ảnh hưởng tới hạnh
phúc gia đình của con gái, chắc chị đâu muốn, phải không?
-
Ờ hén! Chị giải bày hay quá, tôi hiểu rồi. Như vậy mới thiệt là tôi thương con
gái tôi há! Trước đây, tôi nghĩ tới tôi nhiều quá, may là chưa xảy ra chuyện gì
không hay. Cám ơn chị hai nhiều lắm lắm, nha! []
PHÁP
MÔN NIỆM PHẬT
TÌM HIỂU:
-
Tu theo pháp môn tịnh độ chỉ cần biết 6
chữ: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
-
Thế thì mình có cần học giáo lý đạo
Phật không?
-
Không, học giáo lý chỉ loạn tâm thôi!
- Không thể đơn giản hóa đạo Phật đến thế! Ngoài 6 chữ niệm Phật ra chẳng
còn biết gì khác sao? Nói như thế chỉ là ngụy biện cho tánh lười biếng,
không chịu học hỏi giáo lý thì làm sao biết được những điều hay, quí báu đức
Phật dạy trong kinh điển?
Đức Phật ra đời, tu hành, đắc đạo, thuyết pháp.
Chánh pháp ghi lại trong kinh điển để làm gì? Mình không học hỏi làm sao
biết cách thực hành cho đúng Chánh pháp, khỏi nhầm tà pháp, khỏi lạc tà đạo,
làm sao biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thiện, đâu là ác?
Hơn nữa, niệm Phật hay ngồi thiền chỉ là phần
thực hành, công phu hành trì, để định tâm.
Người phát tâm tu hành nhất thiết phải cần phần
lý thuyết, tức là phải học hỏi giáo lý.
Không thấm nhuần giáo lý, khi gặp trắc trở trên
đường đời, cũng như trên đường tu tập, làm sao biết đức Phật dạy ứng xử, đối
phó như thế nào cho phải đạo, cho đúng Chánh pháp. Tóm lại,
sách có câu:
Muốn tu thì phải học
Muốn đọc phải
biết chữ.
----------------------------------------------------------------
NGUỒN GỐC CỦA SỰ MÊ TÍN
LÀM SAO TÌM THẤY PHẬT
KHOA HỌC VÀ KIẾN THỨC TRONG PHẬT GIÁO
CON CHIM TRONG BÀN TAY
TÌM HẠNH PHÚC Ở ĐÂU
THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 20
THUYẾT TRÌNH VÀ HỘI THẢO CHƯƠNG TRÌNH ĐI TÌM HẠNH PHÚC
PHẬT PHÁP TRỊ TÂM BỊNH CỦA CHÚNG SINH
HẠNH PHÚC NHỜ BIẾT BUÔNG XẢ